Lời dẫn

Đại Nam Quốc sử diễn ca là một trong các bộ sử ca của lịch sử sử học Việt Nam mà cũng là của văn học sử cổ cận đại Việt Nam. Bộ sử ca này nguyên là một tác phẩm văn chương được trước tác và khắc in vào những năm giữa thế kỉ thứ XIX (1860, 1870, 1874) ở trong nước và nước ngoài (Trung Quốc).

1- Vài dòng tiểu sử

Giáo Sư Bửu Cầm (1920- ): Là một học giả, giáo sư Đại học Văn khoa, sinh ngày 14 tháng 8 năm 1920 tại Huế, tằng tôn của thi hào Tuy Lí Vương.

Thuở nhỏ ông sống và học tại Huế, xuất thân là viên chức bộ Lễ ở Huế từ năm 1943-1945. Từ năm 1950 là giáo sư trường Quốc học Huế, năm 1954 làm trưởng phòng Tu thư Viện Văn hóa Trung Việt.

1. Từ mười năm nay chúng ta đã có được văn bản Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng (1374-1446) với đầy đủ nguyên bản chữ Hán gồm 31 thiên truyện và phần phiên âm, dịch nghĩa, chú giải(1). Nói riêng mối quan hệ văn - sử ở tác phẩm Nam Ông mộng lục vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn thảo: Tương quan giữa Nam Ông mộng lục với bộ sử chính thống Đại Việt sử ký toàn thư(2) - Tương quan giữa Nam Ông mộng lục với các nguồn thư tịch khác dưới thời trung đại - Cấu trúc văn bản, nội dung và hình thức nghệ thuật của mối quan hệ văn/ sử trong Nam Ông mộng lục

Tôi không khỏi ngần ngại khi thuật lại những hồi ức, kỷ niệm về GS. Bửu Cầm, bởi lẽ những hồi ức, kỷ niệm ấy có liên quan mật thiết với tôi, nên không thể thuật lại mà không ít nhiều nói đến tôi, nhưng cái tôi thì lại rất đáng ghét. Hơn nữa, cũng có thể có người nghĩ rằng tôi muốn nhân viết về GS. Bửu Cầm mà gián tiếp nói về mình. Tuy nhiên, GS. Bửu Cầm là thầy của tôi từ năm l963, khi tôi học cử nhân giáo khoa Việt Hán [1], sau đó lại là giáo sư bảo trợ [2] tiểu luận cao học và luận án tiến sĩ của tôi; trong khoảng 1970-1975, khi GS. Bửu Cầm làm Trưởng ban Hán văn, thì tôi là Phụ tá Trưởng ban; từ ngày Thầy về hưu đến nay, tôi vẫn thường tới lui thăm viếng. Một phần của cuộc hội thảo khoa học này là để kỷ niệm 90 năm ngày sinh của GS. Bửu Cầm (đây là lần đầu có cuộc hội thảo khoa học về Thầy), tôi là người gần gũi Thầy trong một thời gian dài như thế, mà không ghi lại một vài hồi ức, kỷ niệm về Thầy, nghĩ cũng có lỗi không ít với thẩy của mình.

Đào Tấn (1845-1907) là tác giả có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam thời Trung đại. Sáng tác của ông, theo các tư liệu hiện còn, có thể phân làm ba mảng, gồm: tuồng, thơ từ. Dễ nhận thấy với Đào Tấn, tuồng là thể loại được dụng công nhiều nhất và cũng chính thể loại này đã khiến cho tên tuổi của ông trở thành bất hủ. Chính vì vậy, nhắc đến Đào Tấn, người ta sẽ nghĩ ngay đến thể loại tuồng. Tuy nhiên, theo các tư liệu đã công bố cho đến thời điểm này, Đào Tấn không chỉ để lại các tác phẩm tuồng, thơ, mà còn để lại một từ tập mang tên là Mộng Mai từ lục (từ đây viết tắt là MMTL), gồm 60 bài từ, trong đó có không ít bài đạt đến trình độ nghệ thuật trác tuyệt.

          Do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử, Việt Nam từ xa xưa đã có sự tiếp xúc giao lưu với văn hoá Hán. Có thể thấy rõ dấu ấn của sự tiếp xúc giao lưu này trên nhiều mặt, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ và chữ viết, dấu ấn này lại càng đậm nét, thể hiện ra ở lớp từ Hán Việt rất phong phú trong tiếng Việt. Sự vận dụng chữ Hán và dựa trên chữ Hán để tạo ra chữ Nôm đã đem lại cho Việt Nam một nền “văn minh chữ viết” khá độc đáo mà chứng tích cụ thể là kho tàng di sản văn hoá thành văn rất đồ sộ bao gồm gần 17.000 cuốn sách và khoảng 30.000 đơn vị văn bản tư liệu, biên soạn và ghi chép bằng chữ Hán, chữ Nôm thuộc đủ mọi loaị thể, lưu trữ và bảo tồn những thành quả sáng tạo văn hoá của ông cha chúng ta trên các lĩnh vực: văn học, sử học, triết học, dân tộc học, xã hội học, chính trị học, kinh tế học, quân sự học, nghệ thuật học, ngôn ngữ học,...

 

Ngọc lang quy玉郎歸(còn có quan điểm cho rằng nên đọc là Vương lang quy王郎歸, hoặc Nguyễn lang quy阮郎歸) của thiền sư Khuông Việt cho đến nay vẫn được coi là một trong những điểm nóng gây tranh luận trong giới nghiên cứu văn học tại Việt Nam và trên thế giới.

          Công dư tiệp ký (CDTK) của Vũ Phương Đề có vị trí như là tác phẩm “nối mạch” cho dòng văn xuôi tự sự Việt Nam sau hơn hai thế kỷ dường như bị quên lãng (Hiện nay ta chưa biết đích xác Nguyễn Dữ hoàn thành tác phẩm Truyền kỳ mạn lục vào thời điểm nào. Nhưng hiển nhiên nó phải ra đời trước năm 1547, khi Hà Thiện Hán viết lời tựa cho tác phẩm. Nếu tính từ năm 1547 đến năm 1755, khi Vũ Phương Đề đề tựa cho tác phẩm CDTK của mình thì cách nhau đến 208 năm. Trong khoảng thời gian này hiện ta chỉ thấy một tác phẩm là Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm –ra đời vào đầu thế kỷ XVIII. Tác phẩm này không những mở đầu mà còn có tác dụng thúc đẩy dòng văn học này phát triển, nở rộ, đạt đến những thành tựu rực rỡ trong giai đoạn cuối của văn học trung đại Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, CDTK đã được dư luận chú ý, độc giả đón nhận. Và kể từ đó nó đã được người sau tục biên, tục bổ, bổ di làm cho tác phẩm ngày càng dày lên và cũng phức tạp thêm. Hơn thế nữa, người ta còn trích lục, sao chép nó thành những tập sách khác với những tên mới.

 

          Cùng với những tác phẩm như Việt điện u linh (VĐUL), Lĩnh nam chích quái (LNCQ),…CDTK đã góp phần đặt nền móng cho văn xuôi tự sự Việt Nam ở các giai đoạn tiếp sau. Điểm đặc sắc riêng của CDTK là nó không những mở ra thể loại tiệp ký (ghi nhanh) mà còn góp vào dòng văn học này một thể tài mới mẻ: loại truyện nhân vật được kể dưới màu sắc truyền thuyết, giai thoại dân gian lý thú và sinh động.

 

          Để góp phần ghi nhận công lao của tác giả CDTK, trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu thêm đôi điều về thân thế, sự nghiệp của Vũ Phương Đề với một số thông tin mới, đồng thời điểm qua những giá trị cốt lõi của tác phẩm này.

 

          1.Về tiểu sử của Vũ Phương Đề, từ trước đến nay chúng ta chỉ biết sơ lược qua một vài tài liệu đăng khoa lục, lịch sử và một số công trình nghiên cứu có đề cập đến tác phẩm CDTK.

 

          Theo Các nhà khoa bảng Việt Nam thì Vũ Phương Đề đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Hựu 2 (1736) đời Lê Ý Tông. Làm quan đến chức Đông các học sĩ (1).

 

          Lược truyện các tác gia Việt Nam giớit hiệu: “Vũ Phương Đề, từ Thuần Phủ, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An (Bình Giang, tỉnh Hải Dương cũ, nay thuộc tỉnh Hải Hưng) là con của Vũ Phương Nhạc. Ông sinh năm 1697 và mất năm nào không rõ.

 

          Những thông tin như trên, chúng ta cũng thấy đề ngay sau lời tựa của tác phẩm CDTK kèm với chức quan (có thể là cao nhất) trên bước đường hoạn lộ của ông: “Tứ Bính Thìn khoa Tiến sĩ, Đông các hiệu thư, thự Sơn Nam xứ Tham chính, Vũ Thuần Phủ tự”. (Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1736), Đông các hiệu thư, kiêm Tham chính xứ Sơn Nam, Vũ Thuần Phủ viết tựa).

 

          Gần đây, Nguyễn Đăng Na trong tạp chí Hán Nôm, số 1-1989 (2) và trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1 (3) cũng đã cung cấp thêm một số chi tiết mới về Vũ Phương Đề. Nhưng nhìn chung tiểu sử của ông được giới thiệu hãy còn sơ lược. May thay, hiện tại chúng ta hảy còn lưu giữ được mấy bộ gia phả viết khá công phu về họ Vũ ở Đường An. Và trong cuốn Mộ Trạch Vũ tộc thế hệ sự tích do Vũ Phương Lan, Vũ Thế Nho biên tập, chúng ta có thêm được 3 trang ghi về thân thế, sự nghiệp tác giả CDTK (4).

 

          Với những dòng ghi chép về Vũ Phương Đề trong cuốn gia phả này, và tham khảo, đối chiếu thêm một số nguồn tài liệu khác, chúng tôi sơ bộ dựng lại tiểu sử Vũ Phương Đề, như sau:

 

          Vũ Phương Đề, tự là Thuần Phủ (theo gia phả, ông còn có một tên tự nữa là Trạch Hiên). Ông sinh ra trong một dòng họ có truyền thống hiếu học và có tiếng trên đường khoa hoạn của làng Mộ Trạch, Đường An – mảnh đất tương truyền là “Tiến sĩ sào” (tổ Tiến sĩ). Ông nội của Vũ Phương Điền là Vũ Quốc Trân, cũng là người xuất thân khoa hoạn. Cha ông là Vũ Phương Nhạc (1673-1745), từng giữ chức Đông các hiệu thư dưới thời Lê Ý Tông. Mẹ ông là bà Vũ Thị Đại, con gái của Vũ Đăng Hiển (người đã được Vũ Phương Đề viết về thân thế sự nghiệp trong truyện Mộ Trạch luỹ trúng ở CDTK). Bà Đại, là vợ thứ hai của ông Vũ Phương Nhạc.

 

          Theo gia phả thì Vũ Phương Đề sinh vào giờ Thìn, ngày mồng 9, tháng 10, năm Mậu Dần –1698 (các tài liệu giới thiệu về Vũ Phương Đề từ trước đến nay thường ghi ông sinh năm 1697). Riêng các nhà khoa bảng Việt Nam ghi là ông sinh năm 1698. Có lẽ các nhà nghiên cứu căn cứ vào số tuổi năm của Vũ Phương Đề đỗ Đồng tiến sĩ để truy ngược năm sinh của ông, nhưng không lưu ý rằng người xưa chỉ tính tuổi âm, nghĩa là khi sinh ra đã tính 1tuổi. Chẳng hạn, khi ghi ông đỗ Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1736), năm 39 tuổi thì thực tế ông mới 38 tuổi. Có lẽ vì thế mà có sự chênh lệch này. Ở đây chung tôi xin căn cứ theo gia phả). Năm 16 tuổi, ông thi Hương trúng Tam trường khoa Giáp Ngọ (1714), Năm Canh Tý (1720), ông 22 tuổi, lĩnh Hương tiến. Năm sau thi Hội (khoa Bảo Thái 2), ông trúng Tam trường, và sau đó được giữ chức Quốc tử giám Lễ kinh học chính giám tập. Năm At Tỵ (1725), Vũ Phương Đề nhận chức Tri huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Khoa Bính Thìn (1736), niên hiệu Vĩnh Hựu 2 (Lê Ý Tông) ông đỗ Đồng tiến sĩ. Sau đó nhậm chức Lại khoa cấp sự, Kỳ thi Hương khoa Mậu Ngọ (1738), Vũ Phương Đề được cử làm Đề điệu trường Nghệ An.

