19092024Thu
Last updateThu, 19 Sep 2024 8pm

Iu. M. Lotman và ký hiệu học văn hóa ở trường phái Tartu *

LTS: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ấn hành công trình Kí hiệu học văn hóa của Iu. M. Lotman, do các dịch giả Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử dịch từ nguyên bản tiếng Nga. Công trình này tập hợp 29 bài nghiên cứu công phu, sâu sắc của Iu. M. Lotman, người sáng lập trường phái Tartu, một trường phái khoa học nhân văn nổi tiếng ở Liên Xô những năm 60 - 80 thế kỷ trước.


Nghiên cứu - phê bình văn học hậu hiện đại ở Việt Nam: Những diễn giải và quan niệm

Khái niệm “hậu hiện đại” và “chủ nghĩa hậu hiện đại”, bản thân chúng đã chứa đựng những vấn đề hết sức phức tạp, tạo ra những cuộc tranh luận trong suốt gần nửa thế kỷ qua giữa các nhà khoa học, các nhà văn hóa, các nghệ sĩ trên thế giới. Khi được áp dụng vào Việt Nam, số phận của chúng cũng không được “thuận buồm, xuôi gió”. Tìm hiểu hoạt động nghiên cứu, phê bình hậu hiện đại trong lĩnh vực văn học mới thấy hết được sự gian khó của cái mới để tồn tại, khi nó phải đối diện với những thái độ ứng xử rất khác nhau, và không phải bao giờ cũng có sự công tâm và sự khách quan khoa học. Thời gian là người thầy của các sự kiện, câu trả lời về hậu hiện đại và tất cả những gì là nội hàm và ngoại diên, tất cả những gì bao bọc lấy khái niệm này sẽ có câu trả lời ở tương lai, một tương lai gần. Nhưng tất cả chúng ta đều buộc phải thừa nhận rằng, cả trên thế giới và ở Việt Nam, hậu hiện đại đã đem đến một nhận thức mới, một luồng sinh khí mới cho đời sống, trong đó có cả cho đời sống văn hóa, văn học.

Phê bình sinh thái tinh thần trong nghiên cứu văn học hiện nay

Phê bình văn học sinh thái ra đời từ gợi ý của sinh thái học, khoa nghiên cứu mối quan hệ tương sinh, tương tác  giữa các sinh thể cùng mối quan hệ của chúng với môi trường vật chất xung quanh.  Song phê bình sinh thái thịnh hành ở nhiều nước phương Tây hiện nay tập trung vào vấn đề dùng tư tưởng sinh thái để đánh giá văn học trong việc biểu hiện vấn đề sinh thái, khẳng định vài trò của tự nhiên, xét lại quan điểm con người là trung tâm từ thời Khai sáng. Trong bài này chúng tôi vận dụng tư tưởng sinh thái để xem xét quan hệ giữa văn học và môi trường văn hóa, tinh thần xã hội như một vấn đề sinh thái, không tập trung vào quan hệ con người và tự nhiên, mà xem xét môi trường tinh thần xã hội như là môi trường sống của văn nghệ, sự tương tác giữa môi trường văn hóa tinh thần với sáng tạo văn nghệ. Trong các công trình nghiên cứu văn học trước đây chúng ta tập trung nghiên cứu mối quan hệ văn học với hiện thực, với các chức năng xã hội của văn học như nhận thức, giáo dục, tuyên truyền, thẩm mĩ trong ý thức văn học phục vụ chính trị chủ yếu là xét theo nguyên tắc ý chí, nhân tạo, chưa xét theo sinh thái của sản xuất tinh thần. Mối quan hệ sinh thái tự nhiên giữa văn hóa tinh thần với văn nghệ ở đây chưa được đặt ra. Vì thế còn nhiều vấn đề trong quan hệ văn học với môi trường sinh thái chưa được xem xét. Ví dụ vấn đề cân bằng sinh thái đảm bảo cho văn nghệ phát triển, động lực của sáng tạo, tự do sáng tạo, sự thiếu thốn của môi trường đối với nhu cầu sinh trưởng của văn nghệ. Quan điểm duy ý chí luận trong điều hành đời sống xã hội đã ức chế sự phát triển của kinh tế, văn hóa, và văn nghệ. Suy cho cùng, cội nguồn của mất cân bằng sinh thái là do sự phát triển phiến diện của xã hội và con người. Quan điểm con người là trung tâm đã dẫn đến hủy hoại môi trường tự nhiên; sự vận dụng lí tính công cụ dẫn đến làm lu mờ mọi hệ thống giá trị nhân văn. Ý chí trung tâm cũng tác hại như thế. Đề cao tập thể ức chế cá nhân dẫn đến tình trạng xã hội kém phát triển.  Chủ nghĩa tiến bộ chỉ thấy hôm nay hơn hôm qua đã hạ thấp các giá trị văn hóa truyền thống. Nghiên cứu, phê bình văn học trong thiết chế xã hội chủ nghĩa một thời gian dài do đề cao chủ nghĩa duy vật, coi tinh thần như một sản phẩm phụ thuộc, chỉ quan tâm văn học phản ánh hiện thực, đấu tranh giai cấp hoặc sử dụng văn học như công cụ  cũng dẫn đến mất cân bằng sinh thái tinh thần của con người. Là một ngành của khoa nghiên cứu nhân văn, nghiên cứu văn học hôm nay không thể chỉ đóng khung trong việc nghiên cứu các vấn đề của nội bộ văn học nghệ thuật, như hình thức, kí hiệu, biểu tượng, mẫu gốc, phân tâm…mà không quan tâm đến vấn đề văn hóa xã hội, vấn đề sinh thái tinh thần của con người. Bởi văn học là sản phẩm của môi trường văn hóa xã hội, mà trực tiếp là môi trường sinh thái tinh thần của con người. Mối quan hệ giữa văn học và môi trường sinh thái tinh thần ngày càng được quan tâm sâu sắc trên thế giới.

