Nguyễn Hàm Ninh: cuộc đời và sự nghiệp thơ văn

Lời giới thiệu:

Ngày 15 tháng 4 năm 2017, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM đã tổ chức bảo vệ luận văn thạc sĩ cho HVCH Nguyễn Thị Bích Đào, đề tài luận văn là: “Tìm hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn Hàm Ninh”. Luận văn do PGS.TS Đoàn Lê Giang hướng dẫn. Luận văn đã có những đóng góp quan trọng trong việc tìm hiểu cuộc đời, văn bản, giá trị thơ văn Nguyễn Hàm Ninh – một nhà thơ quan trọng trong văn học Việt Nam thế kỷ XIX . Học viên đã dịch thuật nhiều tư liệu về tiểu sử và thơ chữ Hán của Nguyễn Hàm Ninh, cũng như đã có một số bài viết trên tạp chí khoa học về tác giả này. Hội đồng nhất trí thông qua luận văn với số điểm 9.37, đạt loại xuất sắc. Website Khoa Văn học xin giới thiệu một phần của luận văn.

 

 

1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Hàm Ninh

1.2.1. Cuộc đời Nguyễn Hàm Ninh

1.2.1.1. Tiểu sử

Nguyễn Hàm Ninh 阮咸寧 (1808-1868) tự Thuận Chi 順之, hiệu Tĩnh Trai 靜齋, Nhâm Sơn 壬山; xuất thân trong gia đình nông dân nghèo có truyn thống hiếu học ở làng Phù Ninh, huyện Bình Chánh (sau cha ông chuyển cả gia đình đến làng Trung Ái (sau đổi thành làng Trung Thuần, nay thuộc thôn Vân Tin, xã Quảng Lưu)), huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; 21 tuổi (1829) đỗ tú tài; 23 tuổi (1831) đỗ thủ khoa k thi Hương ở trường Thừa Thiên (kỳ thi vào tháng 7 năm 1831); làm quan dưới ba triu vua Minh Mạng - Thiệu Trị - Tự Đức, lần lượt trải qua các chức: dạy học tại Quốc Tử Giám (được bổ chức ngay sau khi thi đỗ); năm 1833 nhậm chức Tri huyện Lục Ngạn (làm được một thời gian, đến tháng 5/1833 có tang cha, xin nghỉ chức v cư tang); năm 1836 được vời ra làm Quốc học độc thư (ở đây Nguyễn Hàm Ninh được làm việc trực tiếp với Thái tử Nguyễn Phúc Miên Tông - tức vua Thiệu Trị sau này); năm 1838 lãnh chức Chủ sự Phủ Tôn Nhơn (làm được một thời gian vì phạm lỗi nên bị vua Minh Mạng bãi chức, cho v quê); tháng giêng năm 1841, được vua Thiệu Trị vời ra làm Kiểm thảo sung chức Hành tẩu ở Nội các; mùa đông năm 1845 được chuyển ra Bắc bộ làm chức Phó lang[1]; tháng 5 năm 1846 được thăng quyền Lang trung bộ Lại; tháng 5 nhuận năm 1846 được chuyển sang làm Lang trung bộ Lễ; tháng 10 năm 1846 được điệu bổ quyền Án sát tỉnh Khánh Hòa; tháng giêng năm 1847 bị thuyền Tây bắt, bị cách chức và phát vãng đến hai thành Điện Hải, An Hải (Đà Nẵng) sung làm quân; tháng 7 năm 1847 được khởi phục chức Hàn lâm viện Trước tác làm biên tập trong sở Tu thư. Mùa Thu năm Mậu Thân niên hiệu Tự Đức thứ nhất (1848), khi vừa tròn 40 tuổi, Nguyễn Hàm Ninh bị bệnh, xin cáo quan v quê nhà làm ruộng, bốc thuốc chữa bệnh cứu người và dạy học cho đến khi mất vào ngày 15 tháng 12 năm Đinh Mão (nhằm ngày 9-01-1868), thọ 60 tuổi.

Mộ phần của Nguyễn Hàm Ninh hiện trên đồi nhỏ, có tên Nhâm Sơn, bao quanh là rừng dẻ, hướng mặt về phía hồ Vân Tin ở thôn Vân Tin, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Đại Nam chính biên liệt truyện nhận định v hoạn lộ và văn nghiệp của Nguyễn Hàm Ninh như sau: “Hàm Ninh lấy văn học nổi tiếng (Hàm Ninh nổi tiếng về văn học – TGLV), mà số thì lạ, hễ thăng quan là bị miễn khứ; v thơ văn thời trầm tĩnh hùng mạnh, khi đè nén khi phô trương và sở trường v lối ngũ ngôn. Thương Sơn Công vẫn thường khen, nay có thơ văn tập gọi là Tĩnh Trai” [62, tr.153-154].

1.2.1.2. Gia đình

Theo Nguyễn gia thế phả 阮家世譜 (do gia đình ở Quảng Trạch lưu giữ), Nguyễn Hàm Ninh thuộc đời thứ 5 của dòng họ Nguyễn ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hiển cao tổ khảo, húy Nguyễn Đăng Khoa 阮登科, đỗ tú tài triu Lê là người khởi dựng dòng họ Nguyễn ở Quảng Trạch. Đời thứ hai, Hiển tằng tổ khảo, húy Nguyễn Thương 阮鏘 đỗ tú tài thời Lê. Đời thứ ba, Hiển tổ khảo, húy Nguyễn Súc 阮蓄, tức ông nội của Nguyễn Hàm Ninh, có tài năng văn học, nhưng thi nhiu lần không đậu, sau trở v làm ruộng, đọc sách. Đời thứ bốn, Hiển khảo húy Nguyễn Thiu 阮軺 (1783-26/5/1833) - tức cha Nguyễn Hàm Ninh - ông không đi thi mà ở nhà làm ruộng. Mẹ Nguyễn Hàm Ninh tên Phan Thị Lục 潘氏綠, sinh 1786, người cùng làng. Ông bà có năm người con trai và hai người con gái theo thứ tự như sau: Nguyễn Hàm Ninh 阮咸寧 (1808), Nguyễn Hàm Nghi 阮咸 (sau tránh húy đổi thành Nguyễn Hàm Trực 阮咸, 1811), Nguyễn Thị Bàn 氏盤 (1814), Nguyễn Bin 阮騈 (1816) mất năm 23 tuổi, Nguyễn Thị Hưng 氏興 (1819), Nguyễn Hàm Trạch 阮咸宅 (1822), Nguyễn Hàm Tân 阮咸賓 (1825). Dù cha mẹ Nguyễn Hàm Ninh rất nghèo, nhưng ông bà đã tạo điu kiện cho các anh em Nguyễn Hàm Ninh được học hành đến nơi đến chốn. Và, anh em Nguyễn Hàm Ninh cũng không làm cha mẹ thất vọng bằng các thành tích như: Nguyễn Hàm Ninh đậu thủ khoa k thi Hương ở trường Thừa Thiên mùa Thu năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Nguyễn Hàm Nghi (Nguyễn Hàm Trực) đỗ cử nhân khoa Tân Sửu năm thứ nhất niên hiệu Thiệu Trị (1841) trường thi Thừa Thiên (được bổ làm tri huyện huyện Hưng Nguyên; nổi tiếng thơ văn (có tác phẩm Nàng chuột được truyn tụng), có óc khoa học, kỹ thuật, từng sáng chế tàu, thuyn, máy móc, được nhân dân yêu mến; sau bỏ quan theo nghĩa quân chống chính quyn triu Nguyễn và thực dân Pháp xâm lược, nghĩa quân thất bại, ông mất tích). Nguyễn Hàm Trạch đỗ tú tài năm Bính Ngọ niên hiệu Thiệu Trị thứ 6 (1846).