 

          Khoảng thời gian từ năm 1741-1744 trong gia phả không thấy ghi Vũ Phương Đề làm gì, nhưng theo Việt sử thông giám cương mục thì tháng 3, năm Tân Dậu (1741), ông được cử làm Hiệp đồng đạo Đông Triều Hải Dương. Việt sử thông giám cương mục ghi như sau: “Vì Hải Dương đã được bình định, nên chia làm bốn đạo: Thượng Hồng, Hạ Hồng, An Lão và Đông Triều, mỗi đạo đặt một chức tuần phủ để chiếut heo địa phận vỗ về dân chúng. Bổ dụng Nhữ Đình Toản, Vũ Khâm Lân, Phạm Đình Trọng và Vũ Phương Đề đều giữ chức Hiệp đồng (5). Và vào tháng 5, năm Giáp Tý (1744), Hoàng Ngũ Phúc bao vây căn cứ Đồ Sơn thì Nguyễn Hữu Cầu phá vây tiến lên Kinh Bắc. “Trấn thủ Trần Đình Cẩm tiến quân từ Thiết Sơn đến Trai Thị, bị giặc đánh bại, tất cả quân lính đều tan vỡ. Đình Cẩm lui giữ Thị Cầu, giặc nhân thế thắng đuổi đánh, Đình Cẩm lại bị thua, giặc đuổi thao, bèn chiếm được trấn thành Kinh Bắc, tung lửa đốt phá doanh trại. Đình Cẩm cùng đốc đồng Vũ Phương Đề bỏ ấn tín chạy. Nửa đêm tin báo đến Kinh, trong Kinh thành nhốn nháo kinh sợ” (6). Những dòng ghi chép trên cho chúng ta biết đại lược là: từ tháng 3 năm 1741, Vũ Phương Đề giữ chức Hiệp Đồng đạo Đông Triều bà khoảng những năm 1744, ông làm Đốc đồng trấn Kinh Bắc. Theo Nguyễn Đăng Na thì sau khi để mất trấn thành Kinh Bắc, Vũ Phương Đề bị cách chức. Không biết ông bị cách chức bao lâu, nhưng trong gia phả lại ghi:

 

          Năm Đinh Mão (1747), Vũ Phương Đề được thăng Đông các hiệut hư. Năm Canh Ngọ (1750), lại được thăng chức Tham chính xứ Sơn Nam và tại chức 7 năm. Năm Kỷ Mão (1759), ông lại được thăng Đông các học sĩ, kiêm Kinh Bắc Tham chính.

 

          Vũ Phương Đề mất ngày 26 tháng 4 năm Tân Tụ (1761) tại nhiệm sở, thọ 63 tuổi (Các tài liệu từ trước đến nay đều để trống năm mất của Vũ Phương Đề. Chúng tôi cho đây là một thông tin mới đáng lưu ý). Sau khi mất ông được truy tặng Hàn Lâm viện thị độc, gia tặng Đông các đại học sĩ, Xuân Trạch hầu.

 

          Nguyễn Đăng Na khi giới thiệu về CDTK có đặt vấn đề rằng: “Có lẽ CDTK được sáng tác trong thời gian mất chức này (tức năm 1744). Về sau, số phận của Vũ Phương Đề ra sao, không rõ” (7). Chúng tôi nghĩ, những thông tin trên của gia phả có thể bổ sung thêm khoảng thời gian còn “không rõ” trong cuộc đời của tác giả CDKT. Chưa chắc những gì ghi trong cuốn gia phả mà chúng tôi khai thác là chính xác, nhưng dù sao đây cũng là một cuốn gia phả được biên soạn khá nghiêm túc về một dòng họ đáng gọi là “cự tộc” trong cộng đồng các dòng họ Việt Nam. Gia phả ghi rằng, năm 1747 Vũ Phương Đề được thăng Đông các hiệu thư, và năm 1750 ông lại được thăng Sơn Nam Tham chính và tại chức 7 năm, có thể hoàn toàn xác thực. Bởi như chúng ta đều biết, khi đề tựa cho CDTK (1755), họ Vũ có ghi rõ hai chức vụ mà mình đang giữ này. Hơn nữa, nếu đọc kỹ CDTK ta vẫn thấy có một vài chi tiết cho thấy khoảng thời gian nói trên Vũ Phương Đề vẫn đang tại chức. Chẳng hạn, ờ cuối truyện Bộ đầu linh từ ký, họ Vũ viết rằng:

 

          “Năm Giáp Tuất (1754), ta phụng mệnh đến trông coi việc đắp đê ở làng ấy. Đền ở nagy cạnh đê, ta vào thăm thì thấy tượng thần cũng y nguyên…”

 

          Hoặc ở truyện Xà tuyền ký, tác giả cũng để lộ một chi tiết như thế:

 

          “Năm Giáp Tuất (1754), ta phụng mệnh đi đón sứ giả [của Tàu] qua đấy, cũng có vào đền làm lễ. Nhân đó hỏi chuyện người trong ấp, người ta đã thuật lại đầu đuôi sự tích cho nghe, nên ghi chép đại lược ra đây”.

 

          Vậy, chúng ta có thể tin rằng, vào khoảng những năm 1754, 1755 Vũ Phương Đề vẫn đang tại chức, đang viết và sắp hoàn thành sách CDTK.

 

          2. Như ở trên chúng tôi đã nói, CDTK là tác phẩm có vai trò “nối mạch”, “hồi sinh” cho dòng văn xuôi tự sự Việt Nam sau hơn hai thế kỷ cơ hồ bị gián đoạn. Hơn nữa, nó còn là “tác phẩm mở đầu cho lối “ghi nhanh” –tiệp ký trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam” (8). Sau CDTK, dòng văn học này nở rộ chưa từng thấy. Có thể kể ra đây một số tác phẩm tiêu biểu như: Sơn cư tạp thuật, Kiến văn lục, Tang thương ngẫu lục, Vũ trung tuỳ bút, Mẫn Hiên thuyết loại, Đại Nam kỳ truyện, Thính văn di lục…”. Khảo sát những tác phẩm trên, ngoài thể truyền kỳ truyền thống, ta bắt gặp nhiều khái niệm mới về thể loại, tức là về hình thức thể hiện như ký sự, tiệp ký, ký văn, tuỳ bút, tạp thuật, ngẫu lục, chí… Dĩ nhiên vào thời kỳ ấy các tác giả hẳn là chưa hình dung thật chính xác và cụ thể nội hàm của từng khái niệm, thậm chí có khi dùng hai khái niệm về thể loại nhưng không có gì khác nhau về bút pháp thể hiện. Ví dụ: Phạm Đình Hổ viết Vũ trung tùy bút rồi ông và Nguyễn An lại viết Tang thương ngẫu lục. Cả hai khái niệm tùy bút và ngẫu lục mà hai ông sử dụng chỉ muốn nói một điều là “họ đã dùng ngòi bút sao lục, ghi chép một cách ngẫu nhiên, tuỳ hứng, tự do chứ không có trước một ý đồ nào cả” (9). Có thể nói, xét về phương thức sáng tác, trên đại thể là phát triển theo lối viết của CDTK. Thực chất đây là những giai thoại, những câu chuyện lạ lưu truyền trong dân gian. Những câu chuyện này được các tác giả ghi lại  dưới hình thức “nghe sao ghi vậy” (dĩ nhiên là có sự gia công gọt giũa và cả khảo cứu). Rất nhiều thiên truyện các tác giả đã “thực thà” thể hiện tính chất “sưu tầm truyện dân gian” ấy. Chẳng hạn, ở truyện Xà tuyền ký, Vũ Phương Đề viết: “Năm Giáp Tuất, ta phụng mệnh đi đón sứ giả của Tàu qua đây, cũng có vào đền làm lễ. Nhân đó hỏi chuyện người trong ấp, người ta đã thuật lại đầu đuôi sự tích cho nghe, nên ghi chép đại lược ra đây”. Hoặc cuối truyện Ông Lê Thì Hiến, Nguyễn An cũng chua thêm: “Hai thuyết trên chưa rõ thuyết nào đúng. Vậy cứ chép cả ra đây” (10). Rất có thể đấy là những lời “đưa đẩy” của người viết, nhưng dù sao tính chất ghi chuyện truyền miện, đồn đại trong dân gian vẫn thể hiện rõ ràng qua cách viết của các tác giả. So với loại chí quái, truyền kỳ thì loại ký sự như thế này đã ít hoang đường, hư huyễn, mà đã đậm đà tính “thời sự” hơn, độ xác thực nhiều hơn, và đặc biệt có khi độ xác thực khá cao, chẳng kém những thiên ký sự hiện đại. Điều này ta có thể thấy rõ ở một số thiên trong Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục, Thượng kinh ký sự và Hoàng Lê nhất thống chí.

 

          Chúng tôi xin quay trở lại với CDTK. Với cách nhìn hôm nay, đứng ở góc độ phương thức sáng tác mà xét, có thể gọi CDTK là một công trình sưu tầm, ghi chép truyện dân gian. Chẳng cần tìm đâu xa xôi, giở trang đầu tiên của CDTK ta đã thấy tác giả bộc bạch “thực chất công việc” của mình: “Phủ này ngày thường rất thích nói, cho nên trong lúc việc công rảnh rỗi bèn đem những điều mình biết sẵn và tìm hiểu thêm các bậc nghe rộng biết nhiều, hễ được chuyện gì cũng cứ sự thực ghi lại rồi xếp thành thiên, nhan đề là “Công dư tiệp ký” (Lời tựa CDTK). Nhưng ở đây tác phẩm không chỉ giới hạn trong khuôn khổ những thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích đậm sắc thái hoang đường như LNCQ nữa, mà đã mở rộng ra, ghi chép khá nhiều những giai thoại dân gian, dã sử về các dòng họ và danh nhân lịch sử Việt Nam. Những mẩu truyện danh nhân thường đi kèm với những giai thoại văn học lý thú và sinh động. Đây là một điểm khá mới mẻ của CDTK so với các tác phẩm trước nó như VĐUL, LNCQ. Và có lẽ không phải ngẫu nhiên mà các tập truyện sao lục lại CDTK sau này (như Việt tuấn giai đàm, Lịch đ5I danh thần sự trạng…) phần lớn đều sao chép lại những truyện ký danh nhân đậm đà chất giai thoại ấy. Chúng tôi nghĩ rằng, những thiên truyện sinh động, đậm chất giai thoại này chính là linh hồn của CDTK. Chúng ta hãy đưa những thiên truyện này trở lại môi trường xã hội trước đây, khi mà hướng đi và ước mơ của một đấng “nam nhi chi chí” thường là: học hành –thi cử- đỗ đạt- làm quan, giúp vua “tề gia trị quốc”, có như thế chúng ta mới hiểu rõ hơn vì sao những câu chuyện về ông Cống, ông Nghè ấy đã cuốn hút, làm say sưa bao lớp độc giả. Đây chính là vấn đề môi trường văn hoá và tâm lý thời đại –cái mà chúng ta dễ dàng hụt hẫng nếu không lưu tâm đến khi tìm hiểu hay thưởng thức một tác phẩm của thời quá khứ.