Nhật Tuấn, nhà văn chuyên nghiệp

Nhật Tuấn  bước vào làng văn bằng truyện ngắn. Trang 17, tập truyện đầu tay của ông, xuất bản năm 1978, đã đem đến cho người đọc cảm giác vui mừng và hy vọng về một tác giả có nhiều hứa hẹn. Bên cạnh giọng văn trong sáng, gợi cảm, Nhật Tuấn còn có một kỹ thuật dàn truyện thuần thục, vững vàng. Đó là cái mà nhiều người bảo là “bút pháp chuyên nghiệp”, đã sớm bộc lộ nơi ông.

Tính nhất quán - đa dạng trong nghiên cứu, phê bình văn học của Lê Đình Kỵ

Tóm tắt:

Lê Đình Kỵ hội tụ được những phẩm chất rất đáng quý‎ của một nhà văn học tài năng: sự hài hòa, xuyên thấm vào nhau giữa nhà học thuật có tư duy luận l‎ý sắc sảo và nhà nghệ sĩ ngôn từ có tính cách phóng túng, tự do; một nhà lý luận, phê bình có quan điểm và nguyên tắc riêng. Điều đó làm nên phong cách nghiên cứu, phê bình văn học nhất quán và đa dạng của ông.

Thêm cơ hội tiếp xúc với văn xuôi của Nguyễn Trí

Đọc tiểu thuyết Thiên đường ảo vọng, Nxb Trẻ 2015)

Mở đầu Thiên đường ảo vọng - cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, Nguyễn Trí cho người đọc gặp ngay thế giới nhân vật trong Bụi vàng, đá quý, trầm hương - tập truyện ngắn của anh đã được tặng giải nhất văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam năm 2013. Bắt đầu bằng Cường Linh - một trong “bộ tứ” nhân vật sẽ “ra trò” trong cuốn sách dày 259 trang. Nhưng tác giả lại không phác họa lý lịch của nhân vật này mà kể về mụ mẹ của anh ta, vì “gái nhờ đức cha còn trai nhờ mẹ”.

Giáo sư Lê Đình Kỵ và vấn đề nghiên cứu văn học theo loại hình lịch sử

Tóm tắt

Giáo sư Lê Đình Kỵ là người đã nghiên cứu và dịch thuật lý luận văn học Xô viết, và lý thuyết về loại hình lịch sử chắc chắn không ít thì nhiều tác động đến những công trình viết về văn học Việt Nam của ông, đặc biệt là khi ông bàn về Truyện Kiều của Nguyễn Du. Lê Đình Kỵ trong các bài viết về Truyện Kiều, cũng như trong chuyên luận Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực dù chỉ ra những gần gũi của Truyện Kiều với văn học hiện thực chủ nghĩa trên nhiều phương diện bởi đó là một hiện tượng văn học đặc biệt có tính chất tiên báo cho sự phát triển của văn học Việt Nam hàng thế kỷ sau đó, nhưng vẫn khẳng định rằng về cơ bản nó thuộc loại hình văn học trung đại, mà phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, xét từ quan điểm loại hình lịch sử, không nằm trong đó.