Khác với những giai thoại truyn tụng trong dân gian, rằng Nguyễn Hàm Ninh là người có tài nhưng tính cách ngông cuồng, ưa chọc người. Nhưng không, thông qua các vần thơ, Nguyễn Hàm Ninh hiện lên là một người đim tĩnh và đức độ; hiếu thảo với cha mẹ, trách nhiệm với vợ con, tình nghĩa với anh em, bạn bè, hàng xóm, đặc biệt luôn đứng v phía những người nông dân bị áp bức.

Dù rằng xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở một min quê nghèo lại lắm thiên tai, nhưng Nguyễn Hàm Ninh đã chăm chỉ “thập niên đăng hỏa” và sớm đđạt: 21 tuổi đỗ tú tài, 23 tuổi vượt qua gần nửa vạn người đđứng đầu bảng k thi hương ở đất thần kinh. Không những học giỏi, Nguyễn Hàm Ninh còn là người con hiếu thảo. Năm 23 tuổi, vừa nhậm chức tri huyện ở Lục Ngạn xa xôi chưa được bao lâu, nghe tin cha mất, ông từ quan v cư tang cha (theo lễ xưa “người hiếu tử đang lúc có tang ba năm, mệnh vua không đến cửa”), dù rằng lúc ấy đã có em trai ở quê nhà. Điu đó cho thấy không chỉ bản thân Nguyễn Hàm Ninh có hiếu mà còn thể hiện nn gia phong mà ông được thừa hưởng.

Trong những năm tháng làm quan xa nhà, hình ảnh mái nhà nơi núi xưa và hình ảnh người mẹ lúc nào cũng hiện diện trong lòng ông. Những lo toan, trằn trọc lo cho mẹ mỗi ngày một già yếu, vợ con nheo nhóc thiếu ăn chẳng lúc nào nguôi trong lòng. Sau hơn hai mươi năm làm quan, khom lưng ở chốn triu đình, ông có thành tựu gì? Ông nói: “Được cái nghèo” [1, tr.35a]. Làm sao mà giữ mình được thanh liêm như thế? Chắc chắn nn gia phong là nhân tố quan trọng hình thành nên nhân cách tốt đẹp trong con người Nguyễn Hàm Ninh.

Tài năng văn chương của Nguyễn Hàm Ninh cũng được thừa hưởng từ huyết thống gia tộc. Ông nội của Nguyễn Hàm Ninh là người giỏi văn chương nhưng không đi thi mà ở quê làm ruộng và nghiên cứu sách vở.

1.2.2. Giai thoại v Nguyễn Hàm Ninh

Giai thoại, thuật ngữ gốc Hán, là những câu chuyện kể hay, gợi được mỹ cảm. Ở nước ta, giai thoại được ghi chép khá phong phú từ thời Lê sang thời Nguyễn. Giai thoại là sản phẩm của dân gian (folklore) ngoài yếu tố “mua vui” nó còn thể hiện nhân tố hiện thực và nội dung tư tưởng - nguyện vọng của nhân dân. “Giai cấp phong kiến càng suy tàn, hệ thống quan liêu càng cồng knh sa đọa, thì tính chất châm biếm, đả kích của giai thoại càng mạnh” [16, tr.55].

Cũng như Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh được người đời gán cho nhiu giai thoại. Trong những giai thoại, Nguyễn Hàm Ninh được mô tả là một người thông minh, đối đáp giỏi và có khả năng xuất khẩu thành thơ nhưng tính tình ngông cuồng. Dù rằng, mục đích của giai thoại là để huyn thoại hóa một con người, xét ở một khía cạnh nào đó, nó có “công” làm cho Nguyễn Hàm Ninh bất tử trong văn hóa dân gian, nhưng nó cũng có “tội” vì xuyên tạc tính cách và khuôn mặt thật của Nguyễn Hàm Ninh. Và, có lẽ vì sống cùng thời, lại có cùng tính cách khảng khái, cho nên giai thoại v Nguyễn Hàm Ninh và Cao Bá Quát cứ lẫn vào nhau như hai con người này là một.

1.2.2.1. Bài thơ Xỉ khiết thiệt (Răng cắn lưỡi)

Bài thơ (có nhiu dị bản) có nội dung như sau: “生我之初爾未生/ 爾生之後我爲兄/ 一堂共享珍甘味/ 何忍相忘骨肉情 (Sinh ngã chi sơ nhĩ vị sinh,/ Nhĩ sinh chi hậu ngã vi huynh./ Nhất đường cộng hưởng trân cam vị,/ Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình?”. Bản dịch được truyn tụng: “Ta ra đời trước chú chửa sinh,/ Chú phận làm em, ta phận anh./ Ngọt bùi sao chẳng cùng san sẻ,/ Mà nỡ quên ngay cốt nhục tình![2].

Người nói tác giả bài thơ trên là Nguyễn Hàm Ninh sớm nhất có lẽ là Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đ trong Đời tài hoa (1938). Sau này, trong Trong 99 chóp núi, tác giả Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đ nhắc lại một lần nữa (tr.29-30). Kế đến Trần Trung Viên trong Văn đàn bảo giám (gồm 3 tập, xuất bản lần đầu từ 1926, đến 1938 mới trọn bộ). Rồi Lãng Nhân Phùng Tất Đắc trong Giai thoại làng Nho (xuất bản lần đầu 1966). Sau đó là Danh nhân Hà Nội, Tập 1 (Hội Văn nghệ xuất bản, 1973)… Gần đây nhất là Lương An trong Tuyển tập Lương An – “Bàn thêm v vấn đ tác giả bài ‘Răng cắn lưỡi’” (2004)… Hầu hết các văn bản trên đu cho rằng hoàn cảnh ra đời bài thơ là sau khi “xảy ra việc vua Tự Đức giết anh là Hồng Bảo vì tội toan cướp ngôi (…). Sau đó, nhân một buổi ngự thiện, vua nhai vô ý cắn phải lưỡi, lin lấy đầu đ “răng cắn lưỡi’ cho đình thần làm thơ. Nguyễn Hàm Ninh dâng bài tứ tuyệt… Vua xem thơ thưởng Nguyễn mỗi câu một lạng vàng vì lời thơ hay, nhưng lại phạt mỗi câu một roi vì ý thơ sâu!” [15, tr.279]; hay “Vào năm 1854, anh vua Tự Đức là Hồng Bảo toan mưu việc tranh ngôi, Tự Đức lin bắt Hồng Bảo tự tận (…). Sau khi (vua Tự Đức – TGLV) cắn phải lưỡi, lin bảo các quan hãy lấy đó mà vịnh một bài thơ. Nguyễn Hàm Ninh tức thì mượn dịp nhắc lại vụ Hồng Bảo một cách bóng gió” [76, tr.882]. K thực, mùa Đông năm 1847, khi vua Thiệu Trị thăng hà (1847) thì mùa Thu năm sau – tức vua Tự Đức nối ngôi được chưa đầy một năm thì Nguyễn Hàm Ninh đã quyết định cáo quan v quê nhà (1848). Trong khi đó, vụ Hồng Bảo xảy ra vào năm 1854 thì làm sao Nguyễn Hàm Ninh còn có dịp gặp vua mà nói. Còn như nhận định của nhà nghiên cứu Lương An cho rằng Răng cắn lưỡi ra đời có thể từ đầu năm 1848” [6, tr.506] (lúc này Nguyễn Hàm Ninh chưa cáo quan) – tức là ngay năm thứ nhất vua Tự Đức lên ngôi (1848), thì với chức quan khiêm tốn của Nguyễn Hàm Ninh liệu có được ngồi mâm trên cùng với vua hay không? Hơn nữa, Nguyễn Hàm Ninh lại vừa bị phạt nặng ở vụ bị tàu Tây bắt khi làm Án sát ở tỉnh Khánh Hòa, thì liệu Nguyễn Hàm Ninh có dám “nhắc nhở” vua như thế không? Ngay việc “đánh mỗi roi và thưởng mỗi chữ một lạng vàng”, như Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đề nêu, đã tố câu chuyện mang màu sắc hoang đường. Chúng tôi ngờ rằng, Răng cắn lưỡi là sản phẩm của dân gian. Nguyễn Hàm Ninh sinh thời nổi tiếng hay chữ, lại giỏi xuất khẩu thành thơ, có khả năng Vâng lời họa ngay trong bàn tiệc” (Tức tịch ứng giáo thứ vận 卽席應教次韻) và là người có khí phách, do vậy mà người đời gán cho ông ứng đáp “Răng cắn lưỡi” với vua Tự Đức chăng?

