10 sự kiện nổi bật năm 2017 của Khoa Văn học

10 SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2017

CỦA KHOA VĂN HỌC

(TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NV, ĐHQG TP.HCM)

 1 Tháng 2 năm 2017 Khoa Văn học và Ngôn ngữ tách ra thành Khoa Văn học và BM Ngôn ngữ học theo quyết định của Nhà trường. Tên gọi Khoa Văn học và Ngôn ngữ tồn tại khoảng 10 năm đến đây là chấm dứt. Khoa Văn học có quyền lợi và nghĩa vụ kế thừa di sản Khoa Ngữ văn, Ngữ văn và Báo chí, Văn học và Ngôn ngữ trước đây.
 2 Tiến sĩ Lê Quang Trường được công nhận chức danh Phó Giáo sư. Hai tiến sĩ mới bảo vệ thành công luận án chính thức là TS. Nguyễn Đông TriềuTS. Lê Ngọc Phương. NCS Nguyễn Ngọc Bảo Trâm NCS Dương Hoàng Lộc đã bảo vệ thành công luận án TS cấp đơn vị chuyên môn. Khoa tiếp nhận thêm 2 thành viên mới là TS. Nguyễn Thị Quốc Minh và ThS. Lý Hồng Phượng. Như vậy hiện nay Khoa có 35 người (giảng viên: 31, nghiên cứu viên: 1, chuyên viên: 3). Trong đó GS/PGS.TS : 10/32 người chiếm 32% ; TS (bao gồm GS/PGS): 18/32 người chiếm 56% ; Đang đi học tập nước ngoài : 4.   
 3 Khoa đã tổ chức thành công 1 HTKH cấp Quốc gia và 1 HTKHQT :

1)    Hội thảo cấp Quốc gia “Nguyễn Vỹ – cuộc đời và sự nghiệp” kết hợp với Hội VHNT Quảng Ngãi, nhân kỷ niệm 105 ngày sinh của nhà văn, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Vỹ. Hội thảo được tiến hành vào ngày 30/10 tại thành phố Quảng Ngãi;

2)    Hội thảo quốc tế “Việt Nam – Giao lưu văn hóa tư tưởng phương Đông” kết hợp với Trung tâm nghiên cứu tôn giáo do PGS.TS. Nguyễn Công Lý làm đồng trưởng ban tổ chức. Hội thảo diễn ra vào ngày 16/11/2017, quy tụ hơn 10 học giả nước ngoài, gần 100 diễn giả trong nước, góp phần tăng thêm uy tín học thuật của Khoa và mở rộng giao lưu, hợp tác rộng rãi với các đại học, viện NC trong khu vực.

 4 Nhiều giảng viên của Khoa tham dự hội thảo và dự án nghiên cứu ở nước ngoài: (1) TS. Đào Lê Na đi dự HT ở Canada và Hoa Kỳ với tài trợ của  Japan Foundation ; (2) ThS. Lê Thụy Tường Vy đi nghiên cứu ngắn hạn ở Nhật Bản theo chương trình hợp tác giữa Trường và ĐH Findlay ; (3) PGS.TS. Đoàn Lê Giang, ThS. Nguyễn Văn Hoài, TS. Nguyễn Đông Triều đi dự HTQT về Nho học ở ĐH Khúc Phụ, TQ.
 5 Khoa đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng: (1) Lễ Khởi đầu mới đón tân SV do ThS. Lê Thị Thanh Vy phụ trách ; (2) Lễ mừng Thượng thọ thầy Trần Chút, Phó trưởng khoa Ngữ văn giai đoạn đầu tiên (3) Cuộc thi Sáng tác thơ haiku lần 6/2017 do Tổng LSQ Nhật Bản và Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM tổ chức, PGS.TS. Đoàn Lê Giang làm trưởng ban giám khảo, ThS. Ngô Trà Mi làm Thư ký. (4) Họp mặt các thế hệ SV của Khoa nhân Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trường (20/11/2017). Nhân dịp này 19 cựu SV của Khoa được vinh danh trong số 60 «Cựu SV tiêu biểu » trong 60 năm lịch sử LS trường. PGS.TS. Trần Lê Hoa Tranh là người có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các sự kiện này.   
 6 Khoa đã tổ chức thành công chuyến đi thực tập thực tế ở Trà Vinh (sưu tầm VHDG), Bến Tre (sưu tầm di sản Hán Nôm) vào tháng 4/2017. Chỉ huy trực tiếp là PGS.TS. Lê Quang Trường và ThS. Dương Hoàng Lộc. 
 7

Công bố khoa học của Khoa trong năm qua rất ấn tượng:

Tạp chí Thế giới ngữ văn Trung Hoa国文天地雑誌 (The world of Chinese language and literature, ISSN 1015-9975 của Đài Loan), số 386 (tháng 7 năm 2017) dành số đặc biệt cho văn học Hán Nôm Nam Bộ với bài của Đoàn Lê Giang, Nguyễn Văn Hoài và Lê Quang Trường.