TỪ KHÓA: Lê Đình Kỵ, lý luận văn học Xô viết, loại hình lịch sử, Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực

Trần Thị Phương Phương 

PGS.TS

 Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM

Đã bỏ xứ một tâm hồn hoang vắng

        Ngày tôi sinh, với tác phẩm thơ phản chiến Chiến tranh Việt Nam và tôi (1972) ông đã danh nổi như cồn. Nhưng ngay cả cái tập thơ trứ danh đó, lớn lên tôi cũng chỉ đọc bài được, bài mất, chưa bao giờ được cầm trên tay nguyên tập. Thơ cũng như người, Nguyễn Bắc Sơn là của…chế độ cũ. Một thời gian dài ông vẫn sống nhưng không tồn tại, nghĩa là suốt ngày rong chơi nhưng cứ phải giấu giấu giếm giếm, phù du đâu đó trong trí nhớ và sự ngưỡng mộ, yêu mến của bạn bè, người yêu thơ, trong đó có tôi.

Nhật Chiêu - "Đứa con hoang" của văn chương Nam Bộ

         Trong những nhà văn gốc Nam Bộ, Nhật Chiêu là dân Nam Bộ chính hiệu. Anh sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn nên Nhật Chiêu là một nhà văn Nam Bộ “thuần chủng” không hề có sự pha tạp nào. Nhưng Nhật Chiêu là một nhà văn Nam Bộ khá lạ lùng. Lạ lùng ở chỗ, là người Nam Bộ nhưng văn chương của Nhật Chiêu không hề mang chút hơi hướm nào của văn chương Nam Bộ từ trong cốt cách, trong nội dung và hình thức biểu đạt của nó. Vì vậy, có thế nói, Nhật Chiêu là “đứa con hoang” của văn chương Nam Bộ.

Vĩnh biệt “Chiến tranh Việt Nam và tôi”

            Một nghệ sĩ thực thụ vừa có những giây phút thu mình vào chốn cô đơn cùng tận rồi lại trải lòng ra trăm nẽo với đời: “Có khi nghĩ trời sinh một mình ta là đủ/ Vì đám đám đông quậy bẩn nước hồ đời/ Nhưng lại nghĩ trời sinh thêm bè bạn/ Để choàng vai ấm áp cuộc rong chơi” (Mai sau dù có bao giờ) đã không còn “choàng vai” bè bạn trên cõi nhân gian này nữa mà vĩnh viễn đi vào “cuộc rong chơi” trong thế giới phiêu bồng bên kia từ lúc 08 giờ 50 ngày 04/8/2015 tại nhà riêng ở Phan Thiết – thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn.

Vấn đề nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỷ XX


Tư tưởng nữ quyền là một sản phẩm của tư tưởng dân chủ. Ở Việt Nam, tư tưởng nữ quyền đã xuất hiện trong điều kiện nào và đã được nhận thức ra sao? Qua báo chí và các xuất bản phẩm bằng tiếng Việt đầu thế kỷ XX, báo cáo của chúng tôi muốn làm rõ những điều kiện lịch sử của việc xuất hiện tư tưởng nữ quyền ở Việt Nam và sự phát triển của quá trình nhận thức tư tưởng này trong xã hội Việt Nam cũng như của chính bản thân phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Từ “Dấu chân trên cát” đến “Tro bụi trần gian”* (Đọc tiểu thuyết Bàn tay nhỏ dưới mưa của Trương Văn Dân, Nxb. Hội Nhà văn, 2011)

NVTPHCM- Hành trình đi từ “dấu chân trên cát” đến “tro bụi trần gian” của đời người dù phải trải qua bi kịch của sự sống và cái chết, của sự cô đơn thân phận và tình yêu, thì cái nhìn của Trương Văn Dân trong Bàn tay nhỏ dưới mưa, cũng không đắm chìm trong bi kịch của một thứ hiện sinh yếm thế mà trái lại nó thể hiện một tâm thức hiện sinh tích cực của một cây bút luôn dấn thân và trăn trở trước những hệ lụy của cuộc sống mà con người đang phải gánh chịu như sự đặt để của số phận...

