26042024Fri
Last updateTue, 23 Apr 2024 10am

Studies on Vietnamese and Korean Literature and Films

Vietnamese Literature

Sinology & Nom

Theater and Film

Linguistics

Vietnamese Folk Culture

Literary Theory & Criticism

Foreign Literatures & Comparative Literature

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

Sunday, 19 September 2021  |  Võ Văn Nhơn, Ngô Trà Mi

Lu Khe and the First Article Introducing Japanese Literature in Cochinchina

PGS.TS/ Assoc.Prof., Ph.D...

Loading...

Education

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Dao Duy Anh – An erudite scholar and a respected educator

Saturday, 25 June 2016  |  Khoa Văn học

Abstract

Scholar and educator Dao Duy Anh had made outstanding contribution to our national culture. ...

Loading...

Vietnamese Cultural Links

Văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Tuesday, 08 November 2016  |  KAWAGUCHI KEN’ICHI, Đoàn Lê Giang dịch

KAWAGUCHI KEN’ICHI

                     ...

Loading...

BA, MA, PhD. Theses

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Narrative Art in Southern Novels before 1932

Tuesday, 21 February 2017  |  Phan Mạnh Hùng

(Summary)

Research Focuses and Expectations :

The studies the narrative art - the art of telling a stor...

Loading...

Calligraphy Club

Thu hứng

Thu hứng

Friday, 03 June 2016  |  Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu s&a...

Loading...

Địa danh Việt Nam mang thành tố Cổ

Đường Cổ Ngư 

1. Địa danh Việt Nam có hàng chục đơn vị mang thành tố Cổ ở trước. Đi sâu vào việc tìm hiểu, ta sẽ thấy gần mười nguồn gốc và ý nghĩa của các thành tố này.

2.1.Cổ trước hết là từ thuần Việt, có nghĩa là “cái cổ”, một bộ phận của cơ thể.

Cổ Cò là sông nối tp. Đà Nẵng với Hội An, tỉnh Quảng Nam; là vũng biển nhỏ nằm giữa hòn Lớn và bán đảo hòn Gốm, thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà và là rạch ở xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, tp. HCM, dài 1.500m, đổ vào sông Hà Thanh. Cổ Cò là “cổ con cò” vì đoạn giữa sông tóp lại như cổ con cò.

Cổ Hũ là sông ở làng Tú Điền, tỉnh An Giang. Cũng gọi là Củ Hủ, Cổ Hổ (do đồng hoá vần và thanh điệu). Cổ Hũ là khúc kinh, sau bị nói chệch thành Tàu Hủ, ở tp. HCM. Cổ hũ vốn có nghĩa là“cổ cái hũ”, sau chỉ những vật có hình dáng giống như vậy: cổ hũ dừa, cổ hũ heo,…

Cổ Lịch là sông ở tỉnh Vĩnh Long cũ. Cổ Lịch là khúc sông giống cổ con lịch [2]. Lịch là con vật cùng giống con lươn.

Cổ Mã là núi ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Tại núi này có đèo cùng tên, trên quốc lộ 1A, phía nam đèo Cả, dài 402m. Cổ Mã vì núi có hình dáng giống cổ con ngựa [3].

Cổ Ngựa  là núi ở bán đảo Sơn Trà, tp. Đà Nẵng. Cổ Ngựa, do dáng núi giống cổ con ngựa.

Cổ Trày là nổng (gò) ở huyện Do Linh, tỉnh Quảng Trị. Cổ Trày là biến âm của “cổ chày” vì gò có hình dáng eo ở giữa [4].

2.2.Cổ là từ dùng để phiên âm từ Kẻ.

Cổ Liêm là thôn của xã Tân Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. Cổ Liêm là tên phiên âm địa danh Kẻ Trem, có nguồn gốc tiếng Nguồn [5].

2.3.Cổ là dạng âm tiết hóa phụ âm K.

Cổ Loa là thành trì, kinh đô nước Âu Lạc, do An Dương Vương xây vào khoảng thế kỷ 3 trước Tây lịch, sau bị quân Triệu Đà chiếm đóng. Nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, tp. Hà Nội. Di tích cho biết có ba vòng thành, thành ngoài cùng rộng 8km. Cổ Loa là Hán Việt hoá từ địa danh gốc K’ lủ, chưa rõ nghĩa.

