Tóm tắt

Trong giai đoạn đầu của nền quốc văn, du ký quốc ngữ phát triển sôi nổi như một thể tài tiên phong mang nhiệm vụ tiếp biến nền văn học. Từ những tác phẩm khởi đầu với quy mô, tầm vóc lớn như “Sách sổ sang chép các việc” của Philipphê Bỉnh, “Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi” của Trương Vĩnh Ký đến hai du ký bằng thơ trường thiên của Trương Minh Ký, “Như Tây nhựt trình”, ‘Chư quấc thại hội”, du ký đã chứng minh được sự tiếp nối vững chắc của nền văn chương mới. Nhiệm vụ tiếp biến nền quốc văn của du ký xuất phát từ hiện thực lịch sử đất nước, biến động xã hội như nhu cầu đi để duy tân, tự cường, sự bế tắc của lớp nhà nho trước nhiệm vụ mới của lịch sử, sự phát triển của các điều kiện giao thông…

Trần Phong Sắc (1873?-1928?)([1]) là nhà văn, soạn giả cải lương, dịch giả tiểu thuyết Trung Quốc nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tên thật là Trần Đình Diệm, bút danh Đằng Huy, tự là Phong Sắc([2]). Người làng Tân An, tỉnh Tân An, nay thuộc thành phố Tân An, tỉnh Long An.

(ThS. Lê Thụy Tường Vy, Bình luận văn học - niên san 2015, tr.26-41)

Tóm tắt

Trên các tạp chí ở Miền Nam giai đoạn 1954-1975, các bài nghiên cứu và phê bình linh hoạt nhìn ngắm Nguyễn Du từ đủ mọi góc độ, có góc độ truyền thống như phê bình luân lý, trực cảm; có góc độ hiện đại như tâm lý học, xã hội học, ngôn ngữ học… Trong các nghiên cứu về Nguyễn Du, tác phẩm là đối tượng được quan tâm nhất; công chúng đọc là đối tượng thời điểm đó còn chưa được để ý đúng mức.

 1. Trang Thế Hy, cây bút truyện ngắn quen thuộc

Trang Thế Hy (1924 – 2015), tên thật Võ Trọng Cảnh, là một trong những cây bút tiêu biểu thuộc hàng ngũ nhà văn yêu nước vùng đô thị miền Nam trước 1975, đồng thời là “cây cổ thụ của văn học Nam Bộ” (Ngô Thảo) thời kỳ hiện đại. Ngày 08-12-2015 vừa qua, tại quê nhà huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, “ông đầu bếp già” từng nấu cho thực khách văn chương nhiều món ngon nhớ đời ấy đã vĩnh viễn “đi chỗ khác chơi” (chữ của Trang Thế Hy) khi ở tuổi 91, để lại niềm tiếc thương cho bạn đọc nhiều thế hệ về một ngòi bút tinh tế, mẫn tiệp, thâm trầm, pha chút hài hước, hóm hỉnh.

 (Đoàn Thị Thu Vân, Bình luận văn học, niên san 2015, tr.21-26)

Tóm tắt

Cảm giác cô đơn được nâng lên thành cái đẹp trong thơ ca có sức lay động trái tim không chỉ của người đọc cùng thời mà còn của biết bao thế hệ đi sau. Thơ ca, vì vậy, thường tràn ngập những hình ảnh, những biểu hiện của tâm trạng cô đơn. Chấp nhận cô đơn như một thiên mệnh dành cho người tài hoa, Nguyễn Du đã đi trọn con đường nghệ thuật, truyền cái đẹp nhân văn lại cho đời bằng những tuyệt tác thơ ca mà đỉnh cao là Truyện Kiều.

