Đoàn Lê Giang-Lê Quang Trường(*)

Từ cuối thập niên 1980 quan hệ Việt Nam và Nhật Bản bắt đầu nồng ấm trở lại, việc học tập và nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hoá Việt Nam và Nhật Bản được tăng cường. Năm 1990 giới sử học hai nước đã mở hội thảo về Hội An, nơi còn lưu lại nhiều dấu tích về giao thương Việt Nam và Nhật Bản TK.XVII. Trong tập kỷ yếu hội thảo, có bài Nhận thức quốc tế của chúa Nguyễn ở Quảng Nam căn cứ theo Gaiban tsusho (Ngoại phiên thông thư) của Giáo sư Kawamoto Kunie, một nhà Việt Nam học có tiếng của Nhật Bản([1]). Đây là bài viết đầu tiên bằng tiếng Việt giới thiệu về các bức thư trao đổi giữa Mạc phủ Tokugawa (Nhật Bản) và chúa Trịnh, chúa Nguyễn (Việt Nam). Năm 1995, trên Kiến thức ngày nay số Xuân, chúng tôi (Đoàn Lê Giang) có viết bài giới thiệu về nhà thơ Nhật Bản Abe no Nakamaro (TK.VIII), bạn thơ của Lý Bạch lưu lạc đến Việt Nam (bài Một người bạn của Lý Bạch lưu lạc ở Việt Nam)…Ngoại phiên thông thư và Abe no Nakamaro là hai sự kiện quan trọng, nổi bật về quan hệ Việt Nam-Nhật Bản không thể bỏ qua. Từ cuối thập niên 1990 trở đi việc nghiên cứu về quan hệ văn hoá, văn học giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Gần đây, nhân tìm hiểu phần Hán văn trên Nam phong tạp chí, chúng tôi mới phát hiện ra là từ gần 100 năm trước Lê Dư đã nghiên cứu về những chuyện nói trên khá kỹ, chỉ tiếc là ông viết bằng Hán văn, nên ít người chú ý đến.

Toàn cầu hoá là một quá trình lịch sử lâu dài, diễn ra một cách thầm lặng nhưng không thể đảo ngược được giữa các quốc gia, các cộng đồng cư dân khác nhau để nhân loại có thể xích lại gần nhau trong mái nhà chung là trái đất.  Đối với Việt Nam và Nhật Bản cũng như các dân tộc khác, toàn cầu hóa là cơ hội và cũng là thách thức. Trong bối cảnh toàn cầu hóa của thế kỷ 21, nhiều vấn đề đặt ra đối với văn hóa, văn học của mỗi nước mà trung tâm là vấn đề văn học Việt Nam và Nhật Bản đã và sẽ phát triển thế nào trong quá trình ấy? Những người làm nghiên cứu, phê bình văn học cần phải làm gì để góp phần vào sự phát triển đúng hướng của sáng tác và nghiên cứu, phê bình văn học trong tương lai?  

Trong khuôn khổ hội thảo quốc tế “Văn học Việt Nam và Nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa”, vào sáng ngày 21/12/2013, Khoa Văn học và Ngôn ngữ đã tổ chức buổi tọa đàm với đề tài “Sáng tác và giảng dạy sáng tác thơ ca”. Các diễn giả của buổi tọa đàm là nhà thơ, nhà văn Nhật Bản, đồng thời là giáo sư của ĐH Temple (cơ sở ở Nhật Bản) Mariko Nagai, và nhà văn Nhật Chiêu. Nhà thơ Hoa Kỳ, giáo sư Đại học Wyoming Harvey L. Hix tuy không đến tham dự được, nhưng cũng đã gửi bài viết và một số tác phẩm đến buổi tọa đàm. Ngoài ra, các sinh viên hệ cử nhân tài năng của Khoa cũng đã tham gia với một số bản dịch tác phẩm của GS. Nagai và GS. Hix, cũng như trình bày tác phẩm của mình được viết song ngữ Việt – Anh.

Xin trân trọng giới thiệu các bài nói chuyện tại buổi tọa đàm, và các sản phẩm dịch thuật và sáng tác của các bạn sinh viên.

PGS.TS. Trần Thị Phương Phương – TS. Trần Lê Hoa Tranh

Toàn cầu hóa là một cơ hội, nhưng cũng đồng thời là một thách thức lớn đối với văn hóa và văn học của các dân tộc, trong đó có Việt Nam và Nhật Bản. Hội thảo của chúng ta hôm nay là để góp phần, dù chỉ là nhỏ bé nhưng có ý nghĩa, nhằm khắc phục sự tụt hậu của văn hóa, văn học so với tốc độ phát triển toàn cầu của kinh tế, cũng như góp phần kiềm chế một phần tính chất phá hủy của nền kinh tế đó.

Nhân Hội thảo vừa qua, SV hệ Cử nhân tài năng các khóa của Khoa VH&NN có dịch một số bài thơ tiêu biểu của các học giả nước ngoài tham gia Hội thảo.

Trong khuôn khổ hội thảo quốc tế “Văn học Việt Nam và Nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa”, vào sáng ngày 21/12/2013, Khoa Văn học và Ngôn ngữ đã tổ chức buổi tọa đàm với đề tài “Sáng tác và giảng dạy sáng tác thơ ca”. Các diễn giả của buổi tọa đàm là nhà thơ, nhà văn Nhật Bản, đồng thời là giáo sư của ĐH Temple (cơ sở ở Nhật Bản) Mariko Nagai, và nhà văn Nhật Chiêu. Nhà thơ Hoa Kỳ, giáo sư Đại học Wyoming Harvey L. Hix tuy không đến tham dự được, nhưng cũng đã gửi bài viết và một số tác phẩm đến buổi tọa đàm. Ngoài ra, các sinh viên hệ cử nhân tài năng của Khoa cũng đã tham gia với một số bản dịch tác phẩm của GS. Nagai và GS. Hix, cũng như trình bày tác phẩm của mình được viết song ngữ Việt – Anh.

Xin trân trọng giới thiệu các bài nói chuyện tại buổi tọa đàm, và các sản phẩm dịch thuật và sáng tác của các bạn sinh viên.

Danh mục website