Đưa tư tưởng văn học Việt Nam vào diễn đàn tư tưởng văn học thế giới

Tranh minh họa thơ Hồ Xuân HươngTranh minh họa thơ Hồ Xuân Hương

Chúng tôi không phải là những người đầu tiên làm việc này. Nhiều người Việt nam trước chúng tôi đã viết bài bằng tiếng nước ngoài hoặc chính những ngưòi  nước ngoài, nhất là những nước vì nhiều lý do lịch sử đã dính líu sâu đậm vào thời cuộc Việt nam như Trung quốc, Pháp, Hoa kỳ, Liên xô. Nhiều người thuộc các quốc gia đó đã viết về lịch sử văn hoá văn học Việt nam.

 Có người đưa ra lối nhìn độc đáo trái ngược với lối nhìn quen thuộc. Chẳng hạn M.E.Villard viết bài biên khảo về văn chương An nam, thơ và ca dao dân gian ( Etude Sur la Littérature Annamite, Poésie et Chants Populaires đăng trong tạp chí Excursions et Reconnaissancesố 8-1880 in lại năm 1882 impr.du gouvernememnt Saìgòn.) Trong bài này Villard cho rằng Lục văn Tiên là một tác phẩm vô danh và thật là nhầm lẫn nếu gán cho Nguyễn đình Chiễu là tác gỉa vì Nguyễn Ðình Chiểu chỉ là soạn gỉa một bản được sao chép lại theo tiếng Nam Kỳ, còn chính bản gốc Lục Vân Tiên là một anh hùng ca, xuất phát từ thời thượng cổ ở Miền Bắc, sâu sắc về tư tưởng phản ảnh những giá trị nhân loại có tính cách phổ biến, còn về mặt văn chương thì tuyệt vời, trong khi truyện Kiều theo Villard chỉ là phóng tác theo 1 truyện Trung quốc có tính cách của 1 truyện phong tình tương tự truyện Justine của Pháp : "Nguyễn Đình Chiễu là tác giả 1 bản Lục Vân Tiên bằng chữ Nôm, nhưng về xuất xứ Lục Vân Tiên được biết đến ở Bắc Kỳ từ thời thượng cổ có thể do những người hát dạo sáng tác và truyền miệng. Sự kiện đó giải thích tại sao tôi có nhiều bản văn hơi khác nhau."

Rất tiếc tác giả đưa ra những khẳng định như vậy mà không giới thiệu các văn bản khác nhau mà ông nói đang có trong tay. Ước mong có những nhà biên khảo ở Pháp tìm đến gia đình con cháu của ông có thễ giữ những bản Nôm Lục vân Tiên "Xem Nghi Vấn Về Tác Giả Lục Vân TiênNguyễn Văn Trung, báo Khởi Hành số 45 tháng 7-2000 Hoa Kỳ,  và Tạp Chí Văn Học Viện Văn Học Hà Nội, tôi chưa tìm ra số báo đã gửi cho tôi.

Những người sống ở miền nam sau 1955 sẻ thú vị nếu được đọc những bài biên khảo gần đây của các nhà nghiên cứu Nga như viện sĩ Riplin, tiến sỹ Niculin và học gỉa người pháp Françoise Correze, Henry  Lopes phó tổng giám đốc UNESCO có những bài viết sâu sắc thú vị về Hồ Xuân Hương (theo Mai Quốc Liên, Bàn Lại Chuyện Xuân Hương, Tuần Báo Văn Nghệ, số 7, không ghi được năm tháng). Nhưng cũng thật tiếc nhiều nhà biên khảo về tôn giáo, Phật gíao, Kitô giáo, tín ngưỡng Dân Gian, không lưu tâm đến Việt Nam có người theo đạo Phật, đạo Chúa và có nhiều tín ngưỡng Dân Gian như các nơi khác, chẳng hạn giáo sư Stephen Teiser  viết bài : "Ghost And Ancestors In Medieval Chinese Religion : The Yu-lan Pèn Festival Of Morturary Ritual" ( Vong Hồn Và Tổ Tiên Trong Tôn Giáo Trung Quốc Thời Trung Cổ, Lễ Vu Lan Bồn Xét Như Một Nghi Thức Tang Lễ ) đăng trong tạp chí History of Religions, ÐH Chicago số tháng 8-1986. Nhà nghiên cứu nghi thức Kinh Vu Lan Bồn Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nhưng không nhắc đến Việt Nam vùng Đông Nam Á như thể Việt Nam  không có nhiều người theo đạo Phật.

