Giới thiệu hai nhà văn nữ của thời kỳ hiện đại hóa văn học Trung Quốc

Mặc dù văn học Trung Quố́c từ thời cổ  đại đã có nhiề̀u tác phẩm đề cập tới nhân vật nữ mang tinh thần phản kháng đối với tư tưởng Nho giáo trọng nam khinh nữ (Đỗ Lệ Nương, Thôi Oanh Oanh, Lâm Đại Ngọc…), nhưng hầu hết những giá trị, phẩm chất, đời số́ng cá nhân, thế́ giới tinh thần và thể xác của họ vẫn được nhìn nhận dưới quan điể̉m của nam giới. Còn sự trải nghiệ̣m của nữ giới với tư cách là cá nhân có cảm nhận, suy nghĩ, trạng thái sinh tồ̀n… vẫn không được nhìn nhận dưới góc độ người nữ làm chủ thể. Kể cả trong sáng tác của các tác giả nữ, tự yù thức về chủ thể tính vượt lên trên mặc cảm giới tính vẫn chưa xuất hiện. Những tác phẩm như vậy chỉ có thể xem là tiếng nói bênh vực hoặc ca ngợi phái nữ, chứ chưa thể gọi là “văn học nữ”.       ‎‎‎

Thực sự ở Trung Quốc, khái niệm “văn học nữ lưu” ra đời rất muộn. Là bởi vì xét lịch sử văn học Trung Quốc, có không nhiều những nhà văn nữ lên tiếng nói về thân phận của mình. Xét tổng thể nền văn học, chúng ta không tìm ra thời kỳ nào có hàng loạt các tác giả nữ như văn học Nhật Bản thời Heian (được gọi là văn học nữ lưu). Một đất nước có lịch sử văn học 3000 năm mà số tác giả nữ nổi tiếng hiếm hoi đếm trên đầu ngón tay: Ban Tiệp Dư (Hán), Thái Diễm (Ngụy), cuối thế kỷ thứ VIII, thi kĩ Tiết Đào tuyệt sắc với tài xướng họa trác tuyệt nổi danh chốn Thành Đô. Những vần thơ của nàng sáng ngang với các thi sĩ Đại Đường. Có thể kể thêm Ñoã Thu Nöông, Leâ Ngoïc Lan. Đến thế kỷ XI, văn học nữ in dấu son chói lọi của Lý Thanh Chiếu (1084 – 1151), một nữ từ nhân quan trọng thuộc phái uyển ước đời Tống. Cuộc đời trải qua bao thăng trầm cùng những biến động của nhà Bắc Tống và Nam Tống đã khiến cho tác phẩm của Lý Thanh Chiếu thêm sâu sắc, đậm chất thời cuộc hơn nhưng vẫn giữ nguyên vẹn tính nữ của mình. Những bài từ còn lưu giữ lại của tác giả này không chỉ có giá trị lớn lao với dòng văn học nữ Trung Quốc mà còn là sản vật quý báu trong kho tàng từ Tống.

 

            Theo nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc Lưu Tư Khiêm thì khái niệm “văn học nữ tính” ở Trung Quốc được xác định là “ Văn học ra đời trong điều kiện lịch sử nhất định, lấy phong trào văn hóa mới Ngũ Tứ là mốc khởi điểm, có nội hàm tinh thần nhân văn hiện đại, lấy nữ tính làm chủ thể ngôn từ, chủ thể trải nghiệm, chủ thể tư duy, chủ thể thẩm mỹ.”[1]

 

            Tác giả Lưu Tư Khiêm đặc biệt nhấn mạnh “tính chủ thể nữ tính”, xem việc có mặt hay không có mặt chủ thể nữ tính là tiêu chuẩn xác định văn học nữ tính.

 

            Văn học gọi là có “chủ thể nữ tính” khi đời sống vật chất và tinh thần, suy nghĩ và xúc cảm của người phụ nữ thoát khỏi hệ quy chiếu và quan điểm nam quyền, nữ giới phải là cá nhân độc lập trước sự chọn lọc, đứng vững và chịu trách nhiệm trước những cảm nhận, phát ngôn cho giới của mình. Chính ngôn từ mang tính chủ thể nữ tính, cùng với sự trải nghiệm của nữ giới đi vào văn học là những yếu tố cơ bản của văn học nữ.

