04112024Mon
Last updateTue, 29 Oct 2024 1pm

Thử xác lập văn bản bài thơ "Nam quốc sơn hà"

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” (NQSH) tuy vẻn vẹn có 4 câu, mỗi câu 7 chữ nhưng trước nay vẫn được nhiều người đánh giá cao và xem như là một tài liệu quan trọng để tìm hiểu chủ nghĩa yêu nước, khí phách anh hùng của dân tộc Việt Nam sau khi khôi phục nền độc lập tự chủ.

Lịch sử Việt Nam tập I gọi đây là “bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của dân tộc ta sau hơn 1000 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ. Lịch sử văn học Việt Nam, tập I, từ góc độ khác khẳng định đây là tác phẩm văn học nổi tiếng nhất đời Lý, đã “phản ánh được hiện thực sâu xa của lịch sử, biểu hiện được ý chí găng thép của dân tộc và nâng truyền thống yêu nước lên một trình độ cao”(2). Sự chú ý đối với bài thơ còn được thể hiện qua cuộc thảo luận sôi nổi trên các tạp chí văn học, Ngôn ngữ,… những năm qua về cách hiểu thế nào cho đúng các câu chữ của tác phẩm, đặc biệt là 2 câu thơ cuối(3). Nhưng có điều mà hầu như chưa mấy ai chú ý tới là tình trạng phức tạp về mặt văn bản của bài thơ. Chừng nào vấn đề văn bản chưa được giải quyết ổn thỏa, thì mọi phân tích, nhận định, đánh giá… đều không dễ tiếp cận sự thật.

Bài viết này sẽ cố gắng đi sâu vào cá nguồn tư liệu, mong qua đó xác lập một văn bản tin cậy, khả dĩ làm chỗ dựa tốt, có cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, lý giải bài thơ...

CÁC NGUỒN TƯ LIỆU

Theo khảo sát sơ bộ, bài thơ NQSH hiện được ghi chép trong 3 nhóm thư tịch Hán Nôm sau đây:

1. Việt điện u linh tập (VĐUL)

2. Lĩnh Nam chính quái (LNCQ)

3. Các sách khác.

Ở nhóm thứ nhất (VĐUL, sách của Lý Tế Xuyên, bài tựa của tác giả đề năm 13.9), bài thơ xuất hiện trong truyện Khước dịch thiện hưu trợ thuận đại vương; Uy dịch dũng cảm hiển thắng đại vương(4). Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện tàng chữ 7 bản VĐUL, trừ bản mang ký hiệu VHv.1503 chủ yếu là sách lược thuật, các bản còn lại gồm A.47, A.335, A.751, A.1919. A.2879 và VHv.1285 đều có chép đầy đủ 4 câu của bài thơ.

Ở nhóm thứ hai (LNCQ, sách của Vũ Quỳnh - Kiều Phú, bài tựa của Vũ Quỳnh đề năm 1492, bài bạt của Kiều Phú đề năm 1493) bài thơ xuất hiện trong Long Nhãn Như Nguyệt thị thần truyện(5). Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện tàng trữ 9 bản LNCQ mang các ký hiệu A.33, A.750, A.1200, A.1300, A.2107, A.2914 và VHv.1473, bản nào cũng có chép đầy đủ 4 câu của bài thơ. Riêng các bản A.33, A.1200 và A.2914 còn chép thêm 1 dị bản về 2 câu thơ cuối. Ngoài ra, Thư viện Viện Sử học cũng tàng trữ bản LNCQ mang ký hiệm VHv.483, trong đó có thể tìm thấy bài thơ mà chúng ta đang đề cập.

Ở nhóm thứ ba, bài thơ được ghi chủ yếu là trong các sách sau đây thuộc Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Đại Việt sử ký toàn thư A.3 (bài thơ được chép ở phần Bản kỷ toàn thư Q.3) Việt sử tiêu án A.11 (bài thơ được chép ở từ 98), Trương tôn thần sự tích VHv.1286 (bài thơ được chép ở từ 14b), Bằng trình thản bộ A.802 (bài thơ được chép ở phần cuối sách), Thiền Nam vân lục liệt truyện A.1442 (bài thơ được chép ở tờ 57-58), Việt sử tiệp kính A.143 (bài thơ được chép ở tờ 90b) và Việt dư phong vật tổng ca chú giải toàn tập A.1041 (bài thơ được dẫn để chú thích 2 câu thơ lục bát bằng chữ Hán: Thiên khai Nam Đế sơn hà; Đế cương vạn lý nhất gian hỗn đồng). Trừ Việt dự phong vật tổng ca chú giải toàn tập còn lại thuộc nhóm này đều sao lục đầy đủ cả 4 câu thơ.

Tổng hợp cả 3 nguồn tư liệu trên, ta có từ 24 đến 26 bản (exemplares) về bài thơ chiếm 10 bản (riêng 2 câu thơ cuối có 13 bản), nhóm 3 chiếm 7 bản (riêng 2 câu thơ đầu có 8 bản).

TÌNH HÌNH BIẾN ĐỌNG CỦA BÀI THƠ QUA CÁC NGUỒN TƯ LIỆU

Qua những thư tịch vừa điểm, ta thấy bài thơ NQSH không phải bao giờ cũng xuất hiện dưới một dạng nhất quán. Thậm chí có thể nói 24 hoặc 26 bản sưu tầm được, đồng thời cũng là 24 hoặc 26 dị bản (variantes) về bài thơ.

Để hình dung được những biến động trên phương diện văn bản của đối tượng mà ta đang khảo sát, có thể lập 5 bảng thống kê về các mặt sau đây:

1. Những biến động của các chữ trong câu thơ thất ngôn thứ nhất.

2. Những biến động của các chữ trong câu thơ thất ngôn thứ hai.

3. Những biến động của các chữ trong câu thơ thất ngôn thứ ba.

4. Những biến động của các chữ trong câu thơ thất ngôn thứ tư.

5. Những biến động của các chữ trong câu thơ thất ngôn thứ năm.

Để tiện trình bày và theo dõi các bảng thống kê, ta tạm gọi VĐUL là A (và do đó, gọi các bản VĐUL mang ký hiệu A.1919 là A1, A.47 là A.2, A.2879 là A3, VHv.1285 là A4, A.751 là A5, VHv.1503 là A6, A.335 là A7)(6); LNCQ là B (và do đó, gọi các bản LNCQ mang ký hiệu HV.486 là B1, VHv.1473 là B2, A.2914 là B3, A.83 là B4, A.750 là B5, A.1200 là B6, A.1752 là B7, A.2107 là B8, A.1266 là B9, A.1300 là B10)(7); Đại Việt sử ký toàn thư A.3 là C; Việt sử tiêu án A.11 là D; Trương tôn thần sự tích Vhv.1386 là E; Việt sử quốc âm AB.308 là G; Bằng trình thản bộ A.802 là H; Thiên Nam vân lục liệt truyện A.1442 là K; Việt sử tiệp kính A.1483 là L; Việt dư phong vật tổng ca chú giải toàn tập A.104 là M(8). Dưới đây là tình hình cụ thể.