Ở Việt Nam  lễ Vu Lan được tổ chức trọng thể như lễ Phật Đản, có đọc Kinh Vu Lan Bồn bằng chữ Phạn nhưng cũng có Kinh Vu lan phóng tác bằng chữ quốc ngữ theo thể thơ cổ 4 chữ nôm na dễ hiểu. Ðó là phần đóng góp của Phật giáo Việt Nam vào Phật giáo quốc tế. Tìm hiểu rộng hơn, cũng phải ghi nhận trong sách Kinh Công Giáo của một vài địa phận miền Bắc có Kinh Cầu Hồn diễn tả bằng thể thơ bốn chữ cấu trúc lời kinh tương tự Kinh Vu Lan Bồn quốc ngữ. Kinh cầu hồn này khác hẳn Kinh Vực Sâu phóng tác theo ca vịnh Deprofundis bằng tiếng La tinh. Ðó là phần đóng góp của đạo Chúa ở VN vào văn học Công Giáo thế giới.Giáo sư Larissa Tracy làm một luận án tiến sĩ về Women of the Legende : A Selection of Middle English Saints Lives, Dublin xuất bản 2003, nói về ba Thánh Nữ được rút ra từ bộ Golden Legend của Jacobus Voragin sưu tầm và biên soạn từ thế kỷ 13 thời trung cổ cốt truyện của ba thánh nữ này Theodora, Marina,Margaret Pelagia thật giống nhau. Giáo sư sẽ ngạc nhiên nếu được biết ở Việt Nam có truyện Quan Âm Thị Kính trong truyền thống Phật Giáo và cốt truyện này y hệt cốt truyện Ba Thánh Nữ Tây Phương và giáo sư sẽ thích thú hơn nếu được biết thêm một trong ba Thánh nữ thời Trung Cổ Âu Châu Theodora được giới thiệu không phải bằng tiếng La tinh hay các tiếng Âu Châu nhưng bằng chữ Nôm vào thế kỷ 17 do Linh mục Dòng Tên Maiorica, sang giảng đạo ở Việt Nam đã phóng tác một bản nào đó bộ truyện các Thánh của Voragine vì bộ này có nhiều bản văn khác nhau với số lượng truyện nhiều ít khác nhau. Theo Philiphe Bỉnh, một Linh mục VN chết lưu vong ở Bồ Đào Nha thì bản Nôm các Thánh truyện do một Hoà thượng theo đạo Chúa cộng tác chặt chẽ với Maiorica.

Nhà thần học người Ðức nổi tiếng biên khảo một công trình gồm hai tập nguyên bản tiếng Ðức có bản dịch Pháp Văn về Phân Tâm Học và Khoa Chú Giải Eugen Drewermann : Tiefenpsychologie and Exegese, bản dịch tiếng Pháp: Psychanalyse et Exegèse, tome1.  La vériré des formes: rêves, mythes, contes, sagas, et légendes. Tome 2. La vérité des œuvres et des paroles, miracles, visions, prophéties, apocalypses, récits, histoires, paraboles. Paris, Seuil 2002 và 2002. Trong bộ biên khảo này, tác giả có ý chứng minh lời Chúa không phải chỉ được mặc khải và truyền đạt trong Kinh Thánh các sách Thần Học mà qua những biểu lộ của tín ngưỡng Dân Gian như các giấc mơ thần thoại truyền thuyết, phép lạ, ngụ ngôn…. Thật tiếc tác giả đã sưu tầm và sử dụng rất nhiều tài liệu về tín ngưỡng Dân Gian của hầu hết các nước thuộc năm châu nhưng không để ý đến Việt Nam mặc dâù Việt Nam có tục thờ kính năm Thánh Mẫu thuộc tín ngưỡng Dân Gian rất phổ biến và từ khi đạo Chúa được đưa vào Việt Nam từ những thế kỷ XVI, XVII, Việt Nam có thêm thánh mẫu Maria, không phải đối tượng của thần học Thánh Mẫu mà là đối tượng của tín ngưỡng Dân Gian qua việc sùng kính các Ðức mẹ La Vang, Bến tre, Trà Kiệu như đức mẹ Lộ Đức, đức mẹ Fatima. Người theo đạo Phật hay chỉ tin tín ngưỡng Dân Gian có thể đến một đền thờ thánh mẫu Liễu Hạnh để xin con cầu tự cũng như người công giáo có thể đến đền thờ đức mẹ La Vang để xin cầu tự. Những sự tích thực ra là những truyền thuyết về Quan Âm Thị Kính của Việt Nam và các Quan Âm Thị Kính của Tây Phương, tạo thành truyện của nhà Chùa và nhà Chúa giống nhau khít khao không thể không làm cho người đọc tìm hiểu tại sao như vậy. Những tìm hiểu bước đầu của chúng tôi đã cho thấy nổi bật lên vấn đề người đàn bà trong kinh thánh, kinh phật và trong các xã hội cổ xưa có người theo đạo Chuá và đạo Phật. Tại sao người đàn bà trong những xã hội đó phải giả trai làm quan để đi thi hay đi tu? Tại sao trước những bỏ vạ cáo gian, người đàn bà lại nhẫn nhục chịu đựng trong thầm lặng cho đến chết mà không thanh minh tự biện hộ và sau cùng tại sao những người trong cộng đoàn nhà Dòng, nhà Chùa lại dễ dàng tin theo những bỏ vạ cáo gian không chịu tìm hiểu và quyết định đuổi người chị em của mình ra khỏi Nhà Dòng nhà Chùa mà để họ nuôi con cho đến chết.

