Trong những thể văn hoặc mới hình thành, hoặc được hiện đại hoá giai đoạn đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết là thể loại có sự tự ý thức sớm hơn cả. Bằng chứng là, vào thời điểm đó, khoa nghiên cứu văn học cũng bắt đầu hình thành mà dấu hiệu đầu tiên chính là những nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết. Và nếu như đến giai đoạn hoàn tất quá trình hiện đại hoá văn học (1930 – 1945), cùng với sự xuất hiện của hàng loạt tiểu thuyết có giá trị của các tác giả thuộc cả hai khuynh hướng hiện thực và lãng mạn, là một hệ thống lý luận về thể loại tương đối hoàn chỉnh và sâu sắc, thì ở giai đoạn trước (1900 – 1930), quan niệm về tiểu thuyết nhìn chung còn được thể hiện một cách sơ sài, lẻ tẻ, thiếu tính hệ thống. Mặc dù vậy, trong bối cảnh nền văn xuôi quốc ngữ đang hình thành, những quan niệm ấy bước đầu có ý nghĩa trong việc xác định thể loại và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nó.

Tóm tắt

Trong buổi bình minh của văn học quốc ngữ Latin (gọi tắt là “văn học quốc ngữ”), Sài Gòn-Gia Định có vai trò tiên phong, không chỉ ở phương diện sáng tác mà cả ở phương diện dịch thuật. Nếu không kể những bài giảng về cuộc đời chúa Jesus và truyện các Thánh được viết bằng chữ Nôm từ thế kỷ XVII, thì có thể nói Trương Minh Ký là dịch giả văn học phương Tây đầu tiên của nước ta. Mấy chục năm sau ông, ở Sài Gòn rộ lên một phong trào dịch và phóng tác văn học phương Tây ở hầu khắp mọi thể tài: Trần Chánh Chiếu về tiểu thuyết dã sử; Lê Hoằng Mưu, Hồ Biểu Chánh về tiểu thuyết xã hội, Nguyễn Chánh Sắt, Biến Ngũ Nhy về truyện trinh thám, Nguyễn Háo Vĩnh về văn học Anh, Trần Huy Liệu về văn học cách mạng…Văn học dịch ở Sài Gòn-Gia Định không chỉ phong phú về số lượng, đa dạng về thể tài mà còn có những đặc điểm riêng biệt, rất thú vị, làm giàu thêm cho kho tàng dịch văn học của nước nhà. 

Đoàn Lê Giang, PGS.TS

 

Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM

  Tiếp tục phát triển nền văn học Việt Nam  hiện đại, nhân văn, giàu bản sắc dân tộc 

         PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp

          Sau gần ba mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cùng với những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, văn học Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên con đường hiện đại hóa và hội nhập với văn học thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, văn học thời kỳ đổi mới còn nhiều hạn chế, bất cập. Tại sao đã ba mươi năm trôi qua kể từ khi công cuộc đổi mới được chính thức phát động, chúng ta vẫn chưa có những kết tinh nghệ thuật tầm cỡ và những công trình khoa học xã hội và nhân văn bề thế, sâu sắc? Đến nay, câu hỏi bao giờ chúng ta sẽ có những đỉnh cao nghệ thuật không chỉ là trăn trở đối với giới cầm bút mà còn là một mong mỏi chính đáng của người đọc. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải tiến hành tổng kết thực tiễn văn học đổi mới, phân tích, đánh giá những thành công, hạn chế của văn học ba mươi năm qua, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp phát triển văn học Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Chỉ một khi nhìn lại thấu đáo, chúng ta mới có thể nghĩ tiếp một cách chính xác. Đó cũng là minh triết và logic biện chứng của phát triển. Chúng tôi coi đây chính là chủ đề trung tâm của cuộc hội thảo khoa học này. Quán triệt tinh thần tổng kết thực tiễn văn học đổi mới và tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, tôi xin gợi dẫn một số vấn đề để Hội thảo chúng ta cùng quan tâm thảo luận.