Bảng thống kê thứ nhất
Những biến động của các chữ trong câu thơ thất ngôn

 

Nguồn tư liệu Thứ tự các dị bản CHỮ Ghi chú
1 2 3 4 5 6 7
A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
1
2
3
4
5
6
0
nam
nam
nam
nam
nam
nam
0
quốc
quốc
quốc
quốc
quốc
bắc
0
sơn
sơn
sơn
sơn
sơn
phong
0





cương
0
nam
nam
nam
nam
nam
các
0
đế
đế
đế
đế
đế
biệt
0






0






không chép
B1
B2
B3
B4
B5
B6
B7
B8
B9
B10
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
nam
nam
nam
nam
nam
nam
nam
nam
nam
nam
quốc
quốc
quốc
quốc
quốc
quốc
quốc
quốc
quốc
quốc
sơn
sơn
sơn
sơn
sơn
sơn
sơn
sơn
sơn
sơn









nam
nam
nam
nam
nam
nam
nam
nam
nam
nam
đế
đế
đế
đế
đế
đế
đế
đế
đế
đế









C 17 nam quốc sơn nam đế
D 18 nam quốc sơn nam đế
E 19 nam quốc sơn nam đế
G 20 nam quốc sơn nam đế
H 21 nam quốc sơn nam đế
K 22 nam quốc sơn nam đế
L 23 nam quốc sơn nam đế
M 24 nam quốc sơn nam đế

Bảng thống kê thứ hai
Những biến động của các chữ trong câu thơ thất ngôn 2

Nguồn tư liệu Thứ tự các dị bản CHỮ Ghi chú
1 2 3 4 5 6 7
A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
1
2
3
4
5
6
0
tiệt
tiệt
tiệt
tiệt
tiệt
tinh
0
nhiên
nhiên
nhiên
nhiên
nhiên
phân
0
phân
phân
phân
phân
phân
dực
0
định
định
định
định
định
chẩn
0
tại
tại
tại
tại
tại
tại
0
thiên
thiên
thiên
thiên
thiên
thiên
0
thư
thư
thư
thư
thư
thư
0






không chép
B1
B2
B3
B4
B5
B6
B7
B8
B9
B10
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
tiệt
tiệt
hoàng
hoàng
tiệt
hoàng
hoàng
tiệt
tiệt
tiệt
nhiên
nhiên
thiên
thiên
nhiên
thiên
thiên
nhiên
nhiên
nhiên







phân
phân
phân
định
định
định
định
định
định
định
định
định
định
tại
tại
tại
tại
tại
tại
tại
thị
tại
m/chữ
thiên
thiên
thiên
thiên
thiên
thiên
thiên
thiên
thiên
thiên
thư
thư
thư
thư
thư
thư
thư
thư
thư
thư









mất chữ thứ 5
C 17 tiệt nhiên phân định tại thiên thư
D 18 tiệt nhiên phân định tại thiên thư
E 19 hoàng thiên phân định tại thiên thư
G 20 hoàng thiên định tại thiên thư
H 21 hoàng thiên tiệt định tại thiên thư
K 22 đinh ninh định thị thiên thư
L 23 tiệt nhiên phân định tại thiên thư
M 24 tiệt nhiên phân định tại thiên thư

Bảng thống kê thứ ba
Những biến động của các chữ trong câu thơ thất ngôn 3

Nguồn tư liệu Thứ tự các dị bản CHỮ Ghi chú
1 2 3 4 5 6 7
A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
1
2
3
4
5
6
0
như
như
như
như
như
kinh
0





thôn
0
nghịch
nghịch
nghịch
nghịch
nghịch
lang
0
lỗ
lỗ
lỗ
lỗ
lỗ
dục
0
lai
lai
lai
lai
lai
chân
0
xâm
xâm
xâm
xâm
xâm

0
phạm
phạm
phạm
phạm
phạm
yếm
0






không chép
B1
B2
B3

B4

B5
B6

B7
B8
B9
B10
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
như
như
như
như
như
như
như
như
như
như
như
như
như



kim

kim
kim

kim
kim


nghịch
nghịch
bắc
nghịch
bắc
nghịch
nghịch
bắc
nghịch
nghịch
nghịch
nghịch
nghịch
tặc
tặc
lỗ
tặc
lỗ
tặc
tặc
lỗ
tặc
tặc
lỗ
tặc
tặc
lai
lai
lai
lai
lai
lai
lai
xâm
thừa
lai
lai
lai
lai
xâm
xâm
xâm
công
xâm
công
xâm
nam
giang
công
xâm
xâm
xâm
phạm
phạm
phạm
kích
lược
kích
phạm
chỉ
hậu
kích
phạm
phạm
phạm


C 20 như nghịch lỗ lai xâm phạm
D 21 như nghịch lỗ lai xâm phạm
E 22 như nghịch lỗ lai xâm phạm
G 23 như bắc lỗ lai xâm phạm
H 24 như bắc lỗ lai xâm phạm
K 25 vị nghịch lỗ lai xâm phạm
L 26 như nghịch lỗ lai xâm phạm
M 0 0 0 0 0 0 0 0 không chép

Bảng thống kê thứ tư
Những biến động của các chữ trong thơ thất ngôn 4

Nguồn tư liệu Thứ tự các dị bản CHỮ Ghi chú
1 2 3 4 5 6 7
A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
1
2
3
4
5
6
0
nhữ
nhữ
nhữ
nhữ
nhữ
hội
0
đẳng
bối
đẳng
đẳng
đẳng
kiến
0
hành
hành
hành
hành
hành
trần
0
khan
khan
khan
khan
khan
thanh
0
thủ
thủ
thủ
thủ
thủ
tảo
0
bại
bại
bại
bại
bại
thái
0