Bước đầu xác lập một số khái niệm trong phê bình văn học nữ quyền

Khúc tự tình giữa hanh hao cái tiết giao mùa

 (Trích tham luận tại Tọa đàm “Văn xuôi nữ trong bối cảnh văn học Việt Nam đương đại”, Viện Văn học,  29/11/2012)

ThS Hồ Khánh Vân (Trường ĐHKHXH&NV, TP. Hồ Chí Minh)

“Hiện nay, nghiên cứu văn học từ cái nhìn của phê bình nữ quyền, hay rộng hơn là từ cái nhìn về giới đang dần thu hút sự quan tâm của những người làm công tác văn học ở Việt Nam. Bước đầu, chúng ta đã có một số thành tựu cụ thể, từ những bài viết có dung lượng nhỏ đến các công trình nghiên cứu có phần công phu, dày dặn. Tuy nhiên, có một số khái niệm cơ bản nằm trong phạm vi của khuynh hướng nghiên cứu, phê bình này vẫn còn bị sử dụng lẫn lộn, theo cảm tính chứ chưa được xác lập và phân biệt một cách rạch ròi, khoa học, đặc biệt là hai khái niệm trung tâm: phái tính (Sex) và giới tính (Gender)….. Khái niệm “sex” được sử dụng trên báo chí cũng như ở các bài viết, bài nghiên cứu văn học thường được hiểu là hoạt động tình dục của con người. Các tác giả thường có khuynh hướng không chuyển ngữ sang tiếng Việt mà sử dụng từ gốc trong tiếng Anh: “sex”. “Sex” nghĩa là hoạt động tính giao nam nữ trở thành đối tượng mô tả, phản ánh và tái hiện đời sống con người, xã hội trong các sáng tác nghệ thuật cũng như những hoạt động khác của con người. Chẳng hạn yếu tố “sex” trong sáng tác của Hồ Xuân Hương là cái nhìn mang đậm tín ngưỡng phồn thực dân gian, tạo ra nghệ thuật song quan giữa vịnh đồ vật và mô tả sinh thực khí, “sex” trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Hoàng Diệu, Y Ban… là sự xuất hiện của việc miêu tả hoạt động tình dục giữa các nhân vật. Cũng như vậy, “sex” trong điện ảnh là những cảnh quay được xem là cảnh “nóng”: hình ảnh con người khoả thân, hoạt động tình dục…

Vĩnh biệt nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn: Linh hồn đã thành mây bay

Nhà văn Võ Phiến nhận định thơ Nguyễn Bắc Sơn “ngông nghênh và ngang tàng”. Ông được xem như một nhà thơ phản chiến bằng chính các sáng tác của mình.

Thông tin từ người thân của nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, cho biết: ông qua đời do mắc bệnh tim lúc 8h50 sáng ngày 4/8 tại nhà riêng ở TP.Phan Thiết (Bình Thuận), hưởng thọ 72 tuổi.

Cái duyên và cái nghiệp (Trò chuyện với GS Lê Đình Kỵ)

PV: Thưa giáo sư, xin giáo sư cho biết đôi nét về con đường đến với nghề dạy học của mình?

 

GS Lê Đình Kỵ: Thực tế nếu không dạy học, viết nghiên cứu, phê bình, tôi cũng chưa biết mình sẽ làm nghề gì. Bởi hồi đi học tôi đã thích văn chương, triết học. Tôi đã đỗ tú tài Ban Triết năm 1944. Lúc ấy phong trào cách mạng như vết dầu loang đến quê tôi, không khí khẩn trương lắm. Tôi cùng nhiều bạn bè tham gia hoạt động trong các tổ chức quần chúng như số đông người dân ở đây. Cách mạng tháng Tám thành công, tôi được cử làm chủ tịch Ủy ban hành chánh kháng chiến xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thời đó, cách mạng có rất nhiều việc phải làm. Công việc chính của một chủ tịch xã “trí thức” như tôi là đi dạy bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ. Có lẽ, tôi bắt đầu thích nghề giáo từ đấy, phần vì đây là nhiệm vụ cách mạng, phần vì thấy những kiến thức của mình đã mang lại ích lợi cụ thể, thiết thực cho người dân. Năm 1949 tôi vào bộ đội, làm phiên dịch ở bộ phận quân báo Liên khu V. Đây là dịp tốt cho tôi trau dồi vốn tiếng Pháp đồng thời tự học thêm được tiếng Hoa và tiếng Anh. Đến khoảng năm 1952 tôi trở về bục giảng ở trường trung học Lê Khiết, Quảng Ngãi – một trường không lớn nhưng có nhiều người nay đã thành danh. Năm 1955 tôi tập kết ra Bắc và tiếp tục dạy học ở trường cấp 3 Nguyễn Trãi, rồi xung phong đi vùng cao, lên trường Lương Ngọc Quyến ở Thái Nguyên mấy năm. Từ năm 1958, tôi được mời giảng dạy bộ môn Lý luận văn học tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Tổng hợp TP. HCM cho đến lúc nghỉ hưu. Có thể nói, con đường đến nghề giáo của tôi trước hết là cái duyên, cái duyên lớn với cách mạng rồi sau mới là cái nghiệp, cái nghiệp thanh bần như bao người dạy học khác.