TÓM TẮT:

         Bài viết đề cập đến chúng ta đang sống trong những ngày hòa bình. Nhưng “đất nước gian lao, chưa bao giờ bình yên”( Thơ Trần Đăng Khoa). Nhiều người đã viết về biển, trong đó có những bài được nhiều người ưa thích. Có thể kể ra nhiều bài thơ được nhớ đến như Chút thơ tình của người lính biển của Trần Đăng Khoa; Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến, Thơ viết ở biển của Hữu Thỉnh; Tổ quốc gọi tên của Nguyễn Phan Quế Mai, Mộ gió của Trịnh Công Lộc, Hào phóng thềm lục địa của Nguyễn Thanh Mừng, Tiếng chuông chùa giữa đại dương xanh của Phan Hoàng, Giao hưởng biển của Vũ Thanh Hoa; Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi của Nguyễn Trọng Tạo; Biển núi em và sóng của Đỗ Trung Quân; Núi và  biển Nha Trang của Hồ Tịnh Tâm;Đừng ví em là biển của Nguyễn Bao, Trường ca Người sau chân sóng Lê Thị Mây, Trường ca Hạ thủy những giấc mơ của Nguyễn Hữu Quý, v.v…Mỗi bài thơ đều có vẻ đẹp riêng, trong đó nổi bật là hình tượng người lính biển. Đó là con người mang vẻ đẹp từ thời dựng nước, giữ nước. Họ là những con người làm chủ biển Đông. Họ là những con người lấp lánh tình yêu biển và tinh yêu em…Còn rất nhiều bài thơ của rất nhiều tác giả viết về Trường Sa, Hoàng Sa, về biển Đông đang cuộn sóng. Trong những bài thơ ấy, có những bài rất hay mà chúng tôi không kể hết được. Nhưng xin nhớ rằng đó là những vần thơ mang vẻ đẹp cảm hứng của một tình yêu Tổ quốc thiết tha

 

Tóm tắt

Trong bức tranh chung của văn học Nam Bộ giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945-1954, các tác phẩm ký ở vùng đô thị, nhờ vào đặc trưng thể loại của mình là tính xác thực, đã có những đóng góp riêng rất đáng ghi nhận. Đề tài của các tác phẩm này trải rộng từ đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, tranh đấu… Thành phần sáng tác không chỉ giới hạn ở miền Nam mà còn có sự góp mặt của các cây bút gốc Bắc vào Nam sinh sống và cả những tác giả lúc bấy giờ đang sống ở miền Bắc. Bài viết này sẽ khảo sát các tác phẩm ký ở đô thị Nam Bộ giai đoạn 1945-1954 trên các bình diện nội dung phản ánh và hình thức biểu hiện, làm nổi bật đóng góp của thể loại này trong một giai đoạn văn học rất đặc biệt của đất nước.

Nhà thơ Giang Nam

1. Hơn 65 năm hoạt động cách mạng và gần 65 năm làm thơ viết văn, tính đến nay, Giang Nam đã để lại cho văn học Việt Nam đương đại 12 tập thơ và trường ca, cùng trên 50 bài thơ đã đăng báo nhưng chưa tuyển thành tập; 05 tập truyện và ký cùng một số hồi ký về nghề văn, về chân dung các văn nghệ sĩ bạn bè đồng nghiệp, một số tham luận tại các Hội thảo khoa học. Với chừng ấy tác phẩm, thiết nghĩ cũng đủ làm nên một đời văn sáng giá. Đến nay, nhà thơ Giang Nam đã đi qua 84 mùa xuân, nhưng sức khoẻ vẫn còn rất “trẻ tráng”, vẫn sáng tác đều đặn, liên tục. Độc giả vẫn có dịp đọc thơ văn của ông trên các báo và tạp chí như: Văn nghệ, Tác phẩm mới, Nhà văn, Thơ (đều của Hội Nhà văn Việt Nam), Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Kiến thức ngày nay (đều của Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh), Nha Trang (Hội VHNT Khánh Hoà), v.v..

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tìm hiểu nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết không thể không đề cập đến vấn đề người kể chuyện. Người kể chuyện đóng vai trò là cầu nối giữa tác giả và độc giả. Đối với tiểu thuyết Nam Bộ, người kể chuyện là một phương diện quan trọng dẫn dắt vào thế giới nhân vật, đặc biệt với tiểu thuyết trần thuật ở ngôi thứ nhất là sự dẫn dắt vào thế giới của cái tôi cá nhân đầy uẩn khúc.