0






không chép
B1
B2
B3

B4

B5
B6

B7
B8
B9
B10
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
nhữ
nhữ
hội
nhữ
bạch
nhữ
nhữ
bạch
nhữ
nhữ
nhữ
nhữ
nhữ
đẳng
đẳng
kiến
đẳng
nhẫn
đẳng
đẳng
nhẫn
đẳng
đẳng
đẳng
đẳng
đẳng
hành
hành
trần
hồi
phiên
hành
hành
phiên
hành
hành
hành
đồ
hành
khan
khan
tai
khan
thanh
khan
khan
thành
khan
khan
khan
khan
khan
thủ
thủ
tận
tặc
phá
phá
thủ
phá
phá
thủ
thủ
thủ
thủ
bại
bại
tảo
chúng
trúc
bại
bại
trúc
bại
bại
bại
bại
bại


trừ









C 20 nhữ đẳng hành khan thủ bại
D 21 nhữ đẳng hành khan thủ bại
E 22 nhất trận phong vân tận tảo trừ
G 23 hội kiến kinh trần tận tảo trừ
H 24 nhữ đẳng hành khan thủ bại
K 25 nhữ đẳng khô hài hạ táng thu chữ “hạ” có lẽ là chữ “bất”
L 26 nhữ đẳng hành khan thủ bại
M 0 0 0 0 0 0 0 0 không chép

Bảng thống kê thứ năm
Những biến động của các chữ trong thơ thất ngôn 5

Câu Chữ I số dị tự II Số dị tự III Số dị tự IV Số dị tự
1 nam 24* 0 tiệt 15 hoàng 8 đinh 1 2 như 24 vị 1 kinh 1 2 nhữ 19; nhĩ 1 hội 3; chất 1 bạch 2 4
2 quốc 23 bắc 1 1 nhiên 15 thiên 7 phân 1 ninh 1 3 hà 19 kim 6 thôn 1 2 đẳng 19; bối 1 kiến 3; trận 1
nhẫn 2
4
3 sơn 23 phong 1 1 phân 12; dực 1 dĩ 9; tiệt 1 định 1 4 nghịch 20 bắc 5 lang 1 2 hành 17; khô 1 phiên 2; đồ 1 trần 2; sinh 1 hồi 1; phong 1 7
4 hà 23 cương 1 1 định 22 phận 1 chẩn 1 2 lỗ 15 tặc 10 dục 1 2 khan 19; bại 1 thành 2; tai 1 thanh 1; vân
trần 1
6
5 nam 23 các 1 1 tại 24 0 lai 22; thừa 1; xâm 1; chân 1; phạm 1 4 thủ 16; tặc 1; phá 4; tảo 1; tận 3;
hạ 1
5
6 đế 23 biệt 1 1 thiên 24 0 xâm 20; giang 1; công 3; vô 1; nam 1 4 bại 18; thái 1; tảo 3; chứng 1; trúc 2;
táng 1
5
7 cư 24 0 thư 24 0 phạm 19; hậu 1; kích 3; chỉ 1; lược 1;
yếm 1
5 hư 20 trư 3 dư 2 thu 1 3
Cộng 5 11 21 34

* Những con số ghi sau các chữ, chỉ tần số xuất hiện của chữ ấy trong các nguồn tư liệu.

Từ các thống kê trên, ta có thể đi tới một số nhận xét:

1. Ở VĐUL, nguồn tư liệu mà thời gian ra đời tuyệt đối có thể nói là sớm nhất, sự biến động của bài thơ chủ yếu diễn ra ở câu thứ 2 (phân định ≠ định phận) và câu thứ tư (nhũ đẳng ≠ nhữ bối). Ở bản A6, bài thơ thậm chí còn được sáng tác lại hoàn toàn (Nam Bắc phong cương các biệt sư; Tình phân Dực Chẩn tại thiên thư. Kinh thôn lang dục chân vô yếm; Hội kiến trần thanh tảo thái hư).

2. Ở LNCQ, sự biến động của bài thơ diễn ra trong một khuôn khổ lớn hơn về số câu, số chữ và đa dạng hơn về số từ dùng. Nếu ở VĐUL, sự biến động chỉ xảy ra ở câu 2 và cả ở câu 3. Trong mỗi câu như vậy, thành phần biến động cũng rõ ràng nhiều hơn. Thí dụ ở câu 4 bản B3, ta thấy có 3 thành phần biến động: “Hội kiến/ trần tai/ tận tảo trừ”; “Nhữ đẳng/ hồi khan/ tặc chứng hư”. Cũng vậy, ở câu 4 bản B4 có 3 thành phần biến động: “Bạch nhẫn/ phiên thành/ phá trúc dư”; “Nhữ đẳng/hành khan/ phá hại hư”. v.v. Lại có những từ dùng mới như “hoàng thiên” (câu 3 bản B3, câu 2 bản B4…), “dĩ định” (câu 2 bản B1, câu 2 bản B2..), “nghịch tặc” (câu 3 bản B8, câu 3 bản B9…) “bắc lỗ” (câu 3 bản B3, câu 3 bản B4…), “lai công kích” (câu 3 bản B4, câu 3 bản B7…) “thừa giang hậu” (câu 3 bản B6), “hội kiến” (câu 4 bản B8), “bạch nhẫn” (câu 4 bản B4, câu 4 bản B6…), “trần tai” (câu 4 bản B3), “phiên thành” (câu 4 bản B4, câu 4 bản B6), “đồ khan” (câu 4 bản B9) v.v.

3. Ở các bản còn lại, trừ một ít chữ dùng mới như “đinh ninh” (câu 2 bản K), “tiệt định” (câu 2 bản H”, “vị hà” (câu 3 bản K), “kinh trần” (câu 4 bản G)… hoặc một vài câu lạ như “Nhất trận phong vân tận tảo trừ” (câu 4 bản E) “Nhữ đẳng khô hài hạ (đúng ra phải là bất) táng thu” (câu 4 bản K)… phần lớn các biến động khác không ra ngoài phạm vi VĐUL và LNCQ. Sở dĩ như thế là do các sách này, trừ Trương tôn thần sự tích (bản E) có thể có nguồn gốc khác, đều chép bài thơ NQSH và VĐUL hoặc LNCQ.

Tóm lại, trong đời sống xã hội của nó, bài thơ mà chúng ta đang theo dõi không ngừng được sửa sang, không ngừng được tái tạo… và chưa bao giờ thật sự định hình.

