Nguyễn Thanh Việt: 'Tôi muốn tạo cho người đọc một tâm lý bất an'

TGVN. Với phong cách văn chương trắc ẩn và lạnh lùng, phẫn nộ và mềm yếu, táo bạo và chân thật, Nguyễn Thanh Việt đã khiến người đọc không thể dửng dưng với tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử của ông. 

20200422

Nhà văn Nguyễn Thanh Việt, người Mỹ gốc Việt từng giành giải thưởng Pulitzer năm 2016. (Ảnh: Matt Meindl).

Không lâu sau khi tiểu thuyết đầu tay Cảm tình viên (The Sympathizer) đoạt giải thưởng Pulitzer lừng danh vào năm 2016 và nhiều giải thưởng lớn như giải thưởng nhân tài MacArthur, Nguyễn Thanh Việt đã không dừng lại. Tiểu thuyết tiếp theo, như ông chia sẻ, sẽ tiếp nối hành trình của nhân vật điệp viên không tên trong tác phẩm trước, nhưng bối cảnh là ở “kinh đô ánh sáng”-Paris của nước Pháp.

Tiểu thuyết Cảm tình viên đã kéo người đọc vào một cuộc chiến nội tâm đầy bạo lực, bi quan, tuyệt vọng, và mất mát. Đó có thật sự là những cảm xúc ông muốn gieo vào lòng người đọc? Có niềm hy vọng nào được thắp lên trong bóng tối buồn bã đó không?

Tôi luôn nhìn ở cả hai phía, giống như nhân vật chính trong tiểu thuyết của tôi và muốn người đọc thưởng thức tác phẩm của tôi với một cảm giác thú vị, cũng như chính tôi đã cảm thấy thú vị khi sáng tác nó. Một mặt là như thế. Nhưng mặt khác, đây là là một tiểu thuyết mang tính chính trị ở vài khía cạnh...

Một khía cạnh nữa là quyển sách hướng đến mọi độc giả, cho dù là người Việt Nam, người Mỹ gốc Việt, hay người Mỹ nói chung. Tôi đã viết quyển sách này với mong muốn tạo nên một cuộc tranh luận về ý thức hệ của các bên, muốn người đọc có cảm giác bất an và không dễ dàng thoả hiệp. Do tôi vốn là một học giả và một nhà phê bình, nên tôi thấy đó là ý tưởng không tồi. Tôi cũng nghĩ rằng, điều quý giá trong học thuật mà tôi tích luỹ được chính là cảm giác luôn bất an đó.

Vâng, tôi đã rất thú vị khi suy ngẫm về những giá trị thâm thuý trong tác phẩm của ông. Và tôi vô cùng ngưỡng mộ sự kết hợp sâu sắc và tinh tế giữa yếu tố mỹ học và chính trị trong tác phẩm Cảm tình viên.

Điều đó xuất phát từ triết lý và niềm tin của tôi về sự kết hợp không thể tách rời giữa mỹ học và chính trị, vì tôi vốn là một người Việt Nam. Và những nhà cách mạng Việt Nam đã luôn nhận thức rõ giá trị cốt lõi của sự kết hợp này trong suốt quá trình chống thực dân, rất tuyệt vời.

Thế nhưng tôi nghĩ sự giao nhau giữa yếu tố mỹ học và chính trị ở giai đoạn nào của lịch sử cũng vô cùng cần thiết. Và tôi cũng nhận ra rằng, nếu như tôi ở Việt Nam, tôi sẽ thua trong cuộc tranh luận này, nên khi nhân vật điệp viên phải viết ra những lời thú tội cuối cùng ở trại cải tạo đã nói lên tất cả. Do vậy, cách mạng Việt Nam chắp cánh cho ý tưởng của tôi, nhưng ngòi bút của tôi chọn một hướng đi khác với những gì cách mạng mong muốn.

Nhưng đó không phải là một kết cục buồn, phải không? Không phải là một sự tuyệt vọng hoàn toàn chứ?

Không đâu. Không phải là hoàn toàn tuyệt vọng. Khi tôi viết đoạn cuối của tiểu thuyết Cảm tình viên, tôi chợt nghĩ mình phải cho người đọc một hy vọng nào đó. Và cũng chính ở những trang cuối cùng đó, họ sẽ tìm thấy hy vọng, nhưng không thể là một thứ hy vọng uỷ mị, mà phải là một khát vọng chân chính.

Hy vọng mà anh ta (nhân vật chính) mang theo đó chỉ là một tia sáng nhỏ nhoi trong bóng tối mịt mùng. Và đúng như vậy, một cảm giác bao trùm tất cả vẫn là những điều tồi tệ đã xảy ra, nhưng anh ta vẫn níu giữ được một chút ánh sáng đủ để tiếp tục bước tới. Vậy hy vọng đó có điên rồ không? Tôi nghĩ lại về tất cả những người tị nạn đã lao ra biển và chỉ một nửa trong số đó còn sống sót. Chúng ta phải hiểu thế nào là hy vọng đây? Những người còn sống, họ đã hy vọng, nhưng hy vọng đó xen lẫn với hiểm nguy và bóng tối đang chờ đợi ở phía trước.

