Phong tục là cái rễ văn hóa của dân tộc

Đó là chia sẻ của GS Cao Huy Thuần tại buổi giao lưu cùng GS John Schafer với sinh viên và giảng viên Khoa VH&NN, Trường ĐH KHXHNV ĐHQG-HCM sáng 8/4.

Từ trái sang: GS. TS. Huỳnh Như Phương, GS. John C. Schafer, GS. Cao Huy Thuần và PGS. TS. Đoàn Lê Giang

Trả lời câu hỏi của PGS.TS Đoàn Lê Giang - Trưởng khoa VH&NN về vai trò của phong tục trong việc định hình căn cước dân tộc, GS Cao Huy Thuần cho biết trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, hình ảnh phong tục, văn hiến được nhà thơ nhắc đến mang hàm ý sự khác biệt về bản sắc văn hóa dân tộc, nó được sử dụng như một từ đồng nghĩa với văn hóa.

“Phong tục là cái khác, là cốt lõi trong văn hóa. Đó là cách sống, cách ăn cách mặc, là lễ hội, chùa chiền, làng xóm… Và là tất cả những gì liên quan đến đời sống của một dân tộc, vật chất cũng như tinh thần. Đó chính là cái rễ văn hóa sâu thẳm của dân tộc. Khác với các nước châu Âu, khi đã có bờ cõi chính trị họ mới xây dựng và phát triển văn hóa, còn Việt Nam đã có một nền văn hóa bản địa trước đó, nó đều nằm trong hai chữ phong tục này của Nguyễn Trãi”.

Trao đổi v hiện trạng giáo dục nước nhà hiện nay, GS Cao Huy Thuần cho rằng: “Không biết chúng ta đang cải cách thế nào mà nền giáo dục ngày càng xuống cấp”. Ông cũng cho biết bản thân đã có nhiều bài viết về cải cách giáo dục Việt Nam và “để bàn về những giải pháp cụ thể là rất khó trong khuôn khổ buổi giao lưu này”.

“Tôi cho rằng cốt lõi của công cuộc cải cách giáo dục là làm sao để nền giáo dục của ta có thể đào tạo ra được con người tự do và sáng tạo” - GS Cao Huy Thuần nhấn mạnh.

Chia sẻ quan điểm của GS Cao Huy Thuần, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội cho biết: “Mục đích của nền giáo dục Việt Nam theo tôi phải đáp ứng ba cấp bậc: dạy con em chúng ta thành người, thành người có văn hóa và thành người Việt Nam. Cải cách giáo dục phải lấy người học làm trọng tâm cũng như chú trọng các điều kiện mà Việt Nam hiện có để tiếp thu có chọn lọc tinh hoa giáo dục của thế giới”.

Theo nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, nền tảng của cải cách giáo dục Việt Nam cần xây dựng trên ba yếu tố: tự kiến, tự giải và tự thoát. “Tự kiến là để tự nhìn bằng mắt của anh, tức nhìn thấy như bản thân nhìn chứ không nhìn thấy như người khác nhìn. Nếu không, anh không thể có sự sáng tạo. Song song đó, anh cũng phải tự giải khỏi những định kiến mà ngay từ khởi sinh anh đã được gieo vào đầu. Như vậy anh mới có thể đạt được sư khai phóng thực sự, và cũng chính là tự thoát”.

Chia sẻ phong cách viết của bản thân, GS Cao Huy Thuần cho biết khi diễn đạt các quan niệm triết lý cần phải tạo được sự gần gũi, mộc mạc, chân phương để không chỉ tầng lớp trí thức mà những người dân bình dân cũng có thể thông hiểu. “Triết lý theo cách hiểu của tôi không phải một hệ thống tư tưởng mà là cách sống. Phải sống trong nó chứ không chỉ viết, chỉ nói về nó. Sống cùng triết lý là cách hòa hợp với thời đại mà chúng ta tồn tại”.

Phiên An

Thông tin truy cập

60533151
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
14644
10018
60533151

Thành viên trực tuyến

Đang có 336 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website