MỘT VĂN BẢN KHẢ DĨ XÁC LẬP

Có thể đạt tới một văn bản đáng tin cậy về bài thơ NQSH không?

Do đây là một bài thơ “thần”, lại lưu hành qua truyền thuyết, nên như trên kia đã thấy, thật khó mà tìm thấy một văn bản gốc, một “bộ mặt ban đầu” của bài thơ. Cái mà ta khả dĩ tiếp cận được là kết quả của sự sáng tác tập thể, sự chấp nhận theo thị hiếu số đông… Vậy chỉ có thể căn cứ vào sự sáng tác tập thể, sự chấp nhận của số đông có nghĩa là phương thức tồn tại, lưu truyền của bài thơ để xác lập một văn bản tiêu biểu về nó. Giải quyết theo phương hướng này, ta có thể thành lập bài thơ bằng phương pháp định lượng. Các chữ được chọn cho bài thơ sẽ là những chữ có tần số xuất hiện lớn nhất qua Bảng thống kê thứ năm. Văn bản đạt được sẽ là:

Nam (24/24) quốc (23/24) sơn (23/24) hà (23/24) Nam (23/24) đế (23/24) cư (24/24).

Tiệt (15/24) nhiên (15/24) phân (12/24) định (22/24) tại (24/24) thiên (24/24) thư (24/24).

Như (24/26) hà (19/26) nghịch (20/26) lỗ (15/26) lai (22/26) xâm (20/26) phạm (19/26).

Nhữ (19/26) đẳng (19/26) hành (17/26) khan (19/26) thủ (16/26) bại (18/26) hư (20/26).

Tiếp đến, hãy xét mối quan hệ giữa nội dung và xuất xứ của bài thơ. Theo các nguồn tư liệu cung cấp, đại để có hai thuyết khác nhau về xuất xứ bài thơ. Thuyết thứ nhất cho rằng đối tượng tác động chính của bài thơ là “quân ta”. Bản A1 chép: “Tương truyền vào triều Lý Nhân Tông, quân Tống sang cướp phá. Khi giặc tiến đến địa phương, bề trên sai Thái úy Lý Thường Kiệt dựng rào ven sông (Như Nguyệt, nay là sông Cầu, Hà Bắc) để cố thủ. Một đêm, quân sĩ (của Lý Thường Kiệt) bỗng nghe trong ngôi đền (thờ Trương Hống) có tiếng ngâm thơ lớn (…) Quả nhiên ứng nghiệm”. Các bản A, C, D, E, H đều ghi tương tự(1). Thuyết thứ hai lại có đối tượng tác động chính của bài thơ là “quân địch”. Bản B6 chép “Ngày 30 tháng 12 vào lúc canh ba, trời tối đen mưa to gió lớn nổi lên, quân Tống rụng rời sợ hãi. Bỗng có vị thần chập chờn hiện ra trên không, lớn tiếng ngâm rằng (…) Quân Tống nghe thấy, dẫm lên nhau mà chạy”. Bản K thậm chí còn ghi cụ t hể hơn: “Đêm chừng tiếng trống canh ba, bỗng nổi mưa to gió lớn, trời đất tối đen, giữa đám quân Tống có một người vươn thân to lớn, dõng dạc nói rằng (…). Tướng sĩ nhà Tống nghe thấy kinh hoàng vỡ chạy tán loạn”.

Sự quan niệm không giống nhau trên đây về đối tượng tác động của bài thơ đã dẫn tới những rối rắm trong nội dung một số văn bản. Ngay trong văn bản mà thực tế tư liệu chó thấy dường như được nhiều người ủng hộ nhất qua các đời, vẫn không thoát khỏi tình trạng lúng túng này, nhất là ở 2 câu thơ cuối. Nếu “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” là lời thần nói với “quân ta”, thì “Như đẳng hành khan thủ bại hư” lại là lời thần nói với “quân địch”! Độ ổn định của câu 3 và câu 4 do vậy cũng bị giảm sút rất nhiều so với câu 1 và câu 2 của bài thơ (Bảng thống kê thứ năm cho thấy trong khi câu 1 có 5 dị tự, câu 2 có 11 dị tự, thì câu 3 có 21 dị tự, câu 4 có 34 dị tự).

Để giải quyết những khó khăn vừa nêu, một số bản đã cố gắng điều chỉnh câu 3 và câu 4 theo hướng làm cho logic nội tại của tác phẩm khỏ bị phá vỡ. Chẳng hạn bản A6 dìmg 2 câu “Kình thôn lang dục chân vô yếm; Hội kiếm trần thanh tảo thái hư” (Lòng tham dục, hòng nuốt chửng người ta của lũ sói lang, cá mập thật không bao giờ chán; Rồi sẽ thấy bụi nhơ được quét sạch đến tận tầng không); Bản B4 dùng 2 câu “Như hà Bắc lỗ lai xâm lược; Bạch nhẫn phiên hành phá trúc dư” (Cơ sao giặc Bắc sang xâm lược; Dao sắc rồi đây sẽ chẻ tre); Bản E dùng 2 câu “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm; Nhất trận phong vân tận tảo trừ” (Cớ sao lũ giặc nghịch sang xâm phạm; Gió mây một trận quét tơi bời) v.v. Điều chỉnh như thế (hoặc biết đâu câu thơ vốn dĩ lại không phải là như thế?) sẽ đạt tới sự thống nhất trọn vẹn trong nội dung bài thơ được cất lên tại đền thờ Trương Hống trên bờ Nam sông Cầu, nơi quân sĩ của Lý Thường Kiệt đang chuẩn bị tinh thần để vượt sông samg bờ Bắc tổng công kích quân địch… Giữa các câu điều chỉnh trên, ta có thể chọn trường hợp thứ ba, tức bản E, làm 2 câu cuối cho văn bản mà ta đã sơ bộ xác lập trên kia bằng phương pháp định lượng. Lý do là 2 câu thơ này có nguồn gốc từ Trương vô thần sự tích tức thần phả chép về Trương Hống, vị “tôn thần” được “trao” nhiệm vụ truyền đạt mệnh lệnh xuất quân thiêng liêng.

Nếu những suy nghĩ trên đây về cơ bản có thể chấp nhận được, thì văn bản khả dĩ xác lập cho bài thơ sẽ là:

Nam quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư!
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhất trận phong vân tận tảo trừ!