Việc tìm  hiểu đưa đến những quan niệm của đạo Chúa về tội lỗi, đền tội và của đạo Phật về luật nhân qủa, những nghiệp chướng của một kiếp người; nhưng cuối cùng giáo lý khác nhau của hai đạo đều đưa đến một thái độ giống nhau trước thử thách.Xin đưa ra một trường hợp khác : Jean Paul Sartre và Hồ Xuân Hương. Người đọc có thể thắc mắc làm sao quan niệm được có một mối liên hệ nào giữa hai tác giả khác nhau về nền văn hóa và sự nghiệp văn học? Trước hết xin thưa chúng tôi đi vào công trình tìm hiểu này là những người đã có một quá khứ hàng mấy chục năm nghiên cứu giảng dạy ở đại học về triết học văn học và đã  chỉ nhận ra mối liên hệ giữa hai tác giả kể trên về cuối đời của mình; ngoài ra chúng tôi muốn làm việc này một cách thật nghiêm chỉnh, còn thành công thuyết phục được người đọc hay không là một chuyện khác. Một sự kiện gợi ý cho chúng tôi làm việc nghiên cứu đối chiếu này là báo chí Pháp đã ra những số đặc biệt kỷ niệm 100 năm (1905-2005) ngày sinh của J.P Sartre. Nhân dịp kỷ niệm này người ta nhìn lại cuộc đời sự nghiệp văn học của Sartre và vì chúng tôi đã từng viết, dạy về Sartre mấy chục năm trước đây cũng muốn nhìn lại Sartre trong khuôn khỗ văn học Việt Nam. Sau khi Sartre qua đời 1980 phần lớn những gì ông đã viết về chính trị liên quan đến thời đại của ông bị ám ảnh chi phối bởi chủ nghĩa Mác và phong trào Cộng Sản và thái độ của ông đối với Mác, Cộng Sản có nhiều sai trái lệch hướng lỗi thời nên không được nói tới nữa chỉ còn con người và điều đáng qúy nổi bật là tấm lòng quảng đại hào hiệp của Sartre. Những số tiền lớn ông nhận được về bản quyền, ông không dùng để mua lâu đài, những bức tranh mắc tiền theo nếp sống trưởng gỉa mà ông rất gớm ghét; nhưng bất cứ ai đoàn thể hay phong trào nào đến gõ cửa nhà ông yêu cầu giúp đỡ về tiền bạc đều được như ý. Ði ăn tiệm ông tỏ  ra rất hào phóng về tiền (bo). Về già khi chết ông không còn tiền theo lời kể của Bernard Henry Levy trong Le siècle de Sartre. Người ta chỉ chú ý tới các tác phẩm văn học và triết học  đặc biệt cuốn L’Être et le Néant khó đọc khó hiểu vì Sartre tạo ra nhiều từ ngữ mới để tìm hiểu cấu trúc của ý thức con người, nhưng đi từ mô tả những thái độ nếp sống hàng ngày của mọi người trong chúng ta. Một mô tả nổi tiếng là về người hầu bàn trong quán cà phê. Bản thân người này không sinh ra là người hầu bàn nhưng anh đã chọn làm nghề này để sinh sống và anh phải đóng vai trò người hầu bàn đúng như ý chủ và khách hàng chờ đợi ở anh (Il joue à être un garçon de café). Thực ra ai củng đóng vai trò nhân vật theo cái nhìn của người khác của xã hội đã qui định nếu không muốn bị mất việc bị chỉ trích chê trách. Do đó con người sống với người khác bị lệ thuộc caí nhìn của người khác để tồn tại không phải được sống theo ước muốn tự do của mình. Nhưng có trường hợp người ta muốn sống đóng vai hai nhân vật để hưởng lợi của cả hai mặc dầu đã lựa chọn đóng vai một nhân vật nhưng lại làm như thể chưa lựa chọn để có thể đóng vai một nhân vật khác. Sartre đã mô tả thái độ gọi là ăn hai mang hay nói theo tiếng pháp jouer sur les deux tableaux . Trong l’Être et Le Néant, Sartre mô tả một người đàn bà có hẹn hò với một người đàn ông. Nàng tính toán nếu không đi thì mất cái thú một buổi hẹn hò; nếu đi có thể phải đi tới quyết định một lựa chọn. Cuối cùng nàng quyết định đi nhưng sẽ làm như thể không quyết định dấn thân với người đàn ông. Ðến chỗ hẹn hò hai người nói chuyện và điều gì phải đến đã đến. Người đàn ông cầm tay người đàn bà. Nếu rút tay ra thì mất thú vị nhưng cứ để tay trong tay người đàn ông thì điều đó có thể biễu lộ một quyết định lựa chọn dấn thân. Người đàn bà không rút tay nhưng lúc đó đưa người đàn ông vào những chuyện trên trời dưới đất như thể cả hai chỉ là hai tâm trí tinh thần không phải hai thân xác với những bàn tay nóng hổi nắm vào nhau. Sở dĩ làm được như vậy vì theo Sartre ý thức con người có khả năng phủ nhận nghĩa là có thể tự lừa dối rồi lừa dối người khác và sau cùng tin sự lừa dối đó là thật. Sartre gọi đó là thái độ ngụy tín.  Ngụy tín nghĩa là không muốn có lựa chọn dứt khoát để hưởng thụ cái lợi của cả hai thái độ. Trong đời sống hàng ngày thái độ bắt cá hai tay thường hay xảy ra hoặc tự ý hoặc bó buộc trong một chế độ phải sống hai mặt hai con người.

