Vài nét tình hình sưu tầm nghiên cứu thành tựu lý luận văn học dân tộc thế kỷ XX

Trước hết về sưu tầm, phải nói ngay đến công trình đồ sộ Tuyển tập phê bình văn học Việt Nam 1900-1945 do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (Văn học, H.1997). Bộ sách gồm năm tập, trên dưới 2500 trang, biên soạn rất công phu, cẩn trọng. Ngoài phần Văn tuyển là chính, có phần tiểu luận khái quát chung ở đầu, phần tiểu dẫn về tác giả ở sau, lại có bảng tra cứu theo vần tên chín mươi tác giả kèm theo tiêu đề của mấy trăm tác phẩm được trích tuyển. Quy mô khá đồ sộ, qua đây mới thấy được rất nhiều tác giả và công trình có phần lạ lẫm hầu như ít ai biết đến như Cao Văn Chánh với Mặt trận văn chương: Nội dung và hình thức. Chức vụ của nhà văn; Hoàng Duy Từ với Thiên chức của thi sĩ; Trúc Hà với Lược khảo về sự tiến hóa của quốc văn trong lối viết tiểu thuyết v.v...

Trở lên là chuyện sưu tầm biên soạn tư liệu về thời trước cách mạng, nhưng về sau năm 1945 thì sao? Có những sách tư liệu mang tính chất có hơi khác, không theo tinh thần "tìm lại lịch sử", mà là "chọn lọc đương thời". Có thể kể tập Tiểu luận phê bình (Văn học, H.1993) nêu lên bốn mươi tám nhà lý luận phê bình, kể cả những người vốn đã hoạt động về lĩnh vực này thời trước cách mạng như Trương Chính, Phan Khôi, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan, Như Phong, Hoài Thanh, Trương Tửu, Hải Triều. Cũng có những vị đã là nhà văn trước năm 1945, nhưng sau này mới viết một ít về lý luận phê bình như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng. Cũng có những bậc cao niên, nhưng đến sau cách mạng mới xuất hiện ít nhiều trong tư cách nhà lý luận phê bình như Phạm Văn Đồng, Đỗ Đức Hiểu, Vũ Khiêu, Hoàng Như Mai, Nam Mộc, Hoàng Xuân Nhị, Vũ Đức Phúc, Hoàng Trinh, Trần Độ, Hà Xuân Trường, kể cả ở đô thị miền Nam thời tạm chiếm có Lữ Phương v.v... Còn hơn một nửa thì gồm những người quen thuộc, có lẽ không cần liệt kê ra nữa. Mỗi tác giả chỉ kèm theo một bài viết, không có tiểu sử hay bình luận gì kèm theo. Thí dụ, Trần Độ thì có bài Văn nghệ, vũ khí của cách mạng v.v... Dù sao, đây cũng là tuyển tập đầu tiên về lý luận phê bình của văn học sau cách mạng, có giá trị tham khảo bước đầu. Chỉ có điều tiêu chuẩn chọn người dường như thiếu chú ý những trường hợp tương ứng. Thí dụ đã có Phạm Văn Đồng, sao không có Trường Chinh, Tố Hữu; đã có Đỗ Đức Hiểu, sao không có Lê Trí Viễn; đã có Lữ Phương, sao không có Vũ Hạnh v.v... Nhược điểm này có thể vì khuôn khổ có hạn, chỉ hơn 500 trang, mặc dù khổ lớn. Nếu đúng thế, thì cũng phải gần mười năm sau mới được bù đắp lại bằng tập Lý luận phê bình văn học miền Trung thế kỷ XX (Nxb Đà Nẵng, 2001) cũng khổ lớn, nhưng hơn 1000 trang! Cách biên soạn cũng như thế, nhưng có lời nói đầu của người chủ biên Phan Cự Đệ, và ở mỗi tác giả đếu có thêm phần tiểu sử sơ lược. Nhưng có đến 113 tác giả, hơn gấp bội trong tuyển tập của Nhà xuất bản Văn học. Chính vì thế đã hội tụ khá đầy đủ mọi thành phần, tất nhiên ít nhiều đều có tư cách nhà lý luận phê bình, và hiển nhiên của cả thời trước 1945. Trước hết, ngoài Hồ Chí Minh ra, còn có các bậc chí sĩ cách mạng cùng các nhà lãnh đạo khác: Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn. Tất nhiên có cả các nhà văn kiêm tư cách nhà phê bình hoặc lý luận như Nhất Linh, Quách Tấn, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Thạch Lam, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Trọng Tạo, Thanh Thảo v.v... Về các nhà nghiên cứu phê bình thời chống Mỹ ở miền Nam, ngoài Vũ Hạnh còn có Tam Ích v.v...

