Lê Tú Anh*Tạp chí Nghiên cứu văn học, Số 3/2013, tr.98-109.

 Trong quá trình hình thành nền văn học quốc ngữ cuối thế kỷ XIX đầu XX, tiểu thuyết là một trong những thể loại tiên phong. Không kể Thầy Lararô Phiền của Nguyễn Trọng Quản xuất bản 1887 được ví “như một con chim lạ từ trời Tây đáp xuống một vùng đất còn vắng bóng đồng loại”([1]), thì ngay từ năm 1910, khi phần lớn các thể loại văn học hiện đại khác còn hoàn toàn im ắng, người ta đã thấy xuất hiện cùng một lúc ba cuốn tiểu thuyết mang dáng vẻ hiện đại([2]). Không chỉ đi trước ở khu vực sáng tác, lý luận về tiểu thuyết còn đi trước trong khoa Nghiên cứu văn học. Trong hành trình tự thăm dò, tìm hướng đi cho một thể loại hoàn toàn mới, các nhà tiểu thuyết giai đoạn này đã đề xuất được một số luận điểm khá căn bản của lý luận văn học. Nổi bật trong số đó là vấn đề chức năng văn học của tiểu thuyết. Khác với quan niệm về các chức năng giáo dục, giải trí, nhận thức... thường được trình bày trực tiếp trong các lời tựa, lời bạt([3]), chức năng dự báo tuy đương thời chưa được định danh, nhưng ngót một thế kỷ trôi qua, đến thời điểm này đã có thể kiểm chứng để khẳng định rằng nó đã hình thành từ trong những tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ ở chặng phôi thai của thể loại.

1. Tính chất giao thời trong truyện ngắntiểu thuyết đầu thế kỉ đến 1932, ở một góc độ nào đó, là sự đan xen của hai nguyên lí: “tả thực”[1] và “tải đạo”. Từ rất sớm, nguyên lí “tải đạo” đã được giới nghiên cứu nhận biết và đặc biệt quan tâm. Lê Trí Viễn (1962) nói đến xu hướng đạo đức trong văn xuôi đầu thế kỉ và cho rằng đây là ảnh hưởng của quan niệm “văn dĩ  tải đạo” trong truyền thống[2]. Phạm Thế Ngũ (1965) cũng nói đến “tính cách giáo huấn luân lí, ý nghĩa cảnh thế” trong những sáng tác của Nguyễn Bá Học[3]. Các nhà nghiên cứu sau này như Trần Đình Hượu, Nguyễn Huệ Chi, Phong Lê, Hà Minh Đức… với những cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau cũng đưa ra những kết luận tương tự của tính chất tải đạo, đạo đức luân lí trong truyện ngắn và tiểu thuyết giao thời. Tuy nhiên, xét về xu thế thì nguyên lí tả thực ngày một chiếm tỉ trọng cao hơn và báo trước xu thế toàn thắng của nó ở giai đoạn sau. Có thể nhận thấy tính chất này khi quan sát các kiểu nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết giao thời. Dù khá phồn tạp, thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết thời kì này có thể được quy vào ba nhóm chính:

 

Nhà thơ Đơn Phương      

 “Hồn từ giã xác thân ra khỏi thế

Bay về trời hay bay mãi về đâu?

Dưới không gian lướt thướt ánh nhiệm màu

Xác bất động nằm im trong tê dại…

Đọc đoạn thơ trên, nếu không biết tên tác giả có lẽ sẽ gợi lên cho chúng ta nhớ về những vần thơ rướm máu của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Mấy ai biết rằng đó lại là dấu vết tâm hồn của một thi nhân cùng chịu chung một trong “tứ chứng nan y” với thi sĩ họ Hàn và cũng vô cùng có duyên với thi sĩ này, nhà thơ Đơn Phương.

