Thông báo

Thông tin truy cập

60520181
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
1674
10018
60520181

  • Từ ả đến cái ả

    Đọc lại câu văn này, bèn vỗ đùi cái đét rồi tủm tỉm cười: "Lạ gì thói đàn ông! Chẳng qua nhờ môi miệng, chim được cô ả tầm phơ thì cũng gỡ gạc chơi. Tội gì không! Phải xa vợ quanh nào thì anh nào chẳng giống anh nào? Vả lại có thiệt gì! Mỗi tháng mất năm hào để thuê nhà, đi giải phiền một lần cũng mất đến thế rồi. Mà lại lắm thứ lo. Đằng này vừa rẻ, vừa chắc chắn". Ông nhà văn Nguyễn Công Hoan nói "trúng tim đen" của nhiều đấng mày râu.

    Xem chi tiết
  • Người thầy kính yêu: Nhà giáo Lê Đình Kỵ: Bình dị đến bất ngờ

    Hôm nay, 31-3, Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM tổ chức tọa đàm kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS - Nhà giáo Nhân dân Lê Đình Kỵ (1923-2023). Bài viết này thay cho lời tưởng nhớ về thầy… Bước chân vào Trường ĐH Tổng hợp TP HCM vào những năm đầu thập niên 1980, có một bậc thầy khiến chúng tôi bất ngờ một cách thú vị, đó chỉ có thể là thầy Lê Đình Kỵ. Từ một nhà giáo "đãng trí"… Hình ảnh và phong thái của thầy khác hẳn

    Xem chi tiết
  • Ba - Món quà vô giá

    Ba - món quà vô giá là tập sách của tác giả Ngô Thị Thu An, cựu sinh viên Khoa Ngữ văn (hiện là Khoa Văn học) khóa 1983-1987, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Web Khoa Văn học xin giới thiệu bài viết về cuốn sách của nhà thơ Lê Minh Quốc, cũng là cựu sinh viên cùng khóa với tác giả Ngô Thị Thu An. Trên tay tôi là tập sách Ba - món quà vô giá (Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM - 2022) của Ngô Thị Thu

    Xem chi tiết
  • Góc nhìn mới qua tập sách "Văn học Nam bộ 1945-1954"

    Đến thời điểm này, văn học Nam bộ giai đoạn 1945-1954 vẫn còn là một khoảng trống, chưa nhiều công trình nghiên cứu bài bản nhằm giúp người đọc có cái nhìn tương đối đầy đủ. Trước năm 1975, theo tôi, đáng chú ý vẫn là Văn chương tranh đấu miền Nam, Văn chương Nam bộ và cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1950 của nhà nghiên cứu, giáo sư Nguyễn Văn Sâm; chuyên khảo Nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học Nam bộ thời kỳ 1865 - 1954 (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2018) do phó giáo sư

    Xem chi tiết
  • Suy nghĩ lạc quan giúp tôi bước qua những khúc quanh

    Đã gặp mặt nhau là cười. Một nụ cười thật tươi. Hầu như không thoáng âu lo điều gì. Một nụ cười rạng rỡ và chân thành. Đó là nhận xét của tôi khi gặp chị. Theo năm tháng, đến nay tôi vẫn nghĩ thế. Ở chị, dù nhẹ nhàng, khoáng đạt, tự tại nhưng phía sau là cả núi công việc mà chị phải tất bật quán xuyến, điều hành một nhà xuất bản (NXB) lớn nhất tại TP Hồ Chí Minh. Nhắc đến chị, lập tức người yêu sách nhớ đến những nhà nghiên cứu, học giả có uy

    Xem chi tiết
  • Từ cá leo đến cá kèo…

    Gối rơm theo phận gối rơm Có đâu dưới thấp mà chờm lên cao. Ngày xưa, người miền Nam có trò chơi thai đố, nay đã tuyệt tích giang hồ, câu thai đố này, lấy từ truyện “Lục Vân Tiên” của cụ Đồ Chiểu, lúc Trịnh Hâm dù văn dốt võ dát lại dám dè bỉu ông quán làu làu kinh sử. Sau khi đọc xong, ông thầy thai hỏi: “Xuất ngư?”, tức đố con cá gì? Có ai biết không? Khoan vội trả lời, thử hỏi, thai là gì? “Đại Nam quấc âm tự vị” (1895) cho biết, thai

    Xem chi tiết
  • Mù u bông trắng lá thắm nhụy vàng…

    À vậy cứ tưởng tranh dân gian, dòng tranh Đông Hồ vẽ cảnh đánh ghen chỉ có một bức. Không đâu. Dăm bức đó chứ. Nói chắc nịch như thế là nhờ đọc tập sách “Tranh dân gian Việt Nam” (NXB Văn Hóa - 1984) của hai nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Vân - Chu Quang Trứ. Thì đây, “Tranh Đánh ghen còn lại đến ngày nay được ghi lời can khéo của ông chồng tham lam ích kỷ đối với bà vợ cả: “Thôi thôi nuốt giận làm lành Chi điều sinh sự, nhục mình nhục ta trong khi đang cặp

    Xem chi tiết
  • Gạn đục khơi trong văn học miền Nam trước 1975

    Bìa một số đầu sách văn học miền Nam trước năm 1975 nay được tái bản Nếu tác phẩm có giá trị thì sức sống của nó vẫn còn lan tỏa, bằng không thì việc xuất bản lại chỉ đáp ứng sự tò mò hoặc công chúng tìm đọc vì hoài niệm  Sự trở lại của các cây bút tiêu biểu miền Nam giai đoạn trước năm 1975, thiết nghĩ, cũng là điều hết sức bình thường, hợp lẽ tự nhiên, vì không ai có thể phủ nhận những đóng góp của họ trong tiến trình văn học nước nhà,

    Xem chi tiết
  • Gian lận trong thi cử ngày xưa: Tuồn đề thi cho thí sinh, đi thi hộ

    'Phép cấm không nghiêm thì không trừ được thói gian dối, chọn lọc không tinh vi thì không lấy được thực tài', câu nói của vua Lê Hiến Tông (trị vì 1498 - 1504) vào năm 1499, xét ra thời nào cũng đúng. Lớp học ngày xưa ẢNH: TRANH TRÍCH TRONG TẬP TECHNIQUE DU PEUPLE ANNAMITE CỦA HENRI OGER – 1909 Từ một “bạch diện thư sinh” muốn lều chõng nên danh phận, thì trước hết phải qua kỳ thi khảo hạch. Đời Lê quy định nếu lấy bừa, không đúng thực chất thì quan chức phủ doãn và hai ty

    Xem chi tiết
  • Vĩnh biệt nhà giáo - nhà nghiên cứu Lê Tiến Dũng: Tiễn người về cõi bao la

    Sự ra đi của phó giáo sư - tiến sĩ văn học Lê Tiến Dũng rất bất ngờ với nhiều người, trong đó có tôi. Khó có thể hình dung một kết thúc lại đến với bạn mình chóng vánh đến vậy. Bất ngờ quá. Mới hôm kia, trên Facebook cá nhân, đồng nghiệp Nguyễn Tý (Báo Pháp Luật TP.HCM) thông báo nhà giáo - nhà nghiên cứu Lê Tiến Dũng vừa đột quỵ lần thứ 4, rất nguy kịch. Tôi dự trù sẽ cùng các bạn vào Phòng Hồi sức khoa Ngoại Bệnh viện Gia Định thăm người bạn thân tình.

    Xem chi tiết
  • 1
  • 2

Danh mục website