Về mặt nghiên cứu, thì trước hết cần nhắc đến tập Tác gia nghiên cứu lý luận phê bình văn học 1945-1975 của Ban Lý luận Viện Văn học (Khoa học xã hội, H.1986). Tập sách viết về mười bốn tác gia: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Như Phong, Hoàng Trung Thông, Hồng Chương, Nam Mộc, Vũ Đức Phúc, Vũ Khiêu Hoàng Xuân Nhị, Hoàng Trinh, Lê Đình Kỵ, Nhị Ca, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức. Tuy xuất bản năm1986, nhưng chắc là được hoàn thành trước thời Đổi mới, do đó không nên căn cứ vào tư duy mới về văn học để định giá ở đây. Tất nhiên, vẫn có thể nhận xét rằng việc tuyển chọn phần nào có thiên về nhiều tư cách khác, chứ không phải chủ yếu dựa vào công trình và tác phẩm. Có thể hiểu thêm là các tác giả sẽ rút kinh nghiệm cho tập về thời kỳ sau năm 1975 tiếp theo như đã tuyên bố, nhưng tiếc rằng hơn hai mươi năm đã qua vẫn chưa thấy. Dù sao lý luận phê bình đã khó, đánh giá về lý luận phê bình càng khó hơn, cho nên quý hồ ai đã làm được gì, miễn là nghiêm chỉnh, thì cùng không thể bỏ qua giá trị tham khảo của nó. Cũng theo tinh thần đó, có thể kể đến tập Nhìn lại nửa thế kỷ (1936-1986) lý luận hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Giáo dục, H.1999) gồm ba chương:1. Đường lối văn nghệ của Đảng với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ; 2. Giới văn nghệ nước ta luận bàn về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa; 3. Một số trăn trở vốn có giữa những năm 80 về việc đổi mới chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nếu cuốn sách trên kia bàn về một số tác giả, thì cuốn sách này tập trung bàn về một vấn đề lý luận trọng tâm. Qua đây chúng tôi đã chứng minh lý luận hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam chủ yếu là tiếp thu của Liên Xô, nhưng dần về cuối đã có những đối thoại bình đẳng với lý luận văn học Xô-viết. Nhưng cả hai tập sách đều mang tính chất "lịch sử", song đều thuộc trong phạm vi của lý luận văn học cách mạng. Tiếp theo sau đây sẽ giới thiệu những công trình mở rộng vấn đề sang khác giai đoạn khác hoặc ra cả thế kỷ XX.

Trước hết là công trình Lý luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX của Trần Mạnh Tiến (Giáo dục, H.2001, 456 trang). Trừ phần Phụ lục về tài liệu gốc, phần nghiên cứu gồm ba chương chính: 1. Những quan niệm chung về văn học và nhà văn; 2. Quan niệm về tác phẩm và các thể loại chính; 3. Về phê bình văn học. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy rõ, trong những thập kỷ đầu tiên xây dựng nền văn học quốc ngữ thuộc phạm trù cận hiện đại, theo phương hướng cứu quốc và duy tân nói chung, các văn nhân và học giả nước ta đã có nhiều kiến giải khá phong phú về đặc trưng, công dụng, cùng các mối quan hệ giữa văn học với hiện thực, với tư tưởng, đạo đức và truyền thống văn học, về tài đức, tâm lý và phong cách sáng tác của nhà văn, về đặc trưng, cách phân loại cùng phương hướng cách tân của thơ ca và tiểu thuyết. Tất nhiên cùng đề cập đến các vấn đề trên là một việc, nhưng cách nhìn khác nhau lại là một việc khác, nhất là khi xem xét các vấn đề cụ thể, không tránh khỏi tranh luận cọ xát. Và tựu trung lại, ngay trong ba mươi năm đầu thế kỷ, phê bình văn học đã tự phân lập thân hai khuynh hướng phê bình truyền thống của các nhà Nho như Phan Kế Bính, Phan Khôi, Lê Thước, v.v... với "phê bình mới" chịu ảnh hưởng Tây học như Phạm Quỳnh, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Tường Tam, Vũ Đình Long v.v... Thật ra hai khuynh hướng này ban đầu có chỗ giao thoa, nhưng đã chuyển hóa đến chỗ cái sau thay dần cái trước. Riêng cuộc tranh luận về Truyện Kiều năm 1924, tác giả của công trình cũng đã đào sâu để cớ những kết luận càng sát hợp thỏa đáng hơn về ưu nhược điểm của mỗi bên.

