Khoan dung và định kiến tôn giáo trong văn hóa Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp cải đạo từ Phật giáo sang Kito giáo ở đồng bằng sông Mekong)

Hội thảo khoa học quốc tế “Văn học và điện ảnh Việt Nam, Hàn Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa”

Tác giả: Phan Thị Thu Hiền

GS.TS., Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

TÓM TẮT

Từ đầu thế kỷ 21, chuyển đổi tôn giáo ngày càng trở thành một hiện tượng đáng chú ý ở Nam Bộ nói chung, Tây Nam Bộ nói riêng. Qua tìm hiểu sự khoan dung và định kiến tôn giáo đối với hiện tượng chuyển đổi tôn giáo, chúng ta có thể hiểu tình hình tôn giáo trong xã hội Việt Nam đương đại cũng như đặc điểm của văn hóa tôn giáo Việt Nam.   

Ở Việt Nam, nghiên cứu chuyển đổi tôn giáo và tôn giáo mới được quan tâm từ thập niên 2010 và số công trình còn khá khiêm tốn. Các học giả đi trước chủ yếu quan tâm tìm hiểu hiện tượng chuyển đổi tôn giáo như một thực tại văn hóa (cultural reality). Chúng tôi cho rằng bên cạnh đó, còn cần thiết nghiên cứu tâm thức văn hóa (cultural mindset), bởi vì cách người ta nghĩ (way of thinking) có ý nghĩa quan trọng quyết định cách người ta sống (way of living).

Tập trung vào Nam Bộ là một trong những vùng văn hóa trẻ, đa văn hóa nhất Việt Nam, chúng tôi có trường hợp nghiên cứu mang tính đại diện và tính điển hình về sự khoan dung và định kiến tôn giáo trong quan hệ với chuyển đổi tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Chúng tôi chọn 2 điểm nghiên cứu chính ở đồng bằng sông Cửu Long là Cần Thơ và Trà Vinh để khảo sát hiện tượng cải đạo từ Phật giáo Bắc tông sang Công giáo của người Việt và hiện tượng cải đạo từ Phật giáo Nam tông sang Tin Lành của người Khmer Nam Bộ.

Chúng tôi đặt 2 câu hỏi nghiên cứu chính:

(CH. 1) Mức độ khoan dung hoặc định kiến tôn giáo trong văn hóa Nam Bộ như thế nào?

(CH. 2) Sự khoan dung hoặc định kiến tôn giáo đó ảnh hưởng như thế nào đến hiện tượng chuyển đổi tôn giáo trong văn hóa Nam Bộ?

Tương ứng với 2 câu hỏi trên, chúng tôi có 2 giả thuyết nghiên cứu:

(GT. 1) Về cơ bản, văn hóa Nam Bộ khá khoan dung với việc chuyển đổi tôn giáo. Tuy nhiên, mức độ khoan dung có sự phân biệt theo lịch sử và tùy thuộc các tôn giáo, các vùng miền, các chủng tộc, cũng như tùy thuộc giới tính, lứa tuổi, học vấn của cá nhân.

(GT. 2) Khoan dung và định kiến tôn giáo có thể tạo ra lực kéo hoặc lực đẩy trong chuyển đổi tôn giáo. (Những) người chuyển đổi và những cộng đồng cư dân liên quan cũng như các tổ chức tôn giáo, chính phủ và chính quyền địa phương, (một cách chủ động hoặc thụ động, ý thức hoặc vô thức), đã có những chiến thuật nhất định (với các động lực kinh tế, xã hội, văn hóa, tâm linh khác nhau) để thực hiện / dẫn dắt / quản lý chuyển đổi tôn giáo.

Chúng tôi sử dụng hướng tiếp cận hệ thống và liên ngành để tìm hiểu vấn đề từ các phương diện khác nhau trong quan hệ chỉnh thể. Các phương pháp định tính (phỏng vấn sâu) và định lượng (phiếu khảo sát) được sử dụng kết hợp. Đặc điểm chung thể hiện bản sắc dân tộc cũng như đặc trưng vùng Nam Bộ, đặc trưng riêng  từng tộc người trong sự khoan dung hoặc định kiến tôn giáo được làm nổi bật qua so sánh.

Từ khóa: Khoan dung và định kiến tôn giáo, cải đạo / chuyển đổi tôn giáo, văn hóa Nam Bộ, văn hóa đồng bằng sông Mekong.

Thông tin truy cập

60837303
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
11025
9068
60837303

Thành viên trực tuyến

Đang có 293 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website