Thông báo

Thông tin truy cập

60775434
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
19604
10454
60775434

  • Tương đồng văn học Việt - Hàn giai đoạn trung kỳ trung đại (thế kỷ XV - hết thế kỷ XVII)

    Hội thảo khoa học quốc tế “Văn học và điện ảnh Việt Nam, Hàn Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa” Tác giả: Nguyễn Hữu Sơn PGS.TS., Viện Văn học Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. TÓM TẮT Xác định trên phương diện lịch sử, đây là giai đoạn tương đồng giữa thời Hậu Lê - Mạc - Trịnh - Nguyễn (từ 1400 - hết thế kỷ XVII) của Việt Nam và quá nửa triều đại Joseon  (từ 1392 - hết thế kỷ XVII) của Hàn Quốc… Ở Việt Nam, văn học chuyển mạnh sang xu thế Nho giáo hóa, cung đình hóa và phát triển cực thịnh dưới triều vua

    Xem chi tiết
  • Từ năm 1938 Việt Nam đã tính chuyện khởi kiện vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa trước tòa quốc tế La Haye

    Nguyễn Hữu Sơn Viện Văn học             Việt Nam có vùng biên giới biển đảo rộng dài nên trong suốt nửa đầu thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều tác phẩm du ký, ghi chép, điều tra về các vùng duyên hải và biển đảo. Trong dự kiến thực hiện công trình sưu tập Du ký về biển đảo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, bước đầu chúng tôi đã tập trung điều tra, sưu tập, kiểm kê, phân loại và tổng hợp các tác phẩm du ký trên các loại sách báo khắp trong Nam ngoài Bắc, kể

    Xem chi tiết
  • Kể chuyện Thế Lữ dẹp loạn thơ

                Trong Thi nhân Việt Nam (1942), Hoài Thanh – Hoài Chân nhận xét về Thế Lữ: “Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ  và nhờ thế đã lập được công lớn, đã mở đường cho các nhà Thơ mới sau này. Chung quanh ngôi sao Thế Lữ châu tuần bao nhiêu hành tinh có tên và không tên, hầu hết các thi sĩ lớn nhỏ hồi bấy giờ”; “Thế Lữ, khôn hơn, chỉ lẳng lặng nói chuyện với người đồng hương - những người trong làng Thơ mới. Từ mục “Lá thắm”

    Xem chi tiết
  • Du kí vùng cao phía Bắc nửa đầu thế kỷ XX

    (Nguyễn Hữu Sơn, Tạp chí KH Văn hoá và Du lịch, SỐ 12 (66), tháng 7/2013)  TÓM TẮT Từ nửa đầu thế kỷ XX, nhiều cây bút tên tuổi đã để lại những trang du ký sinh động và đặc sắc về vùng núi phía Bắc. Những trang viết này vừa có ý nghĩa văn chương vừa là những tư liệu khảo sát, điền dã, những ghi chép về địa lý, lịch sử, phong tục tập quán về những địa danh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ... Cho đến ngày nay, những trang viết một thuở này

    Xem chi tiết
  • Tương đồng các tiểu truyện thiền sư Hàn quốc và Việt nam trước thế kỷ XIV

    TÓM TẮT Qua khảo sát có thể khẳng định con đường tiếp nhận, hưng thịnh, suy vong của tư tưởng Phật giáo và dần nhường địa vị cho Nho giáo giữa Hàn Quốc và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng. Đặc biệt, thời điểm chung kết ảnh hưởng của đạo Phật với tư cách là Quốc giáo ở Hàn Quốc diễn ra ngay sau khi tướng Yi Song-gye lên ngôi vua vào năm 1392 thì đạo Phật Việt Nam cũng mất dần vai trò đúng khi vương triều Trần suy vi vào những năm cuối cùng của thế

    Xem chi tiết
  • Phong trào Thơ mới như một diễn ngôn lịch sử

      PGS-TS Nguyễn Hữu Sơn Xác định phong trào Thơ mới như một diễn ngôn có tính lịch sử dựa trên tư tưởng chủ đạo của phong cách học kết hợp với ngôn ngữ học và xã hội học văn học. Xác định tính dân chủ và tinh thần tiếp xúc đồng đại với đời sống nghệ thuật phương Tây đã tiếp thêm sinh lực cho phong trào Thơ mới và định hình một hệ hình diễn ngôn kiểu mới, một hệ thống tư tưởng nghệ thuật và hình thức câu thơ kiểu mới.

    Xem chi tiết
  • Thơ du ký của Phan Thúc Trực

     (Nguyễn Hữu Sơn, Tạp chí ĐH Sài Gòn,Bình luận văn học, niên giám 2012) 1. Trong truyện ngắn Tướng về hưu của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có một đoạn ngắn gọn: “Đường về, vợ tôi bảo xe đi chậm. Ông Bổng lần đầu mới được đi xa thích lắm. Ông bảo: “Nước mình thật đẹp như tranh. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao phải yêu đất nước. Chứ ở quê ta, dù ngay Hà Nội có văn minh thật, tôi chẳng thấy yêu gì cả”. Vợ tôi bảo: “Tại chú quen đấy. Ở nơi khác người ta cũng

    Xem chi tiết
  • Qua thăm 25 ngôi chùa cổ Nhật Bản

    Du ký               Được sự giúp đỡ của Hòa thượng Yoshimizu Daichi và sư cô Tiến sĩ Thích Tâm Trí ở chùa Nisshinkutsu (Tokyo) cùng nhiều cơ quan hữu quan, chúng tôi đã có dịp du ngoạn đến đất nước Nhật Bản tươi đẹp. Trên tinh thần chung, đây là đoàn làm phim giới thiệu về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Nhật Bản và tập trung trước hết vào 25 ngôi chùa cổ. Đoàn đi có năm người, ba vị bên Đài Truyền hình Việt Nam, nhà nghiên cứu mỹ thuật Lê Cường và tôi.

    Xem chi tiết
  • Thời thơ mới bàn về Thơ Mới

    Trong lời Nhỏ to... cuối sách Thi nhân Việt Nam (1942), Hoài Thanh - Hoài Chân viết:  “Tôi đã đọc một vạn bài thơ và trong số ấy có non một vạn bài dở. Nếu làm xong quyển sách này, mà không chê chán vì thơ, ấy là điều tôi rất mong mỏi”… Đây mới chỉ nói về việc bao quát tư liệu, thẩm định và chọn lựa tác phẩm thơ ca. Còn một nội dung quan trọng khác nữa là hai ông đã theo dõi sát sao quá trình phát triển của phong trào Thơ mới trên cơ sở cứ

    Xem chi tiết
  • Mùa hoa vải

    Mỗi lần tôi về quê lại một lần thấy thôn xóm đổi mới. Trong vườn, ngoài bãi, trên đồi, đâu đâu cũng một màu xanh của vải. Mỗi mùa xuân về, trên mái tóc người lại thêm sợi bạc. Chỉ riêng có hoa vải vẫn giữ nguyên một màu vàng ấm áp, đúng hẹn theo về...

    Xem chi tiết
  • 1
  • 2

Danh mục website