 (Nguyễn Hữu Sơn, Tạp chí ĐH Sài Gòn,Bình luận văn học, niên giám 2012)

1. Trong truyện ngắn Tướng về hưu của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có một đoạn ngắn gọn: “Đường về, vợ tôi bảo xe đi chậm. Ông Bổng lần đầu mới được đi xa thích lắm. Ông bảo: “Nước mình thật đẹp như tranh. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao phải yêu đất nước. Chứ ở quê ta, dù ngay Hà Nội có văn minh thật, tôi chẳng thấy yêu gì cả”. Vợ tôi bảo: “Tại chú quen đấy. Ở nơi khác người ta cũng thế, họ lại thấy yêu Hà Nội”. Ông Bổng bảo: “Thế là nơi này yêu nơi kia. Tất cả đều đất nước mình, nhân dân mình cả. Vậy thì đất nước muôn năm, nhân dân muôn năm! Hoan hô đèn cù”... Như thế là nhu cầu hiểu biết, khám phá, đổi thay không khí, nhu cầu xê dịch Đi và Xem chính là tâm trạng “nơi này yêu nơi kia” - cơ sở cội nguồn của những chuyến viễn du và hình thành nên những trang du ký.

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn giao thời, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Số 5/2012, tr.84-98
Lê Tú Anh(*)
                                                           
Trong thi pháp tiểu thuyết, ngôn ngữ là một phương diện rất quan trọng. Ngoài tư cách là công cụ để chuyển tải tư duy - một kiểu tư duy khác hẳn các thể loại văn học khác, ngôn ngữ tiểu thuyết còn mang những nét đặc trưng khu biệt. Trong giai đoạn giao thời văn học Việt Nam, những đổi thay trên phương diện ngôn ngữ là một thành tựu quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền văn học theo hướng hiện đại. Nhưng trên hết, chúng là những hiện hữu sống động về quá trình hiện đại hóa của thể loại có vị trí quan trọng số một này trong nền văn học.

(Đoàn Lê Giang, Tạp chí ĐH Sài Gòn, Bình luận văn học, Niên giám 2012)

  1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp

Nguyễn Thị Manh Manh tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, có nhiều bút hiệu như: Manh Manh, Myn, Nguyễn Văn Myn, Lệ Thủy…, sinh năm 1914 tại tỉnh Gò Công. Cha là tri huyện Nguyễn Đình Trị, một nhà báo có tiếng đương thời. Nguyễn Thị Kiêm lúc nhỏ học ở Gò Công, sau lên Sài Gòn học trường Trường trung học thiếu nữ bản xứ (Collèges des Jeunes filles Indigènes), tức trường Collèges des Jeunes filles Annamites de Saigon/ Trường nữ Trung học Annam Sài Gòn([i]).

Nguyễn Công Lý, Tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ,  Tập 15 X1-2012, tr 15-29

I. Về tiểu sử, dù các nhà nghiên cứu và chúng tôi đã bỏ nhiều công sức kiếm tìm, nhưng hiện vẫn chưa rõ quê quán, năm sinh và mất của Phạm Minh Kiên. Chỉ biết ngoài bút danh Phạm Minh Kiên, ông còn ký tên Tuấn Anh và Dương Tuấn Anh. Có thể Dương Tuấn Anh là tên thật của ông. Về quê quán, qua thông tin giới thiệu trên vài tờ báo lúc bấy giờ cho biết, thì Phạm Minh Kiên quê gốc ở miền Trung (Bình Định ?), trước vốn là một tu sĩ Phật giáo, sau vào Sài Gòn gia nhập làng văn làng báo từ những năm 20 của thế kỷ XX. Những năm tháng hoạt động ở Sài Gòn, ông cộng tác thường xuyên các báo Nông cổ mín đàm, Đông Pháp thời báo, Lục tỉnh tân văn, Nam kỳ kinh tế báotrong các mục Tự do diễn đàn, Văn uyển, Xã luậnvới nhiều bài viết có phong cách, tạo dấu ấn riêng và ông đã từng là trợ bút tờ Nông cổ mín đàm trong hai năm 1923-1924, rồi làm chủ bút của tờ báo này từ số 123, ngày 26 tháng 8 đến số 133 (là số cuối), ngày 04 tháng 10 năm 1924; và chủ bút tờ báo Nhựt tân (lúc ông Lê Thành Tường sáng lập, hiện chưa rõ thời điểm cụ thể). Một số tiểu thuyết của ông trước khi xuất bản thành sách thường đã được cho đăng nhiều kỳ trên các tờ báo vừa nêu.

Trong công trình có ý nghĩa cắm cột mốc nghiên cứu văn học Quốc ngữ Nam Bộ Những áng văn chương quốc ngữ đầu tiên - Thầy Phiền - truyện của Nguyễn Trọng Quản (kỷ niệm 100 năm ra đời tại Sài Gòn đoản thiên Thầy Lazaro Phiền 1887-1987), GS Nguyễn Văn Trung đã viết: “Tại sao truyện Thầy Lazaro Phiền không được nhắc đến như Tố Tâm và ngay những truyện hay nổi tiếng khác thời 1920 - 1925 của Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu, Tân Dân Tử, Phú Đức… cũng bị bỏ quên? Chúng tôi cho rằng: vì trước hết chính người miền Nam đã bỏ quên. Trở lại sự phân biệt văn chương và văn học, chúng tôi cho rằng người miền Nam sống văn chương nhiều hơn là làm văn học, (…) Do ít có sinh hoạt văn học: ghi lại, tổng kết, sắp xếp cho có hệ thống (theo trào lưu, thế hệ, trường phái…) các tác phẩm, tác giả một thời kỳ, và vì thế các thế hệ sau không còn phải là độc giả của các tác giả thế hệ trước nên thật dễ hiểu họ không biết các tác giả thế hệ cha anh họ vì họ chỉ đọc các tác giả đương thời thế hệ họ mà thôi”(1). Ý kiến của Nguyễn Văn Trung không phải là toàn bộ căn nguyên, nhưng là một lưu ý hết sức quan trọng cần được tính tới khi biện giải vì sao nhiều nhà văn Nam Bộ trong quá khứ  và tác phẩm của họ, theo thời gian chìm vào quên lãng.

Sau biết bao chìm nổi thăng trầm suốt một trăm năm qua, di sản Hàn Mặc Tử ngày càng chứng tỏ một sức sống không thể vùi dập, một giá trị không thể quên lãng. Chúng ta đã có thừa căn cứ để khẳng định Hàn Mặc Tử là một thiên tài thi ca. Nhìn cuộc đời và thi nghiệp của thiên tài này từ cái nhìn hôm nay, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quí giá đối với việc sáng tạo.

                                                       (Lê Tiến Dũng, Tạp chí ĐH Sài Gòn, Bình luận văn học, niên giám 2012)

Nhà thơ với cuộc đời đau thương có một không hai này, tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1912 ở Lệ Mỹ, Đông Hới, Quảng Bình; lớn lên ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình theo đạo Công giáo. Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định. Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa. Ông cố là Phạm Chương vì liên quan đến quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con trai là Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên Huế đổi họ Nguyễn theo họ mẹ. Sinh ra ông Nguyễn Văn Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy (con cụ Nguyễn Long, ngự y có danh thời vua Tự Đức), sinh hạ được 8 người con. Nhà thơ  Hàn Mặc Tử  con thứ tư. Hàn Mặc Tử mang vóc mình ốm yếu, tính tình hiền từ, giản dị, hiếu học và thích giao du bè bạn trong lĩnh vực văn thơ. Do thân phụ là ông Nguyễn Văn Toản làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở, nên Hàn Mặc Tử cũng đã theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Qui Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Pellerin Huế (1926).

 

(Ảnh: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nguồn: Google).

ĐẶT VẤN ĐỀ

 Nếu Quốc âm thi tập (QATT) phản ánh bước hội nhập tiên phong của tiếng Việt vào nền văn học bác học thì Bạch Vân quốc ngữ thi (BVQNT) của Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là sự hưởng ứng, kế thừa đầy ý nghĩa đối với những thử nghiệm của người mở đường Nguyễn Trãi. Vẫn thấy rõ sự gần gũi giữa ngôn từ thơ Nôm trong QATT và BVQNT mà bằng chứng rõ ràng nhất là sự trùng lặp của một số bài thơ trong hai tập thơ này nhưng nhìn chung, thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sáng, nhuần nhị, dễ hiểu hơn so với thơ Nôm Nguyễn Trãi. Điều này cho thấy tiếng Việt văn học đã có bước phát triển mạnh mẽ với ý nghĩa chuẩn bị cho sự phát triển đỉnh cao của văn học Nôm thế kỷ XIX. Để chứng minh cho ưu điểm của thơ Nôm trong BVQNT, nhất thiết phải có cái nhìn đối chiếu, so sánh với QATT ở phương diện lựa chọn, sử dụng các yếu tố ngôn từ thông qua quá trình khảo sát, phân tích các số liệu thống kê cụ thể như sau:

LÊ THỊ THANH TÂM

(*)

Tham luận tại Hội thảo Phong trào Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn - 80 năm nhìn lại  

1. Một nhà thơ mới giữa “trời Nam”

Trong tiểu luận Một thời đại trong thi ca (phần đầu cuốn Thi nhân Việt Nam), Hoài Thanh đã đặt tên tuổi Hồ Văn Hảo, một thi sĩ của đất Nam kỳ, vào văn học sử một cách nhẹ nhàng khi nhắc đến ông cùng với nữ sĩ Manh Manh như một sự kiện có tính thời sự theo con đường thăng trầm của trào lưu Thơ Mới. Và ở phần giới thiệu những gương mặt thơ mới tiêu biểu, các tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam đã chọn Đông Hồ, Mộng Tuyết cùng một số nhà thơ trẻ tuổi khác như những đại diện thơ ca của xứ Nam kỳ. Từ đó, việc thẩm định, đánh giá những thi nhân nổi bật của làn sóng thơ mới 1932-1945 không ưu ái gì thêm cho nhà thơ Hồ Văn Hảo - người làm thơ lặng lẽ không hề có bút danh, nghệ danh.

Nếu như con sống Vũ Đình Liên năm nay vừa tròn trăm tuổi (1913– 2013). Vũ Đình Liên sinh ngày 12.11.1913 (nhằm ngày 15.10 năm Quý Sửu) ở Hà Nội. Quê gốc của ông ở Châu Khê, Bình Giang, Hải Hưng với dòng họ Vũ giàu truyền thống văn hiến. Thuở ấu thơ, ông là một học trò giỏi có tiếng ở đất Hà thành. Đỗ tú tài trường Bưởi năm 1932, ông dạy học ở các trường tư thục Thăng Long, Gia Long, trường nữ sinh Hoài Đức vừa để kiếm sống vừa có điều kiện học Đại học Luật. Thời gian này, Vũ Đình Liên cũng bắt đầu xuất hiện như một nhà thơ, nhà báo trên báo Phong hoá của Đoàn Phú Tứ, và một số báo khác như Phụ nữ thời đàm, Tinh hoa... Ông chủ trương mở Tạp chí Giáo dục bằng tiếng Pháp Revue Pédagogique.

Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội số 9 (133)/2009 trang 55-68

                                                     

TÓM TẮT

 Thế Lữ là người “khởi điểm của những khởi điểm”. Trong buổi đầu của nền văn học quốc ngữ Việt Nam, ông đã có những đóng góp to lớn cả ở thơ, truyện, báo chí, và sân khấu kịch nói. Với ý thức chủ động học tập phương Tây để đổi mới nền văn học nước nhà, thực hiện tôn chỉ của Tự Lực văn đoàn, ông đã tìm đến văn học Anh Pháp và có sự tiếp nhận sáng tạo độc đáo kĩ thuật sáng tác trong thể loại truyện ngắn. Đặc biệt là thể loại truyện trinh thám. Tiếp thu linh hoạt năm hình mẫu truyện trinh thám của nhà văn Mỹ Edgar Poe mà hầu hết các nhà viết truyện trinh thám coi là khuôn mẫu, kết hợp tư duy Đông – Tây độc đáo, Thế Lữ đã có nhiều thử nghiệm mới mẻ, góp phần đặt nền móng cho truyện trinh thám Việt Nam.

 Đinh Thị Thu Vân là một trong những nhà thơ nữ của ĐBSCL. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Long An, tốt nghiệp Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh năm 1977 nhưng không theo nghề dạy học, Đinh Thị Thu Vân trở về phục vụ cho quê hương bên ngành thư viện. Thời gian đầu cô làm Biên tập viên, sau trở thành Tổng Biên tập cho tạp chí Văn Nghệ Long An.

 

 Tham luận tại Hội thảo Phong trào Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn - 80 năm nhìn lại 

Lê Thuỵ Tường Vy(*)

Mình tự vượt mình, để luôn luôn ở đầu ngọn sinh hoạt: trổi với dòng sống không ngừng.

