Vietnamese travel stories on foreign countries

Prof. PhD Nguyen Huu Son

(Vietnam Institute of Literature)

 

1.     Travel story includes chronicles, reports, notes, researches, recollections on journeys, tourist places, history places, famous temples, ecological points, architectural achievements, with poetic and prose form. Travel story relate to sociology, culture studies, archaeology, ethnology, folklores. It broadens relationships inside and outside in terms of culture and civilization.

2.     Travel stories are of writers who travelled to foreign countries. These are common views of great intellectuals living in the same time and same circumstances. Based on their own conditions, some writers just went to one Southeast Asian country, some Asian countries, and some Western countries. Each writer has his own view on characteristics of cultures, societies that he visited. Regard to cultural and literary connection, these travel stories are history works, pictures of reality and views of westernized intellectuals on other countries in the late nineteenth century and the early twentieth century.

Typical writings of this genre includes Như Tây nhựt trình (A travel to the West), Chư quc thi hi (A workshop of countries) by Truong Minh Ky (1855 - 1900); Hạn mạn du ký (Stories of Travelling) by Nguyen Ba Trac (1881-1945); Pháp du hành trình nht ký (Diary on the journey to France), Thut truyn du lch Paris (Relating the tour in Paris), Du lịch xứ Lào (A trip to Laos)) by Pham Quynh (1892-1945), Nht ký đi Tây (Diary about going to West), Mưòi tháng Pháp (In France for ten months) by Pham Van Anh (?); Ai Lao hành trình (A travel to Ai Lao) by Tran Quang Huyen (?); Đi Tây (Going oversea) by Nhat Linh (1906-1963); Tôi thầu khoán hay là ba tháng ở Trung Hoa (I do entrepreneurship or the March in China) by Le Van Truong (1906-1964); Một chuyến đi (A travel) by Nguyen Tuan (1910-1987); Mt ngày vi hc sanh ta Lyon (One day with Vietnamese students in Lyon), Nhơn tết năm nào... tôi đi đám cưới ở Thụy Sĩ (On the case of holiday…I participate a wedding in), Năm y Pháp (In France at that time) by Le Van Ngon (?); Hà Nội – Vientiane trong hai giờ (Hanoi-Vientiane in two hours) by Vũ Nhật (?), etc.  

3. Contend of travel stories are views of intellectuals on other alien countries. First, they make comparisons among their national conditions and these countries. It can not be denial that journeys to different countries helped these intellectuals objectively evaluate them. This knowledge urged them to aware of their national situation and make comparisons between East and West, Eastern and Western techniques, which are positive, reasonable and suited to progress rules of society and trends of international integration.

4. Conclusion

Travel stories on France in the late nineteenth century and the early twentieth century help to get evaluations on the relation between Vietnam and other countries in Asian and Western countries. This also contributes to bring a new literary genre, the travel literature, which supports to the development of Vietnamese prose.

 


 

DU KÝ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM VIẾT VỀ CÁC NƯỚC  VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀO QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN XUÔI TIẾNG VIỆT GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XIX -  ĐẦU THẾ KỶ XX

 


 

1. Thu hút vào địa hạt du ký có các sáng tác thơ ca và các bài văn xuôi theo phong cách ký, ký sự, phóng sự, ghi chép, khảo cứu, hồi ức về các chuyến đi, các điểm du lịch, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, sinh thái, kiến trúc, mỹ thuật; thậm chí có thể liên quan tới nhiều phương diện của xã hội học, văn hoá học, khảo cổ học, dân tộc học và văn hoá - văn nghệ dân gian khác; đồng thời mở rộng tới các mối quan hệ văn minh, tiếp xúc văn hóa - văn học ở tầm khu vực và quốc tế khác nữa

2. Các tác phẩm du ký viết về những chuyến du ngoạn đến các nước  đương nhiên phải do những người đã trực tiếp đặt chân đến mỗi nước đó viết ra. Đây là tiếng nói của người trong cuộc, người cùng thời - những tác gia văn học và cũng là các trí thức lớn đương thời. Tùy theo từng hoàn cảnh, mỗi ký giả có thể chỉ đến được một nước trong khu vực Đông Nam Á, hoặc đi qua vài nước thuộc châu Á, hoặc có điều kiện đi sang cả các nước phương Tây. Đến với mỗi quốc gia, mỗi người đều có những cách nhìn nhận, so sánh, đánh giá và nhấn mạnh những nét độc đáo về đời sống văn hóa, xã hội cụ thể. Xét về bản chất quan hệ văn hóa – văn học, có thể coi đây là những trang sử, những bức tranh hiện thực và cách hình dung của tầng lớp trí thức Tây học Việt Nam bằng ngôn từ nghệ thuật về đời sống xã hội ở một số nước giai đoạn cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX.

3. Đội ngũ các tác gia người Việt viết du ký về các nước giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX có thể kể đến Trương Minh Ký (1855-1900) với Như Tây nhựt trình, Chư quấc thại hội; Nguyễn Bá Trác (1881-1945) với Hạn mạn du ký; Phạm Quỳnh (1892-1945) với Pháp du hành trình nhật ký, Thuật truyện du lịch Paris, Du lịch xứ Lào; Phạm Vân Anh (?) với Nhật ký đi Tây, Mười tháng ở Pháp; Trần Quang Huyến (?) với Ai Lao hành trình; Nhất Linh (1906-1963) với Đi Tây; Lê Văn Trương (1906-1964) với Tôi thầu khoán hay là ba tháng ở Trung Hoa; Nguyễn Tuân (1910-1987) với Một chuyến đi; Lê Văn Ngôn (?) với Một ngày với học sanh ta ở Lyon, Nhơn tết năm nào... tôi đi đám cưới ở Thụy Sĩ, Năm ấy ở Phá; Vũ Nhật (?) với Hà Nội – Vientiane trong hai giờ, v.v...

Nội dung các tác phẩm du ký phản ánh rõ những đánh giá của người trong cuộc, người đương thời về những quốc gia và miền đất xa lạ... Trước hết, các tác giả thường liên hệ, so sánh, tự ý thức về hoàn cảnh, điều kiện và thực trạng trình độ của đất nước mình… Có thể nói các chuyến đi và tiếp xúc thực tế với các nước khác nhau đã giúp họ thức tỉnh, bình tĩnh đánh giá khách quan hơn về thực trạng xã hội ở xứ người... Những quan sát, nhận thức về nước ngoài đã mở đường cho khả năng nhận thức, so sánh văn hóa, kỹ nghệ giữa Việt Nam và các nước, giữa phương Đông và phương Tây. Những cảm nhận có mặt hợp lý, tích cực, phù hợp vớp qui luật tiến hóa xã hội và xu thế hội nhập quốc tế...

4. Kết luận

Qua các trang du ký viết về các chuyến đi tới nước ngoài giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX có thể rút ra nhiều bài học trong việc đánh giá lịch sử mối quan hệ Việt Namvới các nước láng giềng, các nước trong khu vực châu Á cũng như một số nước phương Tây. Trên phương diện văn học, hiện tượng trên đây tạo nên một thể tài mới – thể tài du ký – góp phần phát triển nền văn xuôi chữ Quốc ngữ vươn lên một trình độ mới.


PGS. Nguyễn Hữu Sơn

Viện Văn học - 20 Lý Thái Tổ, Hà Nội

Tel: Office : (04) 9344898; 8252895

Mobile: 0913031635 ; Fax: (04) 8250385

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

 

Danh mục website