Sáng ngày 28.2 vừa qua, Trần Duy Bảo Khang (sinh viên năm thứ nhất khoa Văn học) đã trở thành một trong ba cây bút trẻ vinh dự nhận giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ đầu tay “Đi tìm những bóng người”. 

20230314 2

Trần Bảo Duy Khang (bên phải) nhận giải thưởng Tác giả trẻ - Ảnh: Thanh Trần

Khuyến khích những tài năng trẻ 

Trên trang mạng xã hội cá nhân, Bảo Khang thường chia sẻ những vần thơ, suy nghĩ của mình và nhận được nhiều sự hưởng ứng, tương tác của cộng đồng mạng. Cũng nhờ đó, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã tìm ra sự mới mẻ và độc đáo trước cách khai thác và thể hiện của Bảo Khang. “Những người trẻ hiện nay có một điểm khác là họ thường viết và có thể không công khai, không in sách và thậm chí cũng không có nhu cầu vào Hội Nhà văn Việt Nam. Nhưng họ đang sáng tạo với trách nhiệm cao nhất, với một lương tâm cao nhất, phải phát hiện ra họ và giới thiệu cho những người khác, gợi mở và động viên họ” - nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định. 

Bảo Khang phát hiện niềm đam mê với thi ca từ thuở nhỏ. Từ những bài thơ in trên sách giáo khoa, Bảo Khang tìm tòi và theo dõi những nhà thơ ở Việt Nam và trên thế giới. Tập thơ “Đi tìm những bóng người” là tác phẩm đầu tay của Bảo Khang dưới bút danh Vĩ Hạ gồm 35 bài thơ, được NXB Hội Nhà văn xuất bản vào năm 2022. “Đi tìm những bóng người” là sản phẩm của quá trình 4 năm “thai nghén” trong chuyến hành trình đối thoại với nỗi đau và những cảm xúc sâu lắng của bản thân. Bảo Khang tâm sự: “Cảm hứng sáng tác thì với tập thơ này chỉ đơn giản là tìm kiếm sự hiện diện của những con người xung quanh mình. Qua đó thấy được những mảnh vỡ, những điều khó nói trong mỗi con người”

Nhà văn Nguyễn Bình Phương - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nhận xét về cây bút trẻ Bảo Khang: “Anh ấy mới mẻ hơn mình, anh dấn thân hơn mình, anh ấy tạo ra những khoảng trống để khám phá bên trong con người anh thấy nhiều hơn mình. Tôi nghĩ những người trẻ như vậy chắc chắn sẽ mang lại cho thi ca những giá trị mới, những giọng nói mới trong tương lai”

Viết để nhìn lại 

Để đối thoại với những trăn trở trong lòng, thơ của Bảo Khang là sự thao thức về con chữ, nhịp điệu, hình ảnh... Bảo Khang cũng bộc bạch: “Mình cũng đã từng tham vọng, rằng biết đầu tập thơ này có thể giúp một ai đó được? Nhưng, đó là chuyện của tập thơ, nó đang sống ngoài kia. Còn việc của mình hiện tại thì vẫn chỉ là viết, học cách để sống đúng với mình trong cuộc sống và trong chữ. Mình nghĩ nếu không đặt bút viết, thì mình sẽ không có điều gì để nhìn lại”.

Với Bảo Khang, sáng tạo là một hình thức giãi bày. Bạn cũng gửi lời tới những người trẻ có cùng niềm đam mê trên con đường sáng tác: “Cứ đi thôi, đến đâu được thì đến. Ta cần bước đi để thấy rằng, sáng tác không phải một con đường êm ái và dễ dàng, mà đầy những khoảnh khắc hoài nghi, vấp ngã… mà đó chính là một chuyến đi được tạo dựng từ cảm xúc và trải nghiệm”

Được biết, giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam là giải thưởng thường niên dành cho những tác phẩm văn học xuất sắc đến từ các tác giả dưới 35 tuổi. Đây là lần thứ hai giải thưởng này được tổ chức, tiếp nối năm 2021. 

TUYẾT HỒNG

20221212Toạ đàm:  Reading Japanese Literature on a Warming Planet: A Perspective from Canada.

(Đọc Văn học Nhật Bản trên một hành tinh đang nóng lên: Góc nhìn từ Canada)

Diễn giả: GS. Christina Laffin, Đại học British Colombia, Canada.