 

            Còn con đường trở thành thầy giáo đại học của tôi thì ... nói như ngôn ngữ bây giờ là không được “chính quy” lắm. Chủ yếu là do tôi tự học, tự rèn luyện tích lũy kiến thức liên tục trong nhiều năm tháng. Tất nhiên cũng phải kể đến môi trường xã hội, không khí học thuật đặc biệt thời đó. Nó vừa như chất men vừa như mệnh lệnh. Nó kích thích, bắt buộc mọi người phải phấn đấu, phải nỗ lực tối đa, không ai được phép dừng lại, nghỉ ngơi. Không có điều kiện học chính quy thì phải tự học, tự đào tạo, tự hoàn thiện mình.

 

PV: Tính từ cuốn Những cuộc thảo luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Liên Xo (dịch chung) năm 1961 đến cuốn Vấn đề chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam năm 1998, giáo sư đã có gần 20 công trình, tác phẩm nghiên cứu, dịch thuật. Giáo sư có thể cho biết những nét chính trong các chặng đường nghiên cứu củamình?

 

GS Lê Đình Kỵ: Tôi bắt đầu chú ý đến việc nghiên cứu từ những năm 56, 57; khi tôi mày mò học tiếng Nga với một nữ bác sĩ người Nga, lúc bà ấy đang nghiên cứu bệnh sốt rét ở Thái Nguyên. Học tiếng Nga là để tìm hiểu lý luận và văn học Liên Xô, rồi từ đó vận dụng vào việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề cụ thể của lý luận và văn học Việt Nam. Đối với tôi, nghiên cứu là để phục vụ giảng dạy, muốn giảng dạy tốt thì không thể không nghiên cứu, mà tôi lại hơi thiên về nghiên cứu.

 

            Trong những năm 60, tôi dành thời gian cho việc dịch, giới thiệu lý luận Liên Xô và quan tâm nhiều đến vấn đề phương pháp sáng tác và trào lưu văn học. Sở dĩ như vậy là vì bấy giờ, tôi thấy bên cạnh những thiên kiến về chính trị, lý luận của Pháp tuy có bề dày truyền thống và khá nhuyễn nhưng không đặt ra những vấn đề cụ thể, thiết thực như lý luận của Liên Xô. Tuy nhiên, khi biên soạn các giáo trình tôi đều có ý thức đưa vào những ý riêng của mình. Đôi khi vì những ý riêng ấy mà tôi suýt phải trả giá, như trường hợp cuốn Các phương pháp nghệ thuật năm 1962. Tôi và các đồng nghiệp tôi lúc ấy đều viết giáo trình, phần vì niềm đam mê nghiên cứu, phần vì trách nhiệm với sinh viên. Không phải như bây giờ, sách vở vô cùng phong phú.

 

Trong thập niên 70, tôi hướng sự nghiên cứu của mình vào việc bình giá các hiện tượng văn học quá khứ và đương đại ở Việt Nam. Các công trình, bài viết của tôi về Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Tú Xương, thơ Hồ Chủ Tịch, thơ Tố Hữu... đều nhận được sự chia sẻ quý báu từ bạn đọc và đồng nghiệp. Lúc này, thơ ca có nhiều thành tựu khởi sắc đã góp phần giúp tôi thể hiện được lòng yêu thơ của mình qua một số trang phê bình với ít nhiều “cảm xúc và tinh tế” như ai đó đã có lần động viên, khuyến khích tôi trên lĩnh vực này.

