10 sự kiện nổi bật năm 2015 của Khoa Văn học và Ngôn ngữ

 1.

Hội Khoa kỷ niệm 40 năm hoạt động của Khoa Ngữ văn – Ngữ văn và Báo chí – Văn học và Ngôn ngữ được tổ chức vào ngày 12 tháng 4 năm 2015. Hàng ngàn cựu sinh viên và các thầy cô của 40 khóa đào tạo đã về tham dự. Nhân dịp này, Khoa Văn học và Ngôn ngữ đã xuất bản 5 ấn phẩm: “Kỷ yếu 40 năm – dấu ấn những thế hệ”, “Tuyển tập những vấn đề Ngữ văn”, “Mấy vấn đề văn học cổ điển Việt Nam” (PGS Mai Cao Chương), Chuyên san tạp chí “Nghiên cứu văn học” (số 4/2015) và “Ngôn ngữ và đời sống” (số 4/2015).

2.   

Từ năm2016, hệ Sau Đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) của Khoa sẽ tổ chức học vào Thứ Bảy, Chủ nhật và buổi tối. Đây là quyết định quan trọng mà Hội đồng khoa học và đào tạo Khoa Văn học và Ngôn ngữ nhất trí thông qua vào phiên họp cuối năm để tạo điều kiện thuận lợi cho học viên, NCS. Với 9 chuyên ngành đào tạo Sau ĐH (5 chuyên ngành thạc sĩ:  Văn học VN, Văn học nước ngoài, Lý luận văn học, Ngôn ngữ học, Hán Nôm; 4 chuyên ngành tiến sĩ: Văn học VN, Lý luận văn học, Lý luận ngôn ngữ học, Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu), Khoa là đơn vị có nhiều ngành đào tạo Sau ĐH nhất trong toàn trường.

3.   

Hội thảo cấp Quốc gia về chữ quốc ngữ: Sự hình thành, phát triển và những đóng góp vào văn hóa Việt Namdo ba đơn vị: Khoa Văn học và Ngôn ngữ (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG-HCM), Trường Đại học Phú Yên và Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông phối hợp tổ chức đã diễn ra ngày 3-10-2015 tại Vietstar Resort (Núi Thơm, An Phú, Tuy Hòa, Phú Yên).

 4.

Hội thảo kỷ niệm 250 năm năm sinh đại thi hào dân tộc Nguyễn Duđược tổ chức vào ngày 23-12-2016 hưởng ứng nghị quyết của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) về việc kỷ niệm Nguyễn Du. Trong Hội thảo, kỷ yếu Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Du dày gần 1000 trang đã được NXB ĐHQG TP.HCM ấn hành. 

5.   

Nhiều công trình do các GV trong Khoa biên soạn, đồng biên soạn, chủ biên, biên tập: (1) 5 quyển của Khoa Văn học và Ngôn ngữ: Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa (NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, Japan Foundation tài trợ), Tuyển tập những vấn đề Ngữ văn (NXB.ĐHQG TP.HCM), Chuyên san tạp chí Nghiên cứu văn học (số 4/2015), Ngôn ngữ và đời sống (số 4/2015), Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Du (NXB ĐHQG TP.HCM); (2) Bình luận văn học – niên san 2015 (chuyên san của Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn, Trần Hữu Tá, Đoàn Lê Giang…biên tập); (3) Sách cá nhân, viết chung: Tiếp nhận tư tưởng văn nghệ nước ngoài - Kinh nghiệm Việt Nam thời hiện đại (La Khắc Hòa, Lộc Phương Thủy, Huỳnh Như Phương đồng chủ biên, NXB ĐHQGHN); Giáo trình Hán văn thời Lý Trần (Lê Quang Trường, Nguyễn Ngọc Quận, NguyễnĐông Triều, Nguyễn Văn Hoài biên soạn, NXB .ĐHQG TP.HCM), Diện mạo văn học Việt Nam Pháp ngữ (Nguyễn Công Lý, Phạm Văn Quang, NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM), Phật giáo vùng Mekong - Lịch sử và phát triển (Nguyễn Công Lý và những người khác biên tập, NXB. ĐHQG TP.HCM), Văn học dân gian Bến Tre (Nguyễn Ngọc Quang (chủ biên), Phan Xuân Viện, Nguyễn Hữu Ái, La Mai Thi Gia, Lê Thị Thanh Vy biên soạn), Motif trong nghiên cứu truyện kể dân gian: lý thuyết và ứng dụng (La Mai Thi Gia, NXB.ĐHQG HN)...Các GV trong Khoa đã công bố 102 bài tạp chí có chỉ số ISSN trong nước và quốc tế; 156 bài trong các sách nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo trong nước và quốc tế.

6.   

Giao lưu quốc tế khá nhộn nhịp: PGS. Võ Văn Nhơn đi nghiên cứu về văn học quốc ngữ Nam Bộ ở Pháp, Mỹ; TS. Nguyễn Ngọc Quận đi dự hội thảo quốc tế về chữ Nôm ở Mỹ; PGS. Đoàn Lê Giang đi nghiên cứu về K.Bakin ở Nhật Bản với tài trợ của Quỹ Sumitomo; PGS. Nguyễn Công Lý và ThS. Dương Hoàng Lộc đi dự Đại lễ Vesak ở Thái Lan; PGS. Trần Thị Phương Phương đi dự hội thảo quốc tế về Esenin ở Nga; PGS. Đoàn Lê Giang và TS. Lê Quang Trường đi dự hội thảo quốc tế về Trung Quốc học ở Viện KHXH ở Bắc Kinh, TQ; ThS. Phan Nguyễn Kiến Nam đi tu nghiệp ở Đài Loan; ThS. Trần Tịnh Vy đi học tiến sĩ văn học ở Đức.

7.   

GV trẻ Đào Lê Na đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Thêm TS Đào Lê Na, Khoa đã có đến 22 TS (chiếm tỷ lệ hơn 50% giảng viên của Khoa). TS. La Mai Thi Gia được cử làm Trưởng Bộ môn Văn hóa dân gian thay ThS. Phan Xuân Viện về hưu.

8.   

Cuộc thi thơ haiku Việt-Nhật 2015 do Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản, Trường Đại học KHXH&NV (Khoa Văn học và Ngôn ngữ) tổ chức thành công tốt đẹp. Chương trình “Trong sáng cùng tiếng Việt” do Khoa Văn học và Ngôn ngữ chủ trì đã phát sóng truyền hình trên HTV được 700 buổi. Website Khoa Văn học và Ngôn ngữ (www.http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn)đạt trên 30 triệu lượt truy cập, trở thành website học thuật có lượng truy cập hàng đầu toàn quốc. Nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà văn đã cộng tác ở website này.

 9.

Quỹ học bổng hỗ trợ sinh viên ngữ văn được cựu sinh viên tài trợ kỷ lục - gần 150 triệu. 40 sinh viên của Khoa gặp hoàn cảnh khó khăn đã được nhận học bổng từ Quỹ này.

10.    

Khoa VH&NN đạt Giải Nhất toàn trường về công tác Nghiên cứu khoa học của SV. Khoa VH&NN được ĐHQG TP.HCM công nhận là Tập thể Điển hình Tiên tiến Tiêu biểu của Trường ĐHKHXH&NV giai đoạn 2011-2015.

 

Thông tin truy cập

60520884
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
2377
10018
60520884

Thành viên trực tuyến

Đang có 229 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website