Romeo & Juliet - không chỉ riêng của Shakespeare

Romeo và Juliet là vở bi kịch của William Shakespeare (được viết khoảng năm 1591 đến 1595) giữ kỷ lục thế giới như một trong những câu chuyện tình hay nhất mọi thời đại. Mối tình ngang trái được thể hiện nhiều lần trong các nhà hát, kịch viện và rất nhiều phim đã được phóng tác theo cốt truyện này. Tuy nhiên mới đây, các nhà nghiên cứu cho rằng Romeo và Juliet không chỉ riêng của Shakespeare.

Romeo & Juliet - không chỉ riêng của Shakespeare
William Shakespeare và tác phẩm bất hủ của ông

Câu chuyện đầu tiên

Nhiều nhà nghiên cứu đã tỏ ra thích thú khi phát hiện rằng Romeo và Juliet thực tế không phải là sự sáng tạo của Shakespeare, mà là một biến thể từ câu chuyện được kể nhiều lần từ hàng trăm năm trước. Tập trung vào chủ đề tình yêu ngang trái, vay mượn từ những nhà thơ thời Hy Lạp, câu chuyện Romeo và Juliet được kể ít nhất 1 thế kỷ trước khi Shakespeare viết nên tác phẩm của mình.

Câu chuyện đầu tiên về các tai ương của Romeo Montague và Juliet Capulet bắt nguồn từ tác giả người Italy, Masuccio Salernitano (1410-1475). Được xuất bản một năm sau khi ông chết, chương số 33 của tác phẩm Il Novellino kể về Mariotto và Giannoza, đôi lứa yêu nhau xuất thân từ hai gia đình có mối thù truyền kiếp, Maganelli và Saraceni. Trong câu chuyện này, tình yêu của họ diễn ra ở Siena, Italy, chứ không phải ở thànhVerona và được cho là cùng thời với Salernitano.

Giống như phiên bản của Shakespeare, Mariotto và Giannoza yêu nhau rồi bí mật kết hôn với sự trợ giúp của một tu sĩ dòng Augustine. Một thời gian ngắn sau đó, Mariotto có cuộc tranh cãi với một nhà quý tộc khác, trong trường hợp này, không phải là anh họ của người yêu, và giết chết ông ta.

Để tránh bị kết án tử hình, Mariotto trốn khỏi thành phố. Giannoza, bị sốc nhưng rồi tự trấn an rằng Mariotto có người thân ở Alexandria, Ai Cập nên đã tìm đến đây để trú ngụ an toàn. Tuy nhiên, cha của cô không biết việc con mình đã làm đám cưới với con kẻ thù, nên quyết định gả cô cho một người đàn ông khác. Đây là tình huống khủng khiếp đối với Giannoza.

Với sự giúp đỡ của thầy dòng, người đã đứng ra làm đám cưới cho cô và Mariotto, Giannoza uống một loại thuốc ngủ để giả chết. Cô được lén mang ra khỏi Siena để tái hợp với chồng ở Alexandria. Nhưng kế hoạch này thất bại thảm hại vì bức thư mà cô viết để giải thích kế hoạch của mình gửi cho Mariotto không bao giờ đến được tay người nhận, trong khi những tin tức về cái chết của cô nhanh chóng lan ra.

Trong thời điểm cô trốn đi Alexandria để đoàn tụ với Mariotto thì anh lại đang quay trở về Siena bất chấp nguy cơ bị bắt để được nhìn thi thể người yêu lần cuối. Anh bị bắt và bị hành hình vì phạm tội giết người, trước khi Giannoza trở về thành phố 3 ngày. Sau đó, Giannoza quá buồn đau, trái tim tan vỡ, để rồi cuối cùng cũng được đoàn tụ với người chồng thân yêu trên thiên đường.       

Như đã thấy, có nhiều tình tiết tương tự giữa câu chuyện của Shakespeare và Salernitano. Các chủ đề về mối thù gia tộc, tình yêu bị cấm đoán, thuốc ngủ giả chết và việc thông tin chậm trễ…, tất cả đưa đến kết thúc tương tự cho cái chết chung giữa hai kẻ yêu nhau.

Hai câu chuyện cách nhau 100 năm, người ta cho rằng có thể Shakespeare tình cờ đọc được tác phẩm của Salernitano, hoặc đọc một trong nhiều phiên bản khác đã được viết trước đó.