 

            Để nữ giới trở thành chủ thể văn học, tất nhiên phải có những điều kiện xã hội nhất định. Văn học nữ không thể ra đời trong xã hội phụ quyền, khi người nữ không có tiếng nói, và thậm chí không nhận thức được vị trí của chính mình. Trên thế giới, văn học nữ và phê bình nữ quyền luận cũng xuất hiện từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 (cao trào nữ quyền thứ ba) cùng với những phong trào tranh đấu cho nữ quyền mạnh mẽ và triệt để ở phương Tây.

 

            Soi vào điều kiện xã hội Trung Quốc, không khí bình đẳng nam- nữ chỉ có được từ sau phong trào Ngũ tứ, giai đoạn được xem là văn học Trung Quốc chuyển mình sang khuynh hướng hiện đại. Bên cạnh những nhà văn nam tên tuổi của thời kỳ này như Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn, Ba Kim, Lão Xá, Thẩm Tòng Văn…  xuất hiện hàng loạt nhà văn nữ chịu ảnh hưởng của phong trào nữ quyền thế giới. Họ ảnh hưởng phong trào Bloomsbury Group của Anh, yêu thích những nhà văn nữ quyền thế giới như Mary Mac Carthy, Vanessa Bell, Virginia Woolf – nhà văn nữ quyền với tác phẩm nổi tiếng Căn phòng riêng, Bà Dalloway… Nhiều salon văn nghệ giống như Bloomsbury được ra đời thu hút các nhà thơ, nhà văn nữ yêu thích văn học, có tư tưởng tiến bộ, tự do. Không khí sôi nổi đó là kết quả của một xã hội ủng hộ đổi mới, dân chủ như mở trường đại học cho nữ giới, phụ nữ được dạy học, được tham gia những hoạt động xã hội (bà Hứa Quảng Bình, phu nhân của nhà văn Lỗ Tấn cũng xuất thân từ một sinh viên nữ hoạt động xã hội). Song không khí đó không được duy trì lâu, những biến động của xã hội Trung Quốc sau đó ( Chiến tranh thế giới thứ 2, nội chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội…) không cho phép văn học nữ có đủ điều kiện phát triển thành một dòng văn học đúng nghĩa. Tuy vậy, những tiếng vang trên cũng là tiền đề tốt đẹp để văn học nữ đương đại sau này nối tiếp và phát triển mạnh mẽ.

 

            Hai tên tuổi tiêu biểu nhất của văn học nữ hiện đại Trung Quốc được giới thiệu dưới đây là Băng Tâm và Đinh Linh.

 

            Băng Tâm (冰心1900-1999) là nhà văn, nhà thơ nữ Trung Quốc hiện đại. Một trong những nhà văn nữ Trung Quốc hiện đại được yêu mến nhất của thế kỷ XX. Tên thật là Tạ Uyển Oanh 谢婉 ¨, sinh năm 1902 tại Phúc Kiến trong một gia đình phong lưu. Bà rất thông minh, yêu văn thơ. Học văn học ở Trường Đại học Bắc Kinh. Sau đó sang Mỹ học Thạc sĩ Văn học Anh tại trường Wellesey College. Năm 1926 trở về Trung Quốc và dạy học ở trường Đại học Thanh Hoa và trường Nữ Bắc Kinh. Bà cũng sang Nhật một năm (1949-1950) theo một chương trình trao đổi học giả. Vào thời kỳ đó, một phụ nữ có bề dày học tập và giáo dục như vậy đương nhiên là hiếm hoi.

