10052024Fri
Last updateMon, 06 May 2024 1am

Chủ đề sáng tạo và văn chương trong tiểu thuyết Paul Auster

Một chủ đề lớn trong tiểu thuyết hậu hiện đại của Paul Auster là sáng tạo và văn chương. Hầu như tiểu thuyết nào của ông cũng có một tầng nghĩa nói về sự trăn trở, về nỗi khó nhọc của việc viết văn. Đó là cuộc trinh thám đặc biệt xâm nhập vào chính quá trình viết lách, xâm nhập vào bản chất ngôn ngữ, và sự trả giá của nhà văn. Thử thách mà các nhân vật phải khám phá, ngoài thân phận của họ, còn là những bí mật trong bản chất sáng tạo, trong trí tuệ, trong những liên kết nghệ thuật. Và không chỉ bằng nội dung, Paul Auster đã viết về chủ đề sáng tạo và văn chương còn bằng chính cấu trúc và cách triển khai của tác phẩm văn chương.

Yếu tố thần kỳ trong truyện thơ Thái Lan

Trong dòng chảy của truyện thơ Đông Nam Á, truyện thơ Thái Lan có một vị trí quan trọng với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Ramakien, Khun Chang Khun Phaen, Inao, Phra Lo, Kraithong, Phra Abhai Mani… Đặc biệt, tất cả các truyện thơ Thái Lan đều chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo, các nhân vật thần tiên hoặc nhân vật trần thế có phép thuật, bùa chú. Đặc điểm này có thể lý giải trên nhiều phương diện:

Chiến tranh, xã hội tiêu thụ và thị trường văn học miền Nam 1954 – 1975

 Văn học miền Nam 1954-1975 là một hiện tượng phức tạp và tế nhị mà cho đến nay việc đánh giá vẫn còn gây ra nhiều chia rẽ, trái nghịch. Bài viết này muốn đặt hiện tượng đó trong bối cảnh cuộc chiến tranh khốc liệt và bi thảm và trong quan hệ với một xã hội tiêu thụ bước đầu hình thành ở các đô thị. Thị trường văn học kích thích sự tiếp nhận của công chúng góp phần lý giải những thành tựu và hạn chế về sáng tác, phê bình, khảo cứu, dịch thuật trong giai đoạn đó. Một cái nhìn khách quan, điềm tĩnh và cởi mở về văn học miền Nam sẽ tạo điều kiện cho sự hòa hợp dân tộc trên bình diện văn hóa.

Phiên biên dịch: mấy vấn đề về đạo đức và công lý

Với hướng tiếp cận hậu thực dân và hậu cấu trúc luận, bài viết này tìm hiểu cơ cấu tạo nghĩa trong quá trình phiên/biên dịch mà trong đó dịch giả/phiên dịch viên đóng vai trò chủ đạo. Vai trò chủ đạo ở đây của dịch giả/phiên dịch viên không chỉ dừng ở tính sáng tạo và tự chủ, hay ở một tác nhân, mục đích chính trị nào đó, m à là một sự can thiệp khi thì trực diện, khi gián tiếp của dịch giả/phiên dịch để thương lượng với các bên liên quan một sự đồng thuận về nghĩa nào đó. Thông qua một vài trường hợp điển hình, bài viết này làm sáng tỏ tính liên ngành của dịch thuật, gắn kết lý luận phê bình hậu cấu trúc với các lý thuyết về về đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp, và vấn đề phát triển và công bằng xã hội trong mối tương quan giữa chính lưu và các nhóm tiểu nhược. Bài viết cũng hy vọng khơi gợi một cuộc đối thoại của những nhà lý luận phê bình văn học, những nhà hoạt động xã hội, và các dịch giả vốn hiện rất cần tại Việt Nam.

Danh sách tham luận

DANH SÁCH TÓM TẮT THAM LUẬN

VĂN HỌC VIỆT NAM

1. ThS. Cao Hạnh Thủy: Hình tượng nhân vật cô hai Tân trong tiểu thuyết  “Tân Phong Nữ sĩ” của nhà văn Hồ Biểu Chánh từ góc nhìn nữ quyền

2.ThS. Lê Văn Thi: Giới thiệu về các nhà thơ nữ hoàng tộc triều Nguyễn

3.ThS. Nguyễn Cảnh Chương: Tư tưởng Lão - Trang trong thơ Nguyễn Công Trứ thể hiện qua đề tài

Suy nghĩ về cảm hứng "thiền" qua "Thiền uyển tập anh"

Tiếp cận Thiền uyển tập anh như một pho kinh sách sáng tạo hay như một tác phẩm văn học cổ uyên bác là điều không độc giả nào ngày nay băn khoăn. Từ nhiều thế kỷ trước, tác phẩm lấp lánh cảm hứng và triết luận thiền giáo này đã thu phục sự tôn kính của các thế hệ cao tăng cho đến tầng lớp đại trí thức Nho học (như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú…). Vào một thời kỳ khi mà văn học Trung đại Việt Nam thành tựu chưa được dày dặn với 3 thế kỷ ra đời, phát triển (tính đến đầu thế kỷ XIV), thì sự xuất hiện của tập truyện ký với ngót 70 tiểu phẩm này đã thực sự tạo nên một cái mốc đi lên thận trọng mà vững chắc. Đương nhiên, công trình này trước hết là sự tổng kết nghiêm túc mà thi vị chặng đường 7 thế kỷ vẻ vang của thiền giáo Đại Việt. Cảm hứng chủ đạo và thấm đẫm trong từng tiểu truyện của Thiền uyển tập anh là cảm hứng thiền. Đây thực sự là áng thiền ca đẹp đẽ, có sức thu hút đặc biệt.

