10052024Fri
Last updateMon, 06 May 2024 1am

Bùi Giáng, nhà thơ của các nhà thơ

Bùi Giáng, cũng như các thi sĩ thiên tài, đều vượt quá mọi đóng khung. Tuy nhiên, nhà phê bình, vốn là một động vật thích phân loại, nên, một mặt để thỏa mãn mình, mặt khác để hiểu thi nhân, ít nhất là trên đại thể, thì có thể tiếp cận ông từ cạnh khía kiểu nhà thơ.

Bùi Giáng, tôi nghĩ là một thi sĩ - triết gia, một nhà thơ đồng thời là một nhà triết học. Thi sĩ - triết gia, khác với triết gia - thi sĩ, tồn tại trước hết với tư cách nhà thơ, sau đó mới đến nhà triết học. Kiểu nhà thơ này không phải đến Bùi Giáng mới có, mà từng tồn tại trong văn đàn thế giới như Goethe, Hoelderlin, Braudel, Tchutchev…, hay Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Tản Đà… ở Việt Nam.

Bùi Giáng: liên tài và tri ngộ

(TT&VH Cuối tuần) - Những năm 1960 trở đi, thông qua sinh hoạt văn nghệ, Bùi Giáng đã gặp gỡ, quen thân với nhiều văn nghệ sĩ ở Sài Gòn cùng thời như Trịnh Công Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đinh Cường, v.v… Khó thể nói là ông thân thiết ai hơn ai trong nhóm đó, nhưng ông có vẻ gần gũi với Trịnh Công Sơn nhất về mặt tư tưởng.

GS. NGND Hoàng Như Mai - người truyền lửa cho bao thế hệ

Sáng 22/11/2014, tại trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, Hội thảo "GS. NGND Hoàng Như Mai - cuộc đời và sự nghiệp" diễn ra trong không khí trang trọng và ấm cúng nhân kỷ niệm 1 năm ngày mất của ông. Hơn 100 nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động văn hóa, xã hội, cùng đông đảo học viên, sinh viên đến tham dự.

GS-NGND Hoàng Như Mai: Một người thầy giàu tính nghệ sĩ

PNO - Ngày 22/11, Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM), ĐH Sài Gòn, ĐH Văn Hiến, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM đã tổ chức hội thảo “GS-NGND Hoàng Như Mai - Cuộc đời và sự nghiệp”. Nhân dịp giỗ đầu của giáo sư, các thế hệ học trò xúc động ôn lại cuộc đời cùng sự nghiệp trồng người của người thầy đáng kính.

Hội thảo về GS-NGND Hoàng Như Mai

(CATP) Sáng 22-11-2014, Trường  Đại học (ĐH) Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) TPHCM phối hợp cùng ĐH Văn Hiến, ĐH Sài Gòn, Hội Nghiên cứu và giảng dạy Văn học TPHCM tổ chức Hội thảo Cuộc đời và sự nghiệp giáo sư - nhà giáo nhân dân (GS-NGND) Hoàng Như Mai.

Giáo sư - Nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai: Một vì sao mãi lung linh

“GS-NGND Hoàng Như Mai - Cuộc đời và sự nghiệp” là chủ đề của hội thảo do Trường ĐH KHXH-NV (ĐH Quốc gia TPHCM), Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Văn Hiến, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TPHCM đồng tổ chức ngày 22-11 nhân dịp giỗ đầu của giáo sư. Biết bao thế hệ học trò từ những nhà quản lý, nghiên cứu văn học, phê bình văn học, nhà thơ, giảng viên… bùi ngùi xúc động ôn lại cuộc đời cùng sự nghiệp trồng người của giáo sư Hoàng Như Mai.

Hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp Giáo sư Hoàng Như Mai

Hội thảo về cuộc đời và sự nghiệp Giáo sư Hoàng Như Mai 

NDĐT- Ngày 22-11, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) phối hợp với Trường Đại học Sài Gòn, Đại học Văn Hiến, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Giáo sư-Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai: Cuộc đời và sự nghiệp”.

Đọc Tuyển tập Hoàng Như Mai

            Một số nhà nghiên cứu văn học ở ta thường giấu mình đi, và giấu rất khéo, đằng sau những trang sách. Đó một phần là do yêu cầu khoa học, phần khác là do hoàn cảnh.

            Nhưng cũng có những người, vì phẩm chất nghệ sĩ, đã không ngần ngại bộc lộ cái nhìn, tâm trạng của mình trên cả trang văn chính luận.

Cảm thức người xa lạ trong Kẻ xa lạ của Albert Camus và Thất lạc cõi người của Dazai Osamu dưới góc nhìn thể loại

Albert Camus (1913-1960) và Dazai Osamu (1909-1948) là hai nhà văn nổi tiếng sau Thế chiến thứ hai thuộc hai nền văn học – một phương Tây (Pháp) và một phương Đông (Nhật Bản). Dưới ánh sáng thể loại, chúng tôi tiến hành so sánh cảm thức người xa lạ của hai tác giả thông qua hai nhân vật chính là Meursault và Yozo trong hai tác phẩm nổi tiếng của hai ông là Kẻ xa lạ (Albert Camus) và Thất lạc cõi người (Dazai Osamu). Và thế là, bi kịch hiện sinh của họ đã hiện ra như một thách thức đối với chúng ta về sự cô đơn của con người.