25042024Thu
Last updateTue, 23 Apr 2024 10am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

GS Hoàng Như Mai: Người thầy chí tình

Sáng 22-11,Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP HCM) phối hợp với Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Văn Hiến, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học TP HCM tổ chức hội thảo “Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai, cuộc đời và sự nghiệp” nhân dịp giỗ đầu của giáo sư. Hội thảo đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu, nhiều thế hệ học trò của ông đến dự.

PGS-TS Võ Văn Nhơn, Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - một môn sinh của cố GS Hoàng Như Mai, chia sẻ: “Thầy Hoàng Như Mai đã đạt được các danh hiệu cao quý nhất trong sự nghiệp giáo dục nhưng đối với học trò, thầy rất gần gũi, chí tình. Lớp sinh viên chúng tôi sau năm 1975 khi được học tập, gần gũi với thầy đã cảm thấy rất rõ cái tình đó. Có lẽ thầy là người nhận được nhiều thư của sinh viên nhất. Nhiều bạn do hoàn cảnh phải sống nơi xứ lạ quê người cũng viết thư liên lạc thường xuyên với thầy. Những chuyện đó hơn 30 năm sau thầy vẫn còn nhớ như in. Tôi nghĩ đó không chỉ là do thầy có trí nhớ phi thường mà còn là tấm lòng sâu nặng đối với học trò”.

PGS-TS Trần Hữu Tá, Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học TP HCM, nhận định: “Trong lĩnh vực văn học, do kiến văn quảng bác, ông có điều kiện viết về văn học Việt Nam cũng như văn học phương Tây nhưng thành công chủ yếu của ông là những bài viết về văn học Việt Nam hiện đại. Những bài viết của ông về thơ gây ấn tượng cho người đọc khá sâu đậm. Ông không thiên về lý luận mà nặng về cảm thụ. Có được điểm mạnh rất riêng này có thể vì nhà nghiên cứu đồng thời là nhà thơ nên GS Hoàng Như Mai đã đồng cảm, đồng điệu với các thi nhân…”.

Tại hội thảo, gia đình cố GS Hoàng Như Mai trao học bổng 10 triệu đồng cho Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

.Hoàng Tả Pháp