(Quan niệm)

 Mười năm sau cuộc cách mạng Thơ Mới, Xuân thu nhã tập lội dòng nước ngược, trở về với cội nguồn Á Đông. Tinh thần tiên phong, “luôn luôn ở đầu ngọn sinh hoạt”, là động lực thôi thúc các tác giả Xuân thu bứt phá và vượt qua Thơ Mới. Có những bứt phá thành công, có những bứt phá chỉ mới là dự phóng nhưng vẫn đầy sức lôi cuốn. Sức lôi cuốn ấy không chỉ xuất phát từ những ý tưởng mới mẻ, táo bạo của các tác giả Xuân thu nhã tập mà còn ở tư thế tiên phong và dám dấn thân của những người sáng tạo ra nó. Vì vậy, thưởng thức Xuân thu nhã tập ở góc độ một tác phẩm biết cách “tự vượt mình” là một điều thú vị.

Tên thật là Hồ Văn Cam, sinh năm 1960 tại xã Sơn Đông, tỉnh Bến Tre, Kim Ba hiện là Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre. Xuất thân trong một gia đình nông dân cả đời cơ cực, Kim Ba đã mang cái chất mộc mạc, giản dị, nắng gió của đồng bằng vào các tập thơ của mình một cách tự nhiên và chân thật. Năm 1993, ông đạt giải nhất cuộc thi thơ do báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Đó cũng là bước ngoặc đáng nhớ cho sự ra đời hàng loạt các tập thơ sau này.

Tham luận tại Hội thảo Phong trào Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn - 80 năm nhìn lại    

Trần Ngọc Hồng (*)

1. Khái niệm “khách chinh phu” theo Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (chủ biên) được hiểu như sau: “Khách” là người tài hoa, người anh hùng, người hiệp khách(1); “chinh phu” là người đàn ông đi đánh trận thời phong kiến(2). Cách hiểu này cũng phản ánh cái cốt lõi của hình tượng “khách chinh phu” trong văn học lãng mạn 1930-1945 mà cụ thể là trong phong trào Thơ Mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Nó được xem là những con người, những nhân vật sẵn sàng hi sinh tất cả những gì riêng tư theo tiếng gọi lên đường cho một lí tưởng đẹp đẽ, thiêng liêng. Lí tưởng đó được hiểu một cách chung nhất là phụng sự cho đất nước, cho dân tộc trong một chặng đường trầm luân của lịch sử. Cách hiểu này kết tinh trong Thơ Mới bằng cái tôi trữ tình trong một số tác phẩm của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân v.v. và các nhân vật như Dũng, Thái, Tạo, Trúc v.v. của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Nó hiện ra thật đẹp với hình ảnh:

(Tạp chí Văn hoá - Du lịch số 1 (bộ mới), ngày 11.11.2012)

1. Năm 1965 Hội Văn nghệ Giải phóng công bố Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu. Có cả thảy 54 tác phẩm được tặng thưởng. Văn học chiếm 17 giải. Có hai giải đặc biệt là Từ tuyến đầu Tổ quốc, tập thư của nhân dân miền Nam gửi cho người thân tập kết ra Bắc; Sống như anh (Phan Thị Quyên kể, Trần Đình ghi) kể về cuộc đời anh Nguyễn Văn Trỗi. Trong 15 giải chính thức về thơ có 4 giải chính. Đó là tập Quê hương của Giang Nam, Bài ca chim Chơ rao của Thu Bồn, Những đồng chí trung kiên của Thanh Hải, và Tập thơ của nhiều tác giả. Thế là từ đây Thanh Hải bắt đầu được khẳng định.

Tham luận đọc tại Hội thảo Phong trào Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn - 80 năm nhìn lại    

Hà Thanh Vân(*)
Ra đời cách đây vừa tròn 80 năm, Phong trào Thơ mới và những tác phẩm tiểu thuyết của  nhóm Tự lực văn đoàn đã chứng tỏ một sức sống dài lâu trong lòng công chúng Việt Nam. Thời gian trôi qua, có những giá trị được xác định lại, có giá trị được đề cao, cho thấy nghiên cứu về Thơ mới và Tự lực văn đoàn bao giờ cũng có sức thu hút riêng.

Thông tin truy cập

60832698
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
6420
9068
60832698

Thành viên trực tuyến

Đang có 596 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website