Tạm dịch:

Non nước phương Nam, vua Nam quản,
Rành rành phân định tại sách trời!
Cớ sao giặc nghịch sang xâm phạm?
Gió mây một trận quét tơi bời!

Bài thơ vừa được xác lập có khác với bài thơ mà hiện nay chúng ta quen dùng ở hai điểm:

1. Câu thứ hai, “phân định” chứ không phải “định phân”, “định phận” tức dịch rõ về “tịnh phận” hay “phận dã” (có thể hiểu như vùng sao, vùng trời… theo quan niệm đất nào sao ấy!). Còn “phân định” là đã phân chia một cách ổn định, không nên thay đổi nữa. Chữ nào kể ra cũng đều có nghĩa, nhưng “phân định” thì hợp niêm luật bài thơ và âm điệu câu thơ đọc lên do đó cũng hay hơn.

2. Câu thứ tư, “Nhất trận phong vân tận tảo trừ” chứ không phải “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”. “Nhữ đẳng hành khan…” thì nội dung bài thơ như trên kia đã nói đâm ra lủng củng. Còn “Nhất trận phong vân…” thì nghe có phần lạ tai, nhưng suy cho cùng đáng được chấp nhận hơn.

T.N

CHÚ THÍCH

(1) Lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb. KHXH, H. 1971, tr.182.

(2) Lịch sử văn học Việt Nam, tập I, Nxb. KHXH, H. 1980, tr.192.

(3) Nguyễn Tài Cẩn: Thử tìm hiểu thêm về bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, Tạp chí Văn học số 4, 1979; Phan Văn Các: Trở lại câu cuối bài thơ “Nam quốc sơn hà”. Ngôn ngữ số 2, 1981; Hoàng Xuân Nhị: Trở lại bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, Ngôn ngữ số 2, 1982.

(4) Xem VĐUL A.751, sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Truyện này còn có các tên gọi khác như: Khước dịch, Ủy dịch nhị đại vương A.47, Nam Bình nhị Trương lục A.335, v.v.

(5) Xem LNCQ A.33, sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Truyện này còn có các tên gọi khác như Trương tướng quân truyện Long Nhãn Như Nguyệt A.2107; Long Nhãn Như Nguyệt truyện A.1200, v.v.

(6) Các bản ở đây được xếp theo thứ tự độ tin cậy, xét về mặt văn bản học (tương đối).

(7) Các bản ở đây được xếp theo thứ tự độ tin cậy, xét về mặt văn bản học (tương đối).

(8) Các sách ở đây được xếp theo trật tự thời gian (tương đối).

(9) Riêng bản E (Trương tôn thần sự tích) tuy cũng chép đối tượng bài thơ là “quân ta”, nhưng lại cho rằng đây là quân sĩ của Lê Đại Hành, chứ không phải quân sĩ của Lý Thường Kiệt. Một vài bản khác như B1, B7, K… cũng chép như vậy. Thực ra thì Lê Hoàn (Lê Đại Hành) có đánh nhau với quân Tống năm 981, dụ bắt được tướng Tống là Hầu Nhân Bảo, nhưng sự việc này xảy ra ở sông Chi Lăng (Lạng Sơn) chứ không phải ở sông Cầu (Hà Bắc), nơi có đền thờ Trương Hống, được gán cho là tác giả của bài thơ NQSH (Xem Việt sử thông giám cương mục Tiền biên, T.III, Bản diễn ca, do Nxb. Văn Sử Địa, H.1957, tr.234).

 

Nguồn: http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/8602v.htm#nghia1 

Nguồn tư liệu Thứ tự các dị bản CHỮ Ghi chú
1 2 3 4 5 6 7
A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
1
2
3
4
5
6
0
nam
nam
nam
nam
nam
nam
0
quốc
quốc
quốc
quốc
quốc
bắc
0
sơn
sơn
sơn
sơn
sơn
phong
0





cương
0
nam
nam
nam
nam
nam
các
0
đế
đế
đế
đế
đế
biệt
0






0






không chép
B1
B2
B3
B4
B5
B6
B7
B8
B9
B10
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
nam
nam
nam
nam
nam
nam
nam
nam
nam
nam
quốc
quốc
quốc
quốc
quốc
quốc
quốc
quốc
quốc
quốc
sơn
sơn
sơn
sơn
sơn
sơn
sơn
sơn
sơn
sơn









nam
nam
nam
nam
nam
nam
nam
nam
nam
nam
đế
đế
đế
đế
đế
đế
đế
đế
đế
đế









C 17 nam quốc sơn nam đế
D 18 nam quốc sơn nam đế
E 19 nam quốc sơn nam đế
G 20 nam quốc sơn nam đế
H 21 nam quốc sơn nam đế
K 22 nam quốc sơn nam đế
L 23 nam quốc sơn nam đế
M 24 nam quốc sơn nam đế

Bảng thống kê thứ hai
Những biến động của các chữ trong câu thơ thất ngôn 2

Nguồn tư liệu Thứ tự các dị bản CHỮ Ghi chú
1 2 3 4 5 6 7
A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
1
2
3
4
5
6
0
tiệt
tiệt
tiệt
tiệt
tiệt
tinh
0
nhiên
nhiên
nhiên
nhiên
nhiên
phân
0
phân
phân
phân
phân
phân
dực
0
định
định
định
định
định
chẩn
0
tại
tại
tại
tại
tại
tại
0
thiên
thiên
thiên
thiên
thiên
thiên
0
thư
thư
thư
thư
thư
thư
0






không chép
B1
B2
B3
B4
B5
B6
B7
B8
B9
B10
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
tiệt
tiệt
hoàng
hoàng
tiệt
hoàng
hoàng
tiệt
tiệt
tiệt
nhiên
nhiên
thiên
thiên
nhiên
thiên
thiên
nhiên
nhiên
nhiên







phân
phân
phân
định
định
định
định
định
định
định
định
định
định
tại
tại
tại
tại
tại
tại
tại
thị
tại
m/chữ
thiên
thiên
thiên
thiên
thiên
thiên
thiên
thiên
thiên
thiên
thư
thư
thư
thư
thư
thư
thư
thư
thư
thư









mất chữ thứ 5
C 17 tiệt nhiên phân định tại thiên thư
D 18 tiệt nhiên phân định tại thiên thư
E 19 hoàng thiên phân định tại thiên thư
G 20 hoàng thiên định tại thiên thư
H 21 hoàng thiên tiệt định tại thiên thư
K 22 đinh ninh định thị thiên thư
L 23 tiệt nhiên phân định tại thiên thư
M 24 tiệt nhiên phân định tại thiên thư

