18042024Thu
Last updateThu, 18 Apr 2024 12am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Tên cây đi vào đỊa danh Trung Bộ

1.Trên đất nước ta, ở bất cứ nơi nào, bất cứ dân tộc nào cũng có hiện tượng dùng tên cây để đặt địa danh. Rất tiếc việc nghiên cứu dùng tên cây để đặt địa danh chưa được  nhiều. Do đó, trong bài này chúng tôi chỉ có thể nêu những tên cây ở các dân tộc đã được khảo cứu tương đối phong phú.

            2. Dân tộc Kinh chiếm đa số và cư trú trên phần lớn lãnh thổ nên địa danh tên cây nhiều hơn cả. Trước hết là những tên cây phổ biến.

Bời Lời là tên cồn ở tỉnh Quảng Trị, sau được phiên âm thành Bái Trời (tổng). Bời Lời là loại “cây mọc hoang, quả tròn nhỏ mọc thành chùm, gỗ nhẹ thớ đặc, thường dùng làm cột nhà”.

            Hòn đảo ở ngoài biển thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa tên là Cỏ Ống. Cỏ Ống là loại cỏ thân bộng có đốt, lá mốc, củ cứng, sống dai dưới đất sâu. Ở Côn Đảo cũng có sân bay mang tên Cỏ Ống.

Đồng Đế là địa điểm ở phía bắc, cách thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, độ 10km, nơi có trường huấn luyện Hải quân. Đồng Đế là cánh đồng có nhiều cỏ đế, một “loại cỏ cao lối 2m, lá dài, thân bộng có mắt, to bằng ngón tay út”. Dưới thời Pháp thuộc, những người nấu rượu lậu thường bị chính quyền bắt vì nhà cầm quyền độc quyền nấu và bán rượu. Do đó, người dân thường đem rượu ra đồng để giấu. Những hũ rượu này ẩn mình dưới các bụi đế nên gọi rượu đế.

Trong các dân tộc thiểu số, Hrê là dân tộc có số lượng ít và chưa được quan tâm nhiều. Chúng tôi chỉ tìm thấy một địa danh mang tên cây:

Wi Ka La là làng ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Wi Ka La gốc Hre, nghĩa là “làng có nhiều tre”.

Dân tộc Raglai cũng chưa có nhiều địa danh mang tên cây.

Máu là sông nhánh của sông Cái, phát nguyên ở phía tây tỉnh Khánh Hoà và là suối ở xã Tân Hà, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Máu có âm gốc Mấu của tiếng Rai (một bộ tộc của Raglai), là một loại dây leo sống cộng sinh, rất dẻo, dùng làm dây cột củi.

Một làng xã Phước Hoà, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận có tên Tà Lọt. Tà Lọt gốc Raglai, nghĩa là “cây dầu rái”.

Địa danh mang tên cây gốc Thái cũng chưa nhiều.

Bản Noong là xóm của xã Kim Tiến, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Bản Noong gốc Thái, nghĩa “xóm cây noong”, một loại cây cùng loài với cây đa.

Một bản của xã Nhơn Mai, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An mang tên Huổi Cọ. Huồi Cọ gốc Thái, nghĩa là “suối cây cọ hay cây dẻ”.

Nhưng địa danh mang tên cây vừa thuộc tiếng Thái vừa thuộc tiếng Tày nhiều hơn.

Bù Liệp là tên núi ở chỗ giáp giới hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá. Cũng gọi là Bồ Liệp, Bồ Đằng. Bù Liệp gốc Tày, Thái Pũ Liệp, nghĩa là “núi rau diếp”.

Một bản ở xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có tên Huổi Cam.  Cũng gọi Hồi Cam. Huồi Cam gốc Tày, Thái, nghĩa là “suối cây cam”.

Muộng là bản ở xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, tỉnh Thanh Hóa. Muộng gốc Tày, Thái Muổng, nghĩa là “cây xoài”.

Dân tộc Chăm, ngoài các địa danh quen thuộc như Nha Trang, Cam Ranh, cũng có vài địa danh mang tên cây, như:

Kré là đập ở tỉnh Ninh Thuận. Kré gốc Chăm banưk Riya Bira Krek, nghĩa là “đập lớn có vài cây lim xanh” vì đập xây dựng tại gốc cây lim xanh.

Còn Đà Rằng vừa là tên cầu mới trên quốc lộ 1A, bắc qua sông Đà Rằng (dài 1.512m, rộng 12,5m, khởi công ngày 5-7-2003, khánh thành ngày 10-11-2004) vừa là tên sông lớn bắt nguồn từ Tây Nguyên, rồi chảy qua thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Cũng gọi sông Ba. Đà Rằng gốc Chăm Ea Ra Rang, nghĩa là “con sông lau sậy”.