Đáng chú ý là, Nguyễn Nghiệp trong Cao Bá Quát (Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1982), khi nói đến vị vua tự phụ là Tự Đức đã kể ra chuyện Răng cắn lưỡi nhưng cũng tỏ ra nghi ngờ mà không ghi tác giả là Nguyễn Hàm Ninh, mà chỉ nói là của một viên quan ở nội các, vì cho rằng “giai thoại nào mà chả có những chỗ hư cấu khá phi lý của nó” [56, tr.151]. Gần đây nhất, năm 2014, trong Giai thoại văn học Việt Nam (quyển 2) (do GS Kiu Thu Hoạch chủ biên, biên soạn, Nxb KHXH, Hà Nội, tr.48-49) lại cho rằng bài thơ Răng cắn lưỡi là của Nguyễn Đăng Hành (GS Kiu Thu Hoạch dẫn theo Chuyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn, bản in Nhà hàng AUG.BOCK, 1888). Đó cũng là một ý kiến.

1.2.2.2. Câu đối “Tử năng thừa phụ nghiệp/ Thần khả báo quân ân

Trong Đời tài hoa, tác giả Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đ cho biết chi tiết thú vị như sau:

Năm 1838 (Mậu Tuất) lúc lên giữ chức Tôn Nhơn phủ chủ sự, cụ thấy trên điện Thái Hòa sáng rực hai câu đối sơn son thiếp vàng: ‘Tử năng thừa phụ nghiệp/ Thần khả báo quân ân 子能承父業/ 臣可報君恩’ (Con thừa được nghiệp cha/ Tôi trả tròn ơn chúa). Cụ lin lấy bút phê bên cạnh: Tối hảo! Tối hảo! Cương thường điên đảo. Thần Nguyễn Hàm Ninh phụng khảo (…). Sau vua Minh Mạng nhìn thấy, triệu cụ vào, hỏi sao dám bảo ‘cương thường điên đảo’ thì cụ tâu rằng chữ tử đứng trước chữ phụ, chữ quân nằm sau chữ thần. Ngài bắt chữa lại, thì cụ đọc:  Phụ nghiệp tử năng thừa/ Quân ân thần khả báo (…) làm cho đức Minh Mạng sẵn lòng phục cụ, lại càng phục thêm. [13, tr.10].

Trong khi đó, Xuân Diệu trong Bình luận các nhà thơ cổ điển Việt Nam; Hoàng Ngọc Phách – Kiu Thu Hoạch trong Giai thoại văn học Việt Nam (Nxb Văn học, 1988); Nguyễn Đắc Xuân trong bài viết “Cao Bá Quát thời ở kinh đô Phú Xuân” in trong Cao Bá Quát - tham luận hội thảo (Nxb Văn học – Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2004, tr.139-140) hay Nguyễn Tiến Đoàn trong “Tùy bút v Cao Bá Quát” in trong Cao Bá Quát - tham luận hội thảo (Nxb Văn học – Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2004, tr.71-81)… đu cho rằng đôi câu đối trên được vua Tự Đức treo ở điện Cần Chánh và được Cao Bá Quát chữa lại.

Vậy cuối cùng người sửa câu đối nói trên là Nguyễn Hàm Ninh hay Cao Bá Quát? Tác giả Sở Bảo trong bài “Râu nọ cằm kia – Kẻ nào đã nhận vơ mấy món ấy bỏ vào kho quốc văn của mình” (in ở báo Trung Bắc chủ nhật, số 13 (26 Mai - 1940), tr.30-31. Dẫn theo Cao Bá Quát: Tư liệu – bài viết từ trước tới nay) [68, tr.113-116] đã cho biết câu đối trên là của Khâu Văn Trang, một vị danh thần đời Minh; được in trong sách Hải Nam nhân vật chí. Nhà nghiên cứu Tảo Trang trong “Một số tài liệu v thơ văn Cao Bá Quát”; TS Nguyễn Ngọc Quận trong luận án Sáng tác của Cao Bá Quát trong tiến trình văn học dân tộc [61, tr.104] cũng từng đưa ra dẫn chứng để bác câu đối trên không phải của Cao Bá Quát mà là của một tác giả Trung Quốc.

Ý nghĩa của giai thoại trên là gì? Tại sao vua Tự Đức (hay Minh Mạng) là một vị vua nổi tiếng sính chữ, sính thơ phú mà lại bị Nguyễn Hàm Ninh (hay Cao Bá Quát) sửa thơ? Điu đó cho thấy một sự châm biếm của nhân dân đối với vua. Và họ đã tin tưởng mượn một người tài hoa và uy tín là Nguyễn Hàm Ninh (hay Cao Bá Quát) để phát ngôn.

Liên quan đến việc sửa câu đối trên, trong Đời tài hoa, tác giả Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đ cho biết thêm, sau khi được Nguyễn Hàm Ninh sửa câu đối, vua Minh Mạng càng sủng hạnh Nguyễn Hàm Ninh và càng được sủng hạnh thì Nguyễn Hàm Ninh lại càng trở nên “quá lắm” [13, tr.10], không coi các ông lớn trong triu đình ra gì. Nhân vị quan lớn hống hách nhưng có dáng người thấp sinh con trai, Nguyễn Hàm Ninh lin viết câu đối để châm chọc: “Bất nguyện ngô nhi đại quá nhân,/ Đãn nguyện ngô nhi như phụ thân. Dịch: Con ta lọ ước lớn hơn ai,/ Ước được bằng cha đã chán chơi!” [13, tr.11]. Thoạt nghe tưởng chúc v sự nghiệp, nhưng k thực Nguyễn Hàm Ninh có ý chê v hình dáng. Câu đối trên, theo chúng tôi có lẽ là sản phẩm mua vui trong lúc trà dư tửu hậu của một cụ đồ nào đó, chứ nhất định không phải xuất phát từ khẩu tài của Nguyễn Hàm Ninh. Phẩm hạnh của Nguyễn Hàm Ninh không cho phép ông nói ra những lời tầm thường đó.

