20042024Sat
Last updateFri, 19 Apr 2024 10am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Về các thành tố chung Hán Việt trong địa danh hành chính Việt Nam

 PGS. TS. Lê Trung Hoa

Khoa Văn học và Ngôn ngữ - Trường ĐH KHXH&NV

TÓM TẮT

1.Đặc điểm của địa danh hành chính Việt Nam: hầu hết là từ Hán Việt và có nhiều thành tố chung.

2.Để hiểu rõ đặc điểm của các thành tố chung này, ta cần phân biệt thành tố chung và danh từ chung.

2.1.Chúng có 5 khác biệt: về vị trí, về chức năng, về từ loại, về hình thức, về khả năng chuyển hóa.

2.2.Những giống nhau và khác nhau về thành tố chung của các địa danh hành chính Nam Bộ với Trung Bộ và Bắc Bộ ở đầu thế kỷ 19.

2.3. Những giống nhau và khác nhau về thành tố chung của các địa danh hành chính Nam Bộ với Trung Bộ và Bắc Bộ hiện nay.

3.Kết luận

 

Summary

1. Specific traits of administrative toponyms of Vietnam: most of them are Sino-Vietnamese

with many common components.

2. In order to understand the specific traits of the common components well, the common

components and antecedents should be differentiated.

2.1. They have 5 different points: on position, on function, on part of speech, on form and

on capacity of transfer.

2.2. Similar and different characteristics of the common components of the administrative

toponyms on South, Central and North of Vietnam at the beginning of 19th century.

2.3. Similar and different characteristics of the common components of the administrative

toponyms on South, Central and North of Vietnam today

3. Conclusion.

 

1. Địa danh hành chính (ĐDHC) do chính quyền trung ương hoặc địa phương ban hành. Chúng có hai tiêu chí để phân biệt với các loại địa danh khác là: do Nhà nước đặt và có thể xác định diện tích, dân số của địa bàn. Chúng có một số đặc điểm chung: hầu hết là từ Hán Việt và có nhiều thành tố chung.

2. Để hiểu rõ ý nghĩa của các địa danh này, ta cần xác định khái niệm thành tố chung và phân biệt nó với tiền trí từ.

2.1.Phân biệt tiền trí từ và thành tố chung:

          Tiền trí từ và thành tố chung có một điểm giống nhau là chúng xuất hiện trước và trong nhiều địa danh. Thí dụ: rạch Chiếc, rạch Thai Thai; Vĩnh Long, Long Xuyên, Phú Tân, Bình Phú,....

Nhưng chúng có nhiều điểm khác nhau cần phân biệt.

2.1.1.Về vị trí: Tiền trí từ luôn luôn đứng trước địa danh. Thí dụ: sông Tiên, xã Tân Phú Trung, cầu Ông Lãnh, vùng Bà Quẹo,…

Còn thành tố chung có thể đứng đầu hoặc cuối địa danh. Thí dụ: tỉnh Quảng Bình, tỉnh Bình Định; huyện Tân Phú, huyện Phú Vang,…

2.1.2.Về chức năng: Tiền trí từ chỉ tiểu loại địa danh. Thí dụ: sông Lô, huyện Sông Cầu, cầu Cần Thơ, khu Ngã Bảy,…

Còn thành tố chung là yếu tố cấu tạo nên địa danh. Thí dụ: Tân An, Tân Bình; huyên Càng Long, tỉnh Vĩnh Long;…

2.1.3.Về từ loại: Tiền trí từ là danh từ: các từ sông, huyện, cầu, đường,… đều là danh từ. Các từ vốn thuộc từ loại khác thì phải danh hóa. Thí dụ: Trong ngả tắt, cái tắt thì tắt là tính từ, sau đó ở Nam Bộ, từ tắt này đã được danh hóa thành tắt (bị viết sai chính tả ở Nam Bộ thành tắc) như tắt Ráng, tắc Chàng Hảng,….