Nghiệm thu 9 đề tài các cấp (2 đề tài NAFOSTED, 6 đề tài B, C cấp ĐHQG, 1 đề tài cấp trường):

  1. PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân, Sự du nhập các lý thuyết văn học Phương Tây vào Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, NAFOSTED
  2. PGS.TS. Lê Giang, Văn học Hán-Nôm Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX: sưu tầm, phiên dịch và nghiên cứu, NAFOSTED
  3. PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân : Hoạt động nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học Quốc ngữ ở Nam Bộ trước 1954 (sưu tầm, tuyển chọn và nghiên cứu), cấp ĐHQG- B
  4. PGS.TS. Lê Giang, Văn học Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến 1932: Những vấn đề về tác giả, thể loại, khuynh hướng”, mã số: C2014-18b-04, CẤP ĐHQG- C  
  5. PGS.TS Nguyễn Công Lý, Văn học Việt Nam thế kỷ XV – thế kỷ XVII : những vấn đề về cảm hứng, thể loại và tác gia tiêu biểu, CẤP ĐHQG- C  
  6. PGS.TS Trần Thị Phương Phương, Văn học so sánh: lịch sử và triển vọng, CẤP ĐHQG- C  
  7. PGS.TS Trần Lê Hoa Tranh, Những nghiên cứu mới về tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ở Hoa Kỳ, CẤP ĐHQG- C  
  8. TS. Lê Quang Trường, Nghiên cứu cuộc đời và thơ văn Phan Thanh Giản, C2014-18b-03, CẤP ĐHQG- C
  9. ThS. Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, Văn học Arab – Truyền thống và hiện đại, Đề tài cấp trường.

Bài tạp chí, kỷ yếu, bài viết in sách: 150 bài

- Tạp chí QT, Sách QT: 8 bài (PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2 bài), PGS.TS.Võ Văn Nhơn-ThS.Nguyễn Thị Phương Thúy (1 bài), PGS.TS. Đoàn Lê Giang (2 bài), PGS.TS. Lê Quang Trường (2 bài), ThS.Nguyễn Văn Hoài (1 bài) )

- Tạp chí khoa học trong nước (có chỉ số ISSN): 56 bài (với 28 GV).

- Hội thảo quốc tế ở nước ngoài: 5 bài

- Tham luận HT trong nước: 54 bài

- Bài viết in sách: 27 bài

Sách xuất bản của GV tổng cộng 14 cuốn: (1) Võ Văn Nhơn, Nguyễn Thị Phương Thúy, Văn chương phương Nam – một vài bổ khuyết (NXB. Tổng hợp TP.HCM); (2) Huỳnh Như Phương, Tác phẩm và thể loại văn học (NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM, 2017); (3) Lê Tiến Dũng, Nghĩ về văn chương đất phương Nam (NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM, 2017); (4) Phan Mạnh Hùng, Nguyễn Đông Triều, Theo dấu người xưa (NXB. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2017); (5) Đào Lê Na, Chân trời của hình ảnh (Từ văn chương đến điện ảnh qua trường hợp Kurosawa Akira), (NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM, 2017); (6) Đoàn Lê Giang, Chuyện tình ma nữ trong truyền kỳ Đông Á, Phan Thị Thu Hiền (chủ biên, NXB. Văn hoá văn nghệ, TP.HCM, 2017) ; (7) Nguyễn Công Lý, Thi tăng Đông Á (Phan Thu Hiền chủ biên, NXB. Văn hóa văn nghệ TP.HCM, 2017); (8, 9, 10) Trần Thị Phương Phương có 3 tập sách dịch: Chúa biết sự thật nhưng chẳng nói ngay (Tập truyện ngắn của Lev Tolstoy); Kalilin, Trên thảo nguyên, Dưới đáy (Tuyển tập truyện ngắn và kịch của Maxim Gorky); Đứa con muộn (Tập truyện vừa của Anatoly Alexin) - cả ba cuốn đều do NXB.Văn học và Phương Nam Book ấn hành năm 2017; (11) Lê Quang Trường, Phan Mạnh Hùng, Nguyễn Đông Triều: Phan Thanh Giản, trăm năm nhìn lại (NXB Thế giới, 2017); (12) Nguyễn Thị Quốc Minh đồng tác giả cuốn: Học tiếng Việt với các nhà văn (NXB ĐHQG HN, 2017); (13) Đoàn Lê Giang, Nguyễn Công Lý, Lê Quang Trường (chủ biên), Việt Nam- giao lưu văn hóa tư tưởng phương Đông (kỷ yếu HT, NXB.ĐHQG TP.HCM, 2017); (14) La Mai Thi Gia, Thơ trắng, (tập thơ, NXB. Hội Nhà văn, 2017).

 8 Câu lạc bộ Sân khấu và Điện ảnh, CLB Cây bút trẻ được tách ra từ CLB Văn học Nghệ thuật của Khoa hoạt động khởi sắc. TS. Đào Lê Na phụ trách CLB Sân khấu và Điện ảnh đã tổ chức thành công Liên hoan phim ngắn và công diễn vở kịch Hải âu của Tsekhov gây tiếng vang lớn.
 9 Đội tuyển Văn Trường PT Năng khiếu do PGS.TS.Trần Lê Hoa Tranh làm tổ trưởng tổ Văn, ThS. Hồ Khánh Vân phụ trách đội tuyển và nhiều thầy cô trong Khoa tham gia giảng dạy tiếp tục đạt thành tích cao trong đào tạo HS Giỏi với 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 3 giải Khuyến khích.
 10

PGS.TS. Võ Văn Nhơn, ThS. Nguyễn Thị Phương Thúy được nhận Giải thưởng (giải duy nhất) của Hội nhà văn TP.HCM 2017.    

Khoa được nhận Bằng khen ĐHQG cho đơn vị tiêu biểu nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Trường; Cờ Thi đua của Bộ GD&ĐT năm học 2016-2017.