Bảng thống kê thứ ba
Những biến động của các chữ trong câu thơ thất ngôn 3

Nguồn tư liệu Thứ tự các dị bản CHỮ Ghi chú
1 2 3 4 5 6 7
A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
1
2
3
4
5
6
0
như
như
như
như
như
kinh
0





thôn
0
nghịch
nghịch
nghịch
nghịch
nghịch
lang
0
lỗ
lỗ
lỗ
lỗ
lỗ
dục
0
lai
lai
lai
lai
lai
chân
0
xâm
xâm
xâm
xâm
xâm

0
phạm
phạm
phạm
phạm
phạm
yếm
0






không chép
B1
B2
B3

B4

B5
B6

B7
B8
B9
B10
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
như
như
như
như
như
như
như
như
như
như
như
như
như



kim

kim
kim

kim
kim


nghịch
nghịch
bắc
nghịch
bắc
nghịch
nghịch
bắc
nghịch
nghịch
nghịch
nghịch
nghịch
tặc
tặc
lỗ
tặc
lỗ
tặc
tặc
lỗ
tặc
tặc
lỗ
tặc
tặc
lai
lai
lai
lai
lai
lai
lai
xâm
thừa
lai
lai
lai
lai
xâm
xâm
xâm
công
xâm
công
xâm
nam
giang
công
xâm
xâm
xâm
phạm
phạm
phạm
kích
lược
kích
phạm
chỉ
hậu
kích
phạm
phạm
phạm


C 20 như nghịch lỗ lai xâm phạm
D 21 như nghịch lỗ lai xâm phạm
E 22 như nghịch lỗ lai xâm phạm
G 23 như bắc lỗ lai xâm phạm
H 24 như bắc lỗ lai xâm phạm
K 25 vị nghịch lỗ lai xâm phạm
L 26 như nghịch lỗ lai xâm phạm
M 0 0 0 0 0 0 0 0 không chép

Bảng thống kê thứ tư
Những biến động của các chữ trong thơ thất ngôn 4

Nguồn tư liệu Thứ tự các dị bản CHỮ Ghi chú
1 2 3 4 5 6 7
A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
1
2
3
4
5
6
0
nhữ
nhữ
nhữ
nhữ
nhữ
hội
0
đẳng
bối
đẳng
đẳng
đẳng
kiến
0
hành
hành
hành
hành
hành
trần
0
khan
khan
khan
khan
khan
thanh
0
thủ
thủ
thủ
thủ
thủ
tảo
0
bại
bại
bại
bại
bại
thái
0






0






không chép
B1
B2
B3

B4

B5
B6

B7
B8
B9
B10
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
nhữ
nhữ
hội
nhữ
bạch
nhữ
nhữ
bạch
nhữ
nhữ
nhữ
nhữ
nhữ
đẳng
đẳng
kiến
đẳng
nhẫn
đẳng
đẳng
nhẫn
đẳng
đẳng
đẳng
đẳng
đẳng
hành
hành
trần
hồi
phiên
hành
hành
phiên
hành
hành
hành
đồ
hành
khan
khan
tai
khan
thanh
khan
khan
thành
khan
khan
khan
khan
khan
thủ
thủ
tận
tặc
phá
phá
thủ
phá
phá
thủ
thủ
thủ
thủ
bại
bại
tảo
chúng
trúc
bại
bại
trúc
bại
bại
bại
bại
bại


trừ









C 20 nhữ đẳng hành khan thủ bại
D 21 nhữ đẳng hành khan thủ bại
E 22 nhất trận phong vân tận tảo trừ
G 23 hội kiến kinh trần tận tảo trừ
H 24 nhữ đẳng hành khan thủ bại
K 25 nhữ đẳng khô hài hạ táng thu chữ “hạ” có lẽ là chữ “bất”
L 26 nhữ đẳng hành khan thủ bại
M 0 0 0 0 0 0 0 0 không chép

Bảng thống kê thứ năm
Những biến động của các chữ trong thơ thất ngôn 5

Câu Chữ I số dị tự II Số dị tự III Số dị tự IV Số dị tự
1 nam 24* 0 tiệt 15 hoàng 8 đinh 1 2 như 24 vị 1 kinh 1 2 nhữ 19; nhĩ 1 hội 3; chất 1 bạch 2 4
2 quốc 23 bắc 1 1 nhiên 15 thiên 7 phân 1 ninh 1 3 hà 19 kim 6 thôn 1 2 đẳng 19; bối 1 kiến 3; trận 1
nhẫn 2
4
3 sơn 23 phong 1 1 phân 12; dực 1 dĩ 9; tiệt 1 định 1 4 nghịch 20 bắc 5 lang 1 2 hành 17; khô 1 phiên 2; đồ 1 trần 2; sinh 1 hồi 1; phong 1 7
4 hà 23 cương 1 1 định 22 phận 1 chẩn 1 2 lỗ 15 tặc 10 dục 1 2 khan 19; bại 1 thành 2; tai 1 thanh 1; vân
trần 1
6
5 nam 23 các 1 1 tại 24 0 lai 22; thừa 1; xâm 1; chân 1; phạm 1 4 thủ 16; tặc 1; phá 4; tảo 1; tận 3;
hạ 1
5
6 đế 23 biệt 1 1 thiên 24 0 xâm 20; giang 1; công 3; vô 1; nam 1 4 bại 18; thái 1; tảo 3; chứng 1; trúc 2;
táng 1
5
7 cư 24 0 thư 24 0 phạm 19; hậu 1; kích 3; chỉ 1; lược 1;
yếm 1
5 hư 20 trư 3 dư 2 thu 1 3
Cộng 5 11 21 34

* Những con số ghi sau các chữ, chỉ tần số xuất hiện của chữ ấy trong các nguồn tư liệu.

Từ các thống kê trên, ta có thể đi tới một số nhận xét:

1. Ở VĐUL, nguồn tư liệu mà thời gian ra đời tuyệt đối có thể nói là sớm nhất, sự biến động của bài thơ chủ yếu diễn ra ở câu thứ 2 (phân định ≠ định phận) và câu thứ tư (nhũ đẳng ≠ nhữ bối). Ở bản A6, bài thơ thậm chí còn được sáng tác lại hoàn toàn (Nam Bắc phong cương các biệt sư; Tình phân Dực Chẩn tại thiên thư. Kinh thôn lang dục chân vô yếm; Hội kiến trần thanh tảo thái hư).