Thời gian và địa điểm: Thứ 5, ngày 15/12/2022 tại phòng D102, cơ sở Đinh Tiên Hoàng, trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG TP.HCM

Nội dung chính: Nhiều tác phẩm văn học Nhật Bản thời tiền hiện đại có chủ đề liên quan đến tự nhiên. Là sinh viên, giáo viên và người nghiên cứu đọc văn học Nhật Bản trong kỉ nguyên biến đổi khí hậu như hiện nay, những góc nhìn nào chúng ta có thể thu nhặt được khi đọc tác phẩm và tìm hiểu bối cảnh sáng tác của chúng? Liệu những cách nhìn về thiên nhiên trong quá  khứ có giúp gì cho chúng ta trong bối cảnh hiện tại? Buổi nói chuyện này sẽ tiếp cận văn học Nhật Bản theo các hướng liên quan đến sinh thái như mùa; mối quan hệ giữa con người, cỏ cây, động vật và thiên tai. Diễn giả sẽ đưa ra những dẫn chứng trong văn học Nhật Bản liên quan đến những vấn đề trên và nhấn mạnh những nghiên cứu gần đây để mở ra những hướng nghiên cứu rộng hơn cho vấn đề văn học và biến đổi khí hậu.

Đơn vị tổ chức: Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG TP.HCM

20220417

Điện ảnh là một môn nghệ thuật đặc biệt, tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng lại có thể tác động to lớn đến đời sống tinh thần của con người. Điện ảnh không chỉ tái hiện hiện thực cuộc sống, đem đến cho con người những trải nghiệm đặc biệt mà còn đưa ta trở về những vùng ký ức đầy hoài niệm trong quá khứ. 

Nhân kỷ niệm 47 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022), nhằm mang đến cho các bạn trẻ cơ hội cùng nhau xem lại những thước phim của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, CLB Sân khấu và Điện ảnh (trực thuộc khoa Văn học, ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM) và Trung tâm Tư vấn Hướng nghiệp và Phát triển Nguồn nhân lực hợp tác tổ chức chương trình: Tuần phim Cách mạng Việt Nam – Những góc nhìn trẻ. 

Tuần phim Cách mạng Việt Nam Những góc nhìn trẻ là sự kết hợp của chương trình Cà phê học thuật Nhân văn của Trung tâm Tư vấn Hướng nghiệp và Phát triển Nguồn nhân lực và chương trình Điện ảnh trẻ của CLB Sân khấu và Điện ảnh. Chương trình được tạo ra với mong muốn đem đến cho các bạn trẻ một không gian thích hợp để tiếp cận và thưởng thức những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam. Trong khuôn khổ của chương trình, các bạn cũng sẽ có cơ hội được lắng nghe những chia sẻ của các khách mời là những người có sức ảnh hưởng và hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật về một miền ký ức bi hùng của dân tộc. 

Thông tin chi tiết về các buổi chiếu phim và cách thức đăng ký tham gia sẽ được CLB Sân khấu và Điện ảnh cập nhật trong thời gian sắp tới thông qua fanpage của câu lạc bộ.

LỊCH CHIẾU PHIM CỦA TUẦN PHIM CÁCH MẠNG VIỆT NAM - NHỮNG GÓC NHÌN TRẺ

Buổi 1: "Cánh đồng hoang" (1979)
- Thời gian: 17g00 - 20g30, thứ Bảy ngày 23/04/2022.
- Địa điểm: Hội trường C, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM (cơ sở Thủ Đức).
- Khách mời: Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng
- Host: Nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm.

Buổi 2: "Bao giờ cho đến tháng Mười" (1984)
- Thời gian: 17g00 -20g30, Chủ nhật ngày 24/04/2022.
- Địa điểm: Rạp Cinestar Nhà văn hóa sinh viên (Thủ Đức).
- Khách mời: NSƯT Đặng Lưu Việt Bảo, NSƯT Hạnh Thúy.
- Host: Diễn viên Huy Tạ.

Buổi 3: "Ai xuôi vạn lý" (1996)
- Thời gian: 17g00 -20g30, thứ Bảy ngày 07/05/2022.
- Địa điểm: Hội trường C, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM (cơ sở Thủ Đức).
- Khách mời: Đạo diễn Lê Hoàng, NSƯT Công Ninh.
- Host: TS. Hồ Khánh Vân.

Buổi 4: "Đời cát" (1999)
- Thời gian: 17g00 - 20g30, Chủ nhật ngày 08/05/2022.
- Địa điểm: Rạp Cinestar Nhà văn hóa sinh viên (Thủ Đức).
- Khách mời: Nghệ sĩ Hồng Ánh, Đạo diễn Đinh Thái Thụy.
- Host: Biên kịch Vũ Ánh Dương.

Đăng ký tham dự tại đây.

CLB Sân khấu và Điện ảnh

Fanpage: https://www.facebook.com/skdavhnn

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Thông tin truy cập

60522656
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
4149
10018
60522656

Thành viên trực tuyến

Đang có 178 khách và không thành viên đang online

Danh mục website