1. Đến nay (2011), nhà thơ Giang Nam đã vượt xa cái tuổi “cổ lai hy”, lại qua cái mốc bát tuần thượng thượng thọ. Ông là một trong những tên tuổi sáng giá của văn học giải phóng Miền Nam và của văn học Việt Nam đương đại, từng được giải thưởng về truyện ngắn của báo Thống nhất (1959), về thơ của tạp chí Văn nghệ (1961) của thế kỷ trước; giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu về Văn học Nghệ thuật (1965); giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt 1 (2001) và nhiều giải thưởng văn học khác. Ông từng là Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Giải phóng Miền Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ Giải phóng; Tổng biên tập Tuần báo Văn nghệ (1978-1980), Thường trực Đảng Đoàn, Uỷ viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam khoá 2 và 3; Đại biểu Quốc hội khóa 6 (1976-1981) v.v.. Vậy mà đến nay, tác phẩm của ông vẫn chưa được làm Tuyển tập, trong khi nhiều nhà văn nhà thơ khác ít tuổi hơn, viết sau ông một chút, đã ra Tuyển tập từ nhiều năm trước. Để bổ khuyết cho thiếu sót trên, được sự ủng hộ nhiệt tình của lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam và Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt là của nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội và nhà văn Trung Trung Đỉnh – Giám đốc nhà xuất bản Hội Nhà văn, lần này Giang Nam tuyển tập Thơ – Trường ca Giang Nam tuyển tập Văn xuôi được ra mắt bạn đọc.

Trong bối cảnh từ sau thời đổi mới, văn học Việt Nam chứng kiến những thay đổi khá bất ngờ. Đặc biệt bước vào thời hội nhập, toàn cầu hóa từ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, không gian sáng tác ngày nay không chỉ giới hạn ở một quốc gia, một vùng lãnh thổ. Chúng tôi gọi là những sáng tác “xuyên quốc gia” (transnational). Việc miêu tả cuộc sống không chỉ trong quá khứ mà thường là những tiến trình đang xảy ra, vì những quan hệ xuyên quốc gia càng ngày càng phổ biến, nếu không muốn nói chúng đã biến thành kinh nghiệm phổ quát của đa số con người trên mặt đất ở thế kỷ chúng ta. Chuyện du lịch, làm việc, định cư tại một nước khác không còn là chuyện xa lạ hay thiểu số để trở thành một đề tài mang tính chất bi kịch nữa.

                                                                                                 TÓM TẮT

Kệ ngũ tuyệt (ngũ ngôn tuyệt cú) là dạng thức thơ triết học được sử dụng rất phổ biến trong văn học Phật giáo đời Lý với đặc điểm ngắn gọn, hàm súc. Ngoài đặc điểm kiệm lời, mức độ tương thích cao của kệ ngũ tuyệt đời Lý đối với nhu cầu thể hiện các vấn đề triết học còn phụ thuộc vào một số đặc điểm đáng chú ý trong việc lựa chọn và tổ chức ngôn từ. Tìm hiểu những đặc điểm này, hi vọng bài viết vừa góp phần khẳng định sức mạnh và hiệu quả tác động của tứ cú kệ đối với người học đạo vừa xác định một vài điểm khác biệt giữa kệ ngũ tuyệt và kệ thất tuyệt thời Lý nhìn từ góc độ ngôn từ.

TÓM TẮT

Bài viết giới thiệu đầy đủ diện mạo thơ sứ trình trung đại Việt Nam qua các triều đại lịch sử; từ đó, giới thiệu và phân tích thơ đi sứ của Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) trong Giới Hiên thi tập. Tập thơ này hiện còn trên 80 bài, trong đó có 53 bài viết trên hành trình đi sứ năm 1314, lúc ông 26 tuổi. Theo tư liệu hiện nay thì đây là những bài thơ đi sứ đầu tiên hiện còn với ngôn ngữ bình dị, trong sáng mà tinh tế, tài hoa; lời thơ hùng hồn mạnh mẽ; chất thơ phóng khoáng với bút pháp hiện thực trữ tình sâu lắng. 

