29032024Fri
Last updateWed, 27 Mar 2024 8pm

Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Tý/Tử *chút chuột

Ta có thể thấy ngay là cầm tinh con nào (của năm mình sinh ra) rất quan trọng đối với người Việt Nam/VN, ngay cả khi không biết chữ (La Tinh hay Hán Nôm ...). Có người còn tin vào ảnh hưởng của con vật (của năm sinh) vào vận mạng đời sống tương lai của mình. Nhìn qua tên gọi các năm sinh từ một góc độ khác hơn, bài viết của GS TS Nguyễn Văn Lợi/NVL "Câu chuyện: "MÃO: MÈO hay THỎ?" và sự tiếp xúc văn hoá, ngôn ngữ các dân tộc phương Đông" (đăng vào khoảng tháng 3/2011) rất đáng chú ý - xem chi tiết toàn bài trang này

http://www.vietlex.com/ngon-ngu-hoc/91-Cau_chuyen-_MAO-_MEO_hay_THO_va_su_tiep_xuc_van_hoa,_ngon_ngu_cac_dan_toc_phuong_Dong . Vài nhận xét của NVL trong bài trên rất dễ gây ngộ nhận cũng như cho thấy ông không thấu đáo cách giải thích về khả năng nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp. Phần này chú trọng đến con giáp đầu tiên Tý/Tử và các tương quan ngữ âm với chuột tiếng Việt. Một số dữ kiện đã được ghi nhận trước đây trong bài viết ‘Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Tý/Tử-*chút-chuột (phần 10)’ đã đăng trên những trang mạng như  http://www.khoahoc.net/baivo/nguyencungthong/280208-muoihaicongiap-ty.htm  hay bạn đọc nên xem bài trên (phần 10) trước khi đọc phần 10A (bài viết này) cho liên tục.

 

Có lẽ nên nhắc lại loạt bài viết về 12 con giáp đã đăng lên các mạng toàn cầu như sau

 

- các bài số 1, 2, 3 giới thiệu tổng quát về nguồn gốc VN của tên 12 con giáp

- các bài số 4, 4A, 4B viết về chi Mão Mẹo mèo

- bài số 5 viết về chi Hợi gỏi *kui cúi (heo/lợn)1

- bài số 6 viết về chi Thân *khôn khọn (khỉ)

- bài số 7 viết về chi Tỵ rắn

- bài số 8 viết về chi Thìn/Thần long-rồng

- bài số 9 viết về chi Dần *kính kễnh

- các bài số 10, 10A viết về Tý chút *chuốt chuột

- các bài 11, 11A viết về chi Sửu *tlu/klu tru trâu2

- bài số 12 viết về chi Tuất *chuak *sio chó

- bài số 13 viết về chi Ngọ *ngự ngựa

- bài số 14 viết về chi Dậu *rơga gà

- các bài số 15, 15A viết về chi Mùi Vị *mjei dê

 

Các bài viết riêng với các chủ đề khác (cũng đánh số từ 1 đến 15 như trên):

 

- Tại sao Nhật, Hàn, Inđô … không đặt vấn đề với nguồn gốc tên 12 con giáp? (phần 1)

- Ngưu là trâu hay bò?

 

Như vây là có ít nhất 22 bài viết khác nhau về cùng một chủ đề - nhớ rằng các bài đánh số 4A, 4B ... là các bài viết riêng (cập nhật) và tiếp theo bài 4 (bài đầu tiên), cũng như các bài 10A hay 15A ...v.v... Đây là không kể các bài viết nhỏ hay các bài phát ra, phỏng vấn (ở Melbourne/Úc hay California/Mỹ) và trao đổi trên các diễn đàn từ năm 2000 - như diễn đàn Viện Việt Học, Quách Hiền, Nguyễn Phúc Anh, đài phát thanh BBC Tiếng Việt ... Và không kể các bài viết đưa ra các vết tích của tiếng Việt (cổ) trong tiếng Hán (cổ) hỗ trợ cho khả năng nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp

 

- Vết tích liên hệ long-rồng và sông qua ngôn ngữ (phần 1)

- Tản mạn về danh từ ‘cá sấu’ : vết tích phương Nam trong tiếng Hán (phần 1)

- Tản mạn về danh từ trà (chè) (phần 1)

- loạt bài "Bụt hay Phật"

...v.v...

