15122024Sun
Last updateWed, 11 Dec 2024 6pm

Pushkin trong sự tiếp nhận của một nhà thơ Mỹ

Pushkin, nhà thơ lớn của dân tộc Nga, đã từ lâu được độc giả thế giới biết đến và yêu mến. Mỗi dân tộc tiếp nhận nhà thơ với những tình cảm riêng của mình.
Pushkin đến với nước Mỹ từ thế kỷ trước. Một trong những bài giới thiệu đáng chú ý đầu tiên về Pushkin với bạn đọc Mỹ là bài báo của nhà thơ Mỹ John Greenleaf Whittier (1807-1892) đăng trên tờ The National Era ở Washington D.C. ngày 11 tháng 2 năm 1847. Pushkin từng được ví với Goethe của nước Đức, Shakespeare của nước Anh, Dante của nước Ý,... nhưng ở đây, trong bài báo của mình, Whittier đã nói về Pushkin như một nhà thơ mang trong mình dòng máu của người da đen.


Bước đầu tìm hiểu về "hiện tượng Kim Dung" tại Việt Nam

Kim DungTiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung là một hiện tượng văn học quan trọng và nổi bật của Trung Quốc thế kỷ XX, nếu quan niệm văn học Trung Quốc bao gồm tất cả những tác phẩm do nhà văn, nhà thơ Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới viết ra, đặc biệt là Hồng Kông và Đài Loan là hai vùng rất phát triển về nhiều mặt. Kim Dung và Quỳnh Dao là hai nhà văn được in ấn khá nhiều ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Các nhà nghiên cứu văn học chỉ coi Quỳnh Dao là nhà văn bình dân đáp ứng nhu cầu của bạn đọc đại chúng. Trường hợp Kim Dung thì có nhiều ý kiến khen chê khác nhau.

Kịch của Hoàng Như Mai

(Đào Ngọc Chương, Bình luận văn học - niên san 2015, tr.58-62)

Tóm tắt

Bài viết tập trung vào ba vở kịch của Hoàng Như Mai, công bố trong tập Tiếng trống Hà Hồi, xuất bản năm 2001. Ba vở kịch thể hiện “hành trình tư tưởng, nghệ thuật” của ông với tư cách là nhà viết kịch. Chất nghệ sĩ của tác giả gắn liền với những thủ pháp cách tân của kịch hiện đại, rực rỡ, đơn giản mà phức tạp.

Từ khóa: Hoàng Như Mai, kịch, sân khấu, Tiếng trống Hà Hồi…

Đọc Chekhov – sự tiếp nhận đa diện

Chekhov

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thường lưu lại trong trí những độc giả yêu mến Chekhov là hình ảnh một người đàn ông ngoại tứ tuần đầy vẻ đau yếu trong bộ áo sẫm màu, mái tóc và chòm râu điểm bạc, đôi mắt dịu dàng, trầm tư, u sầu nhìn qua cặp kính pince-nez. Đó là hình ảnh được gợi lên từ bức chân dung nổi tiếng do họa sĩ Iosif Braz vẽ vào thời gian cuối đời của nhà văn, được trưng bày trong Viện bảo tàng Tretiakovsky ở Moskva. Bức chân dung phù hợp với một quan niệm khá phổ biến cho rằng Chekhov là một nhà văn chuyên viết những truyện buồn và những vở kịch buồn về những con người bất hạnh, yếu đuối đang sống cuộc đời u ám tẻ nhạt. Bởi vậy khi nói về Chekhov, người ta hay dùng những tính từ như “u buồn”, “bi quan”, “dịu dàng”. Thậm chí cả khi nói đến những bước đột phá của ông trong văn xuôi và kịch, có người cũng phải thêm vào tính từ “hiền lành”, “lịch thiệp”, “dịu dàng” (Ví dụ như bài viết của Simon Karlinsky: Chekhov: The Gentle Subversive (Sự lật đổ dịu dàng), New York, Harper &Row, 1973).