Romeo và Juliet, tranh sơn dầu do họa sĩ Ford Madox Brown vẽ vào năm 1870 

Những phiên bản khác

Luigi da Porta vào những năm 1530 đã viết một tác phẩm tương tự về Romeo Montechhi và Giulietta Cappelleti, chuyển tình tiết về cuộc sống của cặp đôi này từ Siena đến Verona, bối cảnh xảy ra thảm kịch trong tác phẩm của Shakespeare.

Cặp đôi này cũng kết hôn trong bí mật với sự trợ giúp của một thầy dòng và chỉ bị chia cách bởi Romeo vô ý giết người anh họ của Giulietta. Sau cùng, họ cũng chết bên nhau. Romeo uống chai thuốc độc của Giulietta, còn Giulietta thì tự tử chết theo người yêu. 

Sau da Porta đến Matteo Bandello (1480-1562), một tu sĩ, đã mượn những chi tiết trong câu chuyện của da Porta và Salernitano nhiều hơn nữa. Ông là tác giả Italy, người được cho là đã ảnh hưởng đến Shakespeare nhiều nhất, vì Bandello giới thiệu nhiều chủ đề đặc biệt làm cho vở kịch của Shakespeare nổi tiếng đến ngày hôm nay.

Phiên bản của Bandello, về cách thể hiện có thể so sánh tương đồng với văn bản của Salernitano, đặt những họ nổi tiếng Montague và Capulet vào hai nhân vật chính. Bandello cũng thêm chi tiết về buổi khiêu vũ cải trang, ở đó Romeo và Juliet gặp nhau và cũng có khoảnh khắc phù hợp, trong đó Juliet tự sát bằng con dao găm của người yêu để đoàn tụ với chàng trong kiếp khác, hơn là đơn thuần buồn khổ như Giannoza của Salernitano. 

Câu chuyện của Bandello được tin là được tác giả người Pháp, Pierre Boaistuau, bám sát chủ đề, mà phiên bản của ông sau đó được dịch sang tiếng Anh bởi Arthur Brooke, với tên là The Tragicall Historye of Romeus and Julietvào năm 1952. Bản dịch này là văn bản thực sự có mặt trên bàn làm việc của Shakespeare.

Tuy nhiên, nhiều học giả nghiên cứu về Shakespeare đã thu thập bằng chứng cho thấy Shakespeare dựng nên nhân vật Romeo và Juliet từ chính cuộc đời của ông.

Một người bảo trợ của Shakespeare, Henry Wriothesley, bá tước đời thứ ba của Southampton, được cho là đã gây cảm hứng cho nhà văn hình thành nhân vật Romeo, do mẹ kế của ông này xuất thân từ gia đình tử tước Montagu. Henry Wriothesley cũng có một mối quan hệ không được gia đình chấp thuận với một cô gái tên là Elizabeth Vernon.

Khi những tin tức về cuộc hôn nhân của họ đến tai Nữ hoàng Elizabeth I, bà đưa cả hai vào tù vì sự kết hợp của họ sẽ là mối đe dọa về chính trị cho triều đại của bà.

Không như Romeo và Juliet thực sự, trong câu chuyện này, Bá tước Henry Wriothesley và nàng Elizabeth Vernon sau đó được sống “hạnh phúc mãi mãi” bên ngoài những bức tường của nhà tù và liên minh chính trị không mong muốn này cũng được cho là có ảnh hưởng đến tác phẩm của Shakespeare.   

Mặc dù có nhiều phiên bản khác nhau về câu chuyện Romeo và Juliet trước William Shakespeare, nhưng không thể phủ nhận rằng tác phẩm của ông đã biến tình yêu của hai người thành một trong những chuyện tình nổi tiếng nhất thế giới.

Ông có thể mượn một số chi tiết của Salernitano, Bandello và Brooke, nhưng khán giả xem vở kịch do ông viết đã khắc sâu vào tâm khảm chuyện tình bi thảm này và nó lan truyền trên khắp nước Anh thời Nữ hoàng Elizabeth.

Nhân vật Romeo Mantague và Juliet Capulet tượng trưng cho tình yêu bất tử. Câu chuyện trên vẫn là một trong những nguồn cảm hứng cho các tác giả thuộc nền văn học lãng mạn hiện đại.

Tờ quảng cáo kịch Romeo và Juliet ngày 20-10-1875

Theo Thiên Lý
Ancient-origins

Nguồn: Tạp chí Sông Hương, ngày 12.10.2018.

Thông tin truy cập

60755877
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
47
10454
60755877

Thành viên trực tuyến

Đang có 184 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website