1.2.2.3. Nguyễn Hàm Ninh bị tàu phương Tây bắt chứ không phải bị tàu Trung Hoa lừa

Chi tiết Nguyễn Hàm Ninh bị lái buôn người Trung Quốc lừa xuống thuyn và bắt v Trung Quốc được Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đ kể trong Đời tài hoa, đại ý như sau: Năm 1846, khi Nguyễn Hàm Ninh mới nhậm chức Án sát tỉnh Khánh Hòa khoảng chừng một tháng thì có hai người Trung Quốc bảo là qua nước ta du lịch, nghe tiếng cụ là một học giả trứ danh nên xin yết kiến. Vì tưởng hai người kia là bậc quân tử, mến chữ nghĩa nên Nguyễn Hàm Ninh tiếp đãi rất tử tế. Trước lúc v nước, hai người kia đưa kiệu mời Nguyễn Hàm Ninh xuống thuyn uống chén rượu, khi Nguyễn Hàm Ninh chếnh choáng say thì mới phát hiện thuyn đã ra khơi hướng v Trung Quốc. Thì ra đó là kế sách trả thù, vì trước kia khi Nguyễn Hàm Ninh còn làm ở nội các, hai người đem theo một thuyền sách bán cho triu đình, nhưng bằng tài đọc một lần là thuộc, Nguyễn Hàm Ninh đã xuống thuyền đọc sách và v cho người chép lại mà không mua sách của họ (để tiết kiệm ngân sách cho triều đình). Không bán được sách nên chúng đâm ra oán giận và tìm cách trả thù. (…) Sang đến Trung Quốc, may nhờ gặp gia đình một người Trung Quốc mà trước kia Nguyễn Hàm Ninh từng giúp khi họ sang Việt Nam, nên họ đã bỏ tin ra chuộc cụ và giúp tin cho cụ v nước.

Sau Đời tài hoa, các sách như: Lịch văn học Việt Nam sơ giản (in lần thứ hai) -  Phần “Nguyễn Hàm Ninh” do Văn Tân viết (tác giả Văn Tân & Nguyễn Hồng Phong, Nxb Khoa học - UBKHNN, Hà Nội, 1963, tr.288-291); Từ điển văn học Việt Nam (bộ mới) – Phần “Nguyễn Hàm Ninh” của tác giả Nguyễn Lộc (do ĐĐức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá,… chủ biên, Nxb Thế giới, 2005, tr.1139-1140); Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII-hết thế kỷ XIX), tái bản lần thứ 7 (tác giả Nguyễn Lộc, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr.128-130);… đu chép Nguyễn Hàm Ninh bị thuyn buôn bắt chở sang Trung Quốc, đến khi v nước bị triu đình cắt chức đày vào Đà Nẵng sung quân.

Trong khi đó Đại Nam thực lục (“Chính biên – Đệ tam kỷ - Quyển LXIV, Thực lục v Hiến tổ chương hoàng đế”) chép:

Đinh Mùi, Thiệu Trị năm thứ 7 (1847), mùa xuân, tháng giêng [63, tr.954]. (…) Thự án sát tỉnh Khánh Hòa là Nguyễn Hàm Ninh có tội bị mất chức. Ninh, lúc mới đến nhậm chức, có đi lễ (các nơi) chùa cổ, đn thiêng, nghe nói có một chiếc thuyn của người Tây dương đến đỗ ở ngoài bể, trong thuyn chỉ có độ 16 người. Ninh bảo thuộc hạ rằng: ‘Ta nghe nói người Tây dương rất có lòng tốt, không ngại gì, nhân tiện đến để yên ủi’. Ninh mới ủy người tìm chúng lên bờ, tặng cho một thanh đoản kiếm, rồi cho thuyn v trước. Kế đó Ninh cùng với thự Phó vệ úy Vũ Thành, Tri huyện huyện Vĩnh Xương Hoàng Minh và hơn 20 người viên bin, cùng xuống thuyn. Vừa ngồi yên, người Tây dương thốt nhiên cầm dao súng sấn đến trói cả lại, tra khảo đòi tin bạc, làm đủ mọi thứ khổ nhục. Ninh thế không làm sao được, đâm đầu xuống biển tự tận. Người Tây dương lại cứu sống lại, giữ hơn 19 ngày, yêu sách không được, mới tha cho v. (Thuyn Tây dương) lại giương buồm mà đi. Việc đến tai vua. Vua than rằng: ‘Người Tây dương đến đó, chỉ là kiếm củi lấy nước mà thôi. Nguyễn Hàm Ninh là một viên quan to ở tỉnh, không có duyên cớ gì mà khinh thường đến, để mắc mưu chúng! Thân danh của Ninh vẫn không đáng kể, nhưng còn quốc thể thì sao?’. Lập tức sai bắt Ninh khóa tay, giải v, giao cho bộ Hình trị tội. Đến khi án dâng lên, Ninh và Vũ Thành, Hoàng Minh đu bị cách chức, phát vãng đến hai thành Điện Hải, An Hải sung làm quân. Bố chính Ngô Văn Địch, Lãnh binh Đỗ Tiệm không ngăn ngừa trước khi xảy việc, đu phải giáng một cấp. Bổ Lang trung bộ Binh Đặng Bá Văn làm án sát tỉnh Khánh Hòa. [63, tr.962-963].

Như vậy đã rõ. Chính sử do các quan trong triu chép và chép ngay lúc đương thời thì đáng tin, còn giai thoại dù sao cũng chỉ là truyn tụng. Mục đích của giai thoại trên cũng là để nói lên một điu, Nguyễn Hàm Ninh là người hay chữ, có tài đọc một lần là nhớ và sức nhớ trăm kinh vạn quyển.

1.2.2.4. Bài thơ Ức mai (Nhớ hoa mai) và mối tình của Nguyễn Hàm Ninh với công chúa Mai Am

Bài thơ Ức mai có nội dung như sau: “Lâm đường tạc dạ sóc phong xuy,/ Tiểu các thanh hàn độc tọa trì./ Địch lý quan sơn sầu cựu khúc,/ Thủy biên ly lạc nhận tin kỳ./ Hương nam tuyết bắc vô phương tấn,/ Nguyệt địa vân giai hữu mộng ty./ Dục bả tân từ viễn tương tặng,/ Mỹ nhân uyển tại thủy chi my.” (Bờ rậm[3] đêm qua gió bấc đưa,/ Gác con lạnh lẽo tựa canh thừa./ Quan san tiếng sáo buồn xoang cũ,/ Ly lạc bên sông lỗi hẹn xưa./ Tuyết Bắc hương Nam không tin tức,/ Mây thềm trăng chái vẫn tơ mơ./ Đường xa muốn gởi phong thơ mới,/ Người đẹp nơi kia nước lững lờ. - Hải Thạch dịch) [57, tr.155].