 

Hoàng Trọng Quyền[*]

Thơ Huỳnh Văn Nghệ tuy số lượng sáng tác không nhiều, nhưng khá nổi bật trên nền thơ hiện đại Việt Nam. Cái làm nên nét đặc thù với sức hấp dẫn đặc biệt của thơ Huỳnh Văn Nghệ chính là hiệu ứng nghệ thuật của cấu trúc thẩm mỹ. Trong đó, các yếu tố Tình – ThépLửa với các sắc thái độc đáo và đa dạng, hài phối tự nhiên, nhuần nhị và luôn thống nhất từ cách biểu lộ xúc cảm, xây dựng và triển khai hình tượng, cách lựa chọn các điểm nhìn nghệ thuật và diễn trình đối tượng thẩm mỹ trong những hình tượng không gian và thời gian nghệ thuật giàu ấn tượng, biểu cảm và mới lạ. Tình là gốc của Thép, Thép hướng về Tình. Tình hài kết với Thép làm nên Lửa yêu thương con người; Lửa tự hào về giòng giống, Tổ quốc; Lửa của khát vọng đấu tranh vì độc lập tự do. Những đặc điểm đó làm cho thơ Huỳnh Văn Nghệ thực sự là một thế giới nghệ thuật có những sắc thái, vẻ đẹp và sức hấp dẫn đặc thù trên nền thơ yêu nước và cách mạng Việt Nam.

(Đoàn Lê Giang, Bình luận văn học, niên san 2015, tr.16-21)

Tóm tắt

Bài viết đi tìm những những giá trị lớn lao, lâu dài trong thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đồng thời đặt ra những vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu, lý giải về thân thế và sự nghiệp của ông.

Từ khóa: thơ chữ Hán Nguyễn Du, Truyện Kiều, nghiên cứu Nguyễn Du…

***

250 năm trước từ đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, một trong những người Việt Nam vĩ đại nhất đã ra đời: Nguyễn Du. Nếu những ghi chép trong Nguyễn tộc thế phả là chính xác thì Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất dậu 1765, tức là chúng ta đã tổ chức đón sinh nhật lần thứ 250 năm của Nguyễn Du trước 10 ngày(2). Trong năm Kỷ niệm Nguyễn Du năm nay, nhiều cơ quan, địa phương trong cả nước tổ chức lễ hội văn hóa, hội thảo khoa học kỷ niệm Nguyễn Du, nhưng Hội thảo của chúng ta có niềm tự hào là hội thảo khép lại năm Nguyễn Du, đồng thời cũng là hội thảo được tổ chức gần ngày sinh Nguyễn Du nhất.

 TS. Hà Thanh Vân

(Khoa Ngữ văn – Đại học Thủ Dầu Một)

            Khung cảnh và con người của một đất nước, một vùng miền, bao giờ cũng là nguồm cảm hứng bất tận cho văn học. Văn học Việt Nam sau năm 1975 là sự kết tinh của nhiều thành quả văn học vùng miền với một đội ngũ tác giả và tác phẩm hùng hậu trải khắp từ Nam ra Bắc. Hòa chung vào dòng chảy của nền văn học dân tộc từ sau năm 1975, văn học của vùng đất Nam Bộ nói chung, vùng đất Đông Nam Bộ nói riêng đã có những đóng góp xứng đáng của riêng mình. Từ sau năm 1975, văn học Việt Nam nói chungvà văn học Đông Nam Bộ đã có sự thay đổi về cả lượng và chất. Số lượng tác giả văn học đông đảo hơn, đa dạng hơn về phong cách viết. Tính chất, đặc điểm của nền văn học cũng có nhiều thay đổi, từ một nền văn học giàu tính chiến đấu với nội dung chính là phản ánh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chuyển sang một nền văn học thời bình, viết về những con người mới của một chế độ mới. Đó là nền văn học của chế độ mới, con người mới, cũng là nền văn học đượm tính nhân văn, giàu tình người với những tên tuổi như Lý Văn Sâm, Hoàng Văn Bổn, Khôi Vũ, Trần Ngọc Tuấn, Nguyễn Một, Thu Trân...

