Thông báo

Thông tin truy cập

60535167
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
16660
10018
60535167

  • Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh - Một tiểu thuyết gia khác thường

    Ba tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Xuân Khánh công bố đầu thế kỷ 21 là Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng ngàn (2006), Đội gạo lên chùa (2011). Tôi quen biết nhà văn Nguyễn Xuân Khánh từ đầu những năm 1980. Khi ấy đã không còn là Xuân Khánh của các truyện trong tập Rừng sâu (1963), không còn là cây bút đã hào hứng theo chân anh lính chạy bộ suốt đêm từ bến xe Kim Mã lên trả phép đơn vị đóng ở phía trên thị xã Sơn Tây (Một đêm, 1958).  Trên thực tế những năm 1970 - 1980

    Xem chi tiết
  • Gặp nhà văn Nguyễn Văn Xuân

    Từ đầu chuyến đi ngắn ngày đến Quảng Nam - Đà Nẵng, tôi và Vương Trí Nhàn đã bảo nhau thế nào cũng phải tìm gặp ông Nguyễn Văn Xuân. Thực tình, chúng tôi đọc ông còn quá ít, mới chỉ vài bài báo, vài đoạn trích. Nhưng qua một vài anh em văn nghệ, và nhất là qua sách báo nghiên cứu, chúng tôi cảm thấy phải đọc Nguyễn Văn Xuân để hiểu người và đất từ miền Trung trở vào, tựa như phải đọc Sơn Nam để hiểu người và đất Nam Kỳ lục tỉnh. Nhà văn Nguyễn Văn

    Xem chi tiết
  • Nhân 130 năm xuất bản truyện "Thầy Lazarô Phiền"

    Cách nay tròn 130 năm, vào năm 1887, một cuốn truyện viết bằng văn xuôi tiếng Việt nhan đề “Thầy Lazaro Phiền” của tác giả Nguyễn Trọng Quản, do nhà J. Linage, đường Catina, Sài Gòn, xuất bản, ra mắt công chúng. Cuốn sách này, thay vì nổi tiếng từ đầu, đã suýt bị quên lãng. Suốt trong hàng chục năm từ sau khi nó ra đời, không thấy báo chí đương thời nhắc gì đến cuốn truyện này. Hồi năm 1934, nhà in Nguyễn Văn Của ở Sài Gòn in thành sách một bản dịch nhan đề “L’ Histoire

    Xem chi tiết
  • Nhân 130 năm ngày sinh tác giả Phan Khôi (6.10.1887)

      II. SỰ NGHIỆP PHAN KHÔI Như đã nói trên, chính hoạt động báo chí tại Nam Kỳ, tại Sài Gòn những năm 1928-1933 đã làm nên tên tuổi nhà văn, nhà báo, học giả Phan Khôi. Ông xứng đáng được coi như một trong những tên tuổi hàng đầu của văn học và báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Phan Khôi có lúc nói ông tự xem mình là “viên tiểu tưởng của đạo quân bình dân tư tưởng”. (1) Đây là sự tự xác định chính xác, giàu tự trọng tự khiêm của ông. Vốn

    Xem chi tiết
  • Marrism: Một thuyết Lysenko trong ngôn ngữ học

    Ảnh: Con tem có in hình viện sĩ Nikolay Yakovlevich Marr (1865-1934), tác giả của “học thuyết mới về ngôn ngữ”, tuy gây ấn tượng mạnh cho người không phải chuyên gia, nhưng thực chất chứa đựng rất nhiều sai lầm, gượng gạo, thậm chí là hư ngụy. Ngày 20.6.1950 báo “Pravda” tại Moskva đăng bài báo “Chủ nghĩa Marx và ngôn ngữ học” của Stalin, nhà lãnh đạo tối cao của đảng và nhà nước Liên Xô, một động thái trợ giúp một số nhà ngôn ngữ học trẻ nhằm lật đổ “học thuyết mới về ngôn ngữ” của Viện

    Xem chi tiết
  • Một vài ý kiến về việc biên soạn Bách khoa thư văn học *

    1/ Từ khuôn khổ đến sự xác định một số đặc tính của sách bách khoa này − Được biết, Bách khoa thư Văn học được trù định biên soạn lần này nằm trong trên 30 tập Bách khoa thư bằng chữ Việt đang được dự kiến biên soạn đồng thời. Mỗi cuốn sẽ giới hạn trong khoảng trên dưới 1.000 trang khổ lớn (nếu theo khổ “Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam”, 4 tập đã xuất bản, sẽ là khổ 26,5x20 cm)

    Xem chi tiết
  • Trở lại vấn đề trung tâm – ngoại vi

    Bài viết “Văn học nhìn từ lý thuyết trung tâm – ngoại vi” (Văn nghệ, s. 28/2013), của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân, theo tôi, có những kiến giải thiên lệch về chính cặp phạm trù được đưa ra lý giải. Bởi vậy tôi thấy cần thảo luận thêm.

    Xem chi tiết
  • Một tờ tuần báo, mấy nhóm thơ văn (xung quanh tuần báo Bắc Hà những năm 1936 - 38)

    1/ Nói về các nhóm phái văn học ở Việt Nam thời kỳ trước 1945, các nhà nghiên cứu (và các nhà báo thích lặp lại họ) thường chỉ nêu tên mấy nhóm dễ thấy, chẳng hạn nhóm Đông Dương tạp chí, nhóm Nam phong, nhóm Phong hoá-Ngày nay (hay là Tự Lực văn đoàn), nhóm Tân dân, nhóm Tri tân, nhóm Thanh nghị, nhóm Hàn Thuyên… Song hầu như chưa ai thử tiếp cận theo một lối khác, nghiêm chỉnh hơn, ví dụ hãy bắt đầu bằng việc thống kê xem, chẳng hạn, chỉ trên đất Hà Nội thôi,

    Xem chi tiết
  • Giải mã bí mật "Tình già" của Phan Khôi

    (TT&VH) - Như đã biết, cách nay chẵn 80 năm, vào dịp Tết Nhâm Thân 1932, học giả Phan Khôi đã công bố - trên phụ san Tết của báo Đông tây ở Hà Nội rồi kế đó trên tuần báo Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn - bài báo Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ. Bài báo đã đi vào văn học sử Việt Nam như hành động mở đầu phong trào cải cách thơ ca tiếng Việt ở thời hiện đại, - phong trào thơ mới, một phong trào diễn tiến mạnh mẽ, sôi động và đạt thành

    Xem chi tiết
  • Lại Nguyên Ân

    học ngành ngữ văn, khoa Khoa học xã hội (từ 1965 đổi thành khoa Ngữ văn), trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Tháng 6/1968 tốt nghiệp với luận án về văn học sử Việt Nam hiện đại (“Những cơ sở lý luận của sự hình thành chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam hiện đại....

    Xem chi tiết
  • 1
  • 2

Danh mục website