 

          Cũng cần nói thêm, ở VĐUL, LNCQ, khi viết về các vị thần (những câu chuyện mang tính chất thần phả) thì những vị thần đó phải là những bậc “thông minh chính trực… không phải là hạng dâm thần, tà ma quỷ quái…” (Lời tựa VĐUL của Lý Tế Xuyên). Nhưng đến CDTK thì hình như tác giả không còn kén chọn quá “khắt khe” như thế nữa, và đã “cởi mở” hơn khi ghi chép một số câu chuyện về thần thánh. Ơ đây có những vị không những không được liệt vào tự điển, không được “thông minh chính trực” mà còn là “hạng dâm thần, tà ma quỷ quái” nữa. Trong CDTK ta bắt gặp một vị thần chuyên làm khổ dân chúng bằng cách phá đê, gây lụt lội, đến khi nào dân đen dựng cho các miếu thờ tự mới chịu yên (Kim Tông thuỷ thần ký); một vị thần quên cả bố mẹ, coi Ngọc hoàng Thượng đế chỉ “bé bằng hạt tiêu” như Cường Bạo Đại Vương, đã thế, khi chết rồi còn hoạnh hoẹ dân chúng, gây ôn tác dịch  cho súc loại và con người, đòi được một các đền mới chịu nghỉ (Cường Bạo Đại Vương ký). Không những thế, ở đây ta còn bắt gặp những thần thánh linh thiêng, chẳng biết linh thiêng tới đâu mà lại bị một gã lưu manh nhãi nhèp lừa cho thất điên bát đảo (Thanh Hoa linh từ ký). Bên cạnh những thần thánh uy nghiêm, những anh hùng dân tộc kỳ vĩ, ở CDTK ta đã thấy xuất hiện những con người bình thường, thế nhưng họ đã có những hành động yêu nước, mưu trí, dũng cảm phi thường. Đấy là những anh hùng vô danh như cô gái làm nghề xướng ca trong Đào nương ký, là người đàn ông không tên tuổi trong Hạ Bì dị nhân ký… Những trang sữ chính thống đã bỏ quên họ, nhưng “nghìn năm bia miệng” vẫn khắc sâu hình ảnh anh hùng cao đẹp của họ. Vũ Phương Đề là một trong những người đầu tiên đã đưa những con người bình dị nhưng không kém khí phách anh hùng ấy vào trang viết của nhà nho. Như chúng ta đều biết, ngọn bút của nhà nho dùng để “khuyến thiện, trừng ác” chứ nào phải để mua vui, họ Vũ cũng không nằm ngoài tư tưởng đó. Và tất cả chúng ta đều phải đồng ý với nhau rằng “ngay từ đầu, chiều hướng Nho hoá đã chi phối việc ghi chép truyện cổ một cách khó cưỡng, làm cho nhiều câu chuyện vốn rất ly kỳ bị đơn giản hoá, hoặc mỹ hoá, hợp lý hoá, theo kiểu sách vở nhà nho” (11). Tất nhiên, Vũ Phương Đề cũng không thoát khỏi chiều hướng đó. Nhưng nếu thử đối sánh một số câu chuyện mang tính thần phả ở CDTK với VĐUL thì ta thấy họ Vũ viết hồn nhiên và thoải mái hơn họ Lý nhiều. Đọc một số truyện như Đế Thích ký (phụ Trương Ba), Kim Tông thuỷ thần ký, Cường Bạo Đại Vương ký… ta thấy dường như dân gian kể thế nào thì tác giả chép lại như thế ấy. Có lẽ vì thế mà chúng đậm đà phong vị dân gian. Có thể nói, họ Vũ chưa “cải hoá” những “huyền thoại kỳ lạ chưa được giải mã, thành một loạt lý lịch “trong sạch”, “đẹp đẽ” nhưng cũng hết sức tẻ ngắt và nhàm chán” (12) như một số nhà nho khác đã làm. Giữ được màu sắc của huyền thoại, giai thoại dân gian, đấy là nét son đáng chú ý trên những trang viết của CDTK.

 

          Vì vậy, những câu chuyện này không những được người ta hứng thú truyền chép rộng rãi ở thời trung đại mà còn được các nhà sưu tầm, biên soạn truyện cổ diễn dịch lại bằng cả chữ Nôm (Truyện CDTK (AB.481), Vũ Xuân Tiên dịch 36/44 truyện của CDTK tiền biên; Nam Hải dị nhân liệt truyện diễn âm (AB.472), Phan Kế Bính chọn dịch Nôm 5 truyện trong CDTK tiền biên), chữ Quốc ngữ ở thời cận hiện đại. Độc giả ngày nay vẫn cảm thấy hết sức thú vị khi đọc những giai thoại về Lê Nại, Phạm Trấn, Đỗ Uông, Lương Hữu Khánh… được tuyển dịch trong cuốn Giai thoại văn học Việt Nam (13), và cũng chẳng kém phần thích thú khi đọc những truyện như Hồn Trương Ba da hàng thịt, Sự tích hồ Ba Bể, Giáp Hải, Cường Bạo Đại vương… trong bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (14).

 

          Vũ Phương Đề sinh ra và lớn lên từ một dòng họ nổi tiếng trải bao đời kế thế đăng khoa trên một vùng đất có truyền thống hiếu học và vang danh trên trường khoa hoạn, một vùng đất xứng đáng với bốn chữ “địa linh nhân kiệt”, vùng đất mà chỉ riêng huyện Đường An, tính đến năm 1851 đã có đến 108 vị đỗ đại khoa. Trong đó, riêng làng Mộ Trạch của Vũ Phương Đề đã có đến 39 vị, và trong 39 vị này đã có 30 người họ Vũ (15). Thật chẳng ngoa tí nào khi người ta gọi đó là “tổ Tiến sĩ” (Tiến sĩ sào). Và CDTK ra đời cũng chính từ niềm tự hào ấy. Vũ Phương Đề sống vào thời buổi phong kiến suy tàn, đất nước một vua hai chúa, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, cửa Khổng sân Trình đầy rẫy những hạng “sinh đồ ba quan”; ánh hào quang của một thời thịnh trị đang lùi dần vào quá vãng. Vì thế, những giai thoại về những ông Nghè, ông Cống ấy không những “ngụ nhiều điều khuyến giới, ngõ hầu để xem trong lúc thư nhàn” (Lời tựa CDTK của Vũ Phương Đề) mà còn thể hiện những đồng vọng của quá khứ, “bởi vì quá khứ luôn phục sinh, quay trở lại và trở thành nội dung thực tại của hiện tại” (16). Đấy không những là niềm tự hào về một dòng tộc vang danh, một vùng đất thần thiêng mà còn là niềm tự hào về “địa linh nhân kiệt” của một đất nước. Từ VĐUL, LNCQ, TKML đến CDTK ta luôn thấy hiện diện niềm tự hào ấy. Có thể nói, đấy là niềm cảm hứng chủ đạo, quán xuyến các tác giả trong mạch chảy của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Niềm tự hào ấy không những bàng bạc trên những trang viết của các tác giả, hơn nữa còn hun đúc ngọn lửa nhiệt tình, lòng tự hào về quê hương đất nước cho những thế hệ độc giả nốit iếp sau. Quả vậy, một trong những người đọc sau đó đã thốt lên rằng: “Nước Việt ta lập quốc, sơn kỳ thuỷ tú, địa linh nhân kiệt, so với các nước trong toàn cầu, thực là anh vĩ đặc biệt, cố nhiên là không chịu nhường ai rồi […]. Cứ xem trong các sách Công dư tiệp ký, Truyền kỳ mạn lục, Lĩnh nam chích quái, Tang thương ngẫu lục thì có thể thấy rõ” (Lời bạt sách Trùng bổ VĐUL Toàn biên của Tam Thanh Quán đạo nhân). Có lẽ cũng xuất phát từ niềm tự hào đó, mà VĐUL, LNCQ và CDTK đã được các thế hệ tục biên, tục bổ, bổ di… trải dài qua các thời đại. Không những thế, chúng còn tạo ra một loạt những tập sách trích lục, sao chép lại với những tên sách mới. Điều khá lý thú là khi khảo sát những thiên chuyện trong tập sách này chúng ta thấy có một sự “hỗn dung”, “giao thoa” khá đậm đà giữa LNCQ và CDTK. Ở đây chúng tôi muốn nói đến hiện tượng người trích lục đã sao chép lẫn lộn một cách “vô tư” các thiên truyện của LNCQ và CDTK trong cùng một tập sách. Chúng ta có thể thấy điều này qua các sách Việt tuấn giai đàm (A.3006), LNCQ (A.1752), CDTK (HV.74)… Qua đó có thể thấy rằng, CDTK đã bổ sung một mảng đề tài mà LNCQ còn thiếu vắng –đấy là những truyện viết về các “nhân kiệt” chưa được “thần thánh hoá”, hãy còn hết sức phàm trần, gần gũi với các thế hệ độc giả. Ở một mức độ nào đấy có thể gọi đây là những thiên ký sự “người thật, việc thật” sinh động, hấp dẫn, vừa cung cấp thêm tư liệu về đời tư của những người nổi tiếng, vừa góp phần củng cố thêm lòng tự hào “địa linh nhân kiệt” cho dân tộc. Đấy là cái đặc biệt, là thế mạnh, là linh hồn của CDTK.

 

          Có lẽ vì tính hấp dẫn ấy của CDTK mà theo đó Trần Quý Nha đã viết thêm Tục CDTK, và sau đó không ít người đã sao chép lại những truyện trong CDTK ở những quyển sách khác. Riêng về văn bản, hiện tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Sử học, Thư viện Quốc gia Hà Nội còn lưu giữ đến 13 dị bản này của CDTK. Việc khảo sát, nhận định những dị bản này của CDTK là một vấn đề khoa học không kém lý thú.

 

 

 

CHÚ THÍCH:
(1)    Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Nguyễn Hữu Mùi: Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075-1919, NXB Văn học, Hà Nội, 1993.
(2)    Nguyễn Đăng Na: Tục Công dư tiệp ký: tác giả và tác phẩm, Tạp chí Hán Nôm, 1/1989, tr.48-50.
(3)    (7) (8) Nguyễn Đăng Na: Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Tập 1, NXB Giáo dục, 1997.
(4)    Vũ Phương Lan: Mộ Trạch Vũ tộc thế hệ sự tích (ký hiệu: A.3132)
(5)    Việt sử thông giám cương mục, Tập 18, NXB Sử học, Hà Nội, 1960.
(6)    (9) Hoàng Hữu Yên: Tuyển tập truyện Việt Nam thế kỷ X-XIX, NXB ĐHTHCN, Hà Nội, 1987.
(10) Phạm Đình Hổ, Nguyễn An :Tang thương ngẫu lục –Ngô Văn Triện dịch, Trần Nghĩa giới thiệu (Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Tập II, NXB Thế giới, Hà Nội 1997).
(11) (12) (14) Nguyễn Đổng Chi: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tập V, NXB Văn học, 1993.
(13) Hoàng Ngọc Khánh, Kiều Thu Hoạch: Giai thoại văn học Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 1988.
(15) Vũ Băng Tú: Về một bài văn bia của Tiến sĩ Vũ Tông Phan mới được phát hiện, Tạp chí Hán Nôm 4/1997, tr. 74-82.
(16) GURÊVICH. AJA: Những phạm trù văn hoá trung cổ –Hoàng Ngọc Hiến dịch, NXB Giáo dục, 1996.

Dien co          Trong văn học, một trong những biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến nhất là hình thức so sánh. So sánh là lấy phẩm chất của một cái này để làm nổi rõ đặc điểm của một cái khác. Tiến lên một bước, người ta không dùng hình thức so sánh, mà dùng hình thức ẩn dụ, hoán dụ. Thông thường, trong so sánh hay ẩn dụ, hoán dụ, người ta thường lấy những hiện tượng thiên nhiên để làm rõ những hiện tượng xã hội, hay phẩm chất của con người. Về mặt nào đó, điển cố cũng có phần giống với những hình thức ẩn dụ, hoán dụ. Nhưng có điều khác biệt là, điển cố như chất liệu dùng trong những hình thức ẩn dụ, hoán dụ không phải lấy trong thiên nhiên, mà lấy từ tác phẩm của các thời đại quá khứ xa xưa.