Phía sau những vở kịch rơi nước mắt ở sân khấu Hoàng Thái Thanh

Hàng trăm khán giả lấp kín đến từ rất sớm, không chỉ các khán giả trung niên, mà có cả những khán giả trẻ đã rơi nước mắt trước những câu chuyện cảm động trước những mảnh đời khác nhau trên sân khấu Hoàng Thái Thanh.

Sự ra đời của từ "Văn học" và quan niệm mới về văn học của các nước Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản

Hiện nay, Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản đều dùng chung từ “văn học” (cách đọc Trung Quốc: wénxúe, cách đọc Nhật Bản: bungaku)với hàm nghĩa tương đương với từ literature trong tiếng Anh và những từ cùng gốc trong một số tiếng nước khác. Tuy nhiên, ngoài từ “văn học” ra, người ta còn sử dụng nhiều từ khác nữa như: văn, thơ văn, văn chương …

Viên họa thời Tống

Tóm tắt. Người Trung Quốc cổ xưa không chú ý vào việc phân biệt giữa Viên (vượn) và Hầu (khỉ). Trong văn học thời Tấn, Đường, hình ảnh Vượn thường gắn với cái Bi; đến thời Tống, Vượn trở thành một đề tài mới, độc đáo trong hội họa. Vượn trong tranh của Dịch Nguyên Cát mang cái đẹp ngây thơ, tinh nghịch, đầy sức sống thế gian. Vượn trong tranh của Pháp Thường mang vẻ đẹp thanh nhã, tĩnh lặng, thể hiện sức sống tiềm tàng mà  mãnh liệt của thế giới tinh thần.

… Lan trong rừng vắng (... không cốc u lan)

Ly Thuong AnLý Thương Ẩn xuất hiện trong thi đàn, khi mà thơ ca đã đạt đến đỉnh cao về phong cách cũng như về nội dung, vẫn có thể tạo dựng cho mình một chỗ đứng riêng biệt trong làng thơ, tề danh cùng với các nhà thơ lớn thời Vãn Đường như Đỗ Mục, Ôn Đình Quân… hẳn nhiên bản thân phải có phong cách riêng cho mình. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thơ Đỗ Mục tuấn sảng, Ôn Đình Quân ủy mị, thì Lý Thương Ẩn vừa thâm trầm vừa ỷ lệ. Nguyên Hiếu Vấn đời Kim cho rằng thơ của Ôn, Lý là tiếng lòng mới mẻ, là “tân thanh”, với phong cách thơ gần giống với Trương Hoa:

Nhiếp Ấn Nương – người thích khách cô đơn

Nhiếp Ấn Nương là bộ phim võ thuật đầu tiên của nhà làm phim kỳ cựu người Đài Loan, Hầu Hiếu Hiền. Bộ phim được thực hiện trong vòng 7 năm và là siêu phẩm điện ảnh rất đáng được mong chờ. Tất cả những người yêu mến phim Hầu Hiếu Hiền đều không ngừng đặt câu hỏi: Hầu Hiếu Hiền sẽ mang phong cách phim của mình vào thể loại phim kiếm hiệp ra sao bởi tất cả các phim trước đó của ông đều là phim gia đình hoặc phim tâm lý? Liệu thể loại phim này có phá vỡ đi quan điểm làm phim trước đây của Hầu Hiếu Hiền hay không? Khi chiếc mặt nạ của “người bí ẩn” bị Ẩn Nương chém rơi xuống đất cũng là lúc câu trả lời được khai mở.

Hình tượng người hùng trong thế giới truyện ngắn Hemingway

  HemingwayNhà văn nào cũng xây dựng trong tác phẩm mình một kiểu dạng nhân vật đặc biệt, thể hiện cái ngưỡng cảm nhận trong tâm thức thẩm mỹ của ông ta. Có thể xem đó là hình ảnh con người lý tưởng mà người ấy ấp ủ. Nhân vật đó thường được gọi là hero - người hùng, giữ một vai trò quan trọng trong mô hình thế giới tác phẩm.

