25042024Thu
Last updateTue, 23 Apr 2024 10am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Conference concluding remarks

Dear professors, researchers, and colleagues

Dear distinguished guests

The International conference on Vietnamese and Japanese literature viewed from East Asian perspective is the second conference on literature held by the University of Social Sciences and Humanities of Ho Chi Minh city and sponsored by Japan Foundation.  The issues of literary interrelation between Vietnam, Japan an other East Asian countries were ebulliently discussed in the previous conference, which was held in 2010. However, it’s seemed that many things had not said about or not spoken enough. Therefore, this conference could be considered as a continuation, in larger and deeper scopes, with more profound and diversified aspects of studies.

The topics of the conference attracted the interest of many scholars/researchers throughout Vietnam and oversea. There were 54 papers coming to the conference from Japan, the United States, China, Taiwan, from Ho Chi Minh city, Hanoi, Hue, Dalat and the provinces of Mekong Delta.

In these two days, the discussion in the conference panels focused on the issues of Vietnamese literature in East Asian context, Japanese literature in East Asian context, the interrelation between the literatures of Vietnam, Japan and other countries in the region. The conference papers were concerned with the authors, the works, the movements and trends, the genres… from folklore, classic literature to modern, contemporary literature.

Most of the papers approached to many phenomena of East Asian literature from historical comparative viewpoint. The scholars pointed out the similarities and differences in term of content and form, of literary theories and the practice of literary creation and literary reception… between Vietnamese literature, Japanese literature and the other East Asian literatures, expounding them in the historical context of the nation and of the region. The issues of acculturation process in the past as well as in the present day were concerned in many papers. The historic-typological viewpoints were also attracted scholars’ attention.

Besides, we could learn from many papers the multidisciplinary and interdisciplinary approaches to the studies of East Asian literature, such as literary anthropology, literary sociological criticism, literary ecological criticism.

The artistic values and the humanist values were praised, however, the weakness, the “East Asian sickness” were also anatomized.

The experiences of good and peaceful interrelation, the experiences of friendship were mentioned, but the divergences and conflicts in the region were not ignored. The wounds of the past still remind us what we have to do in present day.

Because all of them are precious lessons for us in the process of integration today and in the future, part of which is integration of culture and literature.

One thing that could be noticed from the conference papers: while Vietnamese scholars looked toward Japan and other East Asian countries to learn their literary experiences and to relate them with Vietnamese literature, the scholars of other countries came here with great concern with Vietnam, trying to explore the phenomena of Vietnamese literature and to understand Vietnamese people’s view on the world, on their neighbor countries and on literature.

It could be said that gathering here were the desires and longings for understanding each other, then coming back to rediscover oneself.

Naturally, those desires and longings could not be fully satisfied only by two days of conference. However, our conference is a great occasion for exchanging ideas, sharing knowledge and feelings, and learning each other.

We hope that the conferences on Vietnamese and East Asian literature in particular and literature in general continues to be held in University of Social Sciences and Humanities of Ho Chi Minh city, and we wish to have more opportunities to welcome the literary scholars coming here for learning exchange.

We would like to express our gratitude to all the professors, researchers and colleagues for their contribution to the conference.

We are grateful to Japan Foundation for their financial support. We would like to express many thanks to the  General Consulate of Japan in Ho Chi Minh City for  helping us in organizing this conference.

We ask your pardon for our unavoidable shortcomings and faults in the hosting and organization of this gathering.

We also hope that you could enjoy our sunny city and have a good time here.

Thank you, honored guests, for your kind attention.

 

Kính thưa quý vị khách quý

Kính thưa các nhà khoa học

Hội thảo Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á là hội thảo quốc tế thứ hai về văn học được tổ chức tại Trường ĐHKHXHNV với sự tài trợ của Quỹ Giao lưu văn hóa Nhật Bản. Chủ đề mối quan hệ văn học Việt Nam, Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á được thảo luận sôi nổi ở lần hội thảo trước, nhưng dường như vẫn có rất nhiều tiếc nuối vì nhiều điều chưa được nói hết. Bởi vậy có thể xem hội thảo lần này như một sự tiếp tục những vấn đề phần nào được gợi mở từ lần trước, với biên độ thời gian rộng hơn, diện quan tâm cũng đa dạng, phong phú hơn.