Tóm tắt

Mười lăm năm – một nửa chặng đường của thời kỳ đổi mới của văn học – chỉ riêng xét về lực lượng sáng tác văn xuôi đã có quá nhiều điều để nhận định. Bên cạnh những cây bút của thế kỷ trước vẫn tiếp tục sáng tác sung sức, lực lượng kế thừa trẻ đang trưởng thành cả trong lẫn ngoài nước. Sự kiện các nhà văn hải ngoại xuất bản sách tại Việt Nam là bước đầu chứng tỏ sự hội nhập của bộ phận văn học người Việt ở nước ngoài vào đời sống văn học trong nước.

Ông Lê Văn Hòe có xuất bản cuốn Truyện Kiều chú giải ở Hà Nội từ năm 1953, sách khổ lớn, dày 772 trang, là một cuốn sách viết rất có công phu, kỹ càng và đầy đủ, so với loại sách ấy đã ra từ trước đến giờ. Muốn viết bài phê bình nó, tôi phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới dám hạ bút, tức là bài này. Với sự thận trọng ấy, tưởng cũng đủ tỏ một độc giả là tôi, biết quý chuộng và không phụ công lao của tác giả.

1. GIỮA CHỢ ….KHÔNG AI HỎI?

Quái lạ, suốt bao nhiêu năm làm báo ở Hà Nội, bao nhiêu lần đạp xe qua phố Hòa Mã, mà sao mình không biết ở đó có nhà của thi sỹ Hồ Dzếnh?

Đó là câu hỏi có phần ngạc nhiên và ân hận, khi tôi xin được địa chỉ của nhà ông. Lúc này đã vào năm 1991 khi tôi đã chuyển vào Sài Gòn sống, lúc nào nghĩ về quê nhà xa xôi là liền nhớ về trên cái “gam“ nền những rung động buồn thương thuở thiếu thời ôm cuốn Chân trời cũ…

Đoàn Lê Giang ([1])

Ngày 15/4/1865 tờ Gia Định báo ra số báo đầu tiên, đánh dấu chữ Quốc ngữ đã ra khỏi nhà thờ Thiên chúa giáo để gia nhập đời sống văn hóa chung, mở đường cho nền văn học mới ra đời.

Trải qua một quá trình dài gần 80 năm, từ một vùng văn học mới phôi thai, văn học quốc ngữ Nam Bộ trở thành một vùng văn học phát triển, có nhiều thành tựu phong phú và giàu bản sắc.

Nhiều người đã từng bàn về giọng văn thuần phác và cái tình Nam bộ giản dị trong những trang văn của nhà văn Lê Văn Thảo. Những mảng ký ức chiến tranh mà ông từng chia sẻ thỉnh thoảng cũng được nhắc lại đây đó trong những ghi chép ngắn của người khác. Đọc tác phẩm của ông, rồi nghe ông kể lại chuyện cũ, có thể thấy được ẩn dưới những dòng chữ “nhẹ như không” rất Nam bộ là bao nhiêu nỗi niềm.

(PGS.TS Nguyễn Thành Thi, Bình luận văn học  - niên san 2015, tr.51-58)

Tóm tắt

Bên cạnh sự nghiệp nghiên cứu giảng dạy của một giáo sư đại học, một nhà sư phạm, một kịch tác gia và nghệ sĩ hoạt động biểu diễn sân khấu…, Hoàng Như Mai còn để lại một dấu ấn nữa mà bài viết này muốn ghi nhận: dấu ấn Hoàng Như Mai trong lĩnh vực sáng tác thơ. Thơ ông gắn liền với cái tôi trữ tình nhân hậu, sống thẳng ngay, hăm hở, nhưng cũng không ít băn khoăn, ngậm ngùi trước quy luật của thời gian, cùng những buồn vui ấm lạnh của đời – dấu ấn toát ra từ tiếng nói dõng dạc với khát vọng Trao cho nhau cuộc đời.