Akaoni (Quỷ Đỏ) và Người đàn bà thất lạc: đương đại và truyền thống

(Đào Thị Diễm Trang, In trong " Những vấn đề ngữ văn " (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN)

Khái niệm đương đại đang ngày càng phổ biến hơn tại Việt Nam. Chúng ta có thể nghe các cụm danh từ như múa đương đại, dân ca đương đại, kịch đương đại... Song, việc định hình khái niệm đương đại và đúc kết các đặc điểm của một tác phẩm nghệ thuật đương đại như một lý thuyết có hệ thống tại Việt Nam vẫn đang bỏ ngỏ. Bài viết này hi vọng việc tìm hiểu hai vở kịch được xem là đương đại là Akaoni và Người đàn bà thất lạc sẽ bổ sung thêm một số ý tưởng để góp phần làm rõ hơn diện mạo của kịch đương đại Việt Nam.

Con người hành hương trong thơ Thiền Lý Trần và Đường Tống

 

Con nguoi hanh huong1. Con người trong thơ thiền – một khám phá vô tận nhìn từ mối quan hệ giữa văn chương và tôn giáo:

 

Con người trong văn học tôn giáo thường có hai đặc tính: con người với đức tin tôn giáo, hành trình tôn giáo và con người trong vẻ đẹp muôn màu của văn học. Văn học Phật giáo là một kho tàng lớn lao có lịch sử từ hàng nghìn năm, nếu kể cả các kinh điển, kinh luan nói chung. Con người trong văn học Phật giáo được mô tả và khơi gợi ở nhiều góc độ phong phú, bao gồm chính hình ảnh Đức Phật với những tiền thân, các vị Phật, các kiếp người, với nhiều trạng thái và cơ duyên Phật phap khác nhau. Do vậy, tìm hiểu hình ảnh con người trong văn học Phật giáo nói chung vừa để tìm hiểu hành trình tu chứng của chính con người trên bước đường tâm linh mà họ đã chọn; đồng thời, cũng là tìm kiếm các giá trị mỹ học Phật giáo đã làm nền và chuyển hóa vào các hình ảnh sâu sắc đó.

Từ tác giả văn học đến tác giả điện ảnh – Tri âm và sáng tạo

(Đào Lê Na, In trong "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN). Từ tác giả văn học đến tác giả điện ảnh là một cuộc hội ngộ có cả tri âm lẫn sáng tạo. Tác giả điện ảnh đọc hiểu và đồng cảm với tác giả văn học để từ đó kể lại câu chuyện mà mình được đọc bằng ngôn ngữ điện ảnh và những sáng tạo riêng của mình. Trong lịch sử, khái niệm tác giả văn học và tác giả điện ảnh đều có những sự dịch chuyển về nội hàm và đều chịu ảnh hưởng bởi các lý thuyết mỹ học. Gần đây nhất là lý thuyết giải kiến tạo, hậu hiện đại.

Bàn về thơ ca trong Hồng Lâu mộng

Hong Lau mongI. Vị trí của thơ ca trong tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa :

 Việc đưa thơ ca, từ phẩm vào văn bản tác phẩm không phải là một nét mới trong lịch sử hình thành và phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa. Tự hào mình là đất nước của thơ ca, người Trung Hoa ưa thích chen những đoạn thơ ca vào giữa những lời văn xuôi. Ngay từ thời Đường, ta thấy giữa những đoạn truyện truyền kỳ có sự xuất hiện của một vài đoạn thơ, bài thơ nho nhỏ. Điều đó cũng thật dễ hiểu nếu ta biết về môi trường diễn xướng của chuyện kể.

Các loại đàn tranh ở Viễn Đông

Viễn Đông là một phần của Á châu và chịu ảnh hương văn minh và văn hóa Trung Quốc rất sâu đậm. Các xứ Nhựt Bổn, Đại Hàn và Việt Nam đều sử dụng Hán tự để diễn tả tư tưởng, dù rằng mỗi xứ đều có chữ viết riêng (Nhựt với hiragana, katakana, kanji; Đại Hàn với hyangul; Việt Nam với quốc ngữ). Vì thế, ảnh hưởng của nhạc Trung Quốc đối với ba xứ vừa kể trên rất là hiển nhiên 