 

Gần đây, nhất là từ lúc đất nước chuyển mình đổi mới, tôi có cố gắng cày xới lại các hiện tượng văn học hiện đại vốn được coi là “có vấn đề” như phong trào Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn với hy vọng góp thêm một tiếng nói về các hiện tượng đó. Tôi nghĩ, đối với văn học không có chuyện “tiếng nói cuối cùng” nhưng cũng đã đến lúc, trong điều kiện thuận lợi – cả về mặt tư  liệu lẫn môi trường học thuật như hiện nay – thì việc nhìn lại các hiện tượng văn học phức tạp như vậy là hết sức cần thiết. Bước sang thế kỷ XXI hẳn chúng ta cần lắm một bộ giáo trình hoàn chỉnh về lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX chứ?

 

Là người làm công tác khoa học không ai muốn mình bị rơi lại phiá sau. Tôi tự nhủ mình phải luôn cố gắng đuổi kịp nhịp đi của thời đại. Nhưng sức khỏe, tuổi tác, năng lực đôi khi không chìu mình...

 

PV: Trong số các tác phẩm, công trình của mình, giáo sư ưng ý nhất là cuốn nào?

 

GS Lê Đình Kỵ: Là những đứa con tinh thần, ra đời vào những thời điểm khác nhau, gắn bó với những vui buồn cả đời, hỏi thương đứa nào nhất, kể cũng khó trả lời... Nếu được, tôi xin nói đôi điều về cuốn Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực. Cuốn này được tôi chuẩn bị từ năm 1965, hoàn tất khoảng năm 67, 68 và in năm 1970. Những cuốn khác có thể viết được bằng kiến thức sách vở, bằng lòng yêu thơ nhưng cuốn này đòi hỏi phải có nghiên cứu, có tư chất nghiên cứu, có phương pháp nghiên cứu. Lúc bấy giờ có quan niệm cho rằng Truyện Kiều hay, Truyện Kiều lớn hẳn là Truyện Kiều phải được sáng tác theo phương pháp hiện thực chủ nghĩa. Tôi không chia sẻ lối suy luận giản đơn như vậy. Tôi cố gắng tìm hiểu những tư liệu lịch sử về thời đại và cuộc đời Nguyễn Du; căn cứ vào chính văn bản và các hình tượng trong Truyện Kiều đề thuyết phục người đọc rằng Truyện Kiều vĩ đại không chỉ vì phương pháp sáng tác mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Bởi vì thực ra, những gì mà Nguyễn Du thể hiện qua Truyện Kiều khiến chúng ta chỉ có thể hình dung đến một chủ nghĩa hiện thực phôi thai, một chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn sơ kỳ của nó mà thôi. Rất may và rất mừng là những luận điểm chính của cuốn sách, nói chung được nhiều người cho là “có lý”. Sau cuốn này, tôi tự tin hơn trên con đường nghiên cứu, học thuật của mình.

 

PV: Có nhận xét sách lý luận văn học trước đây, trong đó có sách của giáo sư, nặng nề trích dẫn qúa. Giáo sư có ý kiến gì?

 

GS Lê Đình Kỵ: Việc trích dẫn trong các sách lý luận trước đây quả có hơi nhiều, đôi khi làm rối mắt người đọc. Điều này có lý do lịch sử của nó. Thời ấy, đội ngũ giảng dạy lý luận còn mỏng, phần lới mới vào nghề, vốn kiến thức tích lũy chưa dồi dào, phong phú... và với mong muốn đặt “cơ sở” cho nền lý luận văn nghệ mácxít chân chính nên việc trích dẫn tác phẩm kinh điển là điều khó tránh khỏi, nếu không muốn nói là cần thiết. Lý luận phải là lý luận trên cơ sở nào chứ! Vả lại, tôi nghĩ, giáo trình đại học nhất thiết phải mang tính kinh viện, phải có chất hàn lâm. Sinh viên không chỉ là người đi học mà còn là người nghiên cứu, tập làm quen với công việc nghiên cứu. Qua các trích dẫn, người viết còn có thể gián tiếp giới thiệu các khuynh hướng tư tưởng, các trường phái triết học và mỹ học trong lịch sử đến người đọc, miễn là trích dẫn cẩn thận, có xuất xứ rõ ràng, chính xác.

 

            Ở đây, cũng nên phân biệt loại sách gì và phục vụ cho đối tượng nào. Loại sách phổ biến kiến thức, sách giáo khoa cho học sinh phổ thông dĩ nhiên là phải hạn chế trích dẫn rồi, nhưng giáo trình đại học, chuyên luận cho học viên cao học, nghiên cứu sinh mà không trích dẫn ... thì sao nhỉ?

