09112024Sat
Last updateTue, 05 Nov 2024 9pm

Bùi Giáng: Kỳ lạ, ngang tàng, tận hiến

Khán phòng buổi tọa đàm khoa học đầu tiên về thơ Bùi Giáng (kể từ sau năm 1975 đến nay) do Trường ĐH KHXH&NV TP HCM cùng gia tộc họ Bùi ở Vĩnh Trinh (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) tổ chức vào sáng 14-9 tại Trường ĐH KHXH&NV TP đầy ắp cử tọa. Tất cả đều ngồi cho đến phút cuối, nhiều người tới từ phương xa, mang đến nhiều trao đổi mang tính khơi mở những bí ẩn về Bùi Giáng.

Bùi Giáng, nhà thơ của các nhà thơ

Bùi Giáng, cũng như các thi sĩ thiên tài, đều vượt quá mọi đóng khung. Tuy nhiên, nhà phê bình, vốn là một động vật thích phân loại, nên, một mặt để thỏa mãn mình, mặt khác để hiểu thi nhân, ít nhất là trên đại thể, thì có thể tiếp cận ông từ cạnh khía kiểu nhà thơ.

Bùi Giáng, tôi nghĩ là một thi sĩ - triết gia, một nhà thơ đồng thời là một nhà triết học. Thi sĩ - triết gia, khác với triết gia - thi sĩ, tồn tại trước hết với tư cách nhà thơ, sau đó mới đến nhà triết học. Kiểu nhà thơ này không phải đến Bùi Giáng mới có, mà từng tồn tại trong văn đàn thế giới như Goethe, Hoelderlin, Braudel, Tchutchev…, hay Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Tản Đà… ở Việt Nam.

Bùi Giáng: thơ phơi giữa nắng

TT - LTS: Lần đầu tiên kể từ năm 1975, một tọa đàm khoa học về thi sĩ Bùi Giáng được tổ chức, diễn ra lúc 8g hôm nay 14-9 tại Trường đại học KHXH&NV TP.HCM. Tưởng nhớ Bùi Giáng, Tuổi Trẻ trích giới thiệu với bạn đọc tham luận của GS.TS Huỳnh Như Phương.

Bùi Giáng: liên tài và tri ngộ

(TT&VH Cuối tuần) - Những năm 1960 trở đi, thông qua sinh hoạt văn nghệ, Bùi Giáng đã gặp gỡ, quen thân với nhiều văn nghệ sĩ ở Sài Gòn cùng thời như Trịnh Công Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đinh Cường, v.v… Khó thể nói là ông thân thiết ai hơn ai trong nhóm đó, nhưng ông có vẻ gần gũi với Trịnh Công Sơn nhất về mặt tư tưởng.