Bài thơ trên tương đối nổi tiếng vì nó được coi là minh chứng cho mối tình của Nguyễn Hàm Ninh với công chúa Mai Am. Trong Đời tài hoa, tác giả Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đ cũng suy luận Nguyễn Hàm Ninh đặt tên bài thơ là “Ức mai” chính là “nhớ hoa mai”, tức là “nhớ Mai Am” và giải thích việc công chúa Mai Am “xin” [13, tr.52] đưa bài thơ ấy vào tập thơ của mình là vì muốn “lưu lại ít dấu thơm của Nguyễn Hàm Ninh trong sách của mình để làm kỷ niệm (…)” [13, tr.52]. Đồng thời còn khẳng định: “Ấy biết: tuy hoa đã có chủ rồi mà đối với cụ, bà Mai Am (…) vẫn chưa nỡ dứt hẳn mối tình” [13, tr.53].

Nhưng thật lạ, bài thơ Ức mai có trong Diệu Liên thi tập của Mai Am mà lại không thấy trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích saoTĩnh Trai thi sao của Nguyễn Hàm Ninh. Và chẳng lẽ Nguyễn Hàm Ninh tự khen thơ mình: Chữ ‘ức’ k diệu ở chỗ bất tức bất ly, thật sự là biện pháp hữu hiệu trong phép vịnh vật” [93].

Vậy có “một mối tình trong những dòng thơ ấy[4]” hay không? Và bài thơ ấy có thực là của Nguyễn Hàm Ninh?

Căn cứ theo lời khen của Hà Đình Nguyễn Thuật: “Ngâm đáo Ức mai thanh vận tuyệt, bất phương biệt hiệu tác Mai Am 吟到憶梅清韻絕, 不妨別號作梅庵” (Ngâm đến thơ Ức mai thấy vần điệu thanh cao tuyệt diệu, nữ sĩ thật không hổ lấy biệt hiệu Mai Am) [57, tr.156] mà chắc chắn rằng bài thơ Ức mai là của công chúa Mai Am. Hơn nữa, Đỗ Thị Hảo trong “Một vài nghi vấn được giải đáp qua việc nghiên cứu văn bản Diệu Liên thi tập” in trên Tạp chí Hán Nôm, 4/1993 cho biết thêm: “Khi đ tựa Diệu Liên thi tập, Thương Sơn cũng đã viết: “… Tập thơ có hai bài Thức hương, Ức mai rất hay. Đó là những vần thơ Mai Am làm ngay trong tiệc rượu cùng bè bạn’”.

Trước đây, nhà nghiên cứu Lương An cũng từng hiểu nhầm Ức mai là của Nguyễn Hàm Ninh. Sau này, chính Lương An cũng đã đính chính: “nói như vậy thiếu căn cứ xác đáng. Xin bạn đọc cho phép được đính chính và trả lại bài thơ cho Mai Am”. [6, tr.348].

Tóm lại, giai thoại là “những câu chuyện có tính điển hình mang biểu tượng hai mặt (symbole équiyoque). Người nghe có thể rộng đường suy luận và học ở đó một sự khôn ngoan nào đó như trong chuyện cổ tích” [67, tr.74]. Tiếng nói mà nhân dân gán cho Nguyễn Hàm Ninh đối đáp với vua chính là tiếng nói dân chủ, tiếng nói của con người dám “cách mạng”, dám bứt phá cái tôn ti đóng băng của của chế độ phong kiến “vua là trời”. Thái đđó càng có giá trị trong ngày nay. Còn việc nhầm lẫn v tư liệu, do nước ta trải qua nhiu cuộc chiến tranh, biến cố nên văn bản rất “rối rắm” như GS Trần Nghĩa từng nhận xét. Song, thiển nghĩ đó cũng chính là mảnh đất tốt cho khoa học văn bản phát triển.

Sở dĩ dành nhiu trang để nói v giai thoại là vì cho đến nay, phần nhiu người đời chỉ biết đến Nguyễn Hàm Ninh qua giai thoại. Nhưng những giai thoại đó lại không phải là khuôn mặt thật của Nguyễn Hàm Ninh, không phải tính cách, nhân cách của Nguyễn Hàm Ninh. Đọc những áng thơ còn sót lại, thấy hiện lên một Nguyễn Hàm Ninh hoàn toàn khác: chân thành, thắm thiết, đôi khi có sự đè nén cảm xúc. Đành rằng, giai thoại làm cho Nguyễn Hàm Ninh sống trong dân gian, nhưng có lẽ với tấm lòng ấy, với nhân cách ấy, chắc chắn ở suối vàng Nguyễn Hàm Ninh cũng không vui lòng.

1.2.3. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Hàm Ninh

1.2.3.1. Tác phẩm viết bằng chữ Nôm

Tương truyền, Nguyễn Hàm Ninh sáng tác nhiều thơ, văn và hát nói bằng chữ Nôm. Nay đã mất. Hiện chỉ còn ba tác phẩm chữ Nôm được tác giả Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đ giới thiệu trong Đời tài hoa ở các trang: 26; 27 & 57-61.

(1) Nhớ ơn vua: viết theo thể hát nói, gồm 13 câu. Nội dung bài thơ, theo Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đ, thể hiện lòng biết ơn của Nguyễn Hàm Ninh đối với những đặc ân mà vua Minh Mạng và Thiệu Trị đã nhiu lần ưu đãi mình. [13, tr.26]

(2) Tức cảnh ở chợ Trời Sơn Tây: viết theo thể thất ngôn bát cú. Bài thơ được cảm tác khi Nguyễn Hàm Ninh đi qua chợ Trời ở Sơn Tây. Bốn câu đầu tả cảnh ở chợ Trời. Bốn câu sau từ chợ Trời liên hệ đến sự “bán lợi mua danh” ở chợ đời.

(3) Phản thúc ước: gồm 111 câu Nôm bin ngẫu, được Nguyễn Hàm Ninh viết khi cáo quan v quê nhà, nhằm chống lại sự giả dối, khoe khoang của bản Thúc ước do bọn quan lại ở địa phương soạn, dùng trong các dịp lễ tế thần, bắt dân phải thuộc. Trong đó, mọi thói hư, tật xấu của bọn cường quyn được phơi bày đến từng chi tiết.

1.2.3.2. Tác phẩm viết bằng chữ Hán

  1. nh Trai thi tập (hay Nhâm Sơn thi tập): Đã mất
  2. Dược sư ngẫu đ: Đã mất
  3. Danh biên tập lục 名編輯錄: hiện lưu ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, mang ký hiệu A.369, gồm 53 tờ, 116 trang, khổ 21x31cm, chép thơ, văn, biểu, tấu của vua tôi triu Nguyễn, như: Minh Mệnh, Nguyễn Trung Mậu, Nguyễn Hàm Ninh, Lý Văn Phức, Hà Tông Quyn, Ngô Thế Vinh, Phan Thanh Giản… Trong phần thơ vịnh thập cảnh ở chốn kinh thành Nguyễn Hàm Ninh có 10 bài.
  4. nh Trai thi sao 靜齋詩抄: hiện lưu ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Phòng Tư liệu Khoa Văn học & Ngôn ngữ - ĐH KHXH-NV TP.HCM có bản sao), mang ký hiệu A.2820, gồm 22 tờ, 44 trang, khổ 27.5x16.5cm, gồm 66 bài thơ (61 đề mục). Trong đó, 15 bài (12 đề mục) trùng với các bài thơ có trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao 靜齋小草摘抄.
  5. nh Trai tiểu thảo trích sao 靜齋小草摘抄: hiện lưu ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Phòng Tư liệu Khoa Văn học & Ngôn ngữ - ĐH KHXH-NV TP.HCM có bản sao), mang ký hiệu VHv.104, 58 tờ, 116 trang, khổ 29x16.5cm, gồm 239 bài thơ (168 đ mục).