Nếu công trình của Trần Mạnh Tiến chỉ viết về ba mươi năm đầu thế kỷ, thì số công trình vươn lên viết trọn cả nửa đầu thể kỷ (trước cách mạng) khá nhiều. Nhưng trong đó có đến hai công trình chỉ viết về phê bình (tất nhiên có liên quan ít nhiều đến lý luận) là Lịch sử phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1900-1945 của Trần Thị Việt Trung (ĐHQG Hà nội, 2002) và Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX của Nguyễn Thị Thanh Xuân (ĐHQG Tp.HCM, 2004). Nhưng viết chung cả lý luận, phê bình và tiêu biểu hơn cả là Lý luận phê bình văn học Việt Nam từ đầu TK XX - 1945 của tập thể tác giả Viện Văn học do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (Khoa học xã hội, H.2005, 472 trang). Ngoài hai phần Mở đầuKết luận, công trình gồm ba chương chính: Sự phát triển của lý luận; Sự phát triển của phê bình; Các tác giả lý luận văn học tiêu biểu. Bố cục chung như thế là quá hợp lý. Chủ biên của công trình nghiên cứu này cũng đồng thời chủ biên của nhiều công trình biên soạn tư liệu nói trên, cho nên sự khái quát ở đây đều có cơ sở tin cậy. Thí dụ ở chương một từ mục 8 đến mục 14 gồm các vấn đề: Khái quát chung và đánh giá về sáu cuộc tranh luận về Quốc học, về Truyện Kiều, về Thơ Mới v.v... Hoặc chương ba chọn viết về mười vị: Phan Khôi, Thiếu Sơn, Hải Triều, Hoài Thanh, Trần Thanh Mại, Trương Chính, Trương Tửu, Lê Thanh, Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, đều có căn cứ thỏa đáng (nhưng phải chăng cần cân nhắc thêm Phạm Quỳnh?) Công trình cũng có cố gắng đi đến những khái quát mới như mục 1 chương hai - Các hình thái tư duy phê bình nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên công trình không tránh khỏi một số nhược điểm như nặng về thời kỳ 1930-1945 là đúng, nhưng về giai đoạn ba mươi năm đầu thế kỷ có phần sơ sài trong việc nêu hiện tượng và chọn người tiêu biểu. Nội dung tuy phong phú, nhưng có phần thiên về liệt kê có phần xô bồ như bảy mục đầu của chương I: 1- Hai giai đoạn phát triển của lý luận văn học; 2- Quan điểm nghệ thuật của Hoài Thanh; 3- Văn chương và hành động; 4- Những ý kiến về tiểu thuyết (Phạm Quỳnh, Thạch Lam); 5- Về phương pháp luận phê bình và nghiên cứu văn học (Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan); 6- Nỗ lục gây dựng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của tạp chí Tao đàn; 7- Đề cương văn hóa Việt Nam và đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng v.v... Khó mà thấy giữa các vấn đề được dẫn dắt bằng một lô-gic nội tại nào cả. Còn bảy vấn đề tiếp theo bàn về các cuộc tranh luận nói trên, đáng lẽ để ở chương tiếp theo bàn về phê bình có lẽ hợp lý hơn. Có những vấn đề cũng thiếu sự "hô ứng" cần thiết, thí dụ như đã nói phê bình kịch, sao không thấy phê bình thơ và tiểu thuyết v.v... Tất nhiên, với tư cách là công trình đầu tiên viết toàn diện về cả lý luận lẫn phê bình nửa đầu thế kỷ XX, giá trị đóng góp của nó là cơ bản.