 

            Bà bắt đầu viết từ khi vận động văn học Ngũ Tứ nổ ra, đăng truyện ngắn, thơ, tùy bút trên Thần báo, Tiểu thuyết nguyệt báo, là một trong những nữ sĩ đầu tiên bước vào con đường văn học và kéo dài suốt gần một thế kỷ. Tác phẩm của bà mang tính luận đề, nêu lên những vấn đề tâm lý, nhân sinh, giải phóng phụ nữ, chủ nghĩa cá tính mạnh mẽ như trong Lưỡng cá gia đình (两个家鼎,Hai gia đình) dùng nghệ thuật so sánh đối lập để chỉ ra sự cần thiết của việc đổi mới gia đình cũ kỹ và xây dựng một kiểu gia đình mới; Tư nhân độc tiều tụy (斯人 , Riêng người ấy tiều tụy) vạch ra sự chuyên chế, độc tài của chế độ phong kiến thông qua việc miêu tả xung đột giữa cha và con trai; Khứ quốc (, Bỏ nước) là sự trở về của một học giả với tất cả nhiệt tình yêu nước nhưng tài năng của anh ta không được trọng dụng cho thấy bóng đen của chế độ phong kiến vẫn còn đè nặng; Trang Hồng đích tỉ tỉ (张红的姐姐,Người chị của Trang Hồng) nói về việc đối xử tệ bạc và áp bức đối với người phụ nữ, Siêu nhân超人…  Tất cả những truyện trên cho thấy vận động yêu nước Ngũ Tứ và làn sóng tư tưởng mới đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Băng Tâm. Say mê quan tâm đến những hiện thực của thời mình, bà bất bình sâu sắc với chế độ phong kiến. Tuy vậy những nhân vật nữ của bà thì rất yếu ớt, họ không dám nổi dậy chống lại thế lực không quá mạnh của chế độ phong kiến mà để cho “chế độ phong kiến chiến thắng họ một cach ngoạn mục”(Lời giới thiệu, Tuyển tập Truyện và Tản văn Băng Tâm).

 

            Tản văn của Băng Tâm cũng là một thành công. Chính bà cũng thừa nhận đây là thể lọai thích hợp với mình hơn thơ. Tiếu (笑,Cười), một trong những bài tản văn đầu tay của bà mang phong cách đẹp đẽ hiếm có so với những ngày đầu vận động văn hóa.  Văn chương Băng Tâm mềm mại, đẹp đẽ, uyển chuyển, miêu tả phong cảnh rất đẹp, các nhà phê bình gọi là “mỹ văn”. Có thể tìm thấy những đặc điểm đó trong các tập Nam quy ( , Về Nam), Ký tiểu độc giả ( 讀者, Gửi các độc giả nhỏ tuổi), Quan vu nữ nhân ( 女人, Về phụ nữ), Anh hoa tán (櫻花讚, Ngợi khen hoa anh đào). Đây là những bài tản văn đẹp, khó quên, diễn tả cảm xúc nội tâm của nhà thơ, ca ngợi thiên nhiên, quê hư?ng qua những miêu tả sự kiện quá khứ và hiện tại, cảm xúc, bay bổng, nhẹ nhàng, sâu lắng. Ký tiểu độc giả là những suy nghĩ và kinh nghiệm khi sống ở nước ngoài gửi các độc giả trẻ Trung Hoa theo dạng bài báo ngắn.

 

            Với tư cách nhà thơ Băg Tâm có các tập Phồn tinh (,Sao dày), Xuân  thủy (, Nước mùa xuân) xuất bản năm 1923.

 

            Không chỉ là một nhà tiểu thuyết, nhà thơ, bà cũng được biết đến như một nhà văn viết cho thiếu nhi. Những truyện như: Biệt hậu别后, Tịch mịch (寂寞)… rất khéo nhận xét tâm lý trẻ thơ, bút pháp bình dị, trong sáng, hơi buồn… Bà nổi tiếng còn là ở niềm tin và tình yêu dành cho những vấn đề xã hội khác, ở việc đánh giá vai trò quan trọng của người mẹ trong gia đình và xã hội. Tên bà được lấy làm giải thưởng về văn học thiếu nhi từ năm 1990 cho thấy ghi nhận của nhà nước Trung Hoa đối với đóng góp của bà cho thể loại này.