Điển cố đóng vai trò khá quan trọng trong văn học Việt Nam và Trung Hoa thời kỳ trung đại. Dùng điển cố, người sáng tác xưa không chỉ vận dụng nó như một phương tiện diễn đạt mà còn thể hiện vốn kiến thức dồi dào về lịch sử, văn học, xã hội, văn hóa, kinh nghiệm sống của người xưa. Tuy không còn đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tác như xưa, nhưng nhìn lại nền văn học quá khứ, điển cố thực sự chiếm lĩnh một vai trò và thể hiện một chức năng mạnh mẽ trong sáng tác. Có giai đoạn, điển cố là phương tiện hàng đầu và hữu hiệu cho người cầm viết, từ tác giả của những bài thơ, bài văn, đến nhà ngoại giao, chính khách, thậm chí kẻ đi học cũng tự trang bị cho mình vốn kiến thức trong mười năm đèn sách và thể hiện điển cố trong bài thi.

20240410 4

1. Đặt vấn đề

     Khái niệm “stress” có nhiều nghĩa; nhưng từ bình diện ngữ âm học (Phonetics), stress (trọng âm) trong các ngôn ngữ châu Âu được nhìn nhận: “trên bình diện ngữ âm, khi phát âm có một lực hơi thêm được sử dụng tác động lên một từ hoặc một âm tiết cụ thể” [5, tr.1286] sẽ tạo thành “stress” hay “trọng âm”. Từ góc độ khoa học, trọng âm được hiểu “là thuật ngữ chuyên môn cho độ lớn tương đối của lời nói. “Tương đối” ở đây có nghĩa là các cách nói khác nhau để phân biệt âm tiết nào là nổi bật trong lời nói” [6, tr.78].

     1.1. Về trọng âm trong tiếng Anh

     Trọng âm trong tiếng Anh có nhiều loại, nhưng loại trọng âm được người học tiếng chú ý nhiều hơn là loại trọng âm từ, được ghi bằng dấu “ˈ” (Trọng âm được thể hiện bằng dấu “ˈ” được đặt trước âm tiết – chú giải của tác giả) trên âm tiết được nhấn mạnh, bởi loại trọng âm này cho biết âm tiết mạnh nhất trong nhóm âm của một từ đa tiết. Như vậy, trong tiếng Anh, rõ ràng đây là hiện tượng âm học hết sức quan trọng, bởi nó góp phần dẫn đến việc lĩnh hội nội dung ngữ nghĩa của giao tiếp và đánh giá khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh của người nói; bởi tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết, nên những từ có hai âm tiết trở lên luôn có một âm tiết được phát âm nhấn mạnh, gọi là trọng âm. Hiện tượng này, tạo nên sự khác biệt hẳn trong phát âm so với những âm tiết còn lại về độ dài, độ lớn và độ cao. Chính âm tiết trọng âm này là yếu tố quan trọng quyết định cho giao tiếp nói tiếng Anh. Vì lẽ này, trong tiếng Anh có một số quy tắc đánh trọng âm mà người học bắt buộc phải nắm vững.

     Với trọng âm từ (Word Stress), có một số quy tắc cơ bản trong tiếng Anh được ghi nhận như sau:

     Quy tắc 1. Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết đều có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Chẳng hạn: “(noun) action /ˈækʃn/ (hành động); paper /ˈpeɪpər/ (giấy); teacher/ˈtiːtʃə/ (giáo viên); (adj) active /ˈæktɪv/ (hoạt động); happy /ˈhæpi/ (hạnh phúc); rainy /ˈreɪni/ (mưa),…”.

     Quy tắc 2. Phần lớn động từ và giới từ có 2 âm tiết, trọng âm thuộc âm tiết thứ hai. Chẳng hạn: “among /əˈmʌŋ/ (trong số); become /bɪˈkʌm/ (trở thành); begin /bɪˈɡɪn/ (bắt đầu); between /bɪˈtwiːn/ (giữa); discover /dɪˈskʌvə/ (khám phá); enjoy /ɪnˈdʒɔɪ/ (thưởng thức); forget /fəˈɡet/ (quên); include /ɪnˈkluːd/ (bao gồm); produce /prə’duːs/ (sản xuất); relax /rɪˈlæks/ (thư giãn),…”.

     Quy tắc 3. Với những từ có 3 âm tiết trở lên, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ cuối lên. Chẳng hạn: “industry /ˈɪndəstri/ (ngành công nghiệp); intelligent /ɪnˈtelɪdʒənt/ (thông minh); specialize /ˈspeʃəlaɪz/ (chuyên biệt); geography /dʒiˈɑɡrəfi/ (địa lý),…”.

     Quy tắc 4. Các từ có hậu tố: – ee, – eer, – ese, – ique, – esque , – ain, trọng âm rơi vào chính âm tiết đó. Chẳng hạn: “agree /əˈɡriː/ (đồng ý); maintain /meɪnˈteɪn/ (duy trì); retain /rɪˈteɪn/ (giữ lại); unique /juːˈniːk/ (duy nhất); Vietnamese /ˌvjetnəˈmiːz/ (người Việt); volunteer /vɑlənˈtɪə/ (tình nguyện viên),…”.

     Quy tắc 5. Các từ có hậu tố: – ment, – ship, – ness, – er/ or, – hood, – ing, – en, -ful, – able, – ous, – less, trọng âm chính của từ không thay đổi, Chẳng hạn: “agree /əˈɡriː/ (đồng ý); agreement /əˈɡriːmənt/ (thỏa thuận); happy /ˈhæpi/ (hạnh phúc); happiness /ˈhæpinəs/ (hạnh phúc); meaning /ˈmiːnɪŋ/ (có nghĩa); meaningless /ˈmiːnɪŋləs/ (vô nghĩa); poison /ˈpɔɪzn/ (chất độc); poisonous /ˈpɔɪzənəs/ (độc); relation /rɪˈleɪʃn/ (quan hệ); relationship /rɪˈleɪʃnʃɪp/ (mối quan hệ); rely /rɪˈlaɪ/ (dựa vào); reliable /rɪˈlaɪəbl/ (đáng tin cậy),…”.

     Quy tắc 6. Các từ tận cùng bằng các đuôi: – ic, – ish, – ical, – sion, – tion, – ance, – ence, – idle, – ious, – iar, – ience, – id, – eous, – ian, – ity, trọng âm nhấn vào âm tiết ngay trước nó. Chẳng hạn: “economic /ˌiːkəˈnɑmɪk/ (kinh tế); entrance /ˈentrəns/ (lối vào); famous /ˈfeɪməs/ (nổi tiếng); foolish /ˈfuːlɪʃ/ (ngu ngốc); musician /mjuːˈzɪʃn/ (nhạc sĩ); nation /ˈneɪʃn/ (quốc gia),…”.

     Quy tắc 7. Các từ tận cùng bằng các đuôi: – graphy, – ate, – gy, – cy, – ity, – phy, – al, trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên. Chẳng hạn: “democracy /dɪˈmɑkrəsi/ (nền dân chủ); economical /ˌiːkəˈnɑmɪkl/ (kinh tế); geography /dʒiˈɑɡrəfi/ (địa lý); investigate /ɪnˈvestɪɡeɪt/ (điều tra); photography /fəˈtɑɡrəfi/ (nhiếp ảnh); technology /tekˈnɑlədʒi/ (công nghệ),…”.

     Quy tắc 8. Danh từ ghép: Trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 1, Chẳng hạn: “birthday /ˈbəːθdeɪ/ (sinh nhật); boyfriend /ˈbɔɪfrend/ (bạn trai); gateway /ˈɡeɪtweɪ/ (cổng vào); greenhouse /ˈɡriːnhaʊs/ (nhà kính); seafood /ˈsiːfuːd/ (hải sản); toothpaste /ˈtuːθpeɪst/ (kem đánh răng),…”.

     Quy tắc 9. Tính từ ghép (thường có dấu gạch ngang ở giữa): Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất của từ thứ hai. Chẳng hạn: “bad-tempered /bæd-ˈtempərid/ (nóng tính); old-fashioned /əʊld-ˈfæʃənd/ (cổ hủ); wellmeaning /wel-ˈmiːnɪŋ/ (có ý tốt),…”.

     Quy tắc 10. Trong tiếng Anh cũng có sự thay đổi trọng âm của từ khi có sự chuyển đổi động từ, tính từ thành danh từ hoặc danh từ thành động từ, tính từ hay trạng từ. Chẳng hạn: “compete (v) /kəmˈpiːt/ (cạnh tranh) – competitive (adj) /kəmˈpetitiv/ (tính cạnh tranh) – competition (n) /kɒmpiˈtiʃən/ (sự cạnh tranh); economy (n) /iˈkɒnəmi/ (sự quản lý kinh tế, tiết kiệm) – economical (adj) /iːkəˈnɒmikəl/ (tiết kiệm, kinh tế) – economize (v) /iˈkɒnəmaiz/ (tiết kiệm, giảm chi); necessary (adj) /ˈnesəseri/ (cần thiết) – necessarily (adv) /nesəˈserili/ (không thể thiếu) – necessity (n) /niˈsesiti/ (sự cần thiết); politics (n pl) /ˈpɒlitiks/ (chính trị học) – political (adj) /pəˈlitikəl/ (thuộc chính trị) – politician (n) /pɒliˈtiʃən/ (nhà chính trị),…”.

      Do trọng âm từ quan trọng trong tiếng Anh, nên khi nói đến trọng âm phần lớn số người quan tâm đến ngôn ngữ này chỉ nghĩ đến trọng âm từ. Kỳ thực, trong giao tiếp của tiếng Anh, còn một loại trọng âm cũng được nói đến là trọng âm câu (sentence stress). Loại trọng âm này giúp cho việc giao tiếp trở nên tự nhiên và phù hợp với cách nói năng của người bản ngữ hơn.

     Với trọng âm câu, cũng có một số quy tắc cơ bản trong tiếng Anh được ghi nhận. Chẳng hạn, trong phát ngôn: “I often miss the bus because my watch is slow.”, hay: “Yesterday I went for a walk in the country.”, cho thấy, có những từ được nhấn trọng âm (từ được in đậm có trọng âm – chú giải của tác giả) và có những từ không. Như vậy, quy tắc để nhấn/không nhấn trọng âm trong câu có thể được nêu khái quát: Từ thuộc về mặt nội dung như động từ chính, danh từ, tính từ, từ để hỏi, từ phủ định, chỉ định được nhấn trọng âm. Còn từ thuộc về mặt cấu trúc, như đại từ, giới từ,… không nhấn trọng âm.

     1.2. Về trọng âm trong tiếng Việt

     Không có nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ học đề cập vấn đề này, bởi cho rằng, tiếng Việt là loại tiếng đơn âm tiết; hơn nữa, mỗi tiếng lại có một thanh điệu giữ vai trò của một âm vị học có tác dụng khu biệt ngữ nghĩa, nên việc nhấn mạnh hay không, một thành phần âm tiết nào đó, nhìn chung không làm thay đổi nội dung từ ngữ. Tuy nhiên, theo Giáo sư Cao Xuân Hạo, vẫn có thể đề cập đến một loại trọng âm trong giao tiếp: “Trong câu nói tiếng Việt, có sự tương phản giữa các tiếng (các âm tiết) kế tiếp nhau, về độ dài, độ mạnh và tính trọn vẹn của đường nét thanh điệu. Sự tương phản này không có tác dụng trực tiếp phân biệt các tiếng (hay các từ) về nghĩa, mà có tác dụng đánh dấu chỗ phân giới các ngữ đoạn và góp phần xác định quan hệ kết hợp giữa các tiếng. Ta gọi sự tương phản đó là sự đối lập về trọng âm” [1, tr.137].