Không phải ngẫu nhiên mà cậu Sen kẻ Bưởi – cái biệt danh thân thiết người đời gọi Tô Hoài, lại chọn Nguyễn Tuân làm nhân vật chủ chốt trong thiên hồi ký Cát bụi chân ai nhiều dí dỏm, chua cay và không biết bao nhiêu là não nùng trần ai của ông. Thảo nào mà tôi cũng như bao người khác đã và đang mê đọc Nguyễn Tuân, đặc biệt là Vang bóng một thời ngay từ khi còn trẻ. Nhưng càng về già, khi thấu hiểu lẽ đời và ở cái tuổi người ta ai nấy đều muốn tìm lại sự thanh bình của quá khứ giữa thời buổi ồn ã của xã hội thị trường, lại càng muốn đọc. Sự trải nghiệm dư vị đắng cay của lòng trung thực cũng như sự thật phũ phàng về tráo trở của người đời thì càng yêu thêm những giá trị nhân bản trong văn chương Nguyễn Tuân tỏa ra từ cái ánh sáng lấp lánh yêu thương và nhiều khi mờ tỏ của cái ngày xưa dường như mới xảy ra ngày hôm qua và cái ngày nay của lương tâm con người, làm nên vẻ đẹp kỳ lạ có một không hai trong văn chương Việt Nam hiện đại.

(TS. Phan Mạnh Hùng, Bình luận văn học - niên san 2015, tr.84-89)

Tóm tắt

Nhà văn Lê Văn Trương (1906-1964) là một “người khổng lồ” trong sinh hoạt văn nghệ tiền chiến. Bài viết trình bày một số đặc trưng trong sáng tác lê Văn Trương để từ đó nhận diện vai trò đặc biệt của ông trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Hiện tượng Lê Văn Trương trong văn học Việt Nam thế kỷ XX phần nào chỉ ra một con đường thênh thang của văn chương hiện đại và tính chất dân chủ của nó - con đường của văn chương đại chúng.

Từ khóa: Lê Văn Trương, văn nghệ tiền chiến, văn học đại chúng…

Khi các trường phái như phê bình mới hay chủ nghĩa cấu trúc xuất hiện người ta cho rằng có thể giải quyết những vấn đề của văn học chỉ thuần túy dựa trên những yếu tố nội tại của văn bản mà không cần đến bất kỳ một sự tham chiếu nào khác từ những nhân tố bên ngoài. Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ của xã hội học văn học mà một nhánh quan trọng của nó là nghiên cứu tiếp nhận cũng như sự ra đời của các trường phái: chú giải học/ thông diễn học (hermeneutics), nữ quyền luận/phái tính (feminism), chủ nghĩa lịch sử1 ... đã cho thấy sự cần thiết phải đặt văn học trong một context rộng lớn hơn của những vấn đề văn hóa và xã hội.

(PGS.TS Võ Văn Nhơn, Bình luận văn học - niên san 2015, tr.46-51)

Tóm tắt

Trong các nhà văn quốc ngữ tiên phong của Việt Nam, có lẽ không có nhà văn nào có quá trình sáng tác đồng hành gần như sát sao với sự hình thành và phát triển của văn học quốc ngữ Việt Nam như Hồ Biểu Chánh. Sức hấp dẫn của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là ở chỗ tác giả đã đến hiện đại từ truyền thống, nên đã được quần chúng độc giả đồng cảm, chia sẻ. Tiểu thuyết của ông gần gũi với truyền thống, tâm lý của nhân dân Nam Bộ nên đã nhanh chóng đi vào và sống lâu dài trong lòng người đọc Nam Bộ.

Khoảng 10 năm trở lại đây, quan điểm ứng xử đối với văn học miền nam trước 1975 đã có nhiều thay đổi tích cực. Cách nhìn đối với bộ phận văn học này khoa học, cởi mở, rộng rãi hơn trước. Hoàn toàn có thể nói đến một nhu cầu đọc lại, đánh giá lại, giới thiệu, phổ biến trở lại một số giá trị của văn học từng bị coi là “bên kia chiến tuyến”.

Thông tin truy cập

60966839
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
9171
7971
60966839

Thành viên trực tuyến

Đang có 228 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website