Giáo sư Araki Hiroshi nói chuyện về “Văn hoá giấc mơ và văn học cổ điển Nhật Bản”.

          Chiều ngày 23 tháng 12 năm 2014, theo lời mời của Khoa Văn học & Ngôn ngữ và Phòng Quản lý khoa học – Dự án Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, Giáo sư Araki Hiroshi, giáo sư của Viện Nghiên cứu Nhật Bản Quốc tế (Nichibunken), Nhật Bản đã có buổi nói chuyện với các giáo sư, nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM tại cơ sở Đinh Tiên Hoàng. Đề tài của buổi nói chuyện xoay quanh “Văn hoá giấc mơ và văn học cổ điển Nhật Bản”.

 

Ảnh: Bùi Việt Thành

Mở đầu buổi nói chuyện, Giáo sư điểm qua lịch sử nghiên cứu về giấc mơ trong văn hoá Nhật và giấc mơ trong văn học cổ điển Nhật Bản. Giáo sư đặc biệt nhấn mạnh đến giấc mơ trong Truyện Genji và có trao đổi thêm về cách dịch chữ trong bản dịch tiếng Anh của Truyện Genji. Buổi nói chuyện đặc biệt chú trọng vào việc thể hiện giấc mơ trong hội hoạ và trong truyện có minh hoạ tranh của Nhật Bản thời xưa. Theo đó, người Nhật đã học của người Trung Quốc lối thể hiện giấc mơ bằng những vòng bong bóng (fukidashi- speech balloon) được vẽ xuất phát từ chủ thể nhân vật đang mơ. Người Nhật đã dùng fukidashi trong hội hoạ, đồ mỹ nghệ và sách truyện có minh hoạ từ trong truyền thống với nhiều hình thức phong phú. Điểm đặc sắc trong cách thể hiện giấc mơ trong truyện tranh Nhật Bản là trước kia trong tranh cuộn người Nhật vẽ không phân biệt mơ và thực. Đến thời Edo, do ảnh hưởng của truyện tranh Trung Quốc, người Nhật đã vẽ giấc mơ bằng cách sử dụng fukidashi, nhưng fukidashi của Trung Quốc xuất phát từ đỉnh đầu, còn của người Nhật thì lại ở sau gáy, hay ngực; trong fukidashi lại có cả lời thoại như trong đời sống bình thường. Fukidashi lại càng được sử dụng nhiều hơn nữa khi truyện tranh Nhật Bản (manga) nở rộ vào thời hiện đại, với việc học cách dùng speech balloon của truyện tranh phương Tây. Với manga, fukidashi không còn là phương tiện để thể hiện giấc mơ nữa mà là phương tiện để ghi lời thoại nhân vật.

          Vấn đề thể hiện giấc mơ này đã được các bạn sinh viên, học viên cao học đặc biệt quan tâm và đặt nhiều câu hỏi trong phần thảo luận. Ngoài ra, các giáo sư, nhà nghiên cứu cũng đặt ra thêm các vấn đề thú vị về ý nghĩa giấc mơ, lý giải vì sao văn học Nhật Bản nói nhiều về giấc mơ, giấc mơ và văn hoá Nhật Bản... để trao đổi cùng giáo sư Araki.

          Kết thúc buổi nói chuyện, PGS.TS Lê Giang thay mặt cho Khoa Văn học và Ngôn ngữ cảm ơn Giáo sư Araki vì buổi nói chuyện và sự cộng tác nhiệt tình của giáo sư với các hoạt động khoa học của Trường.

 

Thông tin truy cập

62981419
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
5458
18300
62981419

Thành viên trực tuyến

Đang có 294 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website