Không quên những luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ hữu quan, kể cả viết về lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam nói chung, hay về Vũ Hạnh, Nguyễn Văn Trung nói riêng, nhưng vì khuôn khổ có hạn, phải dành cho một công trình quan trọng là Lý luận phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX của Trần Đình Sử, vì đây là lần đầu tiên và cho đến nay vẫn là duy nhất viết về lý luận phê bình văn học nước nhà xuyên suốt cả thế kỷ XX. Tuy nó chỉ là phần bảy trong công trình chung khá quy mô do Phan Cự Đệ chủ biên (Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Giáo dục, H.2004), nhưng có độ dài gần 140 trang khổ lớn. Chính vì thế tự riêng nó đã chia thành năm chương: 1- Mở đầu; 2- Lý luận phê bình văn học giai đoạn 1900-1932; 3- Lý luận phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945; 4- Lý luận phê bình văn học Việt Nam 1945-1985. Lý luận phê bình văn học Việt Nam 1986-2000. Các mốc thời gian như thế là linh hoạt hợp lý. Nội dung của từng chương cũng hàm chứa đầy đủ những vấn đề cơ bản. Thí dụ chương bốn - Lý luận phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1985 gồm các mục như sau: I- Sự xác lập quyền lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với văn hóa văn nghệ...;

Đến thế kỷ XX, văn học bước vào quá trình hiện đại hóa, khoa nghiên cứu văn học mới bắt đầu chính thức hình thành. Hiển nhiên cũng còn phải là một quá trình, dần dần mới có được những tác giả chuyên nghiệp, những công trình chuyên biệt của từng phân môn. Lý luận văn học, văn học sử, phê bình văn học, vốn là không tách rời nhau, nhưng càng gắn bó hơn trong buổi đầu của thế kỷ, gần như có tình trạng "nguyên hợp" theo một hàm nghĩa gia giảm nào đó, nhất là giữa lý luận với phê bình. Tuy nhiên ở đây sẽ bàn thiên về lý luận văn học. Mặt khác, nửa đầu thế kỷ XX, dù sao bây giờ cũng đã trở thành "quá khứ tuyệt đối", nhất là thời ấy nước ta còn thuộc Pháp. Tiếp theo là ba mươi năm kháng chiến cứu nước, có phân biệt giữa vùng đô thị bị tạm chiếm với vùng tự do, nhất là về sau có sự chia cắt Nam Bắc. Tình hình hoạt động và phát triển lý luận không thể không có sự phân tuyến phức tạp. Do đó, bây giờ kiểm kê lại thành tựu của cả thế kỷ, bên cạnh việc nghiên cứu, không thể không kể đến việc sưu tầm tư liệu, nhất là đối với tư liệu thời trước cách mạng, và ở đô thị miền Nam sau này. Tất nhiên từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc hoàn toàn giải phóng và với tư cách chủ thể của đất nước, chưa đợi đến thời Đổi mới, công việc sưu tầm và nghiên cứu ở đây đã bắt đầu, thí dụ đối với Hải Triều thời trước cách mạng hoặc phần nào về Vũ Hạnh ở miền Nam thời chống Mỹ v.v... Những hiện tượng loại này không ít, và hiển nhiên về cơ bản đều tốt nhưng có kèm theo những hạn chế nhất định. Trước hết dù sao việc này vẫn đầy khó khăn trong tình trạng chiến tranh có lúc lan ra miền Bắc. Có khi thấy vấn đề cần thiết, nhưng chưa có điều kiện tiến hành. Và chính là được tiến hành trong hoàn cảnh còn phải đấu tranh gay go phức tạp như thế, cho nên có phần nhấn mạnh một chiều sự đối lập về ý thức hệ, không khỏi hạn chế đến việc khai thác và kế thừa toàn diện hơn những thành tựu tinh thần của dân tộc. Phải đợi