 

Sau khi xem qua hình ảnh tổng quát về các từ HV (Hán Việt) hay VH (Việt Hán) trong ngôn ngữ, trở lại chủ đề này và hãy xem lại các cách đọc (phiên thiết) của chữ

 

a) tức lý thiết 卽里切 (Đường Vận/ĐV), tổ tự thiết 祖似切 (Tập Vận/TV) âm tử 音梓

b) tài tứ thiết 才四切 (Chính Tự Thông)

c) tử đức thiết 子德切 âm tắc 音則 (Khang Hy)

 

(không thấy phiên là tức di thiết 卽移切 hay tương chi thiết 將支切 - đọc là tý/tí như )

 

Thành ra không phải ngẫu nhiên mà âm 'Hán Việt' lại dùng âm Tý (một tý/tí - một chút so với *chuột) mà không thấy dùng âm Tử3 cho tên 12 con giáp (tự điển Việt Bồ La/1651) cũng như cách gọi 'ông Tí''ông chuột' (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị/1896). So với chữ lại đọc là tử chứ không theo cách phiên thiết hay là tức ly thiết 卽里切/ĐV hay tổ sĩ thiết 祖士切/Vận Hội có âm tỷ/tì (hay ).

 

 

1. Bàn thêm về thành phần hài thanh Tý/Tử

 

Ngoài các liên hệ như tỷ (chị), tự (chùa), thì thời chừ (giọng Huế), các âm tốt/thốt hay thúc so với chợt ...v.v... đều chứng tỏ liên hệ ngữ âm t-ch rất rõ nét như đã nêu ra trong bài "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Tý Tử chút *chuốt chuột (phần 10)"; ta còn có thể nhận ra tương quan ngữ âm t-ch qua các dữ kiện sau đây.

 

1.1 Tiếng kêu chiêm chíp, chút chít (từ láy)

 

Một chữ hiếm trong vốn từ Hán cổ là tửtheo Tập Vận4

 

Chữ tử viết bằng bộ khẩuhợp với chữ Tý theo Tập Vận/TV chỉ tiếng kêu của chim (tiếng Việt còn dùng âm chíu chít, chiêm chíp ... đây là các tiếng tượng thanh hay nhái theo tiếng chuột hay chim kêu)

 

集韻】 祖似切, 音子。 吇吇, 鳥聲

Tập Vận tổ tự thiếtâm tử*chit chitđiểu thanh

 

Không thấy loài chim nào lại hót với âm ‘tý tý’ hay ‘tử tử’ - so với chiêm chíp, chít chít, chíu chít - cũng như âm thanh phát ra từ loài chuột, khối lượng nhỏ như loài chim nên thường phát ra các âm có tần số cao5. Tiếng chim kêu là chiêp (tiếng Môn), k-chiêp (Khme), chíp chíp ... ch-chim ch-chíp (Thái), chiep chiep (Lào), kchiep kchiep (Mã Lai) ...v.v... Ngoài chữ hiếm *chút/chit , các chữ hiếm khác trong vốn từ Hán như *chut/chit (Unicode 360D) đã từng chỉ tiếng chuột kêu (ít nhất đã từng hiện diện từ thời Ngọc Thiên 543 SCN), giọng Hẹ là tsit7 tsit8, giọng Quảng Đông là zat1 zik1

 

:《廣韻》資悉切《集韻》子悉切,音堲。《玉篇》蟲鳴也。 又《廣韻》鼠聲 Quảng Vận tư tất thiếtTập Vận tử tất thiết âm *chut/chit 。《 Ngọc Thiên trùng minh dã hựu Quảng Vậnthử thanh.

 

 

 

Và chữ (Unicode 41B6) cũng có âm cổ hơn là *chut/chit chỉ tiếng chuột kêu

 

集韻】 將由切, 音啾, 穴中鼠聲。  又子悉切, 音喞。 義同

Tập Vận tương do thiếtâm thuhuyệt trung thử thanh。 Hựu tử tất thiếtâm *chưc/tức Nghĩa đồng

 

 

Các chữ hiếm , , ...v.v... đều cho thấy vết tích của âm *chu(a)t/chit (chút chít, chuột) trong vốn từ Hán cổ, tuy nhiên đã bị đào thải và thay bằng những âm (chi) hay (tức/*chưc); các âm chi, tức/*chưc chỉ được ghi nhận từ thời Quảng Vận và Tập Vận.

 

Ngoài liên hệ đến chút chít (tiếng kêu của loài chuột, chim, gà ...), thành phần hài thanh tửcòn liên hệ đến huyết thống (gia đình) - rất khác với tiếng Hán tôn hay tử tôn 子孫 , tằng tôn , huyền tôn 玄孫 (cháu chít, cháu chắt)  so với tằng tổ ( , ông cố - ba đời) …

 

chắt (con của cháu, ba đời - tằng tôn)

chít (con của chắt, bốn đời - huyền tôn)

chút (con của chít, năm đời)  (Việt Nam tự điển6 , 1956)

 

 

'Chít, nhỏ chít: nhỏ bé, chát chút chít : cháu đời thứ bốn

...