     Qua quan niệm về trọng âm của Giáo sư Cao Xuân Hạo, có thể nêu một số vấn đề về trọng âm từ trong tiếng Việt:

     1) Tất nhiên, việc phát âm các yếu tố từ vựng tiếng Việt đa tiết, như từ ghép, từ láy, không có yêu cầu đòi hỏi phải nhấn trọng âm, như trong tiếng Anh, khi học phát âm một từ đa tiết. Nhưng “một tiếng có trọng âm bao giờ cũng được tri giác như có trọng âm, ngay khi bên cạnh không có một tiếng khinh âm (không có trọng âm) để so sánh.” [1, tr.138]. Mặt khác trong tiếng Việt, theo giáo sư, khi nói ở nhịp độ chậm và nhất là khi đọc văn bản, những tiếng khinh âm có thể được phát âm mạnh và dài gần bằng những tiếng có trọng âm; nhưng ngược lại “dù nói nhanh đến đâu thì một tiếng trọng âm cũng không thể rút ngắn và giảm nhẹ ngang một tiếng khinh âm.” [1, tr.138]. Chẳng hạn: nhà văn [01] (Ký hiệu 0 là tiếng khinh âm, ký hiệu 1 là tiếng trọng âm – chú giải của tác giả), nhà báo [01], nhà giáo [01] khi nói chậm có thể phát âm gần như [11], nghĩa là cả hai tiếng đều có trọng âm; nhưng: nhà cửa [11], quần áo [11], xe tàu [11], không bao giờ có thể phát âm thành [01], nghĩa là có một tiếng khinh âm được. Như vậy, trên cơ sở khái quát ngữ nghĩa từ vựng của lớp từ phức (từ đa âm tiết) có thể nêu một số “trường hợp” (chúng tôi gọi là “trường hợp” (tình huống) mà không xem là “quy tắc”, vì trong tiếng Việt nó không là yêu cầu bắt buộc, như yêu cầu phải nhấn trọng âm trong tiếng Anh) nhấn trọng âm như sau:

     Trường hợp 1. Các từ ghép chính phụ, còn gọi là từ ghép loại biệt nghĩa, trên cơ sở cấu trúc ngữ pháp C – P (Cấu trúc chính phụ được ký hiệu viết tắt C (chính), P (phụ) và được đặt theo trật tự C trước, P sau), nhưng xét từ bình diện ngữ nghĩa thì thành tố thứ nhất có ý nghĩa khái quát chỉ loại, loài, đơn vị; còn thành tố thứ hai có ý nghĩa cụ thể chỉ tính chất, đặc điểm của thành tố đầu, nên nét nghĩa thông tin “loại biệt” nằm ở thành tố sau và vì vậy, trọng âm lại nằm ở thành tố này. Chẳng hạn: “con trâu [01], con bò [01]; trái bầu [01], trái bí [01], cây dừa [01], cây cau [01]; nón lá [01], nón nỉ [01]; cá lóc [01], cá trê [01]; xe đạp [01], xe máy [01]; nhà lá [01], nhà ngói [01]; chuối cau [01], chuối già [01]; mứt gừng [01], mứt me [01],…”.

     Trường hợp 2. Các từ ghép đẳng lập, còn gọi từ ghép tổng hợp nghĩa, trên cơ sở cấu trúc ngữ pháp đẳng lập (trật tự của 2 thành tố có thể linh hoạt hoán đổi vị trí trong một số trường hợp), hai thành tố có vị trí ngữ pháp ngang bằng và xét từ bình diện ngữ nghĩa thì hai thành tố có chức năng hợp nghĩa với nhau để tạo thành một đơn vị có nghĩa khái quát hóa và vì vậy, trọng âm nằm ở cả hai thành tố. Chẳng hạn: “quần áo [11], giày dép [11], ông bà [11], cha mẹ [11], vợ con [11], tiền của [11],…; ăn nói [11], bay nhảy [11], đứng ngồi [11], đánh đấm [11], thương nhớ [11],…; học hành [11]; đỏ đen [11], ốm yếu [11], trẻ đẹp [11], bầm giập [11], héo úa [11], động tĩnh [11],…”.

     Trường hợp 3. Các từ ghép đẳng lập, còn gọi từ ghép tổng hợp nghĩa, trên cơ sở cấu trúc ngữ pháp đẳng lập, nhưng nghĩa của hai thành tố trên phương diện đồng đại, tự thân không rõ nghĩa như nhau, còn từ phương diện lịch đại lại có chức năng hợp nghĩa với nhau để tạo thành một đơn vị có nghĩa khái quát hóa và vì vậy, trọng âm cũng được chia đều trên cả hai thành tố. Chẳng hạn: “heo cúi [11], gà qué [11], khách khứa [11], tiệc tùng [11], áo xống [11], ghe cộ* (những từ có dấu * thuộc hệ thống từ ngữ Nam Bộ – chú giải của tác giả) [11],…; chạy chọt [11], nói năng [11], đổi chác [11], dòm ngó* [11], dò coi* [11]; hỏi han [11],…; muồi mẫn* [11], lợt lạt* [11], độc địa* [11], gày guộc [11], ghét gủa* [11], giỡn trửng* [11],…”.

     Trường hợp 4. Các từ có mối quan hệ ngữ âm được ngữ pháp truyền thống xếp vào loại từ láy, tức là từ có một thành tố nghĩa gốc và một thành tố có mối quan hệ ngữ âm toàn phần hay bộ phận với thành tố gốc, và dù là 2 hay nhiều thành tố thì trọng âm cũng chỉ được nhấn trên 1 thành tố gốc. Chẳng hạn: “dễ dàng [10], gọn gàng [10], mát mẻ [10], sạch sẽ [10], nhỏ nhắn [10], vuông vắn [10], lạnh lẽo [10], trong trẻo [10], buồn bã [10], vội vã [10],…; bươm bướm [01], bong bóng [01], se sẻ [01], đo đỏ [01], tim tím [01], trăng trắng [01], nho nhỏ [01], khang khác [01], thăm thẳm [01], sền sệt [01],…; sạch sành sanh [100], khỏe khòe khoe [100],…”.

     Nhìn chung, các từ phức đa âm trong tiếng Việt, thường là 2 âm tiết, đều có “quy tắc” nhấn trọng âm; nhưng do đây là ngôn ngữ đơn lập và mỗi âm tiết được phát âm gần như có khoảng ngắt rõ rệt, không như các từ đa tiết trong tiếng Anh, thường có 2 đến hơn 2 âm tiết trở lên, nên việc nhấn trọng âm trong tiếng Việt, không được người Việt chú trọng như trong tiếng Anh được người bản ngữ xem trọng.

     2) Tuy trọng âm trong phát ngôn tiếng Việt, không làm thay đổi nội dung ngữ nghĩa từ ngữ, ngoại trừ trọng âm cường điệu (Emphatic) được dùng trong phát ngôn (các vị từ tiếng Việt, chẳng hạn “cám ơn, xin lỗi,…; tốt, giỏi, khôn,…”, khi phát âm cường điệu trong một ngữ cảnh nhất định, có thể mang nghĩa trái ngược với nghĩa từ vựng vốn có của từ). Nhưng theo Giáo sư Cao Xuân Hạo, khi nhấn mạnh về vai trò của trọng âm trong phát ngôn có chức năng “phân đoạn” khiến người bản ngữ nghe như thể sau âm tiết trọng âm, có một chỗ ngắt câu và chức năng này khá quan trọng trong tiếng Việt; bởi tiếng Việt vốn là một loại ngôn ngữ không thay đổi hình thái nên mối quan hệ tổ hợp (quan hệ tổ hợp được hiểu là “quan hệ kết hợp giữa các tiếng”, như định nghĩa của Giáo sư Cao Xuân Hạo, giúp nhận diện nội dung thông tin của phát ngôn. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, từ “không” vừa có vai trò của một trợ từ phủ định, vừa có nghĩa từ vựng của một vị tính từ; nên trong phát ngôn “đôi chân không nhúng xuống nước”, thì chính trọng âm từ giúp người nghe tri nhận được thông tin của phát ngôn. Nếu phát ngôn theo mô hình [001001], người nghe sẽ hiểu là “người kia để đôi chân trần xuống nước”. Nếu phát ngôn theo mô hình [010101] hay [010001], người nghe sẽ hiểu là “người kia không để đôi chân xuống nước”. Như vậy, từ “không” trong kết hợp với vị từ sẽ thành một tổ hợp “không nhúng” có trọng âm [01], tương tự như các tổ hợp: “không biết [01], không nghe [01], không thấy [01],…”; khác đi, từ “không” trong kết hợp với danh từ sẽ thành tổ hợp “chân không” có trọng âm [01], tương tự như các tổ hợp: “tay không [01], chai không [01], phòng không nhà trống [0101],…”.

     Có thể nêu thêm một vài trường hợp “nước đôi” được phân lập nhờ cách nhấn trọng âm trong giao tiếp, như: “con  miền Nam.”, nếu nhấn trọng âm theo cấu trúc [1001] hoặc [1101] phát ngôn này sẽ được hiểu “con, ở (sống) trong miền Nam”; nhưng nếu nhấn trọng âm theo cấu trúc [0101] phát ngôn này sẽ được hiểu: “con đầy tớ (con ở), người miền Nam”. Hay “trước mắt ta là trở ngại,…”, nếu nhấn trọng âm theo cấu trúc [001001] phát ngôn này sẽ được hiểu: “trước mắt ta, còn có trở ngại (khách quan),…”; nhưng nếu nhấn trọng âm theo cấu trúc [011001] phát ngôn này sẽ được hiểu “trước mắt, ta là trở ngại (chủ quan),…”?!

     Như vậy, có thể nói, trong tiếng Việt tuy trọng âm từ không quan trọng như trong tiếng Anh, nhưng trọng âm từ trong giao tiếp tiếng Việt cần được tìm hiểu, nghiên cứu thấu đáo sẽ giúp cho người học tiếng Việt lĩnh hội và giao tiếp được thông suốt và tự nhiên hơn.

2. Nội dung

     Đề cập tới vai trò trọng âm tiếng Việt trong các tình huống phát ngôn (trọng âm trong câu), theo Giáo sư Cao Xuân Hạo, cần chú ý các tình huống điển hình sau:

     Theo định nghĩa khái niệm trọng âm của Giáo sư Cao Xuân Hạo đã dẫn [1, tr.137] có một điều được ông nhấn mạnh: “Sự tương phản (trọng âm) không có tác dụng trực tiếp phân biệt các tiếng (hay các từ) về nghĩa, mà có tác dụng đánh dấu chỗ phân giới các ngữ đoạn.”. Thực tế, điều này lại quan trọng trong phát ngôn tiếng Việt, bởi mỗi câu nói đều mang một hay nhiều trọng âm và trong trường hợp nhiều trọng âm thì mỗi trọng âm đánh dấu một ngữ đoạn (Syntagm). Như vậy, trọng âm có chức năng phân giới và kết thúc ngữ đoạn. Tuy nhiên, đơn vị mang trọng âm hình như trùng với đơn vị mang chức năng cú pháp của câu. Chẳng hạn, phát ngôn sau được ghi nhận trọng âm:

     Lan// đi mua cá// với lại khế// về nấu canh.

