20042024Sat
Last updateFri, 19 Apr 2024 10am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Tìm lối đi cho văn hóa đọc

 

Hình ảnh: PGS.Trần Hữu Tá phát biểu tại Hội thảo

            Sáng ngày 30 tháng 9 năm 2014, tại Trường Đại học KHXH và NV - ĐHQG-HCM, Viện Văn học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam kết hợp với Khoa Văn học và Ngôn ngữ mở Toạ đàm “Văn hoá đọc và thực trạng đọc văn học ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ”. Đến tham dự có một số giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà báo ở Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM), ĐH Sư phạm TP.HCM, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Thủ Dầu Một…

            Mở đầu PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học, chủ toạ buổi Toạ đàm  trình bày những nét chính về thực trạng văn hoá đọc, những động thái mới của văn hoá đọc hiện nay trong học sinh sinh viên, và báo động về tình trạng xuống cấp của văn hoá đọc.

            PGS. Trần Hữu Tá trình bày tham luận về thực trạng đáng báo động về việc đọc sách hiện nay cả trong đội ngũ giáo viên và học sinh phổ thông. Làm thế nào có thể cải thiện được tình trạng ấy? Giáo sư đề nghị thay đổi chương trình, thay đổi cách thi, tăng kinh phí cho các thư viện trường học…làm sao tạo ra được cộng đồng hiếu học, ham đọc sách trong trường phổ thông.

            PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân nhắc lại văn hoá đọc ở Sài Gòn, Nam Bộ từ đầu thế kỷ XX đến 1975. Ở miền Nam có phong cách đọc riêng. Bên cạnh việc thích xem phim, xem hát, người miền Nam vẫn rất thích đọc sách. Ngày trước các nhà sách dành không gian cho trẻ em “coi cọp” (coi sách miễn phí) rất nhiều. Các tiệm cho thuê sách rất đông khách, nhà sách bày trí rất thu hút, các tờ báo có mục giới thiệu sách. Sinh viên thích đọc văn học nước ngoài và số thưởng thức từ nguyên tác không phải ít. Hiện nay sinh viên có vẻ “trưởng thành muộn”, nhiều em là sinh viên năm thứ hai thứ ba rồi mà vẫn đọc Doreamon, Mực tím…. Phó giáo sư đề nghị cần tăng kinh phí cho các thư viện, làm các loại sách rẻ tiền để nhiều người có thể đọc. Đề nghị Viện văn học có phụ trang giới thiệu sách trên tạp chí. Nhà nước cần chú ý việc phát hành sách và lập thư viện ở nông thôn…

            Nhà báo Nguyễn Quốc Thái, người làm báo Đối diện, một tờ báo tiến bộ ở Sài Gòn trước kia, tiếp tục ý kiến trên. Ông cho biết ở miền Nam trước đây có gần 100 tờ nhật báo mà vẫn có người đọc. Hiện nay tại sao có hiện trạng sách cấm thì truyền tai nhau đọc, sách bày bán công khai thì không ai đọc. Sách về Trung Quốc ở Mỹ rất nhiều, nhưng ở VN thì rất ít?  Trước 1975 thị trường sách Sài Gòn gần như liên thông trực tiếp với thế giới. Tác giả nào được giải Nobel thì khoảng nửa tháng sau là sách của họ đã được dịch và xuất bản ở Sài Gòn.

            Nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu nói ông là người Sài Gòn thực thụ. Ông sinh ra, lớn lên, học tập ở Sài Gòn và là chứng nhân cho đời sống văn hoá đọc ở đây. Phong cách đọc của người Sài Gòn rất tốt. Người làm SGK có quyền tự chủ rất lớn, nhà nước không can thiệp vào giáo dục. Thơ Tố Hữu có thể được học ngay trên lớp. Mỗi giáo viên đều có quyền soạn sách, bài giảng không bị can thiệp, thích tác giả nào thì dạy tác giả đó. Nhà trường rất tôn trọng học sinh, trường Petrus Ký, nơi ông học phải mở ban C (văn chương) chỉ vì có ông đăng ký, dù chỉ mỗi mình ông. Sau đó chiêu mộ thêm HS bên ngoài để cho đủ khoảng 20 người. Triết học được học ngay từ phổ thông, tất nhiên là triết đích thực. Dân Sài Gòn đọc văn học trên báo rất nhiều.. một bác xích lô trong lúc chờ khách, trên tay luôn có báo đọc, Sài Gòn ra ngõ thì gặp báo. Việc đọc ở Sài Gòn bây giờ nói chung yếu hơn nhiều so với xưa, nhiều người bi quan sách báo giấy sẽ chết, sách báo điện tử chiếm lĩnh. Tuy nhiên tôi nghĩ ai đã từng đọc sách giấy sẽ thấy sách điện tử không thể thay thế được, có những ưu điểm không thay thế được. Tình trạng đọc hiện nay thiên về điện tử nhưng cũng không thể thay được sách giấy. Ông thấy sinh viên hiện nay rất lười đọc sách. Lên xe bus ông không thấy SV đọc sách. Về phát hành, tại sao có những cuốn sách chỉ phát hành ở Hà Nội mà không có ở Sài Gòn và ngược lại. Và tại sao sách công khai thì khó bán mà sách cấm, sách chui, bán lén thì nhiều người quan tâm?