Lâu nay, nhắc đến “Thất tinh” của Tự lực văn đoàn(1), người ta thường nghĩ đến những thành công vượt trội của họ ở thể loại tiểu thuyết. Trong mảng sáng tác khiêm tốn là truyện ngắn của nhóm này, nếu xét về số lượng, truyện ngắn kì ảo lại khá nhạt mờ, yếm thế so với truyện ngắn lãng mạn. Vậy nhưng, vẫn có thể tạo được dấu ấn riêng trong một địa hạt không thực sự phù hợp về môi trường, thổ nhưỡng, vẫn khẳng định được địa vị của người tiên phong dẫu chỉ là những phút ngỡ dừng chân ghé tạm, đó là tầm vóc của Tự lực văn đoàn.

“Cha đẻ” của Dế Mèn phiêu lưu ký – nhà văn Tô Hoài – do tuổi cao sức yếu đã trút hơi thở cuối cùng vào trưa 6-7 tại Hà Nội, thọ 94 tuổi.

 

Nhà văn Tô Hoài lúc 93 tuổi, vẫn chống gậy đi dự lễ kỷ niệm Dế mèn phiêu lưu ký 70 tuổi (ngày 20-11-2012) với nụ cười trên môi - Ảnh: Đức Triết 

Thông tin được nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Hà Nội, chia sẻ.

“Sự ra đi của cụ gây nhiều bất ngờ cho anh em văn nghệ sĩ. Tôi nghe thông tin từ gia đình thì biết cụ vẫn đi về giữa nhà và bệnh viện chứ không muốn ở hẳn trong ấy. Vậy mà, giờ một người đã nằm xuống”.

TÓM TẮT

Kiên Giang là một nhà thơ nổi tiếng của Nam Bộ. Thơ ông được nhiều thế hệ độc giả yêu thích. Cũng giống như những nhà thơ khác viết về thơ tình, Kiên Giang mang cho ta cảm giác say đắm, ngọt ngào của những cảm xúc yêu thương, của chờ mong, của hồi hộp, của ngập ngừng. Có cái gì đó đáng yêu mà giản dị, chân thật, mà đi sâu vào trái tim người ta một cách dễ dàng. Những vần thơ của Kiên Giang sẽ có một chỗ đứng trong lòng người đọc, của những người yêu thơ ca, yêu cái nét giản dị và mộc mạc tựa như con người ở miền đất Nam Bộ.

             Bài viết của PGS.TS. Hồ Sĩ Hiệp đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học của Viện Văn học số 2 năm 2005 có nhan đề “Thi Tiên” trong thơ “Thánh Quát”  (tr 41 - tr 48). Trong bài viết, Hồ quân đã chỉ ra vài ảnh hưởng của thơ Lý Trích tiên đối với thơ Thánh Quát với những điểm tương đồng và dị biệt khá thú vị, dù những so sánh này chẳng mới mẻ cho lắm. Phương Tây có câu “mọi so sánh nào cũng đều khập khiễng cả” nên người đọc có thể dễ dàng cảm thông. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ bài viết của tác giả khi viết về Cao Chu Thần thì có vài chỗ cần trao đổi. Là một độc giả của Tạp chí Văn học, rồi Nghiên cứu Văn học đã hơn 30 năm nay (nghĩa là từ sau ngày Đất nước thống nhất), tôi quan niệm đọc để tự học nên có thói quen đã thành lệ là đọc chậm, đọc kỹ, mỗi bài đọc vài lần, bài nào thích và cần thì đọc nhiều hơn. Vì thế, dù biết mình là hậu sinh lại thiển học, nhưng cũng có đôi lời muốn thưa với Hồ quân về bài viết trên như sau:

TÓM TẮT

Văn học quốc ngữ ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một bộ phận đặc biệt cả về ý nghĩa lãnh thổ và lịch sử trong nền văn học Việt Nam, thế nhưng nó vẫn chưa được tìm hiểu một cách hợp lý và xứng đáng. Bài viết này khái quát những vấn đề liên quan đến cách thức tiếp cận bộ phận văn học này, hướng đến việc khắc phục những sai lầm và bất cập trong quan niệm và phương pháp, kỹ năng và thao tác nghiên cứu để có thể trả lại cái “bản lai chân diện mục” của bộ phận văn học này cho văn học sử Việt Nam.

