Từ Phê bình Giáo khoa nghĩ về việc giảng dạy văn học ở nhà trường Việt Nam

         Tóm tắt:

         Xuất hiện vào đầu thế kỷ XX ở Pháp, gắn liền với tên tuổi của Gustave Lanson, Phê bình Giáo khoa đã tạo một bước ngoặt lớn trong không gian học thuật nhà trường Pháp. Có thể nói, đây là  trường phái phê bình văn học thuộc kỷ nguyên hiện đại xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam và gần một thế kỷ qua đã âm thầm chi phối đời sống văn học Việt. Dù vậy, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào tập trung giới thiệu về Phê bình Giáo khoa.

         Những thiếu sót về nền tảng lý thuyết đã ít nhiều tạo nên những ngộ nhận trong nghiên cứu và chông chênh trong thực hành phê bình văn học. Bởi, dù bị che lấp bởi các trường phái xuất hiện sau đó, thời thượng hơn, như Phê bình Phân tâm học, Phê bình Cấu trúc và Giải cấu trúc…, có một điều không thể phủ nhận là Phê bình Giáo khoa có vai trò xây nền đắp móng, đặc biệt là trong định hướng giảng dạy văn học.

         Bài viết sẽ giới thiệu những nét chính về Phê bình Giáo khoa (khái niệm, quan niệm, phương pháp, đặc điểm) và thử đưa ra một vài suy nghĩ về tình hình giảng dạy văn học ở nhà trường Việt Nam hiện nay (chương trình, sách giáo khoa, khung phương pháp, vị thế người thầy…).

         Từ khóa:  Phê bình Giáo khoa, Gustave Lanson, giảng dạy văn học

 PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Xuân

Khoa Văn học và Ngôn ngữ,

Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP. HCM

Bài viết cùng tác giả

Thông tin truy cập

60759876
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
4046
10454
60759876

Thành viên trực tuyến

Đang có 392 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website