Còn thành tố chung có thể thuộc nhiều từ loại khác nhau. Thí dụ: An Bình, Long An (tính từ), Sông Bé, Sông Cầu (danh từ);…

2.1.4.Về hình thức: Tiền trí từ thì không viết hoa. Thí dụ: huyện Trần Văn Thời, thành phố Huế.

Còn thành tố chung thì phải viết hoa. Thí dụ: Bình Tân, An Tân; Giồng Trôm, Giồng Riềng,…

2.1.5.Về khả năng chuyển hóa: Tiền trí từ rất dễ chuyển hóa thành thành tố chung. Thí dụ: rạch Chiếc => cầu Rạch Chiếc, cầu Ông Lãnh => phường Cầu Ông Lãnh,…

Còn thành tố chung ít có khả năng này. Đối với các từ Hán Việt, nếu muốn biến thành tiền trí từ thì phải dịch sang từ thuần Việt, rồi thay đổi vị trí theo cú pháp của tiếng Việt. Thí dụ: Hồng Hà => sông Hồng.

2.2.Tiếp theo, chúng ta thử thống kê số lượng các thành tố chung xuất hiện trong ĐDHC Việt Nam trong nhiều thời điểm khác nhau để thấy những sự giống và khác nhau của ĐDHC ở

Nam Bộ, Trung Bộ và Bắc Bộ.

Ở đầu thế kỷ 19 (vào thời điểm 1810-1813), ở miền Bắc (từ Nghệ Tĩnh trở ra) có 10.994 ĐDHC. Các đơn vị hành chính trong tài liệu này gồm có: đạo, huyện, phủ, thôn, tổng, trấn, xã, xứ. Các thành tố chung có số lượng từ nhiều đến ít như sau:

Thành tố     chung

Số lượng

Tỷ lệ

Thành tố    chung

Số lượng

Tỷ lệ

1.     An

       515

       4,48

2.     Phú

      235

       2,13

3.     Đông

       208

       1,89

4.     Kim

      166

       1,50

5.     Đại

       153

       1,39

6.     Ngọc

      141

       1,28

7.     Thanh

       140

       1,27

8.Bình (Bằng)

      140

       1,27

9.     Cổ

       132

       1,20

10.   Vĩnh

      127

       1,15

11.    Văn

       121

       1,10

12.   Thượng

      121

       1,10

13.    Phúc

       104

       0,94

14.    Mỹ

      100

       0,90

15.    Sơn

         89

       0,80

16.    Cao

        75

       0,68

17.    Xuân

         72

       0,65

18.    Quảng

        71

       0,64

19.    Cẩm

         67

       0,60

20.    Dương

        64

       0,58

21.    Minh

         58

       0,52

22.    Đa

        45

       0,40

23.    Thụy

         39

       0,35

24.    Hòa

        39

       0,35

25.    Bất

         33

       0,30

26.    Đức

        31

       0,28

27.    Thịnh

         28

       0,25

28.    Long

        19

       1,17

29.    Tân

         14

       0,12

 

 

 

Còn theo sách Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh, vào thời điểm năm 1832 ở Nam Bộ gồm 1.637 đơn vị hành chính. Thành tố chung từ cao đến thấp như sau:

Thành tố chung

Số lượng

Tỷ lệ

Thành tố chung

Số lượng

Tỷ lệ

1.Tân

      270

      16,49

2.Bình

        191

      11,66

3.An (Yên)

      117

       7,14

4.Long

        103

        6,29

5.Phú

        92

       5,62

6.Mỹ

          91

        5,55

7.Phước

        91

       5,55

8. Vĩnh

          79

        4,82

9.Hòa

        34

       2,07

10.Thanh

          29

        1,77

11.Thái (Thới)

        22

       1,34

12.Thạnh

          19

        1,16

13.Hưng

        15

       0,91

14.Đại

          14

        0,85

15.Xuân

        14

       0,85

16.Sơn

            7

        0,42

17.Cổ

          3

       0,18

 