 

            Bà là chứng nhân của những thay đổi và biến động của thế kỷ XX, nhưng vẫn luôn giữ được sự bình yên trong tâm hồn và vẫn gắn bó với văn chương 75 năm qua. Sự nghiệp văn học của bà là một minh chứng hùng hồn cho sự phát triển của văn học Trung Quốc, từ vận động văn học Ngũ Tứ đến văn học hiện đại và đương đại. Chẳng những là người sáng tạo thể văn mang “phong cách Băng Tâm”, bà còn là người thực hành xuất sắc việc hiện đại hóa văn chương. Ngoài việc biết đến như là một nhà văn viết cho thiếu nhi, bà còn là một nhà tiểu thuyết hiện đại, viết tản văn, nhà thơ, nhà biên dịch. Nhiều bản dịch của bà như Nhà tiên tri của Kahlil Gibran (Lebanon), hay Người làm vườn của R.Tagore (Ấn Độ)… được xem là những kiệt tác văn học dịch. Tác phẩm của bà cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng, gặt hái nhiều sự yêu thích của độc giả trong nước và nước ngoài.

 

            Là một nhà họat động xã hội xuất sắc, Băng Tâm còn giữ nhiều vị trí trong chính phủ, ví dụ như Phó Chủ tịch Liên Hiệp Văn học và Nghệ thuật, và được bầu là Đại biểu Quốc hội.

 

            Băng Tâm mất tại Bắc Kinh và được an táng long trọng ngày 19.3.1999.

 

          

Người thứ hai là Đinh Linh ( , 12.10.1904 – 4.3.1986) tên thật là Tưởng Băng Chi 蒋冰之. Bà sinh tại Hồ Nam trong một gia đình địa chủ, sớm mồ côi cha. Bà có tính độc lập, cứng cỏi như con trai, không chịu sự ràng buộc của gia đình. Từng từ chối sự sắp đạt của gia đình bắt kết hôn với một người anh họ. Học ở Thành Đô, Trường Sa, Bắc Kinh, Thượng Hải và nhiều nơi khác. Học khoa văn học ở Đại học Thượng Hải. Chịu ảnh hưởng của phong trào Ngũ Tứ rất rõ. Năm 1927 bắt đầu viết truyện ngắn đầu tay Mộng Kha 梦珂 đăng trên Tiểu thuyết nguyệt báo được độc giả hoan nghênh.  Tiếp tục viết nhiều truyện như Xa Phi nữ sĩ đích nhật ký (莎菲女士的日记, Nhật ký của Xa Phi)… Những truyện này sau in thành tập Tại hắc ám trung (在黑暗中,Trong cảnh tối tăm, 1929). Năm 1928, cùng chồng là Hồ Dã Tần và bạn thân là Thẩm Tòng Văn đến Thượng Hải xuất bản nhiều tờ báo.

 

            Năm 1930 tham gia Tả Liên. Năm 1931 chồng bà Hồ Dã Tần là một nhà văn Cộng sản bị Quốc Dân đảng giết hại cùng với năm nhà văn nữa. Năm 1933 bà bị Quốc Dân đảng bắt, mấy năm sau mới được thả, bà trốn vào Diên An- căn cứ địa cách mạng.

 

            Tác phẩm của bà có thể chia làm hai loại:

 