Sartre đưa ra phân tách về cái nhìn của tha nhân về sự lệ thuộc vào cái nhìn của tha nhân và thái độ nguỵ tín nhưng bản thân ông giải quyết thế nào trong chính cuộc đời của ông về vấn đề lứa đôi gia đình Sartre có một người bạn gái học cùng trường tâm đồng ý hiệp hoạt động chung về mọi lảnh vực đi đâu cũng đi chung với nhau như một lứa đôi nhưng không phải vợ chồng vì họ từ chối hôn nhân không phải đả phá chế độ hôn nhân mà chỉ từ chối cho chính họ vì tôn trọng tự do của nhau nên họ không quyết định tiến tới hôn nhân. Cả hai đều có bạn tình riêng nhưng không phải ngoại tình vì không có hôn phối. Dư luận lúc cả hai người còn sống và sau khi họ qua đời mặc dầu  có thể thù ghét, đả kích hai người về chính trị, nhưng theo chỗ chúng tôi biết không ai phê phán kết án đời tư của họ. Nếu có dư luận nói ra nói vào thì họ cũng bất chấp. Một nhà tư tưởng đưa ra những phân tách sâu sắc về tình cảnh bị nhìn nghĩa là bị lệ thuộc cài nhìn của người khác nhất là đối với người đàn bà và lấy chính cuộc đời của mình để chứng minh con người ở đời không thể thay đổi được thân phận sống với người khác nhưng vẫn cố gắng giữ được bản sắc của mình sống trung thực với chính mình không để cho dư luận người đời chi phối đè bẹp nhân cách của mình; con người như thế bày tỏ một thái độ gọi là không thích nghi gọi là non-conformiste.

Chúng tôi cho rằng đó cũng là thái độ của Hồ xuân Hương, một người đàn bà làm thơ có một không hai trong lịch sử văn học VN. Chúng ta không biết rõ cuộc đời Hồ Xuân Hương; những gì biết được có thể chỉ là những giai thoại truyền tụng; do đó hướng tìm hiểu Hồ xuân Hương không đi từ tiểu sử chưa biết rõ để tìm hiểu văn thơ mà trái lại đi từ văn thơ để tìm hiễu con người phong cách Hồ xuân Hương về những thái độ đối với đời người và người đời. Không nên gán cho Hồ xuân Hương những vai trò sứ mệnh này nọ như Hoa Bằng đã làm; Hồ Xuân Hương là nhà cách mạng, chống nam quyền, chống phong kiến, chống Tăng.. (xem Hồ Xuân Hương nhà Thơ Cách Mạng nhà xuất bản Bốn Phương Sài Gòn 1949). Sartre trong L’Être et le Néant có phê phán cái mà ông gọi là tinh thần quan trọng hóa để chế diễu những nhân vật đóng vai trò nọ vai trò kia trong xã hội nhất là vai trò của những người làm cách mạng. Chế diễu thái độ quan trọng hóa coi mọi sự là nghiêm chỉnh. Phải chăng đó cũng là phong cách của Hồ xuân Hương vì nhà thơ này nhìn các nhân vật lớn bé đều chỉ là đóng kịch trên sân khấu cuộc đời như người hầu bàn đóng vai người hầu bàn trong quán cà phê mà Sartre đã mô tả; dưới con mắt của Hồ Xuân Hương chẳng có gì đáng coi là quan trọng nghiêm chỉnh, ngay cả cái sống cái chết của những người thân yêu cũng chẳng nên bi thảm hóa than khóc hoặc trách móc ông trời cái chết là một hoàn cảnh giới hạn mà ai cũng phải trải qua. Con người không thể thay đổi được cái chết, những hoàn cảnh giới hạn nhưng có thể thay đổi thái độ đối với nó. Trước một người đàn bà có chồng chết, Hồ xuân Hương dỗ người đàn bà đang đau khỗ đó phải biết vượt qua không để cho cai chết dằn vặt làm khổ mình vô ích; văng vẳng bên tai tiếng khóc chồng.

                         

       Nín đi kẻo thẹn với non sông.