2. Ở LNCQ, sự biến động của bài thơ diễn ra trong một khuôn khổ lớn hơn về số câu, số chữ và đa dạng hơn về số từ dùng. Nếu ở VĐUL, sự biến động chỉ xảy ra ở câu 2 và cả ở câu 3. Trong mỗi câu như vậy, thành phần biến động cũng rõ ràng nhiều hơn. Thí dụ ở câu 4 bản B3, ta thấy có 3 thành phần biến động: “Hội kiến/ trần tai/ tận tảo trừ”; “Nhữ đẳng/ hồi khan/ tặc chứng hư”. Cũng vậy, ở câu 4 bản B4 có 3 thành phần biến động: “Bạch nhẫn/ phiên thành/ phá trúc dư”; “Nhữ đẳng/hành khan/ phá hại hư”. v.v. Lại có những từ dùng mới như “hoàng thiên” (câu 3 bản B3, câu 2 bản B4…), “dĩ định” (câu 2 bản B1, câu 2 bản B2..), “nghịch tặc” (câu 3 bản B8, câu 3 bản B9…) “bắc lỗ” (câu 3 bản B3, câu 3 bản B4…), “lai công kích” (câu 3 bản B4, câu 3 bản B7…) “thừa giang hậu” (câu 3 bản B6), “hội kiến” (câu 4 bản B8), “bạch nhẫn” (câu 4 bản B4, câu 4 bản B6…), “trần tai” (câu 4 bản B3), “phiên thành” (câu 4 bản B4, câu 4 bản B6), “đồ khan” (câu 4 bản B9) v.v.

3. Ở các bản còn lại, trừ một ít chữ dùng mới như “đinh ninh” (câu 2 bản K), “tiệt định” (câu 2 bản H”, “vị hà” (câu 3 bản K), “kinh trần” (câu 4 bản G)… hoặc một vài câu lạ như “Nhất trận phong vân tận tảo trừ” (câu 4 bản E) “Nhữ đẳng khô hài hạ (đúng ra phải là bất) táng thu” (câu 4 bản K)… phần lớn các biến động khác không ra ngoài phạm vi VĐUL và LNCQ. Sở dĩ như thế là do các sách này, trừ Trương tôn thần sự tích (bản E) có thể có nguồn gốc khác, đều chép bài thơ NQSH và VĐUL hoặc LNCQ.

Tóm lại, trong đời sống xã hội của nó, bài thơ mà chúng ta đang theo dõi không ngừng được sửa sang, không ngừng được tái tạo… và chưa bao giờ thật sự định hình.

MỘT VĂN BẢN KHẢ DĨ XÁC LẬP

Có thể đạt tới một văn bản đáng tin cậy về bài thơ NQSH không?

Do đây là một bài thơ “thần”, lại lưu hành qua truyền thuyết, nên như trên kia đã thấy, thật khó mà tìm thấy một văn bản gốc, một “bộ mặt ban đầu” của bài thơ. Cái mà ta khả dĩ tiếp cận được là kết quả của sự sáng tác tập thể, sự chấp nhận theo thị hiếu số đông… Vậy chỉ có thể căn cứ vào sự sáng tác tập thể, sự chấp nhận của số đông có nghĩa là phương thức tồn tại, lưu truyền của bài thơ để xác lập một văn bản tiêu biểu về nó. Giải quyết theo phương hướng này, ta có thể thành lập bài thơ bằng phương pháp định lượng. Các chữ được chọn cho bài thơ sẽ là những chữ có tần số xuất hiện lớn nhất qua Bảng thống kê thứ năm. Văn bản đạt được sẽ là:

Nam (24/24) quốc (23/24) sơn (23/24) hà (23/24) Nam (23/24) đế (23/24) cư (24/24).

Tiệt (15/24) nhiên (15/24) phân (12/24) định (22/24) tại (24/24) thiên (24/24) thư (24/24).

Như (24/26) hà (19/26) nghịch (20/26) lỗ (15/26) lai (22/26) xâm (20/26) phạm (19/26).

Nhữ (19/26) đẳng (19/26) hành (17/26) khan (19/26) thủ (16/26) bại (18/26) hư (20/26).

Tiếp đến, hãy xét mối quan hệ giữa nội dung và xuất xứ của bài thơ. Theo các nguồn tư liệu cung cấp, đại để có hai thuyết khác nhau về xuất xứ bài thơ. Thuyết thứ nhất cho rằng đối tượng tác động chính của bài thơ là “quân ta”. Bản A1 chép: “Tương truyền vào triều Lý Nhân Tông, quân Tống sang cướp phá. Khi giặc tiến đến địa phương, bề trên sai Thái úy Lý Thường Kiệt dựng rào ven sông (Như Nguyệt, nay là sông Cầu, Hà Bắc) để cố thủ. Một đêm, quân sĩ (của Lý Thường Kiệt) bỗng nghe trong ngôi đền (thờ Trương Hống) có tiếng ngâm thơ lớn (…) Quả nhiên ứng nghiệm”. Các bản A, C, D, E, H đều ghi tương tự(1). Thuyết thứ hai lại có đối tượng tác động chính của bài thơ là “quân địch”. Bản B6 chép “Ngày 30 tháng 12 vào lúc canh ba, trời tối đen mưa to gió lớn nổi lên, quân Tống rụng rời sợ hãi. Bỗng có vị thần chập chờn hiện ra trên không, lớn tiếng ngâm rằng (…) Quân Tống nghe thấy, dẫm lên nhau mà chạy”. Bản K thậm chí còn ghi cụ t hể hơn: “Đêm chừng tiếng trống canh ba, bỗng nổi mưa to gió lớn, trời đất tối đen, giữa đám quân Tống có một người vươn thân to lớn, dõng dạc nói rằng (…). Tướng sĩ nhà Tống nghe thấy kinh hoàng vỡ chạy tán loạn”.