     [ 1   0   0   1   0   0   1   0   0   1 ]

     Nhưng những ngữ khí từ hay tiểu tố tình thái lại kết thúc câu bằng một khinh âm. Chẳng hạn, các phát ngôn sau được ghi nhận trọng âm:

     Tôi về nhé [010]

     So sánh với: Tôi về nhà [001]; Tôi về ngay [011]

     Điều này cho phép phân biệt một số ngữ khí từ với những thực từ đồng âm với nó. Như, không là ngữ khí từ nghi vấn với không là phó từ phủ định trong phát ngôn 1 và 2 sau:

     1. Có đi không [010]

     2. Đi hay không [101]

     Hai phát ngôn tuy đồng nghĩa, nhưng ở phát ngôn 2 từ không có trọng âm, nên phát ngôn 2 từ không lại có cương vị của một thực từ. Vì vậy, phát ngôn này có cấu trúc đồng nhất với những kiểu phát ngôn: “sách hay bút? [101] Thế nên, từ không trong phát ngôn này còn có thể thay thế bằng những vị từ khác, như: “đi hay chạy” [101], tương tự: “đi hay bò”, “đi hay nghỉ”, “đi hay về,…” đều có cấu trúc trọng âm [101]. Còn ở phát ngôn 1, từ không không thể có cương vị thực từ như vậy.

     Tuy ngữ khí từ là những tiếng không có chức năng cú pháp của một ngữ đoạn nên không thể mang trọng âm của một ngữ đoạn, nhưng cũng cần lưu ý trong trường hợp nó mang nhiều cương vị, như Giáo sư Cao Xuân Hạo đã lưu ý, vì trong trường hợp này, nó mang 3 cương vị vừa là tiếng (từ), vừa của ngữ đoạn, của câu; đó là những “từ – câu” (Mots-Phrases). Chẳng hạn 3 lớp từ sau:

      1). ê!, này!, anh!, mẹ!,… (hô ngữ)

     2). ơi!, ừ!, dạ!, vâng!,... (ứng ngữ)

     3). ối!, ái!, ôi!, chà!,… (thán từ)

      Cần phân biệt một số hư từ với những thực từ vốn là gốc phát sinh của nó, hoặc ngẫu nhiên đồng âm với nó như:

1). cho, ở, đi, về, qua, lên, xuống, ra, vào, sang, làm, thành,… (giới từ/ vị từ);

2). của, bên, trên, dưới, trong, ngoài,… (giới từ/ danh từ hay vị từ);

3). chỉ, là, với, và, thì,… (đối lập với những thực từ đồng âm).

     Quan sát từ cho trong 2 phát ngôn, nhờ vào khinh âm/ trọng âm, ta phân biệt được cho là giới từ với cho là vị từ (thực từ):

1) Lấy tiền cho bạn [0101] tương đương với “lấy tiền giùm bạn”;

2) Lấy tiền cho bạn [0111] tương đương với “lấy tiền đem tặng bạn”.

     Từ những cặp phát ngôn trên, nhìn từ phương diện chữ viết có thể tưởng chúng đồng âm, đôi khi được hiểu là đồng nghĩa; do đó, những cặp phát ngôn ấy được một số tác giả cho là “câu mơ hồ”. Nhưng theo Giáo sư Cao Xuân Hạo, đây chỉ là những cặp “đồng tự”. Vì trong phát âm và nghĩa thì lại khác hẳn nhau.

     Nhìn chung, có rất nhiều điều để giới nghiên cứu quan tâm về trọng âm trong tổ hợp hai tiếng qua tham luận của Giáo sư Cao Xuân Hạo, bởi nó giúp “phát hiện những sự phân biệt tuy tinh tế nhưng hiện thực và quan trọng giữa những mối quan hệ ngữ pháp khác nhau của các tiếng, mà từ trước đến nay ít được chú ý chỉ vì tư liệu nghiên cứu chủ yếu là tư liệu chữ viết, chứ không phải tiếng nói hằng ngày” [1,tr.144]; nhưng trên đại thể, có 2 vấn đề quan trọng của trọng âm từ trong phát ngôn mà nếu áp dụng nghiên cứu của ông, có thể giải quyết tốt một số vấn đề “mơ hồ” trong các phát ngôn đồng tự được nêu, đó là trọng âm trong kết cấu chủ – vị (đề – thuyết) và trọng âm trong kết cấu vị từ + bổ ngữ.

     2.1. Trọng âm trong kết cấu chủ – vị (đề – thuyết)

     Trong tổ hợp 2 tiếng có kết cấu 1 chủ ngữ và 1 vị ngữ, 1 chủ đề và 1 phần thuyết, thì mô hình trọng âm sẽ là [11], nếu chủ ngữ là danh từ. Trong trường hợp, chủ ngữ, chủ đề là từ nhân xưng hay hồi chỉ thì mô hình trọng âm lại là [01]. So sánh:

     1). mèo ăn, gà ăn, chim ăn, cá ăn [11]

     2). nó ăn, tôi ăn,…; anh ăn, con ăn, bố ăn,… [01]

     Trong trường hợp ở phát ngôn 2, các tiếng được dùng làm đại từ vốn là các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc hay ngôi thứ: “ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cô, bác,…” hoặc tên riêng dùng để xưng hô, thì tuy giữ vai trò chủ ngữ nhưng vẫn là những tiếng khinh âm.

     Quan sát tổ hợp “mẹ đánh” qua 2 phát ngôn đồng tự:

     1). Đừng nghịch, mẹ đánh cho bây giờ. [01];

     2). Đừng nghịch, mẹ đánh cho bây giờ. [11].

     Ở phát ngôn 1, tổ hợp mẹ đánh có trọng âm là [01] thì đây là lời nói của người mẹ nói với con mình và từ mẹ được dùng như một đại từ nhân xưng. Ở phát ngôn 2, tổ hợp mẹ đánh có trọng âm là [11] thì đây là lời nói của một người không phải là mẹ đứa trẻ và từ mẹ được dùng như một danh từ. Do vậy, mẹ đánh [01] cũng tương tự như: tao đánh, nó đánh [01]; mẹ đánh [11] cũng tương tự như: giặc đánh, sét đánh [11].

     Quan sát tổ hợp “Lan về nhà” qua 2 phát ngôn đồng tự:

     1). Lan về nhà [001]

     2). Lan về nhà [101]

     Ở phát ngôn 1, Lan là tiếng khinh âm [001] thì đây là trường hợp: Lan nói với ai đó hay người nào nói với Lan. Ở phát ngôn 2, Lan là tiếng trọng âm [101] thì đây là trường hợp: người nào nói về Lan.

     2.2. Trọng âm trong kết cấu vị từ + bổ ngữ

     Trong kết cấu vị từ + bổ ngữ, cách phân bố trọng âm cũng có 2 trường hợp: nếu bổ ngữ biểu thị một đối tượng phiếm định hay bất định, thì mô hình trọng âm là [01]; còn nếu bổ ngữ biểu thị một đối tượng xác định (có sở chỉ), thì mô hình là [11]. So sánh:

     1). Anh ấy bán sách ở đường sách [01]

     2). Anh ấy túng quá, phải bán sách đi mà ăn [11]

     Ở phát ngôn 1, tổ hợp bán sách có trọng âm [01] vì sách trong phát ngôn này là một đối tượng không xác định cả về lượng, về chất. Ở phát ngôn 2, tổ hợp bán sách có trọng âm [11] vì sách trong phát ngôn này là đối tượng được xác định cụ thể cả về lượng, lẫn chất (có sở chỉ). Dĩ nhiên, mô hình trọng âm [11] được xác định rõ ràng hơn, nếu sau bổ ngữ lại thêm một tiếng, như: “này, nọ, kia, ấy,…” có tác dụng xác định bổ ngữ. Đối chiếu 2 lớp tổ hợp từ, sẽ thấy được mô hình trọng âm của từng lớp tổ hợp như sau:

      Trọng âm: [01]                      [11]

     1). bắt người                           bắt người (này)

     2). đọc báo                             đọc báo (nọ)

     3). làm việc                            làm việc (kia)

     4). về nhà                               về nhà (ấy)

     Với mô hình trọng âm trong kết cấu vị từ + bổ ngữ, có những tình huống phức tạp trong việc xác lập kết cấu trọng âm, bởi sự chi phối ngữ nghĩa giữa các thành tố. Tuy nhiên, cũng có những danh từ khi dùng một mình làm bổ ngữ, luôn đòi hỏi tổ hợp phải là mô hình [01] hoặc [11]. Điều đó, cũng bởi do, tính chất ngữ nghĩa của các thành tố trong tổ hợp tiếng chi phối. Chẳng hạn, các tổ hợp “lấy vợ, cưới vợ, lấy chồng,…” luôn có mô hình trọng âm [01]; trong khi các tổ hợp “bỏ vợ, bỏ chồng,…” lại có mô hình trọng âm [11].

     Phân tích 2 tình huống tưởng chừng như có kết cấu giống nhau này, lại khác nhau ở một điểm căn bản về nguyên lý trọng âm trong kết cấu đã được nêu là, “nếu bổ ngữ biểu thị một đối tượng phiếm định hay bất định, thì mô hình trọng âm là [01]; còn nếu bổ ngữ biểu thị một đối tượng xác định (có sở chỉ), thì mô hình là [11]” [1, tr.148]. Do vậy, khi nói “lấy vợ, cưới vợ, lấy chồng,…” thì bổ ngữ lại là một đối tượng bất định; còn khi nói “bỏ vợ, bỏ chồng,…” thì bổ ngữ lại là một đối tượng hoàn toàn xác định.

     Từ 2 tổ hợp với 2 mô hình trọng âm: (1) “bỏ vợ, bỏ chồng,…” [11], (2) “lấy vợ, lấy chồng,…” [01] có thể xác lập các tổ hợp đồng chất với chúng:

     1). Mô hình trọng âm [11], gồm: “bỏ vợ, bỏ chồng, yêu vợ, chiều chồng, thương con, nuôi mẹ,…”.

     2). Mô hình trọng âm [01], gồm: “lấy vợ, lấy chồng, làm bánh, xây nhà, nặn tượng, đẽo cày,…”.

     Và sự khác biệt cơ bản giữa tổ hợp 2 với tổ hợp 1 là vì một mặt, trong tổ hợp này, danh từ làm bổ ngữ không có sở chỉ; mặt khác, cả ngữ đoạn vị từ chỉ một hoạt động, chứ không phải một hành động tạo tác riêng lẻ. Bởi, các vị từ trong trường hợp này “biểu thị một hành động mà sau khi hoàn thành thì đối tượng được biểu thị bằng bổ ngữ mới bắt đầu tồn tại, trở thành “của mình” đối với chủ thể hành động” [1, tr.150].

3. Kết luận

     Ngoài những đóng góp đồ sộ trên phương diện dịch thuật, Giáo sư Cao Xuân Hạo còn có những đóng góp lớn cho việc nghiên cứu tiếng Việt và phương ngữ. Với tiếng Việt, đóng góp của ông ở cả 3 bình diện: ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa mà ở mỗi bình diện ông đều có những đóng góp mới nổi bật, như: “Vấn đề trọng âm và các quan hệ ngữ pháp trong tiếng Việt; Mấy vấn đề cho việc phân tích cú pháp tiếng Việt; Nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn,…”. Với phương ngữ, đóng góp của ông vừa trên bình diện lý luận chung, vừa đi vào khảo sát phương ngữ cụ thể: “Số phận các vần có nguyên âm hẹp qua các phương ngữ lớn của Việt Nam; Hai vấn đề âm vị học của phương ngữ Nam Bộ; Nhận xét về các nguyên âm của một phương ngữ ở tỉnh Quảng Nam,…”. Trong khoa học, đôi khi ông bị định kiến là người “kiếm chuyện”, nhưng kỳ thực ông là người có “tư duy xa”, ít được sự chia sẻ, cảm thông. Như khi ông kết luận, trong bài viết về Trương Vĩnh Ký, khiến nhiều người cảm thấy “chạnh lòng”: “Điều đáng ngạc nhiên hơn nhiều là trong hoàn cảnh đó mà ông (Trương Vĩnh Ký – chú thích của tác giả viết bài) vẫn có được những nhận định đúng đắn và tinh tế đến như vậy về ngữ pháp tiếng Việt. Trong lịch sử của ngành Việt ngữ học, ông là một trong những tác giả ít bị định kiến dĩ Âu vi trung chi phối nhất. Kể cho đến nay, ít có cuốn sách nào cung cấp cho ta nhiều thông tin về ngữ pháp tiếng Việt như mấy cuốn sách không lấy gì làm dày của ông. Trong mấy cuốn sách này không thiếu những phát hiện quan trọng mà ngày nay chẳng mấy ai nhắc đến, trong khi lẽ ra nó phải được những người đi sau tiếp thu và khai triển, đào sâu hơn nữa” [1, tr.442]. Với chúng tôi, Giáo sư Cao Xuân Hạo là nhà nghiên cứu Việt ngữ có uy tín lớn. Chúng tôi muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn trước những đóng góp to lớn của ông cho việc nghiên cứu và giảng dạy Việt ngữ.