Chút chít, cháu chát, chút chít: cháu chắt'  (tự điển Việt Bồ La)

 

Rõ ràng khái niệm huyết thống và âm thanh (phụ âm đầu ch-) đã từng hiện diện trong tiếng Việt mà tiếng Hán chỉ có ký âm là tử : mấu chốt của các tương quan này là chính là phạm trù nghĩa của các âm chút/chít hàm ý nhỏ hay ít. So với các ngôn ngữ láng giềng, tiếng Môn: con chút con chik; tiếng Thái chuôt, trutx, xuôt hay jéet จี๊ด (rất nhỏ)   ... đều gợi ý nhỏ nhoi, tý ty (tí ti). Các cách dùng cháu chắt chít chút (tiếng Việt, Môn, Khme ...) như đã ghi nhận phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của tác giả Paul K. Benedict7; ông đã từng so sánh các ngôn ngữ ở Đông Nam Á và kết luận rằng tiếng Hán đã nhập vào một số từ về liên hệ (tổ chức) gia đình, cũng như hệ thống xã hội và chính trị của người Trung Quốc cổ đại đã bị ảnh hưởng và thay đổi rất nhiều khi tiếp xúc với các dân tộc từ phương Nam (Benedict đề nghị dùng danh từ riêng Austro-Thai-x hay AT-x để chỉ ngôn ngữ phương Nam 'nguyên thuỷ' đã từng hiện diện này). Trong bài viết gần đây hơn "Austroasiatic loanwords into Sino-Tibetan" - xem chi tiết trang này http://sealang2.net/archives/mks/pdf/18-19:1-13.pdf , Benedict ghi nhận các tương quan về danh từ chỉ cha mẹ giữa tiếng tiền-Waic (proto-Waic), tiếng tiền Miến-Tạng (proto Tibeto-Burman) và tiếng tiền Hán-Tạng (proto Sino-Tibetan) và đề nghị thêm một cách giải thích qua khả năng hiện tượng vùng (areal features).

 

Tương quan tử (tý) và chút chít (tiếng kêu) còn vết tích trong cách dùng *chi chi 吱吱 chỉ lên tiếng (kêu lên) hay *chiu chiu 啾啾 (thu thu HV jiū jiū BK) thường gặp hơn, như hiện diện trong tự điển HV của Thiều Chửu chẳng hạn. Tương quan t-ch của tý tử - *chút chuột không chỉ có mặt trong tiếng Việt, nhưng còn để lại dấu ấn trong các ngôn ngữ miền Nam TQ, như giọng Mân Việt 閩南語 : đọc tý tử giống như chi2 chu2 - xem các giọng đọc tý tử trang này http://tool.httpcn.com/Html/Zi/24/PWKOKOMETBUYBUYAZ.shtml , hay qua cách phiên thiết. Thường thì âm chi dùng để phiên phụ âm mặt lưỡi tắc (vô thanh) ch-, như châm (cái/ cây kim, kim là âm cổ còn duy trì trong tiếng Việt) đọc là

 

廣韻】 之林切

[Quảng Vận] chi lâm thiết  (đọc là châm - âm châm 音斟)

 

Dựa vào một số cách phiên thiết trung cổ như trên, ta có cơ sở phục nguyên một cách đọc cổ hơn của Tử/Tý

 

1.2 Chớp tập HV (chớp mắt, nháy mắt)

 

Chữ hiếm có các cách đọc trung cổ như sau

 

廣韻】 子入切 集韻】 卽入切

[Quảng Vận] tử nhập thiết [Tập Vận] tức nhập thiết - đọc là tập HV so với các dạng chợp/chớp/chập/chặp trong khẩu ngữ.

 

Để ý âm tử được dùng để chỉ chớp (mắt), phản ánh qua giọng Quảng Đông của âm này là cap1 caap1 zap6 (so với giọng BK là zí, jí). Tiếng Hán thường dùng chữ trát để chỉ chớp (mắt) hơn.

 

1.3 Chữ tiếp (mái chèo), theo Thuyết Văn Giải Tự (biên hiệu 3769)

 

楫,[ 子葉切  ] 舟櫂也。 從木咠聲

Tiếp [tử diệp thiết] chu trạo dã . tùng mộc *chập/tập thanh

 

集韻】 側立切, 音戢。 聚也

Tập Vận trắc lập thiếtâm tậpTụ dã

 

Một nghĩa của tiếp là tụ tập (chập lại, chắp, chợp …) - đây là vết tích của tương quan phụ âm đầu t- (tử, dùng trong cách phiên thiết tử diệp thiết) và phụ âm ch- (chập).