1.3. Một số vấn đề về văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao của Nguyễn Hàm Ninh

1.3.1. Thời điểm ra đời

Các bài thơ trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao (VHv.104) không ghi rõ năm tháng sáng tác, nhưng căn cứ vào việc đối chiếu tiểu sử của tác giả, nhan đ bài thơ và nội dung đ cập mà xác định được phần nào thời điểm sáng tác.

V thời điểm ra đời tập thơ, căn cứ vào chữ Thời được thay bằng chữ Thần ở toàn bộ tập thơ do kỵ húy với tên Nguyễn Phúc Thì 阮福時 của vua Tự Đức mà xác định tập thơ Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao 靜齋小草摘抄 được ra đời vào thời Tự Đức, do chính Nguyễn Hàm Ninh soạn như trang 1a ghi rõ:壬山阮咸寧順之著 Nhâm Sơn Nguyễn Hàm Ninh Thuận Chi trước”.

1.3.2. Sự sai biệt v từ ngữ trong văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao

Ngoài chữ tác giả viết chệch để tránh húy thì chúng tôi nhận thấy có nhiu chỗ chép nhầm chữ. Ví dụ: Bài Tạp cảm 雜感, trang 19b, câu 8 nguyên văn viết “如何反 Như hà phản trà độc”, chữ “trà độc” vô nghĩa, nghi là “đ độc ”, có nghĩa: làm hại, sát hại. Từ điển Thiu Chửu có chép: “đđộc 荼毒” làm hại; như “đđộc sinh linh 荼毒生靈” là làm hại giống sinh linh. Kê Khang nước Ngụy đời Tam Quốc trong Đại sư châm có câu: “Tần hoàng đđộc/ Họa lưu tứ hải 秦皇/ 禍流四海” (Vua Tần làm hại/ Họa trải bốn biển). Ngược lại, trang 47b, ở nhan đề bài thơ Nhận được thư của ông Nguyễn (Văn Chấn) làm quan Đại trung thừa tỉnh Quảng Yên gửi tặng trà Ô Long, thư đến còn trà mất, vui đ thư gửi lại 得廣安大中丞阮公(文振)書寄餉烏龍茶書至而茶亡戱題却寄 thì chữ trà chép nhầm thành Đồ. Hai chữ Trà và Đồ có tự dạng gần giống nhau nên rất dễ nhầm. Tương tự, chữ Ô văn bản chép nhầm thành Điểu. Vì thực tế có trà Ô Long chứ không có trà Điểu Long. Hay trong bài Thôn cư tức mục tứ thủ, K 2 村居即目四首, 其二, trang 16a ở câu 4: 繭初成又插 Sào kiển sơ thành hựu sáp ương” (Kéo tơ vừa xong lại cấy mạ). Chữ “ ương” nguyên trong văn bản chép là có tự dạng +. Có lẽ chép nhầm từ bhòa thành bộ y . Thiển nghĩ, chữ này phải là Sáp ương 插秧 (cấy lúa (bằng mạ)) mới hợp văn cảnh. Trang 33a 幾度換新條 (Thùy dương kỷ độ hoán tân điu), chữ (cây dương, cùng họ với cây liễu)  trong nguyên văn viết (khí dương). Xét v nghĩa, phải là thì mới hợp với vế sau (thay chồi non (hoán tân điu)), nhất là nhắc đến liễu để tả tình biệt ly.

Ngoài ra, có lẽ do quan niệm “văn hành công khí” nên trong bài Tạp thi tam thủ, K 2 詩三首, 其二, trang 5b, từ câu 7-10: “古交松栢心/ 今交桃李顏/ 古人去不返/ 古道挽不還” (Cổ giao tùng bách tâm,/ Kim giao đào lý nhan./ Cổ nhân khứ bất phản,/ Cổ đạo vãn bất hoàn.) giống với bốn câu  (10-12) trong bài Biệt Lý Châu Khanh, nhị thủ, K 1 別李周卿二首,其一 của Nguyên Hiếu Vấn 元好問 (1190-1257) nhà Kim bên Trung Hoa, mà tác giả không có chú thích.

Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao cũng sử dụng nhiu chữ dị thể, song tôn trọng hình thức văn bản và tinh thần thời đại (theo khảo sát các văn bản cùng thời, chúng tôi đu thấy xuất hiện các chữ dị thể như thế), do đó chúng tôi vẫn để những chữ ấy trong phần nguyên tác và có cước chú. Ví dụ: Trang 3a ở bài Sơn hành 山行, câu 4, chữ Sấu (Thấu) được viết dị thể là ; câu 8, chữ Sài được viết dị thể là . Trang 7b, chữ Tiên được viết dị thể là ; chữ thôn được viết dị thể là . Trang 27b chữ Phật được viết dị thể là . Trang 28a, chữ Nho được viết dị thể là (chữ Nôm cũng viết )…

1.3.3. Sự sai biệt v từ ngữ trong các bài thơ đã được dịch

 Qua khảo sát sơ bộ bước đầu hai bản dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Hàm Ninh, tuy ít nhưng đã có sự sai biệt.

a/ Khảo sát Đời tài hoa của Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đ.

Chẳng hạn: Bài 聽雨 Thính vũ (Nghe tiếng mưa) trong Đời tài hoa (1938) của Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đ có nội dung giống như bài 不寐 Bất mị (Trằn trọc không ngủ) ở trang 2a trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao (VHv.104) và ở trang 14a trong Tĩnh Trai thi sao (A.2820). Chỉ khác 2 chữ:

- Câu 4: Tĩnh Trai tiểu thảo trích saoTĩnh Trai thi sao đu chép: “端居空 Đoan cư không phục tình” (Tạm dịch: Ở yên ổn không thấu hết được tình cảnh), trong khi đó Đời tài hoa ghi là: “端居空 Đoan cư không phủ tình” và dịch: “Giường cao ôm bụng ngồi” (Sđd, tr.24). Chúng tôi thiên v “phục tình” hơn là “phủ tình”. Thứ nhất, căn cứ vào cả hai văn bản gốc đu viết là “phục”. Thứ hai, “phục tình” là thi từ quen thuộc. Xưa Đỗ Phủ có câu: “Thanh sơn không phục tình” (trong bài Phụng Tế dịch trùng tống Nghiêm công tứ vận) và Lý Bạch cũng có câu: “T ca không phục tình” (trong bài Sa Khâu thành hạ ký Đỗ  Phủ).