2.4.Cổ là biến âm của Cố.

Cổ Ngư là đê đắp năm 1620, ngăn ở giữa, tạo thành hai hồ Tây và Trúc Bạch để giữ cá, thuộc hai quận Ba Đình và Tây Hồ, tp. Hà Nội. Từ năm 1960, gọi là đường Thanh Niên vì do thanh niên xây đắp thêm. Cổ Ngư có âm gốc là Cố Ngự yển, nghĩa là “đập ngăn lại một cách vững chắc”. Vậy Cổ chỉ là cách nói chệch của Cố.

2.5.Cổ Phương bắt nguồn từ địa danh Co Vường.

Co Vường là địa điểm ở vùng Cao Bằng – Lạng Sơn; được Việt hoá thành Cổ Phương (làng cổ xưa). Co Vường gốc Tày – Nùng, có nghĩa là “cây khế” [1].

2.6.Cổ Hũ là làng ở xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Cũng gọi Cổ Hủ (do đồng hoá thanh điệu). Cổ Hủ gốc Chăm Bal Huh, nghĩa là “thủ đô”, sau này không còn là thủ đô, chỉ còn Huh rồi thành Cổ Hủ. Bal Huh gần âm với Cổ Hủ nên mượn âm Cổ Hủ.

2.7.Cổ là từ Hán Việt, có nghĩa là “xưa”.

Cổ Lũy là cửa sông Trà Khúc đổ ra biển Đông, thuộc huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Vào thời Lê, gọi là cửa Chiêm Luỹ (luỹ Chiêm Thành). Còn có các tên khác: Đại, Đại Nham (“núi đá lớn”). Đây là đất được vua Chiêm nhường cho Hồ Quý Ly năm 1402. Cổ Luỹ vốn có nghĩa là “luỹ xưa”, tức luỹ được xây dựng từ lâu.

2.8.Cổ gốc Khmer Koh, nghĩa là “cồn, đảo”.

Cổ Bo là đảo nhỏ ngoài khơi vịnh Thái Lan, phía tây Nam Bộ. Cổ Bo gốc Khmer nhưng chưa biết nghĩa của Bo.

Cổ Chiên là cù lao nằm giữa và dọc theo một nhánh sông Tiền, thuộc tỉnh Trà Vinh và trở thành tên sông nhánh của sông Tiền, chảy giữa hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh. Tên sông do tên đảo mà ra. Cổ Chiên gốc Khmer. Cổ: phiên âm từ Koh, có nghĩa là “cồn, cù lao”; Chiên: chưa biết nghĩa.

Cổ Cong là đảo nhỏ ngoài khơi vịnh Thái Lan, phía tây Nam Bộ. Cũng gọi Cổ Công. Cổ Cong gốc Khmer: Cổ do Koh, là “đảo, cù lao”; Cong: chưa biết nghĩa.

Cổ Long là đảo ngoài khơi tỉnh Bình Thuận. Cổ Long gốc Khmer Koh Rong. Koh: đảo, cù lao. Rong: chưa biết nghĩa.

Cổ Lôn là tên gọi ban đầu của Côn Đảo, sau bị đồng hóa vần thành Côn Lôn.

Cổ Tron là đảo thuộc quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Cũng gọi Củ Tron, Nam Du. Cổ Tron gốc Khmer Koh Tron: Koh là “đảo”; Tron: chưa biết nghĩa.

3. Soi sáng nguồn gốc các địa danh, ta sẽ hiểu rõ ý nghĩa của chúng. Từ đó, chúng ta sẽ thêm yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.Hoàng Văn Ma, Về địa danh vùng Tày Nùng, trong “Những vấn đề ngôn ngữ học”, HN, Viện Ngôn ngữ học, 2002, tr 202-213.

2.Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị, SG, 1895-1896.

            3.Nguyễn Đình Tư, Non nước Ninh Thuận, HN, Nxb Thanh niên, 2003.

4.Từ Thu Mai, Nghiên cứu địa danh Quảng Trị, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHKHXH-NV, HN, 2004.

            5.Võ Xuân Trang, Bước đầu tìm hiểu các tên làng có tiền tố “Kẻ” ở Bình Trị Thiên, Dân tộc học, số 2-1985, tr 73-77.

 

Nguồn: Kiến thức ngày nay, số 836, ngày 1-11-2013, tr. 18-19.