Từ Ngôi nhà búp bê của H. Ibsen đến Tiếc thương những ngày đã mất của Lỗ Tấn

I.VỀ NGÔI NHÀ BÚP BÊ CỦA H.IBSEN.
Henrik Ibsen (1828-1906) là nhà viết kịch nổi tiếng người Na Uy. Ông bắt đầu viết kịch từ năm 1849 khi mới 21 tuổi với vở kịch đầu tiên là Catiline lấy bút danh là Brynjolf Bjarme. Nhưng phải đến năm 1856 ông mới nổi tiếng với vở Hội hè ở Solhaug (vở thứ 6). Ong viết khoảng 26 vở kịch. Vở cuối cùng là vào năm 1899 có tên Khi người chết thức dậy. Ngoài ra ông còn môt số vở khá nổi tiếng như: Bóng ma, Kẻ thù của nhân loại, Người đàn bà của biển cả…

Vì sao nhiều thể điệu nhạc cải lương không được công nhận là nhạc tài tử

NCS. Đỗ Dũng

Từ khá lâu, trong giới nhạc Tài tử Nam bộ đã có sự phân biệt ranh giới nhạc Tài tử và nhạc Cải lương kể từ sau khi Cải lương ra đời. Sự phân biệt đó là lẽ tất nhiên, vì hai loại hình có những đặc điểm riêng, nhưng cũng có những nội hàm chung. Tuy nhiên, xưa nay về sự khác biệt giữa hai loại hình này chưa có một công trình nghiên cứu khoa học, hoặc bài viết nào nghiên cứu chuyên đề này, để lý giải sự phân biệt cho thỏa đáng… Bài viết này sẽ đặt vài vấn đề có liên quan, có tính thiết thực của đề tài.

Hans Christian Andersen - Đời và thơ

Andersen chào đời trong căn phòng áp mái của một gia đình nghèo khổ vào năm 1805. Người cha là thợ giày, tên Hans Christian, và cậu bé sinh ra được đặt tên giống bố. “Tên bố làm sao thì cứ gọi con là như vậy” . Đọc tiểu sử Andersen sao thấy nhớ đến nhà văn Nga N.V.Gogol và nhân vật “con người nhỏ bé” trong tác phẩm “Chiếc áo khoác” của ông: cũng nghèo khổ, xấu xí, thường bị trêu chọc, xúc phạm, sống cô đơn không gia đình…

 

Thời trung đại trong văn học các nước khu vực văn hóa chữ Hán

“Khu vực văn hóa chữ Hán” là một khái niệm được sử dụng rộng rãi để chỉ khu vực gồm các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa từ sớm và lâu dài như: Việt Nam, bán đảo Triều Tiên (Triều Tiên- Hàn Quốc), Nhật Bản, và tất nhiên trung tâm là Trung Quốc.

Nghệ thuật dưới lăng kính triết học và tôn giáo

Những tư tưởng triết học, hay tôn giáo, đã có những ảnh hưởng quyết định lên các nền nghệ thuật.

Các nhà triết học thời cận đại, từ Hegel đến Heidegger cũng đều công nhận rằng: những ý tưởng về mỹ học chỉ có thể đến sau các tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, trên thực tế, những tư tưởng triết học, hay tôn giáo, đã có những ảnh hưởng quyết định lên các nền nghệ thuật, từ những tư tưởng triết học của Platon về cái đẹp tuyệt đối, về những ý tưởng tiên nghiệm của Thượng đế, và những lý thuyết cổ điển của Aristote về nghệ thuật, coi nghệ thuật như là một sự sao chép thiên nhiên, đến những tư tưởng tôn giáo của Saint Augustin về quan hệ gắn bó giữa con người và Chúa sinh ra vạn vật; rồi từ những tư tưởng của Descartes về vai trò của chủ thể, đến luận thuyết của Kant về tính chất chủ quan của cái đẹp, v.v..

Online Members

We have 460 guests and no members online

Homepage Data

64123927
Today
Yesterday
All
525
15348
64123927

Show Visitor IP: 18.97.9.172
15-12-2024 00:33