Vâng, tôi đã rất xúc động khi đọc những câu truyện đẹp đẽ và đầy ám ảnh của ông, nhưng trên tất cả, là giá trị sự thức tỉnh lương tri nhân loại trong những câu truyện đó. Ngay cả tựa đề của tiểu thuyết, cũng giống như nhân vật chính trong truyện, khiến người đọc luôn hoài nghi và hoang mang. Cảm tình viên, thật ra cũng không mang một niềm tin tuyệt đối vào lý tưởng mà mình theo đuổi. Nhân vật chính là một tình báo rất khó hiểu. Ông có thể nói rõ hơn về triết lý và những ẩn ý văn học đằng sau việc đặt tên cho quyển sách không?

Vâng, có điều thú vị là ở Việt Nam, người ta tranh cãi phải dịch tựa đề của quyển sách sang tiếng Việt thế nào. Trong khi tiếng Anh, The Sympathizer mang một nghĩa rất đặc biệt, hiển nhiên là nói về một cảm tình viên cộng sản và lẽ dĩ nhiên nó cũng mang ý nghĩa là một người biết thông cảm. Và ở mức độ cảm xúc mà tác phẩm này hướng đến thì không thiên về nghĩa thứ hai lắm, cho dù anh ta (nhân vật chính) luôn thấu hiểu những người khác.

Thế nhưng từ "Empathizer" (Người thấu cảm) không có trong tiếng Anh, do đó The Sympathizer (Cảm tình viên) đã trở thành tựa đề của quyển sách. Và tôi nghĩ rằng, hai sự kết hợp của cả hai ý nghĩa trong từ “cảm tình viên” sẽ giúp tôi nhìn thấy rõ ràng hơn vấn đề cốt lõi của chính trị cách mạng. ..

Sự thiếu trong sạch và minh bạch trong lý tưởng và niềm tin sẽ không thể tồn tại trong ý thức hệ của người cộng sản, như vị thủ trưởng trong Cảm tình viên đã cảnh báo nhân vật chính, rằng “những người như anh cần phải bị kỷ luật vì sự tha hoá trong tư tưởng của anh có nguy cơ huỷ hoại tính trong sạch của cách mạng.” Vậy tại sao trong tiểu thuyết của mình ông lại xây dựng một nhân vật có tư tưởng lưỡng cực như vậy, và còn táo bạo hơn, nhân vật đó lại là con lai?

Tôi muốn viết một tiểu thuyết chính trị, và để làm điều này ở Mỹ rất khó. Không giống như ở Việt Nam, chính trị và nghệ thuật ở Mỹ thường không đi đôi với nhau. Ở Mỹ, người ta cho rằng đó là tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Hiện vẫn tồn tại một trường phái văn học chính trị này ở Mỹ. Tôi cũng đã đọc vài quyển như thế. Tuy nhiên có thể thấy rằng nhược điểm rõ ràng nhất và cái bẫy dễ vấp nhất chính là việc viết ra một quyển tiểu thuyết mà trong đó yếu tố chính trị mơ hồ. Về mặt lý tưởng, chúng ta cần phải đứng về phía chính nghĩa, và đó là thể loại tiểu thuyết chính trị cần theo đuổi. Điều đó không có vẻ thú vị, tuy nhiên, văn học chỉ đạt đến đỉnh cao khi dám nhìn thẳng vào những hoang mang, mập mờ về đạo đức, bất minh trong hành động, và cả những hệ lụy sau đó.

Do đó tôi đã tạo ra một nhân vật và một cốt truyện mà trong đó tôi có thể nhìn trực diện vào sự hoài nghi như một đề tài xuyên suốt của tác phẩm. Và do đó, việc xây dựng nhân vật mang hai dòng máu cơ bản là vì một số lý do khác nhau. Tôi có thể dễ dàng rơi vào thành kiến về con lai, và trong tác phẩm này là một người Á Âu, thì hiển nhiên đã không thể nào có tư tưởng hay văn hoá thuần tuý một phía. Nhưng đó chỉ là thành kiến. Do đó, một trong sự bản lĩnh mà tiểu thuyết này làm được là nó gần như chạm đến nhưng đã không rơi vào thành kiến. Tuy nhiên, bằng việc xây dựng nhân vật hai sắc tộc, tôi đã có thể chỉ ra những mâu thuẫn và tính thiếu biện chứng. Do đó, một vấn đề khác của thể loại tiểu thuyết chính trị là, thông thường, nhà văn sẽ áp đặt tư tưởng hay quan điểm chính trị của mình vào tác phẩm.

Và người đọc cần luôn luôn quan sát những gì đang xảy ra. Tác phẩm thường gửi gắm một thông điệp và tác giả sẽ hướng tác phẩm đi theo thông điệp đó. Tuy nhiên, tôi không muốn điều tương tự xảy ra với quyển Cảm tình viên. Mọi việc phải diễn ra một cách tự nhiên. Và sự thật là, vì anh ta (nhân vật chính) mang hai dòng máu nên dĩ nhiên anh ấy luôn có cảm giác xáo trộn trong nội tâm, chứ không phải anh ta sinh ra vốn đã mang trong mình những mâu thuẫn. Nhưng do cả phía người Việt lúc đó và thực dân đều vướng vào sự phân biệt chủng tộc của cả một guồng máy đô hộ. Điều này người Việt Nam ai cũng thấu hiểu.