Đặng Ngọc Lệ1Huỳnh Công Tín2
(1PGS.TS. Trường Đại học Văn Lang, 2TS. Trường Đại học Văn Lang)

Nguồn: Tạp chí Khoa học Đại Học Văn Lang, Tập 7, số 07 (2018), tr.73-82.

 

Tài liệu tham khảo

1. Cao Xuân Hạo (1999), Tiếng Việt, Mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.

2. Cao Xuân Hạo (2001), Âm vị học và tuyến tính, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

3. Cao Xuân Hạo – Hoàng Dũng (2005), Từ điển Thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4. Đặng Ngọc Lệ (Chủ biên), Nguyễn Kiên Trường (1998), Tiếng Việt thực hành, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

5. A.S. Hornby (2000), Edited by Sally Wehmeier, Phonetics Editor Michael Ashby, Advanced Learner’s Dictionary, Oxford University Press.

6. Nguyễn Minh Tâm (2000), A glossary of Phonetic Terms – Thuật ngữ ngữ âm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

7. Huỳnh Công Tín (2007), Từ điển Từ ngữ Nam Bộ, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

8. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Ngôn ngữ học (1997), Từ điển Anh – Việt – English – Vietnamese Dictionary, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ, Hà Nội.

 

TÓM TẮT

     Trọng âm là kết quả hoạt động phát âm nhằm nhấn mạnh vào một thành phần âm (âm tiết) của một đơn vị ngôn từ trong giao tiếp – nói năng hoặc ca hát. Trong ngôn ngữ đa âm tiết, như các ngôn ngữ châu Âu, phần lớn từ có 2 âm tiết (tiếng) trở lên, nên từ thường có trọng âm cố định ở một âm tiết nào đó, theo thói quen của người bản ngữ; tuy đôi khi trọng âm cũng có thể thay đổi, nhấn vào một âm tiết thích hợp tùy theo ý định diễn đạt của người nói, ngôn cảnh. Tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập, tuy cũng có từ đa tiết, nhưng đó vẫn là sự kết hợp của những thành tố đơn tiết, nên vấn đề trọng âm không được nghiên cứu nhiều. Nhưng trong giới Việt ngữ học, Giáo sư Cao Xuân Hạo thuộc số ít người quan tâm đến loại trọng âm đặc thù trong tiếng Việt. Đó là trọng âm từ trong phát ngôn.

Từ khóa: trọng âm, đa tiết, đơn tiết, tiếng Việt, Cao Xuân Hạo.

 

THE STRESS IN VIETNAMESE LANGUAGE

ABSTRACT

     Stress is the result of pronunciation activity that emphasizes a sound component (Syllable) of a unit of language in communication – speech or singing. In polysyllabic languages, as in European languages, most words have two or more syllables, so words usually have fixed stress in a certain syllable, according to the habits of native speakers; although stress can sometimes be altered, clicking on a suitable syllable depends on the intention of the speaker or contexts. Vietnamese is an isolating language, though there are also many multi-syllables words, it is still a combination of monosyllabic elements, so stress is not studied much. But in Vietnamese language studies, Professor Cao Xuan Hao is a minority of people interested in the specific type of accent in Vietnamese. That is the word stress in the utterance.

Keywords: stress, polysyllabic, monosyllabic, Vietnamese, Cao Xuan Hao.

 

I. Gs. Bửu Cầm là một trong những nhà giáo, nhà nghiên cứu Hán Nôm có uy tín của giới nghiên cứu ở miền Nam những năm trước 1975. Ông sinh năm 1920 tại Huế. Là người trí thức có vốn Hán học, ông còn giỏi Pháp ngữ. Ông đã học và làm việc với cac nhà Hán học nổi tiếng đương thời. Ông đã từng là Trưởng ban Hán văn trường Quốc học Huế và trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn, chuyên nghiên cứu lịch sử và ngữ văn cổ trung đại Việt Nam, văn hóa, triết học cổ Trung Hoa. Quá trình làm việc của ông là quá trình đóng góp nhiều công trình giá trị về lịch sử, văn học, ngữ âm, văn hóa... cho nước nhà. Các công trình nghiên cứu khoa học của ông còn để lại bao gồm cả sách, bài báo dịch thuật, biên khảo, sáng tác trên các tạp chí uy tín khoa học bấy giờ , cung cấp cho người đọc nhiều kiến thức có giá trị khoa học và thực tiễn. Bên cạnh những giá trị đó, chúng tôi, những kẻ hậu sinh còn thấy một giá trị lớn ở ông: một tấm gương về phong cách nghiên cứu khoa học. Trong cuộc hội thảo hôm nay, chúng tôi xin trân trọng trình bày những đóng góp vô giá này của ông.

 

Trong tiếng Việt, các cặp hư từ “trongngoài”, “gần-xa”có một vị trí khá quan trọng trong việc cấu tạo thành ngữ. Khi tham gia vào cấu tạo các đơn vị này, chúng hoạt động như là một cái khung và nhờ có sự lấp đầy các yếu tố từ vựng, cái khung đó trở thành các tổ hợp đơn vị được cố định hóa và có tính hình tượng về nghĩa. Để có thể thấy được cách tri nhận không gian trong thành ngữ của người Việt, chúng ta sẽ lần lượt phân tích sự hoạt động của mỗi một cặp từ.

1. Cặp từ: Trong-ngoài

Xét các ví dụ

(1.1) Trong nhà ngoài ngõ

(1.2) Nói trong có kẻ nghe ngoài

(1.3) Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ biết đâu

(1.4) Chân trong chân ngoài

     Trước hết chúng ta có thể thấy rằng, trong – ngoài là cặp từ được sử dụng để cấu tạo thành ngữ theo phương pháp chêm, xen theo hai cách, như sau:

a. Trong A ngoài B { Các ví dụ (1.1), (1.2)}

b. A trong B ngoài { Ví dụ (1.3), (1.4) }

     Các giới từ “ trong” và “ngoài” ở các ví dụ trên vốn được phái sinh từ các danh từ chỉ không gian tương ứng. Khi tham gia vào cấu tạo thành ngữ, chúng biểu thị cách tri nhận của người Việt về các cách định hướng không gian khác nhau. Ta tạm chia 3 ví dụ trên thành 3 kiểu dạng:

     Dạng 1: Tri nhận không gian theo đối tượng định hướng.

     Đây là trường hợp của (1.1) và (1.2). Ở đây, đối tượng định hướng là phạm vi không gian của một cái nhà (có thể gồm cả vườn) theo sơ đồ dưới đây:

20240314

     Sở dĩ có sự tri nhận như vậy vì ngõ được hiểu là phạm vi không gian bên ngoài khoảng không gian của ngôi nhà và không gian vườn đất thuộc ngôi nhà đó. Ngõ ở đây là khoảng không gian liền kề nối thông từ không gian ngôi nhà và phần đất thuộc sở hữu với nó. Có thể là đằng trước, bên trái, bên phải, thậm chí đằng sau của vị trí nơi ngôi nhà tọa lạc (nhưng thông thường là phía trước).

     Trong câu trên, nhà là đối tượng định hướng. Nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tri nhận không gian. Tình hình sẽ khác đi đối với câu: “Trong xóm ngoài làng / thôn”. Lúc này “nhà” không còn là đối tượng định hướng nữa. Thay vào đó, đối tượng định hướng là một khoảng không gian bao gồm nhiều ngôi nhà liền nhau có quan hệ gần gũi với nhau trong đời sống thường nhật. Như vậy, có một sự khác biệt tinh tế cần lưu ý. Nếu trong trường hợp nhà mà không có người ở thì định hướng không gian trong-ngoài sẽ hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Chẳng hạn, đối với một khu nhà mới xây chưa có người ở hoặc một khu nhà bỏ hoang thì không thể có ý niệm này. Như vậy, cái nét nghĩa “nhà có người ở” là rất quan trọng cho việc hình thành cách tri nhận không gian trong các thành ngữ vừa nêu. Đây cũng là nét nghĩa tạo nên phản ánh của cấu trúc nghĩa thuộc phạm trù không gian sang cấu trúc nghĩa thuộc phạm trù xã hội. Ta có các thành ngữ sau đây:

(1.2) Nói trong có kẻ nghe ngoài

(1.3) Nói trong có kẻ nghe ngoài

     Trong (1.2), “Nói trong” được tri nhận là nói trong phạm vi không gian của nhà, còn “nghe ngoài” thuộc phạm vi không gian bên ngoài nhà (a). Từ nghĩa này sẽ hình thành ra nghĩa phái sinh: Chuyện bí mật chỉ một vài người thân với nhau nhưng phải đề phòng người ngoài (không thuộc người trong nhóm) biết được (b). Như vậy, trong thành ngữ (1.2), ta thấy có hai ý nghĩa song song cùng tồn tại. Trong đó, ở nghĩa thứ nhất (a), sự định hướng không gian có thể nhận thấy khá rõ ràng, còn ở nghĩa thứ hai thì lại rất mờ nhạt. Thay vào sự định hướng không gian là việc xác lập mối quan hệ giữa người nói với người nghe. Cụ thể là trong trường hợp (b), người nói và người nghe được hiểu là người trong cuộc. Tình hình này cho phép ta phân xuất nghĩa của thành ngữ (1.3). Với thành ngữ này, ta cũng có hai ý nghĩa tương tự như (1.2). Tuy nhiên, xét về nét nghĩa nổi trội, thì (b) lại nổi trội hơn (a), nghĩa là, ở đây sự định hướng không gian trở nên mờ nhạt, còn nghĩa “quan hệ” lại dễ nhận ra.

     Như thế, con đường đi từ (1.1) đến 1.3) là con đường trừu tượng hóa ý nghĩa không gian trong sự tưởng tượng của cộng đồng ngôn ngữ.Cách trừu tượng hóa này ta cũng gặp trong việc cấu tạo từ của tiếng Việt. Như ta đã biết, người Việt có cách xưng hô rất đặc biệt mà ở các ngôn ngữ khác không có. Chẳng hạn, từ “nhà tôi”. Theo nghĩa chung nhất, “nhà tôi” được hiểu là “cái nhà của tôi”, nơi tôi sinh sống hoặc có quyền sở hữu nó. Theo nghĩa này, “nhà” là một sự vật có độ rỗng, có mái che bằng rơm, rạ, ngói, tôn, hay bê tông…có thể cho con người sinh sống và làm việc trong đó. Ngoài ý nghĩa này (a), “nhà tôi” còn có nghĩa chỉ “người vợ” hoặc “người chồng” (b). Với nhiều ngôn ngữ khác, ý nghĩa (b) hoàn toàn không có. Ta thử so sánh:

Ngôn ngữ                       (a)                                 (b)

Tiếng Việt               nhà tôi vợ/chồng               tôi

Tiếng Anh               my house                           ( – )

Tiếng Nga               moi dom                            ( – )

Tiếng Pháp             ma maison                        ( – )

Tiếng Trung            我家                                    ( – )

     Sự khác biệt này trước hết nằm ở cách tri nhận về mối quan hệ giữa con người và không gian, nói khái quát là cách tri nhận không gian. Với các ngôn ngữ kiểu tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp như vừa nêu, “nhà” được tri nhận là một sự vật thuần túy, còn với tiếng Việt, ngoài nghĩa cơ bản này, nó còn được tri nhận là một khoảng không gian đặc biệt, trong đó vợ chồng chung sống, gắn bó với nhau đến trọn đời. Sự gắn bó này khiến hai người như một và họ hòa vào không gian ấy. Không gian trở thành kẻ đại diện, và mang thêm cái vỏ ngữ nghĩa là “người vợ” hoặc “người chồng” như người ta vẫn thường giao tiếp trong khẩu ngữ. Ở đây cần nói thêm, cách dùng “nhà tôi” với nghĩa là vợ/hay chồng chỉ được dùng trong phong cách khẩu ngữ sinh hoạt và trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật chứ không được dùng trong các phong cách khác như phong cách hành chính – công vụ, phong cách khoa học… chính là vì nó còn mang dấu ấn của nhận thức ngây thơ- một phương pháp tri nhận cổ xưa của người Việt. Nó cũng là một phương thức tư duy tạo nên đặc trưng văn hóa, được gọi là văn hóa trọng tình của người Việt Nam.