đến khi đất nước thống nhất, rồi còn phải tìm ra lối thoát cho khủng hoảng kinh tế, nghĩa là cũng phải đến thời Đổi mới, thì các hạn chế nói trên mới khắc phục được dần. Trong việc đổi mới tư duy chính trị xã hội, có một phương diện liên quan trực tiếp đến vấn đề đang bàn ở đây là phải quay trở lại thấm nhuần sâu sắc hơn một chân lý vốn có trong chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó là khi đã nắm chính quyền (mà bây giờ là chính quyền trên toàn cõi đất nước), giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của nó "phải tự mình trở thành dân tộc" (Tuyên ngôn Cộng sản). Tư tưởng này cộng với hoàn cảnh hòa bình và đất nước thống nhất đã mở ra một trường diện rộng rãi cho việc sưu tầm và nghiên cứu thành tựu lý luận văn học nước nhà thế kỷ XX. Điều này một lần nữa xác nhận cho dưới đây sẽ phải và chỉ trình bày thiên về những thành tựu sưu tầm và nghiên cứu lý luận văn học Việt Nam thế kỷ XX từ sau Đổi mới, mặc dù trong thực tế không phải chỉ có thế. Nhân đây cũng xin nói luôn là vì khuôn khổ và thời gian có hạn, ngoại trừ một vài trường hợp cá biệt, còn nói chung chỉ đề cập đến những hiện tượng ở quy mô của một tập sách đã công bố..vToàn là những vấn đề lý luận cả, thậm chí ông hoàng thơ tình rất quen biết là Xuân Diệu mà trước cách mạng cũng đã từng viết lý luận như bài Tính cách An Nam trong văn chương v.v... Lại có những vấn đề khá mới hiện nay ở phương Tây như Phê bình nữ quyền, Tiếp cận văn hóa học đối với nghệ thuật, nhưng thật ra có thể còn rất giản đơn, nhưng nó đã manh nha ở ta thời trước cách mạng Nghệ thuật với văn hóa của Lê Quang Lộc, Văn chương với nữ giới của Nguyễn Đồng Khang, Vấn đề nữ lưu và văn học của Nguyễn Thị Kiêm v.v... Nhìn vấn đề khái quát về khuynh hướng, như khuynh hướng mác-xít rất quen thuộc, nhưng thật ra còn nhiều nhân vật khác, như ngay năm 1944 đâu chỉ có Văn học khái luận của Đặng Thai Mai, mà mặc dù không có hệ thống bằng, nhưng còn có thể kể Tìm nghĩa văn học của Nguyễn Hưng Phấn, Văn học và triết luận của Mộng Sơn v.v... Rồi có những khuynh hướng tuy có nhược điểm này khác, nhưng vẫn có những đóng góp cho tiến trình ý thức văn học dân tộc lúc bấy giờ như nhóm Thanh Nghị mà cây bút chủ chốt là Đinh Gia Trinh lâu nay không được coi trọng đúng mức. Nhưng trong bộ tuyển tập này, đã giành một khuôn khổ khá lớn cho những bài viết của ông như Trách nhiệm của các văn sĩ và nghệ sĩ, Đọc tiểu thuyết Việt Nam cận đại, Đọc "Xuân thu nhã tập", Văn chương và khảo luận, Địa vị và văn hóa Âu Tây trong văn hóa Việt Nam, v.v... Đặc biệt, những nhà nghiên cứu lý luận phê bình bị mang định kiến lâu dài, nhưng nay đều có mặt trong bộ tuyển tập này với những tác phẩm tiêu biểu của họ: Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Lan Khai, Trương Tửu v.v... Bị định kiến do quan niệm hẹp hòi, do ngộ nhận. Nhưng cho dù họ có sai, thì cũng là trong bối cảnh một không thời gian nhất định, cho nên không thể xóa nhòa đóng góp trên các mặt khác của họ. Tóm lại, có thể nói tuy là nằm trong phạm vi biên soạn, sưu tầm, nhưng bộ Tuyển tập này có giá trị khách quan khoa học. Tất nhiên không có cái gì toàn bích, vả chăng nó là bộ tuyển cho cả một thời kỳ, có tính chất nền móng, còn chờ sự bổ sung bằng các