17042024Wed
Last updateMon, 15 Apr 2024 12am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Địa danh Trung Bộ mang tên cầm thú

         1.Cũng như tên cây, tên cầm thú đi vào địa danh Trung Bộ cũng khá nhiều. Đặc biệt, Trung Bộ có nhiều núi cao nên những con chim, thú lớn như phượng hoàng, nai, cọp, voi,… xuất hiện khá đều đặn. Trong bài này chỉ nhắc tên một số con vật.

         2.Trước hết là tên các con vật trước kia sống ở đồng bằng, nay chỉ xuất hiện nơi vắng bóng người.

Đồng Trăn là địa điểm ở huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà. Đồng Trăn là cánh đồng (trước kia) có nhiều trăn. Thường bị viết sai thành Đồng Trăng.

Di chỉ khảo cổ học Hang Trăn ở xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Khu di chỉ này nằm trong một hang trăn sinh sống trước đây.

Một số cầm thú chỉ sinh hoạt trong rừng:

Tjil là suối và làng thuộc xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Tjil gốc Ba Na, nghĩa là «con mang», tức là «con hoẵng».

Một của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai Chư Drăng, gốc Ê Đê, nghĩa là “núi phượng hoàng”.

Một số chỉ sống dưới nước:

Tea Mơnhốu là sông ở tỉnh Kon Tum, gốc Xơ Đăng, nghĩa là “sông con catu (loại giáp xúc đẳng cước)”.

Sông Tea Kau cũng ở tỉnh Kon Tum, gốc Xơ Đăng, nghĩa là “sông cá cau (một loại cá ít phổ biến)”.

Thẩm Củng là hang ở xã Tam Đình, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Thẩm Củng gốc Tày, Thái, nghĩa là “hang tôm”.

Hang Thẩm Hoi ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Thẩm Hoi cũng gốc Tày, Nùng, nghĩa là “hang ốc”.

         Vài con thú thuộc loại quý hiếm cũng xuất hiện trong địa danh:

Đà Rơmis là địa điểm ở Tây Nguyên, gốc Cơ Ho, nghĩa là “sông tê giác”.

Một làng ở tỉnh Kon Tum mang tên Plei Kơbei, gốc Ba Na, nghĩa là “làng có nhiều trâu rừng”.

Một địa danh rất quen thuộc với người dân xứ Huế nhưng ít người biết gốc gác của nó:

Động Truồi là núi ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, cao 670m, gốc Pa Cô.  Động: “núi”; Truồi: Ntruồi, nghĩa là “con gà”.

 

Con vật lớn nhất trong các động vật hoang dã là con voi. Nó gây một ấn tượng sâu sắc trong tâm tưởng con người nên nhiều dân tộc dùng tên nó đặt địa danh.

Bô Bla là thác nằm ở xã Liên Đầm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, cách Đà Lạt độ 85km, ngay sát quốc lộ 20, phía tay trái từ Đà Lạt xuống, cao độ 45m. Bô Bla gốc Cơ Ho Vồ Bla nghĩa là “đầu voi”.

Núi và bản Cặp Chang ở xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Cũng gọi Cặp Chạng. Cặp Chang gốc Tày, Thái, nghĩa là “con voi kẹt bởi đường hẹp”.

Liêng Rơwa là thác ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, cao 30m, rộng độ 15m. Sau thác có hang dơi ăn sâu xuống lòng đất độ 50m. Liêng Rơwa gốc Cơ Ho, nghĩa là “thác voi”.

Một ngọn núi ở xã Kim Tiến, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An mang tên Pù Chàng Phục. Pù Chàng Phục gốc Thái, nghĩa là “núi voi phục”.

Người Kinh rất kiêng sợ con voi nên gọi bằng Ông.

Ông Voi là cồn ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Ông Voi, theo tương truyền, là nơi trú chân của đội tượng binh Tây Sơn.

Người Việt cũng thường dùng chữ Hán để tăng vẻ trang trọng với hình ảnh con voi.

Tượng là rú (núi nhỏ có cây rậm) ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Tượng vì núi có hình voi phục.

Núi Thạch Tượng ở tỉnh Thanh Hóa, cao 158m. Thạch Tượng là “voi đá” vì dáng núi giống con voi và cao nhất vùng.

Tượng Lĩnh là tên núi ở huyện Hoằng Hóa và là tên xã của huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, Tượng Lĩnh là “núi voi”.

Tượng Sơn là tên xã của huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, đồng thời là tên xã của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Tượng Sơn là “núi voi”.

Một con vật khác vừa có vẻ oai hùng vừa mang vẻ dữ tợn trước mắt con người. Vì vậy, nó cũng được gọi bằng Ông như con voi. Đó là chúa sơn lâm.

Ngoài các từ chỉ đích danh con hổ, người Việt còn nhiều từ chỉ con vật đặc biệt này.

Hùm là núi ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Hùm vì dáng núi giống con cọp.

Ở xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thác Hang Cọp. Cũng gọi hang Ông Thuận. Hang Cọp vì thác ở cạnh một hang trước đây cọp ở.

Đồi Ông Khái Hang Khái ở tỉnh Quảng Bình mang từ địa phương Khái, chỉ “cọp”. Ngoài ra, ở vùng Kẻ Trem, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình còn có Hang Khán. Khán là biến âm của Khái, chỉ con cọp.

Chẳng những gọi bằng Ông, con cọp còn được gọi bằng từ địa phương đầy trang trọng.

           Mệ là bãi ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Ở huyện này còn có khe Bãi Mệ.

Mệ là từ địa phương có nghĩa là Mẹ hoặc Bà, chỉ “con cọp”.

Đối với người Xơ Đăng, tên cọp cũng được dùng làm địa danh.

Đắk La vừa là tên Hồ vừa là tên xã  ở huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum. Đắk La gốc Đắk K’La, nghĩa là “hồ cọp”

Cánh đồng Prí Ngo Kla ở tỉnh Kon Tum. Prí Ngo Klá là “cánh đồng núi cọp”.

3.Cây cỏ và cầm thú là những sinh vật cùng  sống trong một môi trường với con người và là nguồn sống của loài người. Đây là hai bạn đồng hành từ thuở sơ khai với sinh vật thông minh nhất hành tinh. Vì vậy, ngoài việc khai thác các sinh vật này, chúng ta còn có nghĩa vụ bảo vệ và yêu quý chúng, vì sự sinh tồn của chúng gắn liền với sự tồn tại của chúng ta.

Nguồn: tạp chí Kiến thức ngày nay, số 865, ngày 20-8-2014, tr. 11-12.