 

            Đội ngũ nghiên cứu, lý luận, phê bình hiện nay đông đảo hơn, được đào tạo căn cơ bài bản hơn, có nguồn và kênh tư liệu phong phú hơn, chắc chắn họ sẽ đi xa hơn thế hệ chúng tôi, và thực tế cũng đã phần nào cho thấy điều đó. Lý luận văn học mỗi thời chỉ có thể giải quyết được một phần việc của nó mà thôi.

 

PV: Trong cuốn Tác gia lý luận phê bình nghiên cứu văn học Việt Nam 1945 – 1975, tập I, có nhận xét: “Lê Đình Kỵ đã với quan điểm văn nghệ Mác – Lênin mà tìm tòi, nghiên cứu, góp phần xây dựng lý luận về phương pháp nghệ thuật và vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu văn học dân tộc”. Giáo sư cảm nhận thế nào về nhận xét ấy?

 

GS Lê Đình Kỵ: (...) Nói thế nào nhỉ, như anh gì trên VTV3, anh Lại Văn Sâm: “Xin cảm ơn!”. Thực ra làm nghiên cứu, lý luận phê bình mà đem lại tí gì gọi là mới, “có đóng góp” cho văn học quả là khó. Nhà lý luận, phê bình nổi danh bao giờ cũng thưa thớt hơn những nhà sáng tác tên tuổi. Gần 50 năm qua, tôi đã làm việc hết sức mình nhưng chưa phải là nhiều lắm. Tôi nghĩ, đó là lời động viên, khuyến khích chân tình về những gì mà tôi đã làm được.

 

PV: Đời sống và công việc của giáo sư hiện nay ra sao?

 

GS Lê Đình Kỵ: Tôi đã về hưu, nhưng vẫn được mời tham gia giảng dạy, đào tạo ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM và một vài trường đại học khác ở phiá Nam. Tôi đang hướng dẫn 3 nghiên cứu sinh và 6 học viên cao học làm luận án tiến sĩ và thạc sĩ. Còn thường ngày tôi tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ hưu trí, tập dưỡng sinh và đọc sách báo. Nói chung tôi an tâm với chính mình. Lão giả an chi mà.

 

PV: Cuối cùng, với tư cách một nhà giáo nhân dân, giáo sư có tâm sự gì với các nhà nghiên cứu trẻ, các sinh viên?

 

GS Lê Đình Kỵ: Các bạn trẻ bây giờ có nhiều khả năng chọn lựa, nhiều điều kiện và phương tiện để hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, nên xem lại việc tự học, đọc thêm, đọc thường xuyên như là một nhu cầu tất yếu để tồn tại. Mà học, đọc phải có mục đích rõ ràng, thiết thực mới có kết quả. Chúng tôi tự học tiếng Nga thành công là nhờ có vốn tiếng Pháp nhưng cái chính là học để sử dụng, để đọc sách, để dịch tài liệu, để nghiên cứu khoa học, nên học khá nhanh và nhớ lâu. Thời đó không học tiếng Nga không thể nghiên cứu khoa học được. Như giáo sư Hoàng Xuân Nhị, mặc dù rất giỏi Pháp ngữ và Hán ngữ nhưng vẫn thấy cần phải học thêm tiếng Nga.

 

            Cũng nên chọn cho mình một mảng, một vấn đề nào đó để hướng sự quan tâm và đầu tư công sức dần vào. Đi đôi với đọc là ghi chép – cả phần xuất xứ cho đầy đủ – để sau này có dịp dùng đến. Rồi phải tập viết nữa, viết cẩn thận, bắt đầu từ những vấn đề nhỏ, như là một cách rèn luyện tư duy và bút lực.

 

            Làm khoa học, nhất là khoa học về văn học, luôn phải khiêm tốn, biết chú ý lắng nghe nhưng cũng phải kiên trì với những xác tín của mình, miễn là nó không nhằm vào việc đề cao hay đả kích cá nhân và không là nguy hại gì cho đất nước, dân tộc.

 

PV: Xin cảm ơn giáo sư. Kính chúc giáo sư luôn được nhiều sức khỏe.

 

Tháng 3 năm 2000

 

NGUYỄN HÀ thực hiện.