tuyển tập của các cá nhân tiêu biểu. Tất nhiên các học giả tuy ở mức độ khác nhau, nhưng về cơ bản phù hợp với ý thức hệ chính thống như Hải Triều, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh thì vốn có tuyển tập từ lâu rồi. Cho nên bây giờ đổi mới tư duy, thì theo lô-gic tự nhiên, phải nghĩ đến các nhân vật cũng rất tiêu biểu nhưng vì lý do này khác bị coi nhẹ như vừa nói trên. Tất nhiên việc này không hề giản đơn, cũng phải hàng hơn mười lăm năm sau Đại hội VI mới thực hiện được. Mở đầu cho việc này là Trần Mạnh Tiến với Lan Khai - Tác phẩm nghiên cứu, lý luận phê bình văn học - Luận giải văn học và triết học Việc biên soạn không những công phu, mà còn rất chu đáo. Ở mỗi một cuộc tranh luận đều có đầy đủ bốn phần: Tiểu dẫn (những diễn biến và ý nghĩa chính của cuộc tranh luận); Thư mục các bài tham gia tranh luận; Văn tuyển (Các bài tiêu biểu); Thư mục các bài nghiên cứu. Quả là công việc biên soạn ở đây đã chuẩn bị tối đa cho công việc nghiên cứu. Về mặt này thì công lao nổi bật là những thành viên của Viện Văn học - nếu trước kia là Nguyễn Đức Vân, Đỗ Văn Hỷ v.v..., thì về (Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002). Tiếp theo là Trịnh Bá Đĩnh với hai bộ tuyển Phạm Quỳnh (Văn hóa thông tin, H.2003; Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh với bộ tuyển Trương Tửu: phê bình văn học (Lao động, H.2007) v.v... Tuy là tuyển tập, nhưng đều có lời giới thiệu, hoặc tiểu luận của soạn giả ở trước. Cũng cần nhắc đến bộ tuyển tập đồ sộ khác là Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX của Nguyễn Ngọc Thiện (Lao động, H.2003, 2 tập, hơn 2.200 trang) tuy mang tính chất phê bình, nhưng cũng có tác dụng bổ sung cho lý luận. Công trình sưu tập tư liệu dồi dào về sáu cuộc tranh luận về Quốc học, Truyện Kiều, Duy tâm với duy vật, Thơ mới với thơ cũ, Nghệ thuật vị nghệ thuật với nghệ thuật vị nhân sinh, Dâm hay không dâm v.v... sau là Nguyễn Ngọc Thiện, Trịnh Bá Đĩnh v.v... Và bây giờ đây, trong bước phát triển mới rất đáng vui mừng của công tác tư liệu quan trọng này, lại có Phan Trọng Thưởng, Vũ Thanh. Cùng với Trần Nho Thìn, Nguyễn Cừ, các anh đã công bố bộ tư liệu đồ sộ Mười thế kỷ bàn luận về văn chương - từ TK X đến nửa đầu TK XX (3 tập, hơn 3.000 trang khổ lớn, Nxb Giáo dục, H.2007). Đáng lẽ phải nhắc đến trong mục I ở trên, nhưng phần tư liệu thời trung đại chỉ 300 tr, phần TK XX chiếm đến 9/10, nhưng cũng không thể để chậm xuống phần dưới của mục II này, vì đây chỉ là tư liệu của nửa đầu thế kỷ. Với tư cách là "tập đại thành" về mặt này, bộ tư liệu rất xứng đáng với một bài phê bình nhiệt tình, chu đáo và quy mô, song vì bộ sách quá đồ sộ, lại mới công bố, nhưng với yêu cầu "điểm bình" ở đây, chỉ xin phát biểu rất ngắn gọn. Tư liệu, thật ra vẫn là công tác khoa học, thậm chí mang tính chất nền móng theo một ý nghĩa nào đó. Cho nên giá mà các soạn giả cho biết thêm đã kế thừa, nhất là đã bổ sung, phát triển và nâng cao những thành tựu vốn có theo những phương hướng và tiêu chí như thế nào, thì sẽ càng giúp ích nhiều hơn cho những người nghiên cứu. Nhưng dù thế nào, thì đây vẫn là bộ sách quý cho giới lý luận phê bình nước nhà. Bởi vì muốn theo đuổi bất kỳ chuyên ngành khoa học nào cũng phải vũ trang cho được những kiến thức lịch sử của chuyên ngành đó.