            -Trước năm 1932: có tính chất tự truyện, phân tích những mâu thuẫn trong tâm hồn người trí thức tiểu tư sản, can đảm đặt vấn đề tự do luyến ái… như tập truyện Tại hắc ám trung, tiểu thuyết Duy Hộ(维户). Hầu hết tác phẩm của bà trong giai đoạn đầu chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây khá rõ: đưa ra chân dung những anh hùng trẻ tuổi nổi loạn và sau đó trở nên do dự, không quyết đoán. Chủ đề chính là vấn đề giải phóng phụ nữ, nhưng bà chưa có cái nhìn rõ rệt về tương lai như lời bà nói:“ tôi viết truyện vì tôi cảm thấy cô đơn. Vì bất đồng với xã hội và cuộc sống của tôi, nên tôi phải viết và tôi chưa tìm thấy người nào nghe tôi nói. Tôi cố gắng phân tích xã hội thời đó mà tôi là một chứng nhân”. Nhật ký của Xa Phi là một tác phẩm quan trọng của Đinh Linh thời kỳ này. Câu chuyện viết theo thể nhât ký về nỗi tuyệt vọng và cô đơn của một cô gái trẻ. Nổi loạn, cô bỏ nhà ra đi dưới ảnh hưởng của vận động Ngũ Tứ nhưng hoàn toàn mù mờ không biết nổi loạn cái gì và như thế nào. Yêu một thanh niên nhưng sau đó thất vọng vì anh ta không tốt như cô tưởng. Cô theo chủ nghĩa cá nhân và phản ánh những thanh niên trí thức thời đó.  Mao Thuẫn  đã chỉ ra: “Xa Phi là một phụ nữ trẻ nổi loạn mang một vết thương tinh thần gây ra bởi thời đại mà cô đang sống… Đó là một sự miêu tả trần trụi, ít nhất là đối với một nữ nhà văn trẻ. Vì vậy, Xa Phi là đại diện cho những phụ nữ chịu đựng những xung đột nội tâm”.

 

            -Sau năm 1932: sau khi vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, tác phẩm của bà mang tính chất tuyên truyền rõ rệt: Thủy ( , Nước), Mẫu thân (母亲 , Mẹ), Dạ hội(晚会), Ý ngoại tập (意外集), Ngã tại Hà Thôn đích thời hậu (我在霞村的时候 , Khi tôi ở Hà Thôn), Thái dương chiếu tại Tang Can hà  thượng (太阳照在桑干河上, Mặt trời chiếu trên sông Tang Càn), Diên An tập 延安集Thủy là tác phẩm nổi tiếng của bà thời đó (1931-1937). Tác phẩm miêu tả một cuộc nổi dậy của nông dân sau một trận lụt, nói lên sức mạnh của quần chúng chứ không phải ca ngợi anh hùng cá nhân. Kỹ thuật viết khá mới mẻ. Sau chiến tranh, truyện Mặt trời chiếu trên sông Tang Càn của bà nói về cuộc cải cách ruộng đất ở một thôn vùng Đông Bắc được giải thưởng Stalin năm 1951. ngoài ra bà còn viết tản văn, hồi ký, bình luận… như Đinh Linh cận tác (丁玲近作 , Những tác phẩm gần đây của Đinh Linh, 1980), Đinh Linh tản văn tập (丁玲散文集 , Tập tản văn Đinh Linh, 1981), Sinh hoạt, sáng tác, tu dưỡng (生活创作修养 , 1981)…

 

             Tính tình của bà ngay thẳng, độc lập nên có thời gian cũng bị nghi ngờ, không tin tưởng. Bà bị chỉnh hai lần: lần thứ nhất năm 1942 với Tiêu Quân, Vương Thực Vị, lần thứ hai năm 1957 bị khai trừ khỏi Đảng cùng với Phùng Tuyết Phong.

 

            Trong cách mạng văn hóa bà cũng bị phê bình dữ dội. Sau đó được minh oan. Bà mất năm 1985.

 

            Như vậy có thể thấy ở tác phẩm của hai tác giả nữ tiêu biểu của thời Ngũ Tứ cũng có đề cập khá nhiều và tập trung đến những vấn đề về giới mà thời kỳ đó quan tâm, đặc biệt là hướng đến sự bình đẳng nam – nữ, một nội dung quan trọng của phong trào cải cách Ngũ Tứ. Ngoài ra, yếu tố hiện đại hóa văn học trong nội dung, hình thức, thể loại mà Băng Tâm và Đinh Linh chọn lựa trong sáng tác của hai bà cũng rất đáng quan tâm.

 

 


[1] Lưu Tư Khiêm: Văn học nữ tính, Phan Trọng Hậu lược dịch từ “Tân Hoa Văn trích”, báo Văn nghệ số 2, ngày 14 tháng 1 năm 2006.

Bài viết cùng tác giả

Thông tin truy cập

62497326
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
11030
20575
62497326

Thành viên trực tuyến

Đang có 371 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website