25042024Thu
Last updateTue, 23 Apr 2024 10am

Bài viết mới nhất

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Quần đảo Hải Tặc sau một chuyến đi

           Gọi theo địa danh hành chính, đó là xã Tiên Hải - một xã đảo biên giới, nơi tận cùng trên bản đồ hình chữ S, đúng nghĩa tiền tiêu của Tổ quốc. Tiên Hải (thuộc thị xã Hà Tiên) bao gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ và hai đảo chìm, tổng diện tích đất tự nhiên trên đảo, khoảng 283,23 ha. Trong đó Hòn Đốc là đảo lớn nhất, được đặt làm trung tâm chính trị, kinh tế và xã hội của Xã. Một ngôi trường mới dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở khá khang trang; Trạm Y tế chăm sóc sức khỏe cho người Dân, khá tươm tất - chu đáo,… tất cả đều lưu lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.

Mốc Chủ quyền trên Hòn Đốc, Q.đảo Hải Tặc, Hà Tiên (Hình chụp ngày 25/8/2015)

            Một ấn tượng sâu đậm khác, đó là cột Mốc Chủ quyền của Tổ quốc được Chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng và hoàn tất vào 1958. Trải qua gần 60 năm, với nhiều biến cố lịch sử, thời cuộc đổi thay, Mốc Chủ quyền thiêng liêng này vẫn “mang dáng hình đất nước”, và ngày càng có giá trị pháp lí vững chắc, không thể chối cãi về địa giới, hải giới; nói như Nguyễn Trãi: “Việc xưa xem xét, chứng cớ còn ghi” (Bình Ngô đại cáo). Tuy nhiên, do “dãi dầu mưa nắng”, thường xuyên hứng chịu bào mòn của nước biển, nên sự xuống cấp của cột Mốc Chủ quyền đã đến mức trầm trọng. Được biết (qua lời ông Tăng Hồng Phước, Chủ tịch UBND xã), Chính quyền địa phương đã gửi báo cáo lên cấp trên, nhưng vẫn chưa nhận được chủ trương cụ thể. Trong khi, giữa nước ta và nước bạn Campuchia chưa cắm được cột mốc mới, thiết nghĩ, lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền nên sớm cho tôn tạo lại cột Mốc Chủ quyền mà chế độ cũ để lại. Bởi, nó vừa là một phần của “núi sông bờ cõi”, vừa là dấu tích lịch sử-văn hóa, là điểm đến không thể thiếu của du khách khi bước lên quần đảo xa xôi này. Về kinh phí, tuy không nhiều, nhưng để khơi thêm lòng yêu nước (và trách nhiệm) trong cán bộ, công - viên chức, thiển nghĩ, nên có cuộc vận động sự đóng góp (tùy lòng) của họ.   

            Chiến tranh lùi xa 40 năm, đất nước thống nhất, hận thù khép lại. Xu thế hòa giải - hòa hợp dân tộc, vì một Việt Nam Độc lập, giàu mạnh, đủ tiềm lực để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, làm thất bại mọi âm mưu xâm lấn, thôn tính biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, ngày càng trở nên cấp thiết và tất yếu. Và đó chính là điểm hội tụ lòng Dân, làm nên sức mạnh của một dân tộc yêu chuộng hòa bình (“Chúng ta muốn hòa bình” - Hồ Chí Minh), nhưng một tấc đất biên cương của Tổ tiên cũng giữ gìn, bảo vệ.

            Trở lại với Tiên Hải. Là xã nằm ở vị trí quan trọng về nhiều phương diện, Tiên Hải rất có lợi thế về du lịch. Thế nhưng nơi đây cũng đang đối diện với rất nhiều thách thức: Thiếu nước ngọt, chưa có điện lưới quốc gia, giao thông đi lại quá khó khăn,... Trên thực tế, Tiên Hải vừa là xã đảo nghèo, vừa là xã biên giới (tiếp giáp tỉnh Campôt - Campuchia). Tuy vậy, xã này, cho đến nay vẫn chưa được công nhận là xã đảo, biên giới. Do vậy, người dân và cán bộ - viên chức nơi đây vẫn chưa được hưởng chính sách ưu đãi như các xã đảo, biên giới khác.

            Rời Tiên Hải sau chuyến thực địa cùng các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh (chuẩn bị biên soạn Địa chí Hà Tiên), chúng tôi may mắn gặp được sự cộng tác chân tình, thân thiện từ phía Chính quyền và Nhân dân xã đảo, được cảm nhận về sự khởi sắc ở một vùng biên ải thân yêu. Đồng thời, những câu chuyện đồn thổi về hải tặc một thời càng làm tăng thêm tính chất “huyền bí” của quần đảo cuối cùng, trấn giữ phía Tây - Nam Tổ quốc. Tôi chợt nhớ mấy câu thơ được sáng tác cách đây mấy năm:

                        Những hòn đảo xa

                        Bốn bề sóng gió

                        Đã bao lần

                        Nhuốm đỏ

                        Máu Ông Cha

                       

                        Súng chắc trong tay

                        Từ Đông sang Tây

                        Mỗi hòn đảo

                        Mang dáng hình đất nước…”

                                    (Trường Sa nơi đây)

                                                                                       Rạch Giá, tháng 8/2015

                                                                              N.B.L