Sự quan niệm không giống nhau trên đây về đối tượng tác động của bài thơ đã dẫn tới những rối rắm trong nội dung một số văn bản. Ngay trong văn bản mà thực tế tư liệu chó thấy dường như được nhiều người ủng hộ nhất qua các đời, vẫn không thoát khỏi tình trạng lúng túng này, nhất là ở 2 câu thơ cuối. Nếu “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” là lời thần nói với “quân ta”, thì “Như đẳng hành khan thủ bại hư” lại là lời thần nói với “quân địch”! Độ ổn định của câu 3 và câu 4 do vậy cũng bị giảm sút rất nhiều so với câu 1 và câu 2 của bài thơ (Bảng thống kê thứ năm cho thấy trong khi câu 1 có 5 dị tự, câu 2 có 11 dị tự, thì câu 3 có 21 dị tự, câu 4 có 34 dị tự).

Để giải quyết những khó khăn vừa nêu, một số bản đã cố gắng điều chỉnh câu 3 và câu 4 theo hướng làm cho logic nội tại của tác phẩm khỏ bị phá vỡ. Chẳng hạn bản A6 dìmg 2 câu “Kình thôn lang dục chân vô yếm; Hội kiếm trần thanh tảo thái hư” (Lòng tham dục, hòng nuốt chửng người ta của lũ sói lang, cá mập thật không bao giờ chán; Rồi sẽ thấy bụi nhơ được quét sạch đến tận tầng không); Bản B4 dùng 2 câu “Như hà Bắc lỗ lai xâm lược; Bạch nhẫn phiên hành phá trúc dư” (Cơ sao giặc Bắc sang xâm lược; Dao sắc rồi đây sẽ chẻ tre); Bản E dùng 2 câu “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm; Nhất trận phong vân tận tảo trừ” (Cớ sao lũ giặc nghịch sang xâm phạm; Gió mây một trận quét tơi bời) v.v. Điều chỉnh như thế (hoặc biết đâu câu thơ vốn dĩ lại không phải là như thế?) sẽ đạt tới sự thống nhất trọn vẹn trong nội dung bài thơ được cất lên tại đền thờ Trương Hống trên bờ Nam sông Cầu, nơi quân sĩ của Lý Thường Kiệt đang chuẩn bị tinh thần để vượt sông samg bờ Bắc tổng công kích quân địch… Giữa các câu điều chỉnh trên, ta có thể chọn trường hợp thứ ba, tức bản E, làm 2 câu cuối cho văn bản mà ta đã sơ bộ xác lập trên kia bằng phương pháp định lượng. Lý do là 2 câu thơ này có nguồn gốc từ Trương vô thần sự tích tức thần phả chép về Trương Hống, vị “tôn thần” được “trao” nhiệm vụ truyền đạt mệnh lệnh xuất quân thiêng liêng.

Nếu những suy nghĩ trên đây về cơ bản có thể chấp nhận được, thì văn bản khả dĩ xác lập cho bài thơ sẽ là:

Nam quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư!
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhất trận phong vân tận tảo trừ!

Tạm dịch:

Non nước phương Nam, vua Nam quản,
Rành rành phân định tại sách trời!
Cớ sao giặc nghịch sang xâm phạm?
Gió mây một trận quét tơi bời!

Bài thơ vừa được xác lập có khác với bài thơ mà hiện nay chúng ta quen dùng ở hai điểm:

1. Câu thứ hai, “phân định” chứ không phải “định phân”, “định phận” tức dịch rõ về “tịnh phận” hay “phận dã” (có thể hiểu như vùng sao, vùng trời… theo quan niệm đất nào sao ấy!). Còn “phân định” là đã phân chia một cách ổn định, không nên thay đổi nữa. Chữ nào kể ra cũng đều có nghĩa, nhưng “phân định” thì hợp niêm luật bài thơ và âm điệu câu thơ đọc lên do đó cũng hay hơn.

2. Câu thứ tư, “Nhất trận phong vân tận tảo trừ” chứ không phải “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”. “Nhữ đẳng hành khan…” thì nội dung bài thơ như trên kia đã nói đâm ra lủng củng. Còn “Nhất trận phong vân…” thì nghe có phần lạ tai, nhưng suy cho cùng đáng được chấp nhận hơn.

T.N

CHÚ THÍCH

(1) Lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb. KHXH, H. 1971, tr.182.

(2) Lịch sử văn học Việt Nam, tập I, Nxb. KHXH, H. 1980, tr.192.

(3) Nguyễn Tài Cẩn: Thử tìm hiểu thêm về bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, Tạp chí Văn học số 4, 1979; Phan Văn Các: Trở lại câu cuối bài thơ “Nam quốc sơn hà”. Ngôn ngữ số 2, 1981; Hoàng Xuân Nhị: Trở lại bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, Ngôn ngữ số 2, 1982.

(4) Xem VĐUL A.751, sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Truyện này còn có các tên gọi khác như: Khước dịch, Ủy dịch nhị đại vương A.47, Nam Bình nhị Trương lục A.335, v.v.

(5) Xem LNCQ A.33, sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Truyện này còn có các tên gọi khác như Trương tướng quân truyện Long Nhãn Như Nguyệt A.2107; Long Nhãn Như Nguyệt truyện A.1200, v.v.

(6) Các bản ở đây được xếp theo thứ tự độ tin cậy, xét về mặt văn bản học (tương đối).

(7) Các bản ở đây được xếp theo thứ tự độ tin cậy, xét về mặt văn bản học (tương đối).

(8) Các sách ở đây được xếp theo trật tự thời gian (tương đối).

(9) Riêng bản E (Trương tôn thần sự tích) tuy cũng chép đối tượng bài thơ là “quân ta”, nhưng lại cho rằng đây là quân sĩ của Lê Đại Hành, chứ không phải quân sĩ của Lý Thường Kiệt. Một vài bản khác như B1, B7, K… cũng chép như vậy. Thực ra thì Lê Hoàn (Lê Đại Hành) có đánh nhau với quân Tống năm 981, dụ bắt được tướng Tống là Hầu Nhân Bảo, nhưng sự việc này xảy ra ở sông Chi Lăng (Lạng Sơn) chứ không phải ở sông Cầu (Hà Bắc), nơi có đền thờ Trương Hống, được gán cho là tác giả của bài thơ NQSH (Xem Việt sử thông giám cương mục Tiền biên, T.III, Bản diễn ca, do Nxb. Văn Sử Địa, H.1957, tr.234).

 

 

 

Online Members

We have 442 guests and no members online

Homepage Data

63363061
Today
Yesterday
All
6206
21056
63363061

Show Visitor IP: 3.94.202.151
04-11-2024 09:26