Hoặc trong bài Khóc ông Phủ Vĩnh Tường ông Tổng Cóc, Hồ Xuân Hương cũng nhắc đến cái hoàn cảnh giới hạn là cái nợ ba sinh, cái giới hạn của duyên kiếp đến một lúc nào đó phải chấm dứt: "Thiếp bén duyên chàng có thế thôi."  Chết là hết vì miệng túi càn khôn khép lại thì còn than tiếc làm gì và biết chấp nhận những cái giới hạn thế thôi đó là những thái độ đối với đời người; còn đối với người đời có thể có thái độ bất chấp hoặc hơn nữa châm biếm mỉa mai dư luận nguời đời gán cho mình. Người đàn bà chửa hoang khó tránh khỏi bị thế gian chê cười nhưng đối với Hồ Xuân Hương nữ sĩ đặt vào miệng người đàn bà chửa hoang một lời thách thức dư luận có chồng mà chửa thế gian là thườngkhông chồng mà chửa mới ngoan.  Ừ tôi không có chồng mà chửa đấy thì đã sao?Có mấy bài thơ Hồ xuân Hương liên quan đến thái độ gọi là ngụy tín mà Sartre đã mô tả. Trường hợp ông sư trong mấy bài thơ của Hồ Xuân Hương. Ông sư sinh ra đâu có phải là sư, ông chỉ chọn làm sư về sau. Nhưng có lúc lại vẫn ham muốn thú vui trần tục mà ông đã tự nguyện từ bỏ. Ông không thể bỏ làm sư đồng thời củng không muốn từ bỏ thú vui trần tục nên ông bắt cá hai tay, jouer sur les deux tableaux, vẫn làm sư mà như thể không phải sư, hoặc không còn phải là sư mà vẫn là sư. Trong bài "Thiếu Nữ Ngủ Ngày" trưóc cảnh một người đàn bà ngủ hở hang không thễ tự vệ được người đàn ông trông thấy đối xử ra sao nếu là tiễu nhân thì có thể hành động, còn người quân tử thì sao; Hồ xuân Hương mô tả thái độ lưỡng lự không dám lựa chọn bỏ đi thì tiếc; ở lại làm bậy cũng không được :

       Quân tử dùng dằn đi chẳng dứt
Ði thì cũng dở, ở không xong. Ðó là thái độ chưa phải là ngụy tín.

Ðem những mô tả, cách thức đối xử với người đời và đời người biễu lộ những tư tưởng về phong cách và đó là triết học như Sartre đã làm chiếu rọi vào phong cách Hồ Xuân Hương qua thơ văn vẫn được coi là của nữ sĩ, chúng ta còn có thễ hiểu thái độ của Hồ Xuân Hương trước thiên nhiên trời non nước và thế giới động vật sự vật gồm những đồ dùng do con người tạo ra. Sartre đã đưa ra một lối phân tách gọi là phân tâm hiện sinh  rất gần gũi với lối gọi là phân tâm học vật chất của Bachelard, một nhà khoa học chủ trương thái độ mơ mộng từ thuở nhỏ là chung cho cả nhà khoa học và nhà thơ dựa vào những tiếp xúc từ thời thơ ấu của đứa trẻ với các nguyên chất, chất rắn, chất mềm, chất lỏng, chất nhờn, chất nhày đả tạo ra những cảm xúc và đọng lại trong tiềm thức là nguồn gốc sáng tạo khoa học và thi ca. Trong chiều hướng đó có thễ tìm hiễu thái độ của con người và đặc biệt người đàn bà trước thiên nhiên được biễu lộ qua văn học dân gian và của người đàn bà mang tên Hồ xuân Hương. Thơ Hồ xuân Hương phản ảnh tâm tình phong cách người đàn bà VN, xử dụng ngôn ngữ văn học dân gian. Hồ xuân Hương như mọi người đồng thời không giống ai vì Hồ xuân Hương có cá tính bản lảnh và hơn nữa có ý thức tự thân. Hồ xuân Hương tự xưng tên trước người khác.

     Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi.