- Câu 6: Tĩnh Trai tiểu thảo trích saoTĩnh Trai thi sao đu chép: “西未休兵 Tây nhưỡng vị hưu binh” (Min Tây vẫn chưa dừng binh đao), trong khi đó Đời tài hoa viết là “Tây nhượng vị hưu binh 西讓未休兵” và dịch: “Tây nhượng giặc làm trời” (Sđd, tr.24). Nguyên văn 西壤 Tây nhưỡng, tức vùng đất phía tây, chỉ min Tây Nam Bộ. Bản trong Đời tài hoa chép là 西 Tây nhượng: tức nhường cho Tây, và chú là chỉ sáu tỉnh Nam Bộ. Vậy “Tây nhưỡng 西” hay “Tây nhượng 西”? Ở đây không xét về địa danh lịch sử mà chỉ xem v hình ảnh, phép đối của bài thơ cũng đủ xác tín rằng “Tây nhưỡng 西” mới đúng. “Tây nhưỡng 西” ở câu 6 đối với “Bắc k” ở câu 5. và k (cùng có bộ “thổ ”) đu chỉ cõi đất, vùng đất.

V nhan đ bài thơ, thiển nghĩ Bất mị 不寐 (Trằn trọc không ngủ) hợp với nội dung bài thơ hơn 聽雨 Thính vũ (Nghe tiếng mưa). Bởi vì hình ảnh bài thơ không chỉ có mưa mà cuối bài thơ hiện lên ánh sao Bắc Đẩu chiếu sáng. Thời gian trong bài thơ tiệm tiến từ tối đến sáng, từ lúc mưa rồi tạnh mưa, đến khi bầu trời quang đãng. Chứng tỏ thi nhân đã thao thức suốt đêm.

Tương tự như trên, bài Tĩnh Trai tam thủ 靜齋三首 ở trang 3a và trang 3b trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao có nội dung giống với Cừ khê thảo đường, tam thủ 渠溪草堂三首 trong Đời tài hoa (Sđd, tr.12). Và, chỉ trong ba bài gồm 24 câu mà có đến 26 chữ khác biệtSự sai biệt như trên, có lẽ do cụ Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đ phiên âm từ bản Tĩnh Trai thi tập được viết bằng lối chữ thảo, rất khó đọc nên có sự nhầm lẫn chăng? (Được biết, bản này cách đây 10 năm vẫn còn, nay đã mất).

b/ Khảo sát Tổng tập văn học Việt Nam (trọn bộ 42 tập, Tập 15, Nxb KHXH – Trung tâm KHXH Quốc gia, tr.566-568).

Tổng tập văn học Việt Nam chỉ dịch được 5 bài (3 đề mục) nhưng cũng có nhiu vấn đ v văn bản cần quan tâm. Ở đây chỉ nêu vài chữ sai biệt. Chẳng hạn, bài Văn Tham tán Gia Định quân vụ Nguyễn (Duy) Các lão trận vong, tam thủ 聞參贊嘉定軍務阮()閣老陣亡, 三首, trang 56a. K 1, câu 4: “Văn địch ức Tuy Dương 憶睢陽” (Nghe tiếng sáo mải nhớ thành Tuy Dương). Bản Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 15, tr.564 phần nguyên văn chữ Hán viết là địch nhưng phiên âm thành là lưu. Câu 7-8: Trong văn bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao, trang 56a chép là: “傷辰嘆舊/ 凄絕哀章 Thương thần kiêm thán cựu,/ Thê tuyệt bát ai chương” (Tạm dịch: Đau thương việc thời nay cùng than khóc việc thời trước,/ Cõi lòng se sắt (khóc) tám nỗi đau thương) thì trong Tổng tập văn học Việt Nam, trang 563 ghi: 傷辰嘆舊/ 凄絕入哀章 Thương thần thán cựu,/ Thê tuyệt nhập ai chương” và dịch là: “Đau chuyện ngày nay nên chẳng than chuyện cũ làm gì,/ Lời buồn não nùng đành len vào khúc thương” (Sđd, tr.563).

Chúng tôi thiên về chữ dùng trong bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao hơn. Thứ nhất, dựa vào nguyên chú của tác giả ở cuối câu 7, tr.56a: “見杜八哀詩序 Kiến ĐBát ai thi tự”. Nghĩa là: Xem Lời tựa bài thơ Bát ai thi (Thơ v tám nỗi buồn đau) của Đỗ Phủ. Nguyễn Hàm Ninh đã nhắc đến Bát ai thi của Đỗ Phủ thì không thể hiểu là “nhập ai chương” (len vào khúc thương được). Thứ hai, trong Hán văn, như một quy luật, nếu tác giả đã dùng chữ động đến điển tích, thì bắt buộc phải hiểu theo điển tích, không thể hiểu chệch theo ý mình được. Trở lại câu thơ, nguyên văn 嘆舊 Thán cựu (than vãn chuyện xưa) vốn xuất xứ từ câu “Thán cựu hoài hin 歎舊懷賢” (Than khóc thời xưa nhớ đến bậc hin tài) trong Lời tựa cho Bát ai thi của Đỗ Phủ. Trong Bát ai thi, Đỗ Phủ hồi ức lại tám vị danh tướng anh hùng: Vương Tư Lễ 王思禮 (?-761), Lý Quang Bật 李光弼 (708-764), Nghiêm Vũ 嚴武 (726-765), Lý Tấn 李璡 (?-750), Lý Ung 李邕 (674-746), Tô Nguyên Minh 蘇源明 (?-764), Trịnh Kin 鄭虔 (691-759), Trương Cửu Linh 張九齡 (678-740) với lòng thương cảm: Thương thời đạo tặc vị tức. Hứng khởi Vương công, Lý công, thán cựu hoài hin, chung ư Trương tướng quốc傷時盜賊未息. 興起王公, 李公, 歎舊懷賢, 終於張相國…” (Thương cảm cho thời thế giặc cướp chưa ngừng. Khởi hứng từ Vương công, Lý công, than khóc thời xưa nhớ đến bậc hin tài, cuối cùng là Trương Tướng quốc…). Vì vậy, chúng tôi tin chữ “kiêm” (khóc cùng chuyện cũ) trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao là hợp về ý nghĩa hơn là chữ “vô” (chẳng than chuyện cũ) trong Tổng tập văn học Việt Nam. Từ đó mới thấy được mối đồng cảm của tác giả với người hiền xưa.

K 2, câu 2, Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao, trang 56a ghi rõ: “君家世生 Quân gia gian thế sinh” (Anh đây sinh giữa thời loạn lạc). Trong khi đó, bản Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 15, phần nguyên văn chữ Hán, trang 564 viết là:  “君家世生 Quân gia vấn thế sinh” và dịch là “Anh sinh ra là đúng với câu trả lời của thời thế” (Sđd, tr.566) kèm theo chú thích của người dịch: “Đáp đúng câu hỏi đời: nguyên văn: vấn[5] thế là hỏi đời; Dương Cự Nguyên có câu thơ khen Lý Quảng: Vấn thế chân phi tướng (hỏi đời thì được trả lời đó là vị tướng tài). Ý ca ngợi Nguyễn Duy là tướng giỏi”.