 

1.4 Chữ tức là cá nốc, cá diếc …

 

Tức HV so với jì, jí BK - giọng Hẹ là tsit7 tsit8, giọng Mân Nam là chit1 - cũng là loài cá chép. Cá chép thường được biết là lý hay lý ngư ; hãy so sánh cách phiên thiết phụ âm đầu của âm trung cổ tức

 

廣韻】 子力切 集韻】 節力切

[Quảng Vận] tử lực thiết [Tập Vận] tiết lực thiết

 

Đây cũng là một dữ kiện cho thấy liên hệ của phụ âm đầu t- (tử) và ch- (chép).

 

1.5 Chữ xiệp/tiệp

 

Theo các thư tịch TQ thì xiệp/tiếp có thể đọc như

 

音義】 啑, 子答反

[Âm Nghĩa] xiệp, tử đáp phản

 

集韻】 所答切, 音霎。 又子洽切, 音眨

[Tập Vận] sở đáp thiếtâm siếpHựu tử hiệp thiếtâm trát - nhắc lại: trát có nghĩa là chớp (nháy, chợp mắt).

 

Tiếng Việt còn duy trì các dạng cổ hơn là chép (miệng, môi), bép xép ... đều hàm ý nói nhiều (đa ngôn mạo 多言貌). So với các từ chắc, chặc (lưỡi), hay chùn chụt (hôn chùn chụt, bú chùn chụt ...); đây là các từ nhái lại hoạt động của môi khi nói chuyện (tượng thanh cũng như tượng hình).

 

Từ láy toàn phần xiệp xiệp diễn tả tiếng kêu (tần số cao) của côn trùng

 

〖啑啑〗∶蟲鳴聲 

xiệp xiệp 〗∶trùng minh thanh

 

Trích từ trang http://tool.httpcn.com/Html/Zi/22/PWCQXVILCQUYUYUYCQ.shtml

 

2. Tử trong văn hoá Hán ám chỉ loài nào?

 

Từ giáp văn, kim văn và chữ triện, ta có thể nhận ra nguồn gốc của chữ tử là hình đứa bé với cái đầu khá lớn, chẳng liên hệ gì đến loài chuột và tính chất tổng quát nhỏ nhoi (chút, tý); như vậy là chữ tử có nguồn gốc liên hệ đến loài người (không phải thảo mộc hay loài vật nào cả); xem chi tiết ở bảng tóm tắt trang sau:

 

 

 

Xem các bộ thủ như bộ thử (chuột), khuyển, trỉ, thỉ ... không thấy trường hợp nào dùng chữ tử để tạo chữ mới, nhưng bộ trùng thì có thể kết hợp với chữ tử thành chữ tử   (là chữ hiếm, tần số dùng là 40 trên 65348624):

 

唐韻】 卽里切 集韻】 祖似切, 音子. 虸蚄 蟲名。 害稼

Đường Vận tức lý thiết Tập Vận tổ tự thiếtâm tửtử phươngtrùng danhHại giá

 

Tử (phương) là loại sâu ăn hại mùa màng cũng như loài chuột vậy. Tuy nhiên, tử (phương) là loài sâu Mythimna separata khác xa loài chuột với quá trình biến thái hoàn toàn như sau - trích từ trang http://www.hudong.com/wiki/%E7%B2%98%E8%99%AB

 

Nếu tử đã từng chỉ loài chuột hay một loài tương tự như vậy, ta có cơ sở để lý giải về nguồn gốc ‘phương Bắc’ của âm và nghĩa của tử một cách tương thích. Nhưng tình hình lại khác hẳn, tử (âm trung cổ - ít nhất là từ thời Đường Vận hay khoảng 751 SCN) chỉ loài sâu bọ, dẫn đến một kết quả là khả năng ký âm của tử hay tý cho âm *chut/chuot của một tiếng nước ngoài nhập vào tiếng Hán cổ điển; tiếng ngoại quốc ấy có thể chính là tiếng Việt (cổ) của phương Nam dựa trên các tương quan ngữ âm đã được nêu ra.

 (còn tiếp)

Ghi chú: Vì lý do kỹ thuật nên bài này không đăng được toàn văn. Xin mời quý độc giả xem bản đầy đủ ở link:

http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=15834&LOAIID=16&TGID=2198

Online Members

We have 209 guests and no members online

Homepage Data

60523185
Today
Yesterday
All
4678
10018
60523185

Show Visitor IP: 18.212.102.174
29-03-2024 09:28