     Này của Xuân Hương mới quyệt rồi

Ngày nay nhiều ca sĩ tự xưng tên trên sân khấu trước khán gỉa mà không biết có người đàn bà thi sĩ đã làm như vậy trước mình hàng trăm năm rồi.Một nét bày tỏ bản lãnh của Hồ Xuân Hương là ít dùng điển tích; phải  chăng vì dùng điển tích có nghĩa là đồng tình với quan điểm, theo lối nhìn của người khác dù đó là người xưa tổ tiên của mình? Nhưng Hồ Xuân Hương không thể trách được không dùng điển tích trong trường hợp con người không có kinh nghiệm về những gì ở trên trời ngoài trần gian, về mối quan hệ giữa trần gian và ngoài trần gian, giữa thời gian và vĩnh cửu. Hồ Xuân Hương không có cơ sở kinh nghiệm để phủ nhận những niềm tin bao hàm trong ước mơ cái vĩnh cửu, cái không thay đỗi của con người ở trần gian. Tuy nhiên ít ra Hồ Xuân Hương có thể bày tỏ thái độ hoài nghi những nhân vật trong các sự tích về niềm tin ước mơ của họ. Mặt trăng được nhân hóa hơn nữa được nam hóa và nữ hóa. Sự tích Thằng Cuội và sự tích Hằng Nga tuy khác nhau về truyện kể lại giống nhau về cái cốt truyện: Mơ ước của con người sống lâu trẻ mãi không gìa nhờ thuốc trừơng sinh. Nhưng mặc dầu đã ra khỏi trần gian những nhân vật của các điển tích vẫn nhớ tiếc trần gian mà không trở về hoặc  nhớ tiếc trở về trần gian như các sự tích về Thiên Thai Ðào Nguyên. Hồ Xuân Hương có mấy bài thơ về trăng đặc biệt bài hỏi trăng. Mặt trời mặt trăng từ mấy vạn năm vẫn hãy còn đấy nhưng tại sao mặt trăng thay đổi khi còn khi khuyết còn mặt trời luôn luôn vẫn thế.Ngọc thỏ ngồi gỉa thuốc trường sinh trên mặt trăng, đã ra khỏi hẳn trần gian chưa và nếu chưa nay đã bao nhiêu tuổi?  Hằng Nga tiêu biểu giấc mơ trẻ đẹp không gìa đã có chồng con khi ở t̀rân gian, nay ở trên cung trăng với chồng đã mấy con rồi?  Sở dĩ Hồ Xuân Hương có thể chất vấn những nhân vật huyền thoại trong các điển tích là vì họ vẫn tưởng nhớ trần gian: Lên năm canh tưởng nhớ ai đó và vẫn vấn vương tình duyên với nước non.Còn thiên nhiên ở dưới đất có sông núi biển cả cây cỏ. Sông núi biển cả có thể đứng xa mà nhìn ngắm, hoặc đứng gần, thật gần tiếp xúc bằng giác quan chất rắn ̣̣(đất đá),chất lỏng ( nước). Hồ xuân Hương không có thơ ngắm cảnh hùng vỉ  của nước non hoặc cảnh mênh mông của biển cả, chỉ có bài tiếp xúc với đồi đèo là phần đất nổi có thễ trèo vượt qua, còn núi không có bài leo lên mà chỉ có bài tả cái bên trong của núi là hang động hoặc khe hẽm do núi tách làm hai dựng thẳng như bức tuờng ở giữa có dòng sông nhỏ chảy qua. Hình tượng thiên nhiên hay nhân tạo đuợc Hồ Xuân Hương đặc biệt lưu ý là chỗ trũng như ao hồ giếng hoặc chỗ trống trong hang động . Tất cả những chỗ trũng chỗ trống của thiên nhiên hay những cái lỗ do con người đào lên đễ đóng cọc. Cái lỗ trong thiên nhiên hay nhân tạo được xử dụng đễ ám chỉ cái lỗ trên thân xác con người từ mặt trở xuống, thân xác đàn ông đàn bà đều có những lỗ giống nhau trừ 1 cái lỗ chỉ đàn bà có cái lỗ đó liên quan đến sự sống sự chết của con người như tục ngữ thành ngữ đã nhắc đến: Không có cha mẹ ai ở lổ nẽ mà lên, chết là xuống lỗ.

Ðàn bà có một cấu trúc cơ thể và một thời gian khác hẳn đàn ông: tuổi dậy thì có kinh nguyệt lúc mang thai, lúc sinh con và lúc tắt kinh đó là những biến đổi cơ thể biểu lộ một thời gian đứt đoạn của người đàn bà. Nhưng biến cố quan trọng nhất của người đàn bà là biến cố sinh nở. Một người đàn bà thời nay, là nhà văn Lê Thị Huệ đang sinh sống ở California đã vìết một cuốn truyện nói về kinh nghiệm làm mẹ và làm mẹ Việt nam. Theo Lê Thị Huệ biến cố nội tại lớn nhất trong đời người đàn bà không phải là ngày đầu tiên có kinh hay ngày hôn phối mà là ngày lần đầu tiên sinh con tạo cho mình một kinh nghiệm về tha nhân, không phải ở ngoài mình mà ở trong cơ thể của mình. Tha nhân trong thời kỳ là bào thai là hoàn toàn bất lực tạo cho người mẹ quyền hành sử tuyệt đối và do đó cho người mẹ cảm nhận về quyền tham dự vào việc sáng tạo sự sống thường chì dành cho tạo hóa. Hồ Xuân Hương mượn hình tượng cái lỗ để nói về cả cái bên trong cái được che dấu mà chẻ mở ra với điều kiện. Người đàn bà sinh con rất nhạy cảm về tất cả những gì liên quan xa gần tới việc sinh nở và liên quan đến người đàn ông, tham dự vào việc sinh nở.