 

Trong những địa danh do người Kinh đặt, có một số cây mang tính đặc sản của Trung Bộ.

Tô Hạp vừa là tên núi, vừa là tên sông, vừa là tên thị trấn ở  huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà. Tô hạp là tên một loại cây cao độ 30-40m, lá giẹp trắng, nhựa thơm. Cây này là đặc sản của tỉnh Khánh Hoà.

Một loại cây có tên khá đặc biệt: Từ Bi. Đây là tên ngọn núi ở xã An Hoà, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, chia làm 3 nhánh, mỗi nhánh dài vài trăm mét. Ở tỉnh Bình Định cũng có suối cùng tên. Từ Bi là một loại cây, hạt có thể chế biến thành thuốc (cũng gọi là cây sột sạt). Trên núi có nhiều cây này.

Ở vùng Nghệ Tĩnh có một loại cây  mà tên đã đi vào từ vựng tiếng Việt, hầu như ở các địa phương khác không còn biết hay không biết. Bãi Vọt là địa điểm thuộc huyện Can Lộc, tĩnh Hà Tĩnh, dưới chân núi Hồng Lĩnh. Bãi Vọt là “bãi có nhiều cây vọt”. Cây vọt là một loại dương xỉ, có thân nhỏ, dài, thường dùng làm roi để quất nên có từ tổ roi vọt.

Dân tộc Gia Rai cũng có vài tên cây. Ia Tô của huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Ia Tô gốc Gia Rai, có nghĩa là “sông / suối có cây cò ke”.

Ia O là tên xã của huyện Chư Prông vừa là tên xã của huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Ia O gốc Gia Rai, có nghĩa là “suối lồ ồ”.

Dân tộc Cơ Ho cũng góp một tên cây vào kho tàng địa danh Tây Nguyên.

An Crô Oét là hồ có thác nước cao 18m, nằm trên sông Đa Dung, tỉnh Lâm Đồng. Cũng viết Ankroet. An Crô Oét gốc Cơ Ho Rơhàng Kròc, nghĩa là “buôn cũ cây cam”, người Pháp phiên thành Ankroet.

Nhưng có lẽ các dân tộc Pa Cô – Tà Ôi có xu hướng thích dùng tên cây để đặt địa danh hơn cả. Hàng trăm địa danh thuộc loại này. Chỉ xin nêu một số thí dụ.

A Chét là núi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. A Chét gốc Pa Cô-Ta Ôi Acheat, nghĩa là “cây tranh lợp nhà”.

            Một thôn ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế mang tên A Đên. A Đên gốc Pa Cô-Ta Ôi Adên, nghĩa là “một loại môn rừng”.

 A Ho là núi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. A Ho gốc Pa Cô-Ta Ôi Aho, nghĩa là “cây trúc”.

Ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có một ngọn núi mang tên A Lau. A Lau gốc Pa Cô-Ta Ôi Ơrlau, nghĩa là “một loại cây tiêu rừng”

A Ngo là xã của huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị và là xã ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. A Ngo gốc Pa Cô-Ta Ôi Ango, nghĩa là “cây thông”.

Một thôn ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có tên A Róh. A Róh gốc Pa Cô-Ta Ôi Aróh, nghĩa là “lá tơi”.

A Sam là thôn cũng ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. A Sam gốc Pa Cô-Ta Ôi Asam, nghĩa là “một thứ rau như rau dền”.

3.Nghiên cứu địa danh mang tên cây, ta biết thêm nhiều loại cây, nguồn gốc nhiều địa danh. Từ đó, ta thêm yêu quê hương, đất nước. Nhờ vậy, ta càng gắn bó với mảnh đất mà ta được sinh ra và lớn lên.

 

                              TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1-Lê Trung Hoa, Từ điển từ nguyên địa danh Việt Nam, Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin, 2013.

2-Nguyễn Đình Chúc, Tìm hiểu địa danh qua tục ngữ ca dao Phú Yên, HN, Hội Văn nghệ dân gian xb, 2001.

3-Nguyễn Hoa Vũ Duy, Những đặc điểm chính của địa danh tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sĩ Khoa học ngữ văn, Trường ĐHKHXH – NV, 2009.

4-Ninh Viết Giao, Địa chí huyện Tương Dương, HN, Nxb KHXH, 2003.

5-Ninh Viết Giao, Địa chí văn hóa Hoằng Hóa, HN, Nxb KHXH, 1995.

6-Trần Văn Sáng, Giá trị phản ánh hiện thực của địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Thừa Thiên-Huế, Văn hóa dân gian, số 5-2010, tr. 30-42.

7-Trần Văn Sáng, Đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa các địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Pacô – Taôi ở huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), Ngôn ngữ, số 1-2011, 66-76.

 

Nguồn:  Kiến thức ngày nay, số 864, ngày 10-8-2014, tr. 11-13.