Sự vỡ mộng của nhân vật chính là một kết cục bị dồn nét bởi rất nhiều cảm xúc: kiêu hãnh, thất bại, phẫn nộ, và điên loạn. Thật khó hình dung khi ông giận dữ trông sẽ như thế nào. Liệu nhân vật chính có tìm thấy sự cứu rỗi sau khi viết xong bản thú tội không, và theo anh, sự tra tấn tinh thần đó có được xem là nhìn nhận quá khứ một cách công bằng?

Tôi nghĩ rằng mình cũng giống như nhân vật chính, khéo nguỵ trang bằng những chiếc mặt nạ. Do đó, vẻ bên ngoài của tôi như vậy không có nghĩa là tôi không giận dữ, và chúng ta phải đeo rất nhiều mặt nạ khác nhau ở những hoàn cảnh khác nhau. Nhà văn luôn phải làm thế, cũng như người của công chúng hay những tình báo chẳng hạn. Sự giận dữ đối với tôi là một động lực tốt để viết. Đó không chỉ là động lực và bạn không thể chỉ trút nỗi giận dữ một cách vô nghĩa. Vì vậy, trong tiểu thuyết của tôi, hy vọng tôi đã diễn đạt được một điều gì đó có ảnh hưởng về khía cạnh chính trị nhưng vẫn mang tính hài hước, phê phán ở góc độ trào phúng.

Đặc biệt là khi nó được tiết chế bằng sự hài nước có màu sắc châm biếm và nâng tầm nhận thức. Sự phẫn nộ một khi chỉ dừng lại ở mức độ điều chỉnh bản thân, khả năng mà những nhà làm cách mạng nào cũng có, sẽ trở nên nhàm chán. Vậy liệu nhân vật chính cuối cùng có tìm thấy sự thanh thản không? Tôi nghĩ là có, ngoại trừ chính tôi, tôi đã phải viết quyển tiếp theo để tiếp tục tìm ra điều gì đã làm nên sự thanh thản đó và liệu có con đường nào khác không. Do đó đoạn kết của tiểu thuyết chính là sự hụt hẫng về lý tưởng của nhân vật chính. Vì vậy, tác phẩm tiếp theo của tôi sẽ tập trung vào chủ đề này. Sự giải thoát không phải là phiên bản của cách mạng, mà chính nó phải là cách mạng theo một hướng đi riêng. Hướng đi đó sẽ là gì đây?

Tôi nghĩ rằng, ở Mỹ khi người ta nghĩ đến hy vọng, ít nhất là trong ngữ cảnh chính trị như vậy, họ sẽ muốn nói đến Giấc mơ Mỹ. Vì vậy, tác phẩm tiếp theo của tôi sẽ cố gắng tiếp cận vấn đề giải thoát này.

Ý tưởng đó thật sâu sắc và đáng để suy ngẫm. Vậy ký ức chân chính đã hiện lên từ đâu?

nguyen thanh viet toi muon tao cho nguoi doc mot tam ly bat an

Tôi nghĩ mình đã viết điều đó trong quyển Nothing Ever Dies (Không có gì mất đi bao giờ).

Nhưng tôi không nghĩ Cảm tình viên đã thể hiện thấu đáo những phê bình của tôi trong quyển Không có gì mất đi bao giờ. Do đó, kết thúc quyển Cảm tình viên, nhân vật chính đã buộc phải chứng kiến cảnh nữ đồng nghiệp của mình bị hãm hiếp và luôn muốn chối bỏ ám ảnh đó. Liệu anh ấy có thật sự muốn nhìn thẳng vào sự thật đó không? Và anh ấy có thực sự thấu cảm với điều đó để đạt được một ký ức chân chính cần phải có?

Tôi không nghĩ vậy. Cần phải để anh ta thấm thía nhiều hơn, do đó, tôi đã viết một tiểu thuyết tiếp theo để anh ta phải tìm cách nhìn nhận ký ức một cách chân thật và trọn vẹn nhất.

Tôi rất nóng lòng được đọc tác phẩm tiếp theo của ông. Cảm ơn ông về những chia sẻ rất giá trị và dồi dào cảm hứng. Chúc những tác phẩm của ông được nhiều đọc giả Việt Nam trong và ngoài nước biết đến!

Võ Hương Quỳnh

Nghiên cứu sinh ngành Nghiên cứu văn học Mỹ, Khoa Văn học, trường Đại học Hawaii tại Manoa nơi cô đã tham gia giảng dạy bộ môn Văn học Mỹ gốc Á và Viết học thuật. Cuộc trao đổi thể hiện quan điểm riêng của tác giả và nhà văn.

Nguồn: Thế giới & Việt Nam, ngày 19.02.2020.

Thông tin truy cập

60781581
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
1082
24669
60781581

Thành viên trực tuyến

Đang có 629 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website