Hồ Xuân Hương không nhắc đến bọn tiễu nhân mà chỉ nói với hiền nhân quân tử: Quân tử có thương thì bóc yếm, xin đừng mó máy lỗ chân tôi. Những bài thơ của Hồ xuân Hương liên quan đến cảnh vật nói về đồi đèo (đèo Ba dội) Hồ xuân Hương mô tả ba đèo tiêu biễu cho ba chỗ nỗi lên trên thân xác người đàn bà có thễ vượt qua. Thật khó tìm ra những bài thơ bày tỏ tác gỉa gắn bó lưu luyến với phong cảnh đất nước vùng mình ở và lấy tên sông núi vùng mình làm bút hiệu như Tản Ðà. Hồ Xuân Hương không gắn bó với cảnh vật ở các địa phương mà nhà thơ đã đi qua tương tự thái độ người hát dạo thế nào thì Hồ Xuân Hương cũng làm thơ như vậy những bài thơ tả cảnh không những không bày tỏ một tình cảm quyến luyến quê hương mà còn bày tỏ thái độ tra hỏi chất vấn đôi khi một cách mỉa mai nhạo báng. Có ba bài thơ gọi là Tự Tình, nhà thơ nhìn lại cuộc đời mình cho thấy con người sinh ra sống trôi nỗi như con thuyền lênh đênh trên mặt nước không định hướng, đường tình duyên gặp nhiều trắc trở, thời gian qua đi đưa tuỗi xuân đến tuỗi gìa không gì cản nổi mặc dầu Hồ Xuân Hương vẫn thách thức không chấp nhận. Một cuộc đời như vậy có ý nghĩa gì có đáng sống hay không? Phải đặt ra những câu hỏi nền tảng kể trên để tìm hiểu phong cách sống theo Hồ xuân Hương. Phải chăng phong cách đó bày tỏ một thái độ hoài nghi không tin trời phật, trời của tín ngưỡng Dân Gian và Phật thuộc tôn giáo. Hồ xuân Hương không lưu tâm giáo lý đạo Phật mà chỉ nhìn đạo Phật qua những người mang danh nhà Phật là giới sư sãi, Hồ xuân Hương thấy những ông sư mà Hồ Xuân Hương gọi là sư hổ mang chỉ là những người phàm trần không dứt bỏ được tính ái. Những hiền nhân quân tử tiêu biểu cho đạo Nho cũng thuộc hạng người ai là chẳng mỏi gối chồn chân vẫn muốn chèo đến cái cửa son đỏ loét. Những kẻ cầm quyền cai trị vua chúa cũng yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày. Chúa dấu vua yêu một cái này.

Tất cả chẳng qua đều đóng vai những nhân vật và con người thực của họ đều rất tầm thường hạ cấp như vậy thật dễ hiểu Hồ Xuân Hương không kính trọng những nhân vật thường được kính trọng. Ngay cả gía trị đạo đức được coi là cao cả trong truyền thống Á Châu là tự sát được dân chúng lấp đến thờ không phải chỉ thờ những người chống xâm lược tự sát khi thất thế mà cả kẻ xâm lược vì đều giữ được cái gọi là khí tiết, Hồ Xuân Hương cũng coi thường (đền Sầm nghi Ðống). Sau cùng thái độ bất chấp dư luận người đời đối với mình, không phải mọi người thường đều có thái độ như Hồ Xuân Hương, người ta vẫn cầu trời vái phật tin vào số mệnh, kính trọng nhà tu vua chúa nhưng cũng có người có phong cách như Hồ Xuân Hương. Phong cách của người coi cuộc đời mình sinh ra không thấy hướng đi không có đấng nào đế tôn thờ không có một ai để kính trọng, không có giá trị nào đế gắn bó làm tiêu chuẩn cuộc đời không có cản vật nào để lưu luyến. Ði tìm hiểu một phong cách như thế. Nghe thấy văng vẳng (chữ của Hồ xuân Hương) tiếng của một nhà triết học sinh sau Hồ Xuân Hương hằng thế kỷ. Nhà triết học này suy nghĩ về hiện hữu có trước suy tư ( prereflexif) và sử dụng những khái niệm triết học vẫn có hay tạo ra những khái niệm mới để mô tả hiện hữu như một sự kiện có đó như thế đấy(facticite) một cách tình cờ vô thường không phải tất yếu (contingence). Hiện hữu đó thiết yếu bên cạnh người khác và cái nhìn của tha nhân biến tôi thành sự vật do đó tha nhân là sự sa đoạ nguyên uỷ của tôi (Ma chute est l’existence d’autrui) con người là một dự phóng nền tảng bao gồm những dự định này dự định kia nhưng rút cuộc mọi dự định đều đưa đến thất bại và do đó con người là một đam mê vô ích (l’homme est une passion inutile) đó là mấy ý tưởng then chốt của Jean-Paul Sartre

Ðó là một vài gợi ý về hướng nghiên cưú đối chiếu Jean-Paul Sartre và Hồ Xuân Hương. Chẳng may từ mười tháng nay tôi bị bệnh suy thóai mắt không đọc viết được, đang chữa trị và hy vọng sẽ phục hồi được thị giác đễ có thễ đọc lại cuốn L’être Le Neant mới viết bài được. Trước mắt xin giới thiệu bài của ông bạn Lê Phụng, bạn đọc có thễ đọc bài này net : http://www.vutien.com.