            PGS.TS. Nguyễn Viết Ngoạn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn, cho biết: báo chí hiện nay đang ở tình trạng hôn nhân cận huyết, nội dung na ná nhau. Nguồn phát hành sách báo ở SG bây giờ ít ỏi, đơn điệu hơn Hà Nội. Sài Gòn năng động về kinh tế, về phong trào từ thiện, nhưng về văn hóa thì rất gò bó. Vấn đề là do từ góc nhìn của thiết chế quản lý. Tuổi trẻ bây giờ ít đọc sách nhưng cũng hay tìm đọc trên mạng các vấn đề về văn học, đó là do thói quen của thời đại, không nên bi quan.

            GS.TS. Huỳnh Như Phương (Khoa Văn học và Ngôn ngữ) cho rằng lĩnh vực mà chúng ta có thể làm được, thay đổi được hiện nay là trong phạm vi sách giáo khoa. Cái bắt buộc phải đọc là SGK, mà SGK không hấp dẫn thì còn tìm đọc ở đâu nữa? Cần phải thay đổi cách biên soạn SGK.

            PGS.TS.Nguyễn Thành Thi, Trưởng Khoa Ngữ văn, ĐHSP TP.HCM cho rằng phải thay đổi môi trường văn hóa đọc, sản phẩm đọc phải hấp dẫn, giá thành phù hợp. Lưu ý giới thiệu những tinh hoa văn hóa của các nước đến VN. Sách nghiên cứu vẫn còn quá đắt. Người viết phải là người thông thái, biết tuyển mộ độc giả, viết sách phù hợp với yêu cầu người đọc. Vai trò của nhà trường phổ thông, đại học rất quan trọng, tạo được công chúng độc giả, tạo được thế hệ người viết, tạo được môi trường văn hóa đọc.

            TS. Trần Lê Hoa Tranh cho rằng người trẻ có nhiều thứ để đọc hơn là sách, muốn người ta có thói quen đọc sách thì phải bắt đầu từ nhỏ và từ gia đình. Hội sách ở TPHCM rất đông, cho thấy người Sài Gòn hiện nay cũng rất quan tâm đến sách.

            TS.Nguyễn Văn Kha, ĐH Thủ Dầu Một, trình bày kết quả thăm dò cho thấy số độc giả thích đọc sách báo in vẫn chiếm số lượng cao. Các đề tài được ưa thích là văn học, lịch sử, hôn nhân gia đình, chiến tranh, sex...

            PGS.TS. Đoàn Lê Giang tổng kết tọa đàm, nhấn mạnh ý nghĩa của buổi toạ đàm. Toạ đàm chỉ mời những người quan tâm thực sự và có chuyên môn sâu về văn học, nhưng những tọa đàm chuyên sâu thế này hết sức hữu ích vì nó có tác dụng lan toả, đẩy nhận thức chung của xã hội lên. Vấn đề văn hóa đọc cần có sự khuyến khích và định hướng từ gia đình và trường học. Tuy nhiên nguyên nhân tình trạng dân ta ít đọc sách chính là từ đời sống, đời sống đại bộ phận dân ta quá thấp, vẫn ở trong tình trạng mới thoát khỏi đói nghèo, nên vẫn chỉ biết quý cái thực dụng trước mắt, chưa đạt đến trình độ coi trọng đời sống tinh thần. Thực dụng trở thành xu hướng chủ đạo trong đời sống xã hội hiện nay, nên giá trị tinh thần ít được chú ý như ở các nước phát triển hay thậm chí như ở hai miền Nam Bắc trước kia. Cần phải nghiên cứu học tập mô hình khuyến học, khuyến đọc ở các nước phát triển để giải quyết tình trạng lười đọc sách hiện nay, để đưa nước ta trở thành một quốc gia có đời sống văn minh tinh thần cao.