Vậy cuối cùng là gian (giữa, trong khoảng) hay vấn (hỏi)? Kỳ thực, ngay cuối câu 2, trang 56a trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao tác giả Nguyễn Hàm Ninh đã chú như sau: “楊巨原()贈李光顏詩: ‘弟兄世眞飛將’ Dương Cự Nguyên tặng Lý Quang Nhan thi: ‘Đệ huynh gian thế chân Phi tướng’”. Nghĩa là: Câu thơ Dương Cự Nguyên (đời Đường) tặng Lý Quang Nhan: ‘Anh em giữa đời thật là vị tướng giỏi’ (Phi tướng, tức Phi tướng quân, biệt danh của Lý Quảng 李廣, vị võ tướng giỏi cưỡi ngựa bắn cung nổi tiếng thời Hán). Và chúng tôi tra lại trong Toàn Đường thi thì quả thật Dương Cự Nguyên có câu thơ: “弟兄世眞飛將 Đệ huynh gian thế chân Phi tướng”.

Ngoài ra, câu 8 trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao, trang 56a, chép: “鍾磬一 Chung khánh nhất thanh thanh” (Tiếng chuông, tiếng khánh cùng ngân lên đều đều), còn trong Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 15, tr.564 viết là  “鍾磬一 Chung khánh nhất phong thanh và dịch là: “Tưởng nghe như hồi chuông khánh theo gió vọng về”.

Trong bài Tức sự di chư đồng chí tam thủ, K 3 即事貽諸同志三首, 其三, bản Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao, trang 50a ghi: “霖諒匪他 Vi lâm lượng phỉ tha” (Làm nên trận mưa dầm thiết nghĩ chẳng phải ai khác) thì bản Tinh tuyển văn học Việt Nam do PGS-TS Hoàng Hữu Yên chủ biên, Nxb KHXH, 2004, tr.607 chép: “霖諒匪他 Thương lâm lượng phỉ tha” và dịch là: “Người làm ra mưa rào nhà Thương đâu phải là kẻ khác” đồng thời có cước chú: “Vua Cao tông nhà Ân (Thương) được Phó Duyệt, một vị tướng giỏi, giúp việc trị nước. Cao Tông thường nói với ông ta: ‘Ví như đại hạn thì ta dùng ngươi làm trận mưa rào’” (Sđd, tr.607).

Phần giới thiệu về Nguyễn Hàm Ninh trong Tinh tuyển Văn học Việt Nam cho biết, ba bài thơ (Cảm sự; Lệ Sơn Xuân Vọng; Tức sự di chư đồng chí, tuyển kỳ 3) được rút từ hai tập Tĩnh Trai thi sao Nhâm Sơn thi tập. Tuy nhiên, chúng tôi tìm trong Tĩnh Trai thi sao thì không có ba bài thơ giới thiệu ở trên. Như vậy, ba bài thơ trên được rút ra từ Nhâm Sơn thi tập nhưng Nhâm Sơn thi tập đã thất lạc, hiện không còn lưu ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Do đó, chúng tôi không có căn cứ để đối chiếu với Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao. Đặc biệt, cả Tinh tuyển Văn học Việt NamTổng tập văn học Việt Nam khi giới thiệu tác phẩm của Nguyễn Hàm Ninh cũng chỉ nhắc đến Tĩnh Trai thi sao, Nhâm Sơn thi tập chứ không nhắc đến Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao. Vì vậy, chúng tôi ngờ rằng, bài thơ Văn Tham tán Gia Định quân vụ Nguyễn (Duy) Các lão trận vong, tam thủ 聞參贊嘉定軍務阮()閣老陣亡, 三首 được giới thiệu trong Tổng tập văn học Việt Nam cũng được rút từ Nhâm Sơn thi tập, cho nên mới có sự khác biệt một số từ ngữ so với Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao.

Tất cả những ai đến với Nguyễn Hàm Ninh chắc chắn đu có tấm lòng ái mộ đối với ông. Và, mục đích giới thiệu tác phẩm của Nguyễn Hàm Ninh đến người đọc cũng là mong muốn lan tỏa cái lòng ái mộ của mình sang những người khác. Nếu nói “sai dấu phẩy, hỏng câu thơ” thì theo logic ấy, sai một từ hỏng bài thơ?! Nhưng vấn đ tiếp xúc văn bản cổ gặp nhầm lẫn là điu khó tránh. Vả chăng, chính những sai biệt đó đôi khi lại trở thành điu thú vị cho các nhà nghiên cứu v văn bản học.

1.3.4. Bảng thống kê tác phẩm thơ chữ Hán của Nguyễn Hàm Ninh trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao

Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao gồm 239 bài thơ (168 đề mục). Trong đó, có 15 bài thơ (12 đề mục) trùng với Tĩnh Trai thi sao. Cho tới nay chỉ có 19 bài thơ (14 đề mục) trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao và 2 bài thơ (2 đề mục) trong Tĩnh Trai thi sao được dịch.

Trong nội dung luận văn, chúng tôi sử dụng 128 bài thơ (115 đề mục) trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao và 14 bài thơ (11 đề mục) trong Tĩnh Trai thi sao làm dẫn chứng (+). Phần dịch nghĩa, ngoài mượn hai câu thơ trong bài Dạ thính nhi tụng Đỗ Phủ do Đỗ Văn Hỷ dịch làm dẫn chứng (tr.57), thì tất cả những câu thơ/bài thơ dẫn trong luận văn và giới thiệu ở phần Phụ lục của Nguyễn Hàm Ninh đều do chúng tôi tạm dịch từ nguyên văn chữ Hán. Phần Phụ lục, chúng tôi phiên âm, dịch nghĩa 15 bài thơ (4 đề mục) của Nguyễn Hàm Ninh gửi cho Tùng Thiện Vương chép trong Tĩnh Trai tiểu thao trích sao (+).


[1] Chi tiết này dựa vào nhan đề bài thơ Ất Tỵ trọng Đông, cải thiên Bắc Bộ phó lang, phục mông Thương Sơn Thượng Công phủ huệ đoản chương, triếp cảm thuộc họa [1, tr.8a] mà biết, nhưng không rõ ông nhậm chức ở tỉnh nào.

[2] Dị bản: “Ngã sinh chi sơ,  nhữ vị sinh,/ Nhữ sinh chi hậu ngã vi huynh./ Kim triều hạnh hưởng cao lương vị,/ Hà nhẫn độc thương cốt nhục tình.” và dịch: “Tớ sinh, người chửa ra đời,/ Ngươi sinh sau tớ, tớ thời làm anh./ Hôm nay ăn uống ngon lành,/ Mối tình cốt nhục, sao đành hại nhau? [26, tr.48-48].

[3] Nguyên văn 林堂 Lâm đường: nhà ở trong chốn rừng sâu, ý chỉ nhà của người ẩn cư. Ở đây, Hải Thạch dịch “bụi rậm” là đi hơi xa nguyên tác.

[4] Tên bài báo của Lương An. “Một mối tình trong những dòng thơ ấy” được in trên Tạp chí Sông Hương (6), tháng 4/1984 cho rằng bài thơ Ức mai là bài thơ tình của Nguyễn Hàm Ninh gửi cho công chúa Mai Am.

[5] Trong nguyên văn, Sđd, tr.566, do lỗi vi tính chép nhầm “vấn thế” thành “văn thế”, vì vậy ở câu trên chúng tôi sửa thành “vấn thế” cho đúng với nguyên văn chữ Hán mà người dịch giới thiệu.

Thông tin truy cập

60421321
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
2296
6820
60421321

Thành viên trực tuyến

Đang có 234 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website