20042024Sat
Last updateFri, 19 Apr 2024 10am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Tiếc thương cô Phạm Thị Hảo

           Tôi vốn người miền núi xuống xuôi, tính lại thích cổ học, mà muốn đến với môn này cần phải biết chữ Hán. Vừa bước chân đến Sài Gòn, tôi vào nhà sách thấy và mua ngay quyển Tự học Hán văn của tác giả Nguyễn Khuê (sau này tôi mới biết thầy dạy trong trường mình), về bắt chước vẽ nghệch ngoạc vì chưa biết quy tắc viết. Khi làm sinh viên năm thứ ba, tôi bỏ Anh văn chuyển sang Trung văn và bắt đầu tập dịch thơ Đường. Khi ra trường, tôi nghĩ mình muốn tiến bộ thì phải tìm thầy học đạo, vì cứ mò mẫm một mình, không ai chỉ đường dẫn lối sửa chữa cho, đúng sai biết đâu được.

Thế rồi tôi cầm tập Đường đại ngũ tuyệt do mình lọc và dịch tất cả các bài ngũ ngôn tứ tuyệt trong quyển Đường thi giám thưởng từ điển (được hơn 130 bài) lên đường tầm sư. Từ một cơ duyên, tôi được chỉ đến gặp cô Phạm Thị Hảo – được người giới thiệu xem là một trong số hiếm học giả tinh thông cả Cổ văn lẫn Kim văn hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh. Tôi hăm hở tìm đến nhà Cô, vì đã từng học chính thức Cô môn Văn học Trung Quốc và “học ké” môn Ngữ pháp tiếng Hán Cô giảng cho lớp Hán Nôm. Ấn tượng của tôi về Cô từ buổi học đầu tiên cho đến những ngày sau này luôn là hình ảnh một nhà giáo giản dị, nhiệt tình, tận tâm, vui vẻ, hòa nhã, đầy nhân cách khiến người khác tiếp xúc không những khâm phục kính trọng mà cũng luôn cảm thấy gần gũi thân thiết.

Kể từ buổi gặp ấy, sau này tôi thường lui tới thăm Cô và Thầy (GS. Trần Thanh Đạm), để nhờ Cô giảng giải sửa chữa giúp những chữ chưa hiểu, nhưng câu chưa thông khi tập dịch. Sự tiến bộ của tôi về Hán văn nếu có được phần nào, ngoài viêc tự học, thì đều nhờ ở công lao của chỉ dẫn của Cô. Thế mà nay, khi tôi còn chưa đứng vững, Cô đã ra đi. Tôi còn nhớ và sẽ không bao giờ quên câu cuối cùng mà Cô nói với tôi: “Thế là từ nay Cô không còn trao đổi khoa học được với Sơn nữa rồi”.

  Trước khi bệnh nặng (chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn), Cô vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn, ngoài việc nội trợ, khi nào đến, tôi cũng thấy Cô đang đọc sách hoặc dịch, viết bài cho báo chí về các vấn đề văn học, giáo dục. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 Cô từng nói với tôi, trước đây khi còn trẻ còn khỏe, công việc bận rộn, sách vở thiếu thốn, muốn làm gì cũng khó; bây giờ rảnh rỗi hơn, sách vở tài liệu phong phú thì sức khỏe lại kém không làm được nhiều. Cô vui vẻ khi nghe tôi nói, Cô còn khỏe chán, vài năm nữa em cứng cáp hơn, sẽ phụ giúp Cô. Tôi nghĩ mình thật may mắn vì đã gặp được những bậc lương sư như Cô. Cô không chỉ nhiệt tình tận tâm chỉ dẫn những chỗ tôi gút mắc trong việc học, mà còn luôn khuyến khích con đường tôi đi, quan tâm đến sức khỏe của tôi. Thế mà từ nay tôi không còn được gặp, không còn được trò chuyện với Cô nữa.

Năm nay Cô vừa thọ tám mươi, tám mươi năm nhiệt huyết và chân tình với cuộc đời, với giáo dục, với con người. Cô đã cống hiến lớn lao cho đất nước (Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng và các huân huy chương, bằng khen thưởng khác), cho nền giáo dục nước nhà (hơn 30 năm giảng dạy, soạn nhiều giáo trình), cho văn học (dịch: Văn tâm điêu long cùng GS. Trần Thanh Đạm, Tam ngôn nhị phách, Kinh Thi tinh tuyển, Dã thảo (tập tản văn nổi tiếng của Lỗ Tấn); soạn Khái niệm lý luận văn học Trung Quốc… đó là nhựng công trình đã in, ngoài ra còn nhiều bản thảo đã làm khác, như: thơ Đỗ Phủ, Thi phẩm của Chung Vinh, Kinh Thi toàn tập… và viết nhiều bài đăng trên các báo chí). Với chồng, Cô là người vợ hiền, với con, Cô là một từ mẫu, với học trò, Cô là một  bậc lương sư và với mọi người, Cô luôn là người được quý trọng yêu mến. Cô ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho mọi người. Tôi không biết nói gì, chỉ cảm thấy thật hụt hẫng và tiếc rằng không thay đổi được quy luật sinh lão bệnh tử, đành cầu chúc cho Cô được ngậm cười nơi chín suối.

 

Học trò nhỏ

Lưu Hồng Sơn