Ích, Châu Hải Kỳ, Nguyễn Quang Tô, Nguyễn Quyết Thắng, và có cả Việt kiều ở Pháp như Bùi Xuân Bào v.v... Đông đảo nhất là thế hệ tiếp theo đang hoạt động ở cả ba miền như Lê Thành Nghi, Phan Huy Dũng, Lê Ngọc Trà, Huỳnh Như Phương v.v... Trong đó có một tỉ lệ không nhỏ là nữ giới: Phan Diễm Phương, Nguyễn Kim Hoa, Tôn Phương Lan, Lý Hoài Thu, Tôn Thị Thảo Miên, Lê Lưu Oanh, Lê Thị Dục Tú, Lưu Khánh Thơ v.v... Quả thật, tuy của một nhà xuất bản địa phương, nhưng đây là một tuyển tập lý luận phê bình chưa từng có xét trong phạm vi toàn quốc cả quy mô lẫn ý nghĩa. Điều này có nguyên nhân khách quan là đa số các nhà lý luận nghiên cứu phê bình đều có quê gốc ở miền Trung. Nhưng chính ở chỗ này có chút vấn đề. Quê hiển nhiên là quê bố thôi, nhưng cho dù bố mẹ đều người miền Trung cả, nhưng ở đây có không ít người đâu có sinh ra từ miền Trung! Lại cho dù bố mẹ, bản thân đều sinh ra từ miền Trung, nhưng lại học hành và công tác ở nơi khác thì sao? Ở đây dường như cũng có sự khác nhau giữa sáng tác và nghiên cứu. Sáng tác chủ yếu là bộc lộ tình cảm, cho nên bám vào quê hương vẫn có thể viết được, tất nhiên không nên chỉ dừng ở đó. Nhưng nghiên cứu là khái quát, tranh biện, giao lưu, cho nên chủ yếu chỉ có thể thai nghén và hình thành ở những trung tâm văn hóa. Không phải ngẫu nhiên mà đa phần các nhà lý luận phê bình trong tập sách này đều học hành và công tác một ít ở Huế, nhưng chủ yếu là ở Sài Gòn và nhất là Hà Nội với tư cách là những trung tâm văn hóa của cả nước. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong Lời nói đầu cũng phải triển khai những vấn đề chung của cả nước, chứ không phải chỉ của miền Trung. Vì thật ra khó thể có khái niệm lý luận phê bình miền Trung. Cho nên đây vẫn là tuyển tập lý luận phê bình văn học Việt Nam, tất nhiên nên mở ngoặc đơn ở dưới với mấy chữ bộ phận tác giả quê gốc miền Trung. Cho nên phải chăng Nhà xuất bản Đà Nẵng trên cơ sở hiện có, bổ sung thêm, để mạnh dạn làm luôn bộ tuyển tập Lý luận phê bình chung cho cả nước, mà chắc không ai có thể ngăn cấm. Nhưng cho như dù rồi đây sẽ làm được như vậy, thì gương mặt toàn diện của lý luận phê bình văn học Việt Nam vẫn bộc lộ một nhược điểm như đã phản ảnh trung thành ngay trong bộ sách này, kể cả trong Lời nói đầu. Đó là nói lý luận phê bình, nhưng chủ yếu là nói phê bình, cho nên đội ngũ mới đông đảo đến thế, nhưng có mấy ai chuyên tâm làm lý luận đâu? Tất nhiên làm phê bình giỏi không dễ, và đáng quý vì vốn cũng phải nắm lý luận như thế nào rồi. Làm lý luận cũng không phải thứ lý luận chay, cho nên lý luận và phê bình thường gắn bó với nhau. Tuy nhiên đây vẫn là hai chuyên ngành khác nhau, cho nên có lẽ chỉ nên nói đây chủ yếu là Tuyển tập phê bình văn học mà thôi. Không phải ngẫu nhiên mà Nhà xuất bản Văn học chỉ gọi tập tuyển nói trên là Tiểu luận phê bình. Nếu làm tuyển tập Lý luận phê bình đích thực, thì vẫn có thể giành tỉ lệ lớn hơn cho Phê bình, nhưng nhiều nhất là hai phần ba, còn số lượng thật sự làm Lý luận chí ít cũng phải một phần ba. Nhân đây cũng xin nói luôn rằng chúng ta thường kêu ca than thở rằng lý luận chúng ta yếu, rồi cũng có một vài biện pháp vá víu, mà không chịu điều tra, phân