Cảnh sắc và con người đất kinh kỳ trong thơ văn thời Thịnh Lê

Nói đến thơ văn thời thịnh Lê, dễ có cảm tưởng chúng mang đậm tính chính thống, quan phương, và kinh đô khi được tái hiện lại trong nhóm tác phẩm ấy cũng khó xa rời mục đích chính trị - yếu tố dễ khiến sáng tác nghệ thuật trở nên khuôn sáo. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, có thể thấy bên cạnh tính quy phạm không thể phủ nhận, vẫn còn đó trong thơ ca thời thịnh Lê nét đẹp thi vị dễ quyến lòng người của cảnh sắc và con người trên đất kinh kỳ. Công bằng mà xét, phải đâu tính chất cung đình, tụng ca của văn học giai đoạn này chỉ mang đến bất lợi cho văn học, mà nhìn từ góc độ khác, đã tạo nên những vần thơ giàu mỹ cảm, là “lời ca chân thành và say sưa của các thi sĩ trước cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống thanh bình”(1). Rõ ràng là dưới triều vua Lê Thánh Tông, khi lực lượng sáng tác chuyển sang quy tụ hoàn toàn ở phía nhà nho thì kinh đô, mảnh đất gắn liền với cuộc đời của nhiều nho sĩ, đã dần trở thành không gian quen thuộc gợi nên biết bao xúc cảm. Chính vì thế, ít nhiều bức tranh Thăng Long trong văn học thời thịnh Lê vẫn có sức hấp dẫn riêng, phần nào thể hiện được cảm nhận tinh tế của các tác giả trước vẻ đẹp quê hương buổi thịnh triều.  

Biểu tượng đa nghĩa của Thăng Long trong thơ Nguyễn Du

 1. Muốn tìm hiểu hình ảnh Thăng Long trong thơ Nguyễn Du được biểu hiện dưới các cấp độ đậm nhạt như thế nào thì trước hết phải xác định được mối quan hệ gắn bó giữa Nguyễn Du với Thăng Long sâu nặng đến mức độ nào. Ai cũng biết quê quán của Nguyễn Du là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay thuộc Hà Tĩnh. Nhưng ông lại sinh ra giữa kinh đô Thăng Long vào thời quyền uy Lê – Trịnh đang nghiêng ngửa.

Thăng Long trong thơ xưa

Nhiều người đều nghĩ rằng hiếm thấy nơi đâu trên đất nước Việt Nam lại có vị thế đẹp và thuận lợi như đất Thăng Long - Hà Nội. Đây là nơi truyền thuyết kể rằng có rồng bay lên, là nơi tụ thủy, tụ nhân. Các bậc tiền nhân xây dựng kinh đô nơi đây với mong ước muôn đời non nước phồn vinh phát triển theo thế rồng bay lên. Và quả thật trời đất đã ban tặng cho vùng đất này bao nhiều là tiềm năng phát triển về mọi mặt, điều này đã được chứng minh qua 10 thế kỷ trung đại, cả cho đến ngày nay. Dù có thể không sinh ra trên vùng đất đế kinh này nhưng đã là người Việt Nam ai cũng cảm nhận được một huyền thoại lung linh về Hồ Gươm - Tháp Rùa, về nơi thanh tịnh trang nghiêm của Chùa Một Cột, về chốn lưu giữ tri thức thời đại đầy tự hào của Văn miếu - Quốc Tử Giám, về đài Nghiên, tháp Bút mạnh mẽ vươn mình lên tận trời xanh … Và một điều gì đó hết sức gần gụi thân quen, đó có thể là hình ảnh dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, là con đường nồng nàn mùi hoa sữa, là những dòng sóng lan nhẹ trên mặt hồ, là mùa thu chìm khuất trên những táng cây già buông nhè nhẹ từng chiếc lá, là mùa đông trên đôi má ửng hồng của các cô gái thị thành…nói chung là những gì rất thủ đô, của thủ đô.

Hội thảo khoa học cấp Quốc gia: Chữ quốc ngữ: sự hình thành, phát triển và những đóng góp vào văn hóa Việt Nam

               Tính đến năm 2015, chữ quốc ngữ - thứ chữ viết ghi âm mà chúng ta dùng hiện nay đã tròn 400 năm. Từ khi hình thành cho đến nay, dù trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, sự tồn tại và hoàn thiện của chữ quốc ngữ là điều đáng ghi nhận và trân trọng.