     Nếu mô hình hóa bản đồ tri nhận về ngữ nghĩa của trong và ngoài, ta sẽ có hiện tượng đẳng nhất nghĩa như sau: 

trong -> quan trọng, thân tình

ngoài ->  không quan trọng, không thân tình

     Dạng 2. Tri nhận không gian theo đường phân cắt

     Đây là kiểu định hướng không gian thuộc (1.4). Ta giả dụ có một tình huống là, một người đang bước lên ô tô. Một chân anh ta đã bước vào xe, còn một chân vẫn đứng ở ngoài xe. Khi đó lái xe sẽ bảo: “Nào, đi thì vào hẳn đi, sao cứ chân trong chân ngoài mãi thế”. Tương tự như vậy, một vị khách đến chơi nhà khi đã bước một chân vào nhà nhưng còn do dự chưa quyết định có nên vào hay không thì chủ nhà nói: “Kìa, vào hẳn đi, sao cứ chân trong chân ngoài như thế”.Có thể hình dung theo sơ đồ sau:

20240314 2

     Theo cách tri nhận này thì “trong – ngoài” được định hướng theo đường phân cắt ranh giới giữa hai khoảng không gian: một bên là khoảng không gian phía trong xe/ hay (trong nhà) và một bên là khoảng không gian bên ngoài được phân cắt bởi đường bậu cửa.

     Khi một người nào đó ở trong tư thế “chân trong chân ngoài” có nghĩa là anh ta ở trong tư thế chưa dứt khoát và do đó cũng là tư thế “không ổn định”. Đây chính là cơ sở làm nên nghĩa hình tượng của câu thành ngữ (1.4). Câu này có nghĩa là, một người chỉ dành một nửa tâm huyết của mình cho công việc chính, còn một nửa thì làm việc cho nơi khác.

     Dựa vào đường phân cắt để định hướng không gian có thể được xem là một kiểu tư duy khá phổ biến trong một số thành ngữ tiếng Việt. Theo cách này, ta có thành ngữ “ Trong chán, ngoài thèm”, “Trong Nam ngoài Bắc”. Ở đây, sự tri nhận không gian được hình thành dựa theo đường phân cắt ranh giới giữa hai vùng không gian rộng thuộc lãnh thổ quốc gia:

     Phần không gian địa lý từ vĩ tuyến 17 trở lên được gọi là “ngoài”, phần không gian địa lý từ vĩ tuyến 17 trở xuống gọi là “trong”. Đây là đường phân cắt giới tuyến tạm thời giữa hai miền Nam Bắc theo Hiệp nghị Giơnevơ 1954. Nếu ngược thời gian về quá khứ, có thể nhận thấy cách tri nhận này liên quan đến cách tri nhận hình thành từ các thế kỷ trước đó. Cụ thể là, cách nói: “Đàng Trong-Đàng Ngoài” vốn là cách nói được dùng khá quen thuộc từ đời Nguyễn. Theo cách này, “Đàng Trong” được hiểu là khoảng không gian địa lý từ sông Gianh trở vào, còn “Đàng Ngoài” được hiểu là khoảng không gian địa lý từ sông Gianh trở ra. Đây là con sông được chọn làm ranh giới phân cắt địa giới giữa chúa Nguyễn ở trong Nam và vua Lê ở ngoài Bắc.

     Trong tiếng Hán cũng có các thành ngữ kiểu này với kết cấu giống nhau, nhưng về số lượng thì ít, ngữ nghĩa cũng hơi khác. Ví dụ: 皮里膜外 (phiên âm tiếng Hán “Bì lí mạc ngoại”), không được lý giải theo nghĩa đen, mà có nghĩa bóng là hiểu biết nông cạn chỉ thiên về bề mặt thôi, không đi sâu vào nghiên cứu được. Ở đây, da và mạc là hai đối tượng dùng để định hướng và so sánh, khác với nhà và ngõ giữ chức năng ngữ nghĩa khác trong thành ngữ “trong nhà ngoài ngõ”.

     Tương đương với “chân trong chân ngoài”, trong thành ngữ tiếng Hán có 一脚门里,一脚门外(phiên âm tiếng Hán “Nhất cước môn lý, nhất cước môn ngoại”) đối ứng với tri nhận không gian theo đường phân cắt.

     Ngoài ra, trong thành ngữ tiếng Hán còn có một số loại hình cấu trúc ngữ nghĩa khác, như 里外夹攻(phiên âm tiếng Hán “Lý ngoại gia công”) có nghĩa là lực lượng bên trong và bên ngoài hiệp đồng tác chiến. Ở đây, khái niệm trong và ngoài được lý giải thành một khối.

    里应外合 (phiên âm tiếng Hán “Lý ứng ngoại hợp”) là một thành ngữ diễn đạt phương châm chiến thuật nội công ngoại kích, trong ngoài phối hợp. Kiểu cấu trúc nghĩa của hai thành ngữ này là tri nhận không gian theo hai chiều cùng hướng vào một vật chuẩn tắc.

     吃里爬外 (phiên âm tiếng Hán “Ngật lý bà ngoại”) không được lý giải theo mặt chữ nghĩa, mà hiểu theo nghĩa bóng là ăn cây táo rào cây sung. Ở đây, khái niệm không gian trong và ngoài được nguời ta biểu đạt ý nghĩa đã được trừu tượng hoá một cách tương phản.

     墙里开花墙外香 (phiên âm tiếng Hán “Tường lý khai hoa tường ngoại hương”) miêu tả một người nào đó làm ra thành tựu đáng kể nhưng không được nội bộ công nhận mà được người ngoài cuộc mến phục và khen thưởng. Kiểu cấu trúc nghĩa của thành ngữ này là cách tri nhận không gian một chiều là từ A (trong) đến B (ngoài).

     2. Cặp từ: Gần-xa

     Trong các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, “gần” và “xa” được tri nhận là những khoảng cách không gian mang ý nghĩa tương đối, không đo đếm được chính xác. Nó dùng để biểu thị sự ước lượng có tính cảm tính của người nói về mối quan hệ giữa các sự vật theo hệ toạ độ dùng cho việc định hướng không gian là mặt đất hay mặt nước. Ta có thể hình dung cách tri nhận khoảng cách xa-gần theo sơ đồ dưới đây:

20240314 3

     Theo sơ đồ này, vật chuẩn tắc để định hướng không gian là A. “Gần” và “xa” là khoảng cách không gian được tri nhận theo quan hệ giữa đối tượng được nói tới đối với vật chuẩn tắc. Đường của mũi tên liền mạch chỉ vị trí của vật được nói tới sẽ theo hướng xa dần vật chuẩn tắc, đường của mũi tên đứt đoạn thì theo hướng ngược lại. Cụ thể, trong sơ đồ, B được coi là gần, C được coi là xa thì D được gọi là “tương đối xa” hay “tương đối gần”. Trong tiếng Việt có khá nhiều thành ngữ, tục ngữ có chứa các từ “gần” và “xa” với ý nghĩa chỉ không gian. Để minh hoạ cho cách tri nhận của người Việt về khoảng cách không gian trong thành ngữ, ta sẽ phân tích một số ví dụ sau đây:

(2.1) Đi xa về gần

(2.2) Gần nhà xa ngõ

(2.3) Bán anh em xa mua láng giềng gần

(2.4) Gần đất xa trời

     Trong các ví dụ vừa dẫn, lại có một trường hợp khá đặc biệt là (2.4). Đây là thành ngữ sử dụng cặp từ “xa-gần” nhưng lại biểu thị khoảng không gian theo chiều thẳng đứng. Tất cả các thành ngữ còn lại đều sử dụng các từ chỉ không gian theo cách thông thường (theo chiều ngang). Đến đây chúng ta sẽ xem từng trường hợp cụ thể một.

     Trước hết, ta xem xét thành ngữ (2.1). Đây là thành ngữ được sử dụng trong chăn nuôi. Ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, mỗi khi người ta mua một đôi/hay một đàn gà ở chợ về nuôi, chủ nhà thường túm lấy chân của đàn gà quay vòng quanh cột hoặc quanh một cái cây nào đó gần chuồng(chẳng hạn cây cau) rồi nói “Đi xa về gần, đi xa về gần…”. Câu nói có ngụ ý rằng, đàn gà mới khi đi kiếm ăn xa đến đâu cũng nhớ đường về chuồng. Ngoài ra, trong dân gian còn có cách tri nhận: Khi đi, vì chưa biết nên có cảm giác đường xa; nhưng lúc trở về do biết rồi nên có cảm giác là đường gần. Câu thành ngữ này về sau còn được sử dụng trong thời gian chiến tranh để chúc những người ra trận với mong ước: người ra đi tránh được hòn tên mũi đạn và sống sót trở về.

     Như vậy, ý nghĩa ban đầu của thành ngữ này là ý nghĩa được tri nhận theo cách định hướng không gian. Theo đó, đối tượng định hướng không gian hay còn gọi là vật chuẩn tắc chính là cái chuồng gà, còn “xa” và “gần” là khoảng cách không gian mà con gà sẽ vận động.

     Như vậy, khi tri nhận không gian dưới ý niệm “xa” và “gần”, bao giờ trong ý nghĩ của người nói cũng hình thành một vật chuẩn tắc. Đó chính là tiêu điểm để xác định khoảng cách không gian. Chẳng hạn, ở (2.2),vật chuẩn tắc được hình dung là “nhà” của người nói và “nhà” của người nghe/hoặc của một ai khác được nhắc tới trong câu chuyện. Giả dụ, có 3 tình huống sau đây:

Tình huống 1: (A điện thoại cho B)

A: – Tối nay anh tranh thủ sang tôi hội ý một tý.

B: – Ngại lắm. Gần nhà xa ngõ, thôi để đến mai.

Tình huống 2: ( A và B đang nói điện thoại)

A: – Tiện đường đến nhà cái Tú, anh ghé qua nhà tôi ta cùng bàn việc.

B: – Tú với anh tuy gần nhà nhưng xa ngõ. Hay ta cùng đến cơ quan.

Tình huống 3: ( A nhờ B )

A: Hôm nay anh qua chỗ ông Khang, tiện đưa giúp tôi cuốn tạp chí này cho ông Thắng nhé.

B: Không được đâu. Gần nhà xa ngõ, lỡ thời gian của tôi thì chết.

     Sự khác biệt rất dễ nhận thấy ở 3 ví dụ vừa nêu là, trong tình huống 1, vật chuẩn tắc được hình dung là nhà của A hoặc nhà của B(của người trong cuộc). Trong tình huống 2, vật chuẩn được hình dung là nhà của A hoặc nhà của một người khác ngoài câu chuyện (nhà của Tú). Trong tình huống 3, vật chuẩn không phải là nhà của A cũng không phải nhà của B mà là nhà của những người ngoài câu chuyện (nhà của ông Khang và ông Thