Tựa của bài viết này là tựa dịch của bài phát biểu của GS Connor, Giám đốc Trung tâm Nhân văn quốc gia (The National Humanities Center) thuộc Viện Giáo dục khai phóng Hoa Kỳ (American Academy for Liberal Education). Và nội dung của bài viết sẽ là những ý chính của bài phát biểu ấy, thông qua cách diễn giải và trình bày lại của người viết.

Thời gian qua, vấn đề dạy chữ Hán (tức mảng từ Việt Hán) trong nhà trường được báo chí đề cập nhiều lần và dư luận quan tâm. Có điều dạy chữ Hán trong trường phổ thông hay đại học thì từ việc đào tạo giáo viên tới xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình v.v sẽ rất tốn tiền, mất nhiều thời gian, mà cung cách nhồi nhét phổ biến trong nhà trường hiện nay chỉ làm công việc ấy trở thành một chuỗi các hành vi bị động, thiếu hứng thú và ít sáng tạo ở phần đông chủ thể tiếp nhận, trong khi đó phải là một quá trình tự nhiên và tự nguyện được nhất hóa vào hoạt động sống của từng cá nhân. Cho nên phải nhìn nhận từ một góc độ khác, hành động theo một cách thức khác.

 

Ai trong đời cũng có nhiều Thầy học. Có những vị Thầy nhiều ảnh hưởng lên cuộc đời mình vì mình thích, phục vài điều gì đó trong lời giảng khi theo học nhưng sau nầy xa cách trong đời do hoàn cảnh; có những vị Thầy trong khi học mình không thủ đắc được nhiều về cách sống ngoài những kiến thức giáo khoa nhưng sau nầy lại là bạn vong niên vì có hoàn cảnh gần gũi. Đối với tôi, Thầy Nguyễn Văn Phú, Thầy Bạch Văn Ngà, Thầy Roch Cường… là những trường hợp cụ thể thứ nhứt. Thầy Đàm Quang Hưng là trường hợp cụ thể thứ hai. Còn biết bao nhiêu vị khác nữa trong thời gian theo học Trung học và Đại học nhưngkhông thế nào kể ra cho hết.

Trần Hữu Tá(*)

TÓM TẮT

Học giả, nhà giáo Đào Duy Anh đã có những cống hiến đặc biệt xuất sắc cho văn hóa dân tộc. Trong suốt 60 năm cầm bút, ông để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị. Đường đời lúc có thuận, lúc nghịch, khi bình yên khi sóng gió nhưng thầy vẫn luôn giữ được phong cách sống an nhiên tự tại, thực hiện bằng được kế hoạch học tập và nghiên cứu của mình. Ông chính là một trong những tấm gương cho thế hệ chúng tôi về ý chí, tinh thần phấn đấu lặng lẽ và quyết liệt để hoàn thiện nhân cách cũng như tài năng.

Thanh Xuân dịch

Gần đây, tôi đọc lại một bài viết của Noam Chomsky, Trách nhiệm của giới trí thức, đăng ở Mỹ từ năm 1967. Chomsky, người có tiếng nói gay gắt phản đối cuộc chiến Việt Nam, đồng thời cũng phê phán giới trí thức, những ai ngả theo Nhà Trắng và dùng ảnh hưởng của họ để bao biện cho những tội ác xảy ra ở Việt Nam.

Hàng năm, vào dịp trước Tết, Chi ủy, BCN Khoa, cùng với Công đoàn Khoa Văn học và Ngôn ngữ thường tổ chức đi thăm viếng các thầy cô về hưu lớn tuổi. Năm nay, sau Hội Khoa 40 năm hoạt động Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Ban liên lạc cựu sinh viên Khoa được thành lập gồm một số anh chị tích cực. Vì vậy, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2015, Ban liên lạc cựu sinh viên Khoa cùng với một số thầy cô cũng là cựu sinh viên Khoa đã đến thăm hai "đại lão giáo sư" cựu Trưởng Khoa Ngữ văn là GS Mai Cao Chương và GS Nguyễn Lộc. Đoàn gồm có anh Lâm Thanh Bình, khóa 1 (75-79); nhà báo Ngọc Vinh (khóa 85-89); PGS.TS. Lê Giang, PGS.TS Trần Thị Phương Phương, PGS.TS Trần Lê Hoa Tranh. Thầy Chương mới ở bệnh viện về, đã khỏe lại. Thầy Nguyễn Lộc bị tai biến mạch máu não lần ba, may mắn cũng vượt qua khỏi, và cũng khá khỏe. Hai thầy vẫn nhớ tên học trò, đều vui vì có học trò đến thăm. Mọi người rất vui vì thấy hai thầy đều khỏe. Khoa Văn học và Ngôn ngữ dự định đầu năm sau (2016) sẽ tổ chức Tọa đàm khoa học về những đóng góp của hai thầy nhân chuẩn bị kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Văn Khoa- Đại học Tổng hợp- Đại học KHXH& NV TP.HCM.

 Mấy năm gần đây tôi thường theo dõi các cuộc thi tú tài ở Pháp, vì thích thú, và cũng có phần muốn từ đó thử nghĩ lại thêm về giáo dục ở ta. Hình như vừa qua ta chú ý nói nhiều đến đại học, hẳn vì ở đây dễ thấy rõ sự quá lạc hậu so với thế giới, cũng lại là nơi liên quan trực tiếp đến việc đào tạo nhân lực cho xã hội. Song cũng có thể vấn đề chính của giáo dục còn ở chỗ khác, ở phổ thông, nơi ít được dư luận quan tâm hơn. Có vấn đề ở phổ thông rồi, tất đại học không thể không có vấn đề.

 

Tôi gặp thầy Trần Hữu Tá từ đầu những năm 1990, khi ấy anh Lê Tiến Dũng dẫn tôi đến gặp thầy để ba thầy trò làm một quyển sách dạy văn cho nhà sách T.. Ngày ấy T. còn là một sạp sách báo ọp ẹp ở trước cổng trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh cũ kỹ xác xơ. Nhà thầy còn ở khu tập thể của Trường Sư phạm. Bước qua hẻm phía sau mấy tiệm cơm, tiệm photo ngổn ngang xô chậu mới đến nhà thầy. Nhà thầy chật, nhưng phòng khách luôn tươm tất, bàn ghế sạch sẽ, trà ngon, đúng như phong cách trí thức Hà Nội thời trước. Tôi bị thu hút bởi phong cách lịch lãm, chuyện trò thông thái và thái độ ân cần của thầy. Thầy trò làm việc với nhau rất ăn ý, thầy tỏ ra rất tin tưởng tôi, dù lúc ấy tôi mới hơn 30 tuổi. Trong quyển sách, tôi được vinh dự đứng tên chung với thầy. Sách bán rất chạy, tái bản liên tục. Hết hạn hợp đồng tôi vẫn thấy sách được tái bản mà chủ nhà sách chẳng liên hệ và trả nhuận bút cho thầy trò gì cả. Tôi gặp nhóm xuất bản hỏi chuyện, nhưng họ chối ngay là họ không xuất bản (để khỏi trả nhuận bút), và họ thách thức: nếu các tác giả muốn kiện thì họ sẵn sàng đi hầu, đến đâu cũng theo! Sau không thấy họ tái bản nữa, tưởng họ đã thôi, nào ngờ đi tỉnh lại thấy sách tái bản ở một nhà xuất bản tỉnh, để tránh bị nhóm tác giả phát hiện, và khỏi phải trả mấy đồng nhuận bút còm. Đến nay thì thầy trò vẫn nghèo vậy, còn chủ nhà sách kia trở thành trùm xuất bản và phát hành sách. Thế tôi mới thấm thía chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam đã hình thành với sự keo bẩn điển hình của giai cấp ấy trong giai đoạn tích lũy tư bản như thế nào.

Mặc dù rất trân trọng nỗ lực và đồng ý với nhiều quan điểm của nhóm Đối thoại giáo dục (VED), tôi muốn thảo luận thêm một số điểm trong bản khuyến nghị (*) về phương hướng cải cách giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam, từ góc nhìn của người trong cuộc và quan sát hệ thống.

Bản “Tổng kết nghiên cứu về phương hướng cải cách đại học ở Việt Nam” của nhóm Đối thoại giáo dục (VED) do giáo sư Ngô Bảo Châu chủ trì đang được dư luận quan tâm dưới nhiều góc độ. Giáo sư Ngô Bảo Châu tiếp tục trả lời một số câu hỏi từ độc giả và những người quan tâm tới giáo dục đại học về vấn đề này.

Đất nước Nhật Bản được cả thế giới khâm phục chắc hẳn không chỉ vì sự phát triển kinh tế thần kỳ trong một thời gian ngắn, mà còn vì nhân cách người Nhật Bản: trung thực, khiêm nhường, tế nhị, nổi trội về tinh thần làm việc tập thể, ý thức cộng đồng, tôn trọng mọi người xung quanh, cực kỳ khuôn phép, thận trọng nhưng rất sáng tạo và sự hoàn hảo trong công việc, hay từ cách người Nhật giáo dục đạo đức con người

Nhóm Đối thoại giáo dục tập hợp một số nhà khoa học có chuyên môn ở những lĩnh vực khác nhau, nhưng cùng chia sẻ các nguyên tắc nghiên cứu khoa học và ước vọng về một nền đại học Việt Nam lành mạnh và tiến bộ. Nhóm đã tập trung làm việc từ năm 2013 theo những chuyên đề khác nhau trong một dự án cải cách toàn diện nền giáo dục đại học và  đã tổ chức một Hội thảo trong hè 2014 để chia sẻ những suy nghĩ của mình và thảo luận với nhiều giảng viên, nhà khoa học cũng như những người làm công tác quản lý giáo dục. Từ đó đến nay, nhóm tiếp tục nghiên cứu những chuyên đề chưa được đề cập đến trong Hội thảo và để hoàn thành bản tổng kết này. Một số bài viết của nhóm đã được công bố, một số khác đã được gửi trực tiếp đến lãnh đạo có thẩm quyền. Mục đích của bài viết này là tổng kết công việc của nhóm.