 

Nguồn: Tạp chí Văn học, số 3 năm 2000

 

Bánh chưng của thi ca Việt Nam

            Một đời người lang thang lắm khi chẳng hết câu lục bát. Cứ xem phong vận thi nhân gắn bó với nó cũng hiểu được đôi phần. Tôi không rõ lục bát xuất hiện từ bao giờ. Nhưng có lẽ là từ lâu lắm rồi, từ trong lịch sử và đời sống tinh thần ngàn năm của người Việt. Ít thể thơ nào có sức sống mãnh liệt, lâu dài và phổ cập như lục bát. Nghẹn ngào câu hát dân ca cổ xưa đi đến Truyện Kiều áng thơ bất hủ để khắc khoải trong niềm vui lẫn tiếng thở dài của thi ca hiện đại. Không hiểu sao lục bát lại ngàn ngạt niềm trắc ẩn về thân phận con người trong hạnh phúc và đắng cay. Ám ảnh người ta đến thế.

Tự do thơ tự do

Lối viết chỉ là Tự do trong một khoảnh khắc. Nhưng đó là một trong những khoảnh khắc có ý nghĩa nhất của Lịch sử, bởi Lịch sử luôn luôn và trước hết là một lựa chọn và những giới hạn của lựa chọn ấy.

                                                                                    (R. Barthes, Độ không của lối viết)

Kiệt Tấn , đôi khi thèm chết nhưng vẫn mê đời

Một luồng gió mới đầy thơ nhạc

 Thời còn sống và làm việc ở Milano (Ý) tôi có đọc một số truyện ngắn của nhà văn Kiệt Tấn trên nguyệt san Văn Học do nhà văn Nguyễn Mộng Giác chủ biên và sau này có đọc ông trên các trang mạng văn chương.

Giấc mơ của cánh buồm

 

 

Một lần, nhân nói chuyện thơ ca mà “tranh thủ” quảng bá thắng cảnh quê mình, nhà thơ Tế Hanh kể rằng Quảng Ngãi có ba dòng sông bắt đầu bằng chữ “Trà”, tính từ Bắc vô Nam: Trà Bồng, Trà Khúc, Trà Câu. Sông Trà Câu nằm trên địa phận huyện Đức Phổ, chảy qua làng Tân Phong của nhà thơ Nguyễn Vỹ rồi xuống cửa biển Mỹ Á. Sông Trà Khúc chảy ngang thành phố tỉnh lỵ, ở giữa hai huyện Sơn Tịnh và Tư Nghĩa, đổ ra cửa Cổ Luỹ, gần thị trấn Thu Xà của nhà thơ Bích Khê. Còn sông Trà Bồng chảy đến huyện Bình Sơn thì tách dòng làm đôi ôm lấy làng Đông Yên của Tế Hanh như ôm một hòn đảo nhỏ trước khi xuôi về cửa Sa Cần: “Tuổi nhỏ của tôi đã trôi qua giữa cái mùi mằn mặn của những mẻ cá và trong tiếng ru vừa bát ngát vừa êm đềm của bốn bề sóng vỗ. Trên làng tôi, quay mặt về phương nào cũng thấy những tấm lưới, những mái chèo và nhất là những cánh buồm căng gió…”

Từ Phê bình Giáo khoa (Lansonism) nghĩ về việc giảng dạy văn học ở nhà trường Việt Nam

 (Nguyễn Thị Thanh Xuân, Chuyên san Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4 - 2015)  

Tóm tắt

          Xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, gắn liền với tên tuổi của Gustave Lanson, Phê bình Giáo khoa đã tạo một bước ngoặt lớn trong không gian học thuật nhà trường Pháp. Có thể nói, đây là  trường phái phê bình văn học thuộc kỷ nguyên hiện đại xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam và rồi bị che lấp bởi các trường phái xuất hiện sau đó, thời thượng hơn, như Phê bình Phân tâm học, Phê bình Cấu trúc và Giải cấu trúc…, nhưng có một điều không thể phủ nhận là Phê bình Giáo khoa gần một thế kỷ qua đã có vai trò xây nền đắp móng và âm thầm chi phối đời sống văn học Việt, đặc biệt là trong định hướng giảng dạy văn học. Dù vậy, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào tập trung giới thiệu về Phê bình Giáo khoa.

Tính hậu hiện đại trong 'Hạc vàng' của Nhật Chiêu

Phan Nhật Chiêu từ lâu đã trở thành cái tên quen thuộc đối với những người nghiên cứu và yêu thích văn chương. Ông là dịch giả, nhà “Nhật học”, một “cư sĩ” gắn bó với Thiền và Phật giáo, là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.