Hội thảo nhận được 54 báo cáo của các học giả từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan và từ các tỉnh thành ở Việt Nam như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Đà Lạt, và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Những vấn đề được thảo luận trong hai ngày làm việc vừa qua ở các tiểu ban tập trung vào các phương diện: văn học Việt Nam trong bối cảnh văn hóa, văn học Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á, những mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và Nhật Bản với nhau, với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga. Các báo cáo đề cập đến các tác gia, tác phẩm, các trào lưu, các thể loại… từ văn học dân gian, văn học cổ điển, đến văn học hiện đại, văn học đương đại.

So sánh lịch sử vẫn là hướng nghiên cứu chủ đạo của đa phần các báo cáo tại hội thảo. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những tương đồng và dị biệt cả trên phương diện nội dung phản ánh lẫn phương diện thi pháp, trên phương diện tư tưởng lý luận văn học lẫn trên thực tiễn sáng tác và thực tiễn tiếp nhận văn học,… ở Việt Nam, Nhật Bản và các nước trong khu vực, đồng thời đặt chúng trong bối cảnh thời đại, dân tộc để lý giải. Các mối quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa trong quá khứ cũng như trong hiện tại được quan tâm, nhưng những quan điểm loại hình lịch sử cũng không nằm ngoài sự chú ý của nhiều báo cáo.

Bên cạnh những hướng tiếp cận khá truyền thống nói trên, nhiều báo cáo đưa ra những hướng tiếp cận mới mẻ, hiện đại, mang tính đa ngành, liên ngành, như văn học và nhân học, văn học và xã hội học, văn học và môi trường.

Những giá trị nghệ thuật, những giá trị nhân văn được tôn vinh, nhưng những yếu kém, những lạc hậu, những “Đông Á bệnh phu” cũng được giải phẫu.

Quan tâm sâu sắc đến những giao lưu hữu hảo, hòa bình, nhưng cũng không lờ đi những xung khắc, mâu thuẫn giữa các dân tộc trong khu vực. Những nỗi đau của quá khứ chưa quá xa, và vết thương còn đang mở miệng trong hiện tại vẫn đang làm chúng ta nhức nhối trăn trở. 

Bởi tất cả đều là những bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc hội nhập hôm nay và trong tương lai, trong đó có cuộc hội nhập văn chương nghệ thuật.

Một điều có thể nhận ra từ nhiều báo cáo tại hội thảo là: trong khi các nhà nghiên cứu Việt Nam hướng tới Nhật Bản và các quốc gia Đông Á khác để tìm hiểu những kinh nghiệm, để liên hệ với các hiện tượng văn học Việt Nam, thì các nhà nghiên cứu nước ngoài thể hiện rõ sự quan tâm đến Việt Nam, khám phá những hiện tượng, những cái nhìn của người Việt Nam về thế giới, về các nước láng giềng, về văn chương.

Có thể nói, hội tụ nơi đây là những mong muốn tìm đến nhau để hiểu về nhau, rồi từ đó lại quay về hiểu thêm chính bản thân mình.

Mong muốn đó chắc chắn chỉ bằng một cuộc hội thảo như của chúng ta hôm nay thì chưa thể thỏa mãn hết được. Nhưng dù sao chúng ta cũng đã có dịp để cùng nhau trao đổi, chia sẻ, thảo luận, học hỏi.

Hy vọng rằng những hội thảo về văn học Đông Á, và các vấn đề văn học nói chung sẽ tiếp tục được tổ chức, và Trường ĐHKHXH và Nhân văn TPHCM cũng rất mong muốn có nhiều cơ hội đón tiếp các nhà khoa học đến đây trong những dip giao lưu học thuật.

Xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học đã gửi bài tham gia hội thảo, đến tham dự và trình bày tham luận, phát biểu ý kiến tại hội thảo.

Xin trân trọng cảm ơn Quỹ Giao lưu văn hóa Nhật Bản đã tài trợ cho hội thảo, cảm ơn Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TPHCM đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình tổ chức hội thảo.

Trong quá trình tổ chức hội thảo nếu có những thiếu sót, sơ suất nào, thành thật xin quý vị thứ lỗi.

Hy vọng quý vị có những ngày vui vẻ tại thành phố nhiều nắng của chúng tôi. Kính chúc quý vị sức khỏe và xin cảm ơn quý vị đã chú ý lắng nghe.