10052024Fri
Last updateMon, 06 May 2024 1am

Ảnh hưởng của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn đến tiểu thuyết ở đô thị Nam Bộ 1945-1954

 

Nguyễn Thị Phương Thuý(*)

Tham luận tại Hội thảo Phong trào Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn - 80 năm nhìn lại    

             Với nhiều thành tựu rực rỡ cả về hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng, Tự Lực văn đoàn không chỉ là dấu son của một thời kỳ hiện đại hoá văn học Việt Nam đầy sôi động mà còn để lại ảnh hưởng sâu đậm trong sáng tác của nhiều nhà văn cùng thời và giai đoạn sau. Đô thị Nam Bộ 1945-1954 đã chứng kiến sự ra đời và trưởng thành của nhiều cây bút giàu lý tưởng tranh đấu bảo vệ quê hương, giàu tình cảm với nhân dân lao động và những người nghèo khổ, thể hiện qua những phong cách lý tính nhưng lại không hề thiếu chất hào hoa, lãng mạn. Sáng tác văn xuôi của họ mang không ít dấu ấn của Tự Lực văn đoàn từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Tôn chỉ, mục đích, nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Tự Lực văn đoàn thống nhất trên tất cả các thể loại văn xuôi, và ảnh hưởng của họ đến văn học Nam Bộ không chỉ gói gọn ở lĩnh vực tiểu thuyết. Thế nhưng trong khuôn khổ một báo cáo khoa học, bài viết này chỉ có thể điểm qua ảnh hưởng của tiểu thuyết nhóm Tự lực đối với một số lượng giới hạn các tiểu thuyết của một số nhà văn Nam Bộ như Vũ Anh Khanh, Lý Văn Sâm, Thẩm Thệ Hà, Dương Tử Giang, Sơn Khanh, Việt Quang, Thanh Thuỷ, Ngọc Sơn…

Lối đi tâm linh trong thơ Hoàng Cầm

Chỉ có “Trường thơ Loạn” và nhóm “Xuân thu nhã tập” trước năm 1945 là hai thi phái hiện đại duy nhất ở Việt Nam có những quan tâm thật sự về tâm linh trong thơ, tâm linh theo nghĩa là một thứ “linh khí” của sáng tạo. Tâm linh trong thơ ca của người Việt vẫn còn là mảnh đất tiếp tục mới.

Văn học và Văn hoá tâm linh, những biến chuyển xưa - nay

(Toquoc)- Ngày 7/3 tại Hà Nội, Viện văn học cùng với Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Văn học và Văn hoá tâm linh. Buổi hội thảo đã khái quát văn hoá tâm linh có vị trí quan trọng, tạo nên sức hấp dẫn và giá trị nghệ thuật cho văn học.

Thông báo về hội thảo "Văn học và văn hóa tâm linh"

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

****

Ngày 12 tháng 1 năm 2014

THÔNG BÁO

(Thông báo lần thứ 2)

Kính gửi: Quý vị giáo sư, các nhà nghiên cứu

Do bận tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Văn học (tháng 11/2013) và Hội thảo quốc tế Nghiên cứu văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hoá TK.XXI (tháng 12/2013) tại Tp. Hồ Chí Minh nên hội thảo Văn học và Văn hóa tâm linh không tổ chức đúng như dự định. Sau khi bàn bạc thống nhất, Viện Văn học và Khoa Văn học & Ngôn ngữ (ĐHKHXH&NV, ĐHQG Tp.HCM) quyết định tổ chức hội thảo Văn học và văn hóa tâm linh:

Hội thảo "Thông báo Khoa học Ngữ văn 2013"

 Trường Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh (nòng cốt là Khoa Văn học và Ngôn ngữ) hợp tác với Viện Văn học (thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia Thông báo khoa học Ngữ văn 2013 (Chủ đề: Văn học và văn hóa tâm linh). Hội thảo hướng tới việc nghiên cứu văn học trong không gian văn hóa tâm linh và thúc đẩy các hướng tiếp cận liên ngành trong khoa học văn học.

Bùi Giáng: Kỳ lạ, ngang tàng, tận hiến

Khán phòng buổi tọa đàm khoa học đầu tiên về thơ Bùi Giáng (kể từ sau năm 1975 đến nay) do Trường ĐH KHXH&NV TP HCM cùng gia tộc họ Bùi ở Vĩnh Trinh (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) tổ chức vào sáng 14-9 tại Trường ĐH KHXH&NV TP đầy ắp cử tọa. Tất cả đều ngồi cho đến phút cuối, nhiều người tới từ phương xa, mang đến nhiều trao đổi mang tính khơi mở những bí ẩn về Bùi Giáng.

Bùi Giáng: thơ phơi giữa nắng

TT - LTS: Lần đầu tiên kể từ năm 1975, một tọa đàm khoa học về thi sĩ Bùi Giáng được tổ chức, diễn ra lúc 8g hôm nay 14-9 tại Trường đại học KHXH&NV TP.HCM. Tưởng nhớ Bùi Giáng, Tuổi Trẻ trích giới thiệu với bạn đọc tham luận của GS.TS Huỳnh Như Phương.