BÙI THANH TRUYỀN(*)

1. Lâu nay, người ta đã nói nhiều về Thơ mới; nhưng việc bàn đến chuyện sáng tác về thiếu nhi và cho thiếu nhi trong một “thời đại thi ca” tưng bừng ấy thì chẳng có mấy người. Có bất công với cả người sáng tác lẫn người đọc quá không bởi mỗi thi nhân đều có một tuổi thần tiên để nhớ về; dĩ nhiên, khi sáng tạo, dấu ấn thuở hoa niên ít nhiều lưu lại trong tác phẩm của họ. Thêm nữa, dẫu trẻ em không phải là độc giả tinh tuyển, nhưng chẳng lẽ những hồn thơ lớn như thế lại hoàn toàn có thể bỏ quên đối tượng tiếp nhận này?

(Trần Thị Mỹ Hiền, Tạp chí KH Văn hoá và Du lịch, SỐ 14, THÁNG 11 NĂM 2013) 

TÓM TẮT

Ngô Kha là một nhà giáo, một trí thức yêu nước, có những hoạt động nổi bật trong các phong trào của học sinh sinh viên miền Nam trước 1975. Trước nay, nhiều người vẫn thường nhắc đến Ngô Kha trong vai trò một trí thức yêu nước, một liệt sĩ và là một nhà thơ dấn thân. Nhưng trong bài viết này, chúng tôi sẽ mở ra một khía cạnh khác trong thế giới nghệ thuật thơ Ngô Kha. Đó chính là thế giới siêu thực trong thơ của tác giả này.

VÕ VĂN NHƠN (*)

Nguyễn Bá Trác sinh năm 1881 (Tân Tỵ) tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Thuở nhỏ ông theo Nho học ở quê nhà, đến năm 1906 thi đỗ cử nhân ở trường thi Huế. Ông mất năm 1945 tại Bình Định. Theo chân những nhà ái quốc trong phong trào Đông Du, Duy Tân, Nguyễn Bá Trác ra Hà Nội học tiếng Pháp để từ đó có thể tiếp thu Tân học. Khi phong trào bị đàn áp, Nguyễn Bá Trác trốn vào Nam Bộ và năm 1908 sang Thái Lan, Hồng Kông, Thượng Hải rồi sang Nhật. Sau đó ông sang Trung Quốc rồi trở về Hà Nội năm 1914, làm ở Phòng báo chí Phủ Toàn quyền Đông Dương và chủ bút phần Hán văn tờ Cộng Thị cho đến năm 1916. Năm 1917, ông nhận làm chủ bút phần Hán văn của Nam Phong tạp chí. Năm 1919, sau khi rời báo Nam Phong, ông vào Huế làm Tá lý Bộ Học và lần lượt trải qua các chức vụ: Tuần vũ Quảng Ngãi, Thị lang Bộ Binh, Tổng đốc Thanh Hóa, Tổng đốc Bình Định. Nguyễn Bá Trác để lại số lượng tác phẩm lớn, gồm cả chữ Hán và quốc ngữ, văn khảo cứu và sáng tác, kể cả phần tự dịch tác phẩm chữ Hán sang chữ quốc ngữ.

            Trong Thi nhân Việt Nam (1942), Hoài Thanh – Hoài Chân nhận xét về Thế Lữ: “Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ  và nhờ thế đã lập được công lớn, đã mở đường cho các nhà Thơ mới sau này. Chung quanh ngôi sao Thế Lữ châu tuần bao nhiêu hành tinh có tên và không tên, hầu hết các thi sĩ lớn nhỏ hồi bấy giờ”; “Thế Lữ, khôn hơn, chỉ lẳng lặng nói chuyện với người đồng hương - những người trong làng Thơ mới. Từ mục “Lá thắm” của Tinh hoa đến mục “Tin thơ” của Ngày nay…, Thế Lữ chăm chú dạy nghề thơ cho những ai nuôi giấc mộng một ngày kia trở nên thi sĩ”; thêm nữa: “Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ”… Trên thực tế, không hẳn Thế Lữ “chỉ lẳng lặng”, “chỉ điềm nhiên” và “không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến”. Nói cho đúng, với bút danh Lê Ta, ông đã tham gia nhập cuộc luận chiến thơ ca ngay từ buổi đầu hình thành Thơ mới.

Thông tin truy cập

60934909
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
7740
22169
60934909

Thành viên trực tuyến

Đang có 204 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website