20042024Sat
Last updateFri, 19 Apr 2024 10am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Một vùng văn học dân gian đặc sắc

( Cảm nhận về hai chuyến diền đã sưu tầm văn học dân gian  Bến Tre 2009-2010)

Hơn 15 ngàn đơn vị tác phẩm văn học dân gian là kết quả mà chúng tôi thu thập được sau 2 chuyến thực tập điền dã về các huyện của tỉnh Bến Tre trong 2 năm liên tiếp.  Với thời gian là 2 tuần vào tháng 3 năm 2009 và 2 tuần vào tháng 3 năm 2010, sinh viên Khoa Văn học và Ngôn Ngữ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thành phố Hồ Chí Minh đã đến Bến Tre thực tập điền dã tại các huyện:  Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành,Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú.

Số lượng hơn 15 ngàn đơn vị tác phẩm của cả 2 đợt thực tập đã không nằm ngoài dự đoán của chúng tôi khi quyết định đưa sinh viên xuống thực tập tại vùng đất vốn giàu truyền thống văn hóa và có trữ lượng tác phẩm văn học dân gian hết sức dồi dào này.

Cũng như kho tàng văn học dân gian ở các tỉnh thuộc vùng đất miền Tây Nam bộ chằng chịt kênh rạch này, văn học dân gian Bến Tre cũng hội tụ đầy đủ các thể loại cơ bản của nền văn học dân gian cả nước như truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, ca dao, hò, vè… nhưng bên cạnh đó còn có thêm một trữ lượng hết sức dồi dào những thể loại đặc trưng của Nam Bộ như thơ ca kháng chiến, nói thơ và đặc biệt là hát sắc bùa Phú Lễ - một “đặc sản” văn học dân gian của Bến Tre.

Tuy cũng có tên trong kết quả sưu tầm của điền dã ở Bến tre, nhưng các thể loại như thần thoại, truyền thuyết. truyện ngụ ngôn… chiếm số lượng tương đối ít so với các thể loại khác như truyện cổ tích, hay ca dao dân ca, vè, thơ ca kháng chiến…

Khoa tàng ca dao của Bến Tre, đặc biệt là những câu ca dao mang nội dung ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về những cảnh đẹp của quê hương hay sự trù phú của những sản vật của địa phương chiếm số lượng dồi dào, chứng tỏ được lòng say mê nhiệt thành của người dân Bến Tre khi họ ca hát về tình yêu của chính họ đối với nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Làm sao mà không thấy được những nỗi niềm yêu thương tự hào của người dân quê trong những câu ca dao chứa chan tình yêu như vậy:

Bến Tre biển rộng sông dài

Ao trong nuôi cá, bãi ngoài thả nghêu

Bến Tre ruộng đất phì nhiêu

Nơi đây giàu lúa lại nhiều dừa khô

Hay

Bến Tre giàu mía Mỏ Cày

Giàu nghêu Thạnh Phú, giàu xoài Cái Mơn

Bình Đại biển cá, sông tôm

Ba Tri ruộng muối, Giồng Trôm lúa vàng.

Không chỉ tự hào về những sản vật thiên nhiên  trù phú của quê hương, về sự phì nhiêu, màu mỡ của đất đai mùa màng xứ sở mà người dân Bến Tre còn tự hào biết mấy về bàn tay khéo léo của những con người chăm chỉ lao động quê mình. Từ sự ưu đãi của thiên nhiên, họ đã biết tạo ra những đặc sản mang dấu ấn của địa phương từ bàn tay cần cù lao động. Nói tới Bến Tre ai mà không biết đó là xứ sở của dừa và của… kẹo dừa

Bến Tre dừa ngọt sông dài

Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh

Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo…

Và miếng kẹo dừa vừa thơm vừa béo ấy được tạo ra từ đôi bàn tay giỏi giắn chăm ngoan của những cô gái vùng đất Mỏ Cày

Gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan

Anh đây muốn hỏi thiệt nàng

Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?

Bên cạnh đó, lịch sử đấu tranh anh dũng của vùng đất này cũng được ghi lại không ít trong các thể loại văn học dân gian. Và người dân nơi đây tất thảy đều không khỏi tự hào khi nhắc đến truyền thống đấu tranh bất khuất của cha ông:

Quê hương Đồ Chiểu rạng ngời

Tinh thần Cách mạng đỏ trời vàng sao.

Đặc biệt, trong nội dung của rất nhiều bài vè, những sự kiện đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Bến Tre đã được ghi chép lại rất cụ thể. Có những sự kiện dù đã xẩy ra từ rất lâu trong quá khứ, nhưng khi được nhân dân kể lại bằng vè, chúng ta vẫn có cảm giác như được chứng kiến những cuộc đấu tranh quyết liệt hào hùng và đầy sống động của người dân anh dũng nơi đây:

Xuống bút ít lời phân giải

Vệ quốc đoàn đánh trận Phú Ngãi thật hay

Đường Ba Tri xuống bến Dừa hàng ngày

…………

Quân đội bắn đạn vô đồn, đạn bay lác đác

Ở trong đồn giặc rút tận vào hang

Phụ nữ mình cũng rất có gan

Vây chặt lấy đánh tan quân Pháp…

 

Trong tổng số đơn vị tác phẩm văn học dân gian Bến Tre mà chúng tôi sưu tầm được trong chuyến điền dã vừa rồi, có không ít những bài hát sắc bùa – một thể loại văn học dân gian đặc sắc của xã Phú Lễ - huyện Ba Tri – Bến Tre. Tuy tên gọi thể loại đã chỉ rõ nơi khai sinh ra thể loại này là ở huyện Ba Tri nhưng những bài hát sắc bùa mà chúng tôi thu thập được lại xuất phát từ nhiều huyện khác nhau trong tỉnh. Theo tôi đây là thể loại văn học dân gian hết sức độc đáo của địa phương, phản ánh nhiều mặt văn hóa tâm linh của người dân địa phương, và là nội dung của một nghi lễ không thiếu được trong ngày tết lớn của dân tộc.

Mở cửa, mở cửa

Khoen trên cài xỏ

Ngõ dưới còn gài

Chả phụ đứng ngoài

Thần tài sát quỷ

Thầy quỷ lại xao…

Điểm sơ qua vài đơn vị văn học dân gian tỉnh Bến Tre để phần nào hình dung được sự dồi dào về số lượng cũng như phong phú về mặt nội dung và thể loại của kho tàng văn học dân gian vùng đất này. Hai chuyến điền dã về với quê hương Bến Tre trong 2 năm liên tiếp sẽ là những tháng ngày mà chúng tôi không sao quên được. Về sự hỗ trợ hết lòng từ các cơ quan đoàn thể tại các xã, huyện trong tỉnh, về tấm lòng của người dân mộc mạc dành cho chúng tôi, về sự chăm lo của người dân dành cho sinh viên khoa chúng tôi từ chỗ nghỉ ngơi cho đến nơi làm việc…Và chúng tôi mong muốn có dịp giới thiệu toàn bộ kho tàng văn học dân gian Bến Tre để bạn đọc cả nước thưởng lãm và cũng là lưu giữ một góc tâm hồn của những người bà người mẹ cho con cháu mai sau.

 

                                                                        Tháng 3 năm 2010

                                                                                    LMTG