Đông Á là một khu vực nổi bật về sự tham gia của tư nhân trong giáo dục đại học (GDĐH) đặc biệt trong những năm gần đây, khi đại chúng hóa GD ĐH trở thành một xu hướng ngày càng mạnh. Mặc dù trường ĐH tư là một thực tế phổ biến và có lịch sử lâu đời ở Mỹ, bản chất của các trường tư này rất khác với các trường tư nổi lên trong vài thập kỷ gần đây ở Châu Á, cụ thể là những nước như Trung Quốc hay Việt Nam.

(Trần Thanh Đạm, In trong "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN) 

     1. Trong các ngành (hay các bộ môn – disciplines) khoa học xã hội và nhân văn thì ngữ văn là ngành vừa giàu tính nhân văn vừa giàu tính xã hội nhất. Tôi không trở lại vấn đề phân biệt và tương đồng giữa hai khái niệm khoa học xã hội và khoa học nhân văn, một bên thiên về xã hội tức là các mối quan hệ giữa những con người, một bên thiên về con người với tư cách là thành viên của xã hội. Chỉ biết rằng khoa học về ngôn ngữ và văn chương nghiên cứu một loại hiện tượng bao gồm cả hai phương diện trên. Vì vậy, không những ngày xưa mà cả ngày nay và ngày mai, ngữ văn vẫn còn là một ngành học chiếm vị trí quan trọng, nếu không phải là hàng đầu, trong nghiên cứu cũng như giáo dục về khoa học xã hội và nhân văn. Sang thế kỷ 21, tôi tin rằng vị trí đó không hề giảm đi mà còn tăng lên. Dĩ nhiên, nó phải đổi khác và đổi mới theo cùng với bước tiến của lịch sử và thời đại. Tác giả bài viết này muốn sơ bộ hình dung sự chuyển biến có thể và cần phải có của ngành học này, sứ mệnh và triển vọng của nó khi bước vào thế kỷ 21, trước hết trong phạm vi đất nước Việt Nam, tại các trường trung học và đại học của chúng ta.

Tôi sinh ra ở nông thôn, ba má tôi là nông dân rặt. Tuy vậy, trong những đám tiệc đông đủ bà con, thỉnh thoảng có người bảo ba tôi là “ẩn sĩ quy điền” với ý khen ba tôi là người được học cao nhất trong dòng họ. Những buổi tối ngà hơi men, ba tôi thường đọc cho tôi nghe nhiều bài thơ, vài đoạn Truyện Kiều, Lục Vân Tiên hoặc kể chuyện về ông Lê Lai cứu chúa, ông Tử Lộ đội gạo… rất là lý thú.

Giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu trong hội thảo cải cách giáo dục đại học sáng 31.7 ( Ảnh: Tiền Phong). “Chế độ thu nhập của giảng viên đại học Việt Nam hiện nay phức tạp, thiếu minh bạch, cơ chế cứng nhắc. Với thang lương hiện tại, mức lương cơ bản của giảng viên đại học không đảm bảo cho họ một mức sống trung lưu trong xã hội. Trong mọi hệ thống xã hội, mức sống trung lưu cao cho cán bộ giảng viên nghiên cứu luôn là điều kiện cần cho một hệ thống giáo dục tốt”.

Hồi lớp 11 tôi học trường Võ Trường Toản, lúc ấy còn là trường cấp 3. Sau trường ấy chỉ dành cho cấp 2, nên đến lớp 12 tất cả học sinh phải chuyển qua trường cấp 3 Cô Giang (bây giờ là Thalmann). Trong lớp mình có cô bạn tên là Ngọc, cô bị tật ở chân nhưng học văn rất giỏi, cô bạn ấy cũng từ trường khác chuyển đến. Ngọc có người thầy dạy văn ở trường cũ rất thương quý cô ấy, nên thầy trò vẫn thường liên hệ, chuyện trò với nhau. Cô ấy kể chuyện về lớp mình, nói lớp em có bạn Giang học văn rất giỏi. Mình chưa gặp thầy bạn ấy bao giờ, nghe cô bạn kể vậy thôi. Hồi ấy ở TP.HCM chưa có chuyện thi học sinh giỏi, nhưng mình cũng được nhiều thầy biết đến vì bài văn tốt nghiệp được điểm tối đa và có được đọc trước hội đồng. Thực ra chuyện ấy chẳng có gì đáng nói.

Thông tin truy cập

60791636
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
11137
24669
60791636

Thành viên trực tuyến

Đang có 430 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website