30042024Tue
Last updateTue, 23 Apr 2024 10am

Phát biểu tổng kết hội thảo

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm(*)

Kính thưa GS. Yang Xiaoyun 杨小云, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm  Hồ Nam,

Kính thưa PGS. Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH & NV

Kính thưa qúy vị quan khách và các nhà khoa học,


Báo cáo đề dẫn (国际研讨会主题报告)

PGS. Đoàn Lê Giang

Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ

Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM

Hội thảo khoa học quốc tế “Việt Nam và Trung Quốc: những quan hệ văn hóa văn học trong lịch sử” 越南與中國───歷史上的文化和文學關係đã nhận được một số lượng tham luận khá lớn: hơn 90 bài. Từ đó Ban biên tập đã chọn ra được 64 bài có thể coi như tham luận chính thức của Hội thảo. Trong Hội thảo này có một số tham luận sẽ được trình bày, một số sẽ phát biểu trực tiếp, Ban tổ chức mong muốn quý vị giáo sư, các nhà nghiên cứu sẽ phát biểu làm rõ một số vấn đề sau đây.

Ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đến kịch bản cải lương Nam Bộ trước năm 1945

 ThS. Đào Lê Na

Khoa Văn học và Ngôn ngữ

ĐHKHXH&NV, ĐHQG TPHCM

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. 

Mặc dù mới ra đời vào năm 1918 nhưng đến năm 1945, cải lương đã có số lượng tác giả và tác phẩm rất lớn để phục vụ cho nhu cầu của đông đảo quần chúng cả miền Nam lẫn miền Bắc. Vì đây là loại hình nghệ thuật mới, có sự dung hòa giữa loại hình nghệ thuật phương Tây là kịch nói và kịch hát dân tộc nên đã đáp ứng được nhu cầu của đại bộ phận khán giả thời bấy giờ. Để có những vở cải lương biểu diễn kịp thời cho công chúng, bên cạnh việc tự sáng tác, các soạn giả đã chuyển thể những tiểu thuyết Việt Nam và Trung Quốc rất “ăn khách” thời bấy giờ.

Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với sự hình thành và phát triển nền tiểu thuyết quốc ngữ ở Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

 TS. Võ Văn Nhơn

Khoa Văn học và Ngôn ngữ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia TP. HCM

I. Đặt vấn đề

Do hoàn cảnh lịch sử, Nam Kỳ từ cuối thế kỷ XIX đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp và do đó cũng tiếp nhận văn minh, văn hóa phương Tây sớm hơn so với các vùng miền khác. Văn học ở Nam Kỳ vì thế cũng đi tiên phong trong việc hiện đại hóa, trong đó tiểu thuyết quốc ngữ là thể loại phát triển mạnh mẽ nhất.

Bàn về việc tiếp biến văn hóa Trung Quốc trong Kim Vân Kiều truyện của Việt Nam (论越南《金云翘传》对中国文化的改写)

TS. Wang Xiaolin (王小林)

(Đại học Sư phạm Hồ Nam, Trung Quốc)

TS. Nguyễn Đình Phức dịch 

Tóm tắt nội dung: Tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Nguyễn Du là sự tiếp biến văn hóa trên cơ sở cải biên tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của tiểu thuyết gia Thanh Tâm Tài Nhân sống vào giai đoạn Minh Thanh. Thông qua quá trình tiếp biến ngoại văn hóa này, từ một tiểu thuyết thông tục mang đậm chất tài tử giai nhân, Nguyễn Du đã đem nó cải biên thành một tác phẩm truyện thơ dài, đồng thời còn là sự thể hiện đỉnh cao của tính điển nhã trong văn chương Việt. Nhờ có quá trình tiếp biến yếu tố ngoại văn hóa này mà Kim Vân Kiều truyện của Nguyễn Du trở thành một tác phẩm văn học kinh điển đồng thời được rất nhiều độc giả trên thế giới yêu thích.