tích đội ngũ, để có những chủ trương bồi dưỡng và phát triển căn bản và lâu dài. II- Các quan điểm lý luận cơ bản; III- Hoạt động và thành tựu về nghiên cứu lý luận phê bình văn học; IV- Thế hệ các nhà lý luận phê bình văn học giai đoạn 1945-1985. Một ưu điểm nữa là tác giả rất nhất quán khi viết về bất cứ giai đoạn nào cũng dừng lại được với một số nhân vật tiêu biểu. Ngay giai đoạn ba mươi năm đầu thế kỷ, trong các công trình trước không nêu hoặc có nêu thật không đầy đủ, ở đây đã đề cập đến Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Võ Liêm Sơn là thỏa đáng. Nói công trình này là đầu tiên và duy nhất viết xuyên thế kỷ, nhưng cũng phải nói rõ thêm đôi điều. Các giai đoạn một (1900-1932), hai (1932-1945) đã có người viết (tất nhiên viết như thế nào là chuyện khác). Giai đoạn ba (1945-1985) chưa có ai viết hoàn chỉnh, nhưng cũng đã là "quá khứ tuyệt đối", mọi việc dù sao cũng đã tương đối rõ ràng. Chỉ có giai đoạn từ Đổi mới trở đi, tư liệu dồi dào, người viết cũng có trải nghiệm, nhưng là "đối thoại với đương thời" vô cùng khó, hầu như ít ai dám viết. Nhưng tác giả không những dũng cảm, mà xem cách anh dàn dựng vấn đề, có thể nói là thỏa đáng bước đầu. Cụ thể như sau: I- Diện mạo lý luận phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2000 (1- Sự đổi mới quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn nghệ; 2- Diện mạo và thực chất của giai đoạn văn học cuối thế kỷ XX); II- Một số vấn đề chủ yếu của lý luận, phê bình văn học qua các cuộc tranh luận, thảo luận (1- Vấn đề văn học và chính trị; 2- Vấn đề lý luận về văn học phản ảnh hiện thực; 3- Vấn đề lý luận về chủ nghĩa hiện thực và hiện thực xã hội chủ nghĩa; 4- Vấn đề đánh giá thành tựu văn nghệ giai đoạn 1945-1975; 5- Vấn đề đánh giá tác phẩm văn học đương đại (sáng tác Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, sáng tác thơ hiện đại); III- Những thành tựu lý luận phê bình văn học giai đoạn 1986-2000 (1- Sự đánh giá văn học, lý luận và phê bình văn học đương đại còn phân tán; 2- Đánh giá lại văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975; 3- Đánh giá lại các hiện tượng văn học trước năm 1945; 4-Đổi mới lý luận phê bình và phương pháp nghiên cứu văn học); IV- Thế hệ các nhà lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học giai đoạn 1986-2000 (1- Các nhà văn, nhà báo, nhà quản lý văn nghệ; 2- Các nhà lý luận phê bình, nghiên cứu ở các trương đại học; 3- Các nhà lý luận phê bình, nghiên cứu văn học ở các viện nghiên cứu) v.v...Tất nhiên công trình cũng không tránh khỏi những nhược điểm như đáng lẽ phải có hẳn chương về lý luận phê bình đô thị miền Nam. Ngoài ra tuy rải rác tác giả tỏ ra có thấy những mầm mống đổi mới từ trước năm 1986, nhưng vấn đề là nên có một tiểu mục riêng về giai đoạn 1975-1985. Mặc dù cũng như về ưu điểm, thì về nhược điểm cũng còn có thể trao đổi thêm, nhưng công trình này vẫn có tính chất vẫy gọi mạnh mẽ cho việc tiếp tục nghiên cứu toàn diện và sâu sắc thành tựu lý luận văn học nước nhà thế kỷ vừa qua.

 

Thông tin truy cập

63937977
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
10261
14330
63937977

Thành viên trực tuyến

Đang có 248 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website