 

 

Qua hai bảng thống kê này, ta thấy có những từ sau đây ở cả hai miền Nam, Bắc đều chiếm số lượng cao: An, Bình, Mỹ, Phú, Phúc (Phước), Vĩnh,…Đây là những từ nói lên ước vọng của người Việt: yên ổn, không có chiến tranh, giàu có, hạnh phúc, tốt đẹp, bền vững. Trong khi đó, Nam Bộ là vùng đất mới nên chữ Tân chiếm vị trí số 1, còn Trung Bộ và Bắc Bộ, Tân đứng thứ 29. Cũng vậy, Nam Bộ là vùng đất mới nên ước mơ thịnh vượng nên từ Long rất được ưa chuộng (đứng thứ 4), còn miền Bắc, Long đứng thứ 28.

2.3.Ở thời điểm năm 2006, các đơn vị hành chính trong tài liệu này gồm: tỉnh, thành phố, thị xã, quận, huyện, thị trấn, phường, xã. Chúng tôi chỉ thống kê các thành tố chung trong tên các thị trấn, phường, xã, là những đơn vị hành chính chiếm tuyệt đại đa số trong tài liệu. Tần số xuất hiện của các thành tố chung theo thứ tự từ nhiều đến ít như sau:

 

Thành tố chung

Tổng số

Thành tố chung

Tổng số

Thành tố chung

Tổng số

Thành tố chung

Tổng số

1. Tân

    546

2.An/Yên

    456

3. Phú

    262

4.Bình

    245

5.Vĩnh

    232

6.Xuân

    221

7.Thanh

    196

8.Phúc/Phước

    189

9.Hòa

    188

10.Mỹ

    175

11.Đông

    168

12.Long

    144

13.Quảng

    144

14.Đồng

    127

15.Sơn

    125

16.Nam

    120

17.Minh

    117

18.Nghĩa

    116

19.Trung

    106

20.Đức

    101

21.Tam

      99

22.Cẩm

      93

23.Hồng

      93

24.Đại

      92

25.Hải

      92

26.Hưng

      85

27.Thái

      82

28.Thạnh

      82

29.Kim

      78

30.Ia

      77

31.Ngọc

      75

32.Thụy

      70

33.Văn

      67

34.Khánh

      67

35.Ninh

      65

36.Nhân

      64

37.Hương

      63

38.Quỳnh

      61

39.Hà

      60

 

 

Sau đây là những thành tố chung được dân Nam Bộ ưa chuộng, do đó chiếm số lượng nhiều hơn Trung Bộ và Bắc Bộ.

 

Thành tố chung

Tổng số

Nam Bộ

Tỷ lệ %

Trung Bộ

Tỷ lệ %

Bắc Bộ

Tỷ lệ %

1.Long

     144

    126

    87,50

       5

    3,47

     13

    9,02

2.Thạnh

       82

      68

    82,92

       6

    7,31

       8

    9,75

3.Mỹ

     175

    106

    60,57

     33

  18,85

     36

  20,57

4.Tân

     546

    278

    50,91

     83

  15,20

    185

  33,88

5.Vĩnh

     232

    112

    48,27

     73

  31,36

     47

  20,25

6.Phú

     262

    121

    46,18

     70

  26,71

     71

  27,09

7.Bình

     245

    113

    46,12

     76

  31,02

     56

  22,85

Tiếp theo là các thành tố chung xuất hiện nhiều trong ĐDHC ở Bắc Bộ:

Thành tố chung

Tổng số

Bắc Bộ

Tỷ lệ %

Trung Bộ

Tỷ lệ %

Nam Bộ

Tỷ lệ %

1.Văn

      67

     55

  82,08

      11

   16,41

      1

    1,49

2.Kim

      78

     63

  80,76

      10

   12,82

      5

    6,41

3.Minh

    117

     89

  76,06

      13

   11,11

    15

   12,82

4.Đông

    168

     98

  57,98

      40

   23,80

    30

   17,50

5.Thanh

    196

   111

  56,63

      56

   28,57

    29

   14,79

6.Xuân

    221

     96

  43,43

      91

   41,17

    34

   15,38

Sau cùng là những thành tố chung hiện diện nhiều trong địa danh Trung Bộ:

Thành tố chung

Tổng số

Trung Bộ

Tỷ lệ %

Bắc Bộ

Tỷ lệ %

Nam Bộ

Tỷ lệ %

1.Quảng

    144

   103

  71,52

      39

    27,08

       2

    1,38

2.Sơn

    125

     82

  65,60

      34

    27,20

       9

    7,20

3.Quỳnh

      61

     35

  57,37

      26

    42,62

       0

    0

4.Nghĩa

    116

     66

  56,89

      48

    41,37

       2

    1,72

5.Hải

      92

     48

  52,17

      44

    47,82

       0

    0

6.Hòa

    188

     87

  46,27

      40

    21,27

     61

   32,44

Qua 3 bảng thống kê vừa trình bày, ta thấy các sự khác biệt như sau:

-Bắc Bộ rất chú trọng văn hóa, văn học nên thành tố Văn nhiều hơn hẳn Trung Bộ và nhất là Nam Bộ (82,08% - 16,41% - 1,49%). Đặc biệt hai từ Hán Việt Giang và Hà đều chỉ “sông lớn”.

Nhưng chỉ có Bắc Bộ và Nam Bộ mới có sông lớn. Tuy nhiên, Bắc Bộ thích thành tố Hà hơn Giang nên có nhiều tỉnh thành mang thành tố này hơn (Hà Nội, Hà Nam, Hà Bắc, Hà Đông, Hà Tây,…). Còn Nam Bộ lại thích thành tố Giang hơn (An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Hậu Giang,…). Còn Trung Bộ không có sông lớn nên nên ít có thành tố Hà hay Giang.

-Trung Bộ là vùng đất hẹp nên ước mong đất đai rộng rãi; vì thế chỉ có vùng này có đến 5 tỉnh mang thành tố Quảng (“rộng rãi”) ở trước, là Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Thừa Thiên), Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành tố Quảng có tỷ lệ cao hơn hẳn Bắc Bộ và Nam Bộ (71,52% - 37,08% - 1,38%). Mặt khác, miền Trung có nhiều núi nên thành tố Sơn chiếm tỷ lệ cao nhất (65,60 – 27,20 – 7,2).

-Còn Nam Bộ là vùng đất có tài nguyên phong phú nên hai thành tố Long và Thạnh (“phát triển”;“thịnh vượng”) chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn Bắc Bộ và Trung Bộ (82,50% và 82,92% - 3,47% và 7,31% - 9,02 và 9,75%). Đặc biệt, các thành tố Hán Việt có nội dung khó hiểu, tức cao sâu như Thụy, Quỳnh hoàn toàn vắng mặt. Nhưng đây là vùng đất mới nên Tân vẫn là yếu tố chiếm tỷ lệ cao nhất (50,91 – 15,20 – 33,88).

3. Như vậy, qua các thành tố chung trong ĐDHC, ta có thể thấy những đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa của từng vùng, nhất là Nam Bộ. Do đó, quả thật, địa danh là những tấm bia lịch sử- văn hoá của đất nước.

 

                             TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam, HN, Nxb Thống kê, 2006.

2.Lê Hồng Chương, Từ điển đơn vị hành chính Việt Nam, HN, Nxb Từ điển Bách khoa, HN, 2007.

3.Nguyễn Đình Đầu, Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh, Nxb tp. Hồ Chí Minh, 1994.

4.Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, Dương Thị The và Phạm Thị Thoa dịch và biên soạn, HN, Nxb KHXH, 1981.