09112024Sat
Last updateTue, 05 Nov 2024 9pm

Tên riêng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nên viết thế nào?

Đối với hầu hết các nước trên thế giới, người Việt viết tên riêng (nhân danh, địa danh) của nước ấy không gặp vấn vấn đề gì rắc rối lắm. Tuy nhiên với ba nước Trung, Nhật, Hàn, do những quan hệ văn hóa lịch sử lâu đời với Việt Nam (các nước khu vực văn hóa chữ Hán/ “Đồng văn”), nên nhân danh, địa danh các nước này đã có truyền thống được đọc/ viết bằng âm Hán Việt hay Hán Hòa, Hán Hàn. Vì vậy đối với Việt Nam hiện nay đưa ra quy tắc viết tên riêng các nước này không hề đơn giản. 


Tản mạn về “chuẩn mực chính tả thống nhất…”

(Nhân Hội thảo quốc gia Xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông đại chúng)

Không thể có quy  tắc chính tả nào đúng tuyệt đối

Những quy  tắc cho một chuẩn lý tưởng, ở mức độ thứ nhất  là những quy  tắc tuyệt đối đúng. Ở mức độ thứ hai, nếu không tuyệt đối đúng thì những quy  tắc được mọi người chấp nhận cũng là chuẩn lý tưởng. 

Loạn chuẩn tiếng Việt (*): Rối bời phiên âm, chuyển tự

Trong nhà trường, văn bản hành chính và các phương tiện truyền thông ở Việt Nam, tên riêng tiếng nước ngoài đang được sử dụng hết sức tùy tiện.

Đối với tên riêng tiếng nước ngoài khi dùng trong sách giáo khoa và trên các phương tiện truyền thông, việc phiên âm ra tiếng Việt hay giữ nguyên dạng là rất quan trọng vì nó tác động đến sự phát triển tư duy, trình độ văn hóa và cảm thức thẩm mỹ của cả một hoặc nhiều thế hệ.

Loạn chuẩn chính tả: Rất cần Luật Ngôn ngữ

Các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà giáo cùng thống nhất quan điểm: Tiếng Việt phải được luật hóa

NHÀ VĂN HÓA NGUYÊN NGỌC:

Phải có cách viết thống nhất

Cần có chuẩn chính tả thống nhất cho cả nước để duy trì được sự vận hành thông suốt của cuộc sống bình thường trong đất nước. Đấy là chức năng xã hội của chính tả.

Loạn chuẩn tiếng Việt

Những vấn đề thiếu nhất quán trong tiếng Việt đang được giới nghiên cứu Việt ngữ học mổ xẻ để tìm tiếng nói thống nhất, hướng đến một chuẩn chính tả chung cho cả nước, phục vụ dự án Luật Ngôn ngữ hiện chuẩn bị được soạn thảo. Bất quy tắc i/y từ 100 năm trước. Văn bản tiếng Việt từ khoảng 100 năm qua tồn tại nhiều điểm thiếu nhất quán, trong đó có “tranh chấp” giữa i (ngắn) và y (dài), d và gi. Sử dụng i hay y khi 2 chữ này đứng liền sau các phụ âm [h], [k], [l], [m], [t], [s], [v] gây tranh luận nhiều hơn cả vì…sự lộn xộn nổi cộm của nó...