Chúng tôi không dừng lại công trình biên khảo về Sartre và Hồ xuân Hương, dự định tiếp tục với một vài tác gỉa khác như Nguyễn Công trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương mà chúng tôi đã nhận ra mối liên hệ của mấy nhà thơ Nôm này với các nhà triết học tây phương. Sau cùng chúng tôi cũng muốn làm nghiên cứu đối chiếu một vài tác gỉa viết chữ quốc ngữ với văn học pháp hồi đầu thế kỷ XX. Việc tìm hiếu này tương đối dễ dàng vì chính tác gỉa cho biết mình đã cảm hứng sáng tác sau khi đọc những tác gỉa pháp. Như trường hợp Hồ Biểu Chánh. Cuốn tiểu thuyết dài Ngọn Cỏ Gío đùa đã được sáng tác do cảm hứng bộ truyện Les Misérables của Victor Hugo. Người không đọc Victor Hugo không thể nhận ra mối liên hệ giữa hai nhà văn như Hồ hữu Tường đã ghi nhận (1).Trường hợp thứ hai là đối chiếu thơ Nguyên Sa với thơ Paul Eluard. Những trí thức sống ở pháp vào thời kỳ sau thế chiến thứ hai không thể không cảm xúc suy nghĩ, trong bầu khí chính trị văn hóa bị tư tưởng Mác xít và phong trào cộng sản chi phối. Nhóm sinh viên du học nguyên Sa, Ðỗ Long Vân, Trịnh Việt Thành, Hoàng Anh Tuấn…,  thật dễ hiểu họ không thể không liên hệ xa gần với những trào lưu tư tưởng chính trị văn học khuynh tả thân cộng hay cộng sản. Trịnh Viết Thành còn vào đảng cộng sản Pháp. Nhưng sau 1954 về Sài Gòn họ tạm gác hay quên đi những kỷ niệm đã tiếp nhận được ở Pháp. Nguyên Sa làm thơ tình giới hạn trong quan hệ anh em nam nữ. Nhưng khi chiến cuộc trở nên ác liệt. Nguyên Sa phải nhập ngũ đi học trường Võ Bị Thủ Đức và tình cảnh đó bó buộc Nguyên Sa phải nghĩ đến những quan hệ khác cũng thiết tha như quan hệ nam nữ, những quan hệ đối với đồng đội còn sống hay đã qua đời, những thơ văn viết trong thời kỳ này được đăng trong các tờ Ðất nước, Trình bày, Nghiên Cứu Văn Học nhưng những bài thơ đó bị kiểm duyệt không được xuất bản hoặc bị tịch thu ngay trên tờ báo. Trước tình hình đó Nguyên Sa và Thế Nguyên phụ trách nhà xuất bản trình bày đã quay roneo 200 trăm bản tập thơ Nguyên Sa những năm 60 để tặng bạn bè nhờ giữ hộ. Khi nguyên Sa còn sống và sau khi qua đời gia đình bạn bè đã xuất bản Nguyên Sa toàn tập nhưng thiếu mảng văn thơ  thời kỳ 65-75. Phải chăng vì những lời kết tội của Võ Phiến trong Văn Học Miền Nam coi những tờ Hành trình,  Ðất nước, Trình Bày là đóng góp cho cộng sản thôn tính Miền Nam và đó là loại văn thơ phản chiến. Những người làm văn thơ chống chiến tranh và bày tỏ tình cảm chống chiến tranh ngay trong các tập san của QÐCH một cách công khai không thể gọi thứ văn thơ đó là phản chiến. Từ phản chiến chỉ áp dụng ở Hoa Kỳ cho những người vì lý do lương tâm từ chối cầm súng còn những người sĩ quan làm văn thơ chống chiến tranh họ vẫn cầm súng để bảo vệ một vùng đất không phải là vùng tạm chiến theo ngôn ngữ của Miền Bắc và đó là một điểm để phân biệt quân đội VNCH với quân đội VNDCCH và ngay cả với quân đội của nhiều nước khác trên thế giới. Thử hỏi có quân đội nào kết hợp văn võ và cho ra những tờ nội san của các binh chủng đăng thơ văn của các sĩ quan bày tỏ công khai tinh thần chống chiến tranh chém giết nhất là chém giết những người cùng một dòng máu ngôn ngữ. Ðọc bài Nguyên Sa kể lại việc nhà thơ được một sĩ quan chỉ huy trường Võ bị Thủ Đức đề nghị làm một bài thơ để kỷ niệm mãn khóa bài thơ nhan đề Giã Từ Khóa Đàn Anh đã được đăng trong nội san nhưng không được đăng báo bên ngoài cho thấy chuẩn úy Trần Bích Lan ở trong quân trường cũng như ở ngoài đơn vị vẫn được trân trọng coi là nhà thơ, nhà giáo. Nếu đọc lại toàn thơ văn Nguyên Sa kể cả thời kỳ nhập ngũ này có thể nhận ra nguyên Sa đã tiếp cận thơ của những người như Paul Eluard, Louis Aragon. Chúng tôi mong ước có những người yêu thơ Nguyên Sa làm công trình nghiên cứu đối chiếu này, ông bạn Lê Phụng đã hứa sẽ đọc lại thơ Eluard và Aragon còn tôi cung cấp các tài liệu thơ văn chưa có trong toàn tập của Nguyên Sa.

Chúng tôi tin rằng những công trình nghiên cứu đối chiếu này có thể góp phần đưa tư tưỡng  văn học Việt Nam  vào diễn đàn tư tưởng văn học thế giới ngang tầm với các tác gỉa nổi tiếng Tây Phương.

Nguồn: Văn hóa Nghệ An, ngày 12.4.2018.

Thông tin truy cập

60536595
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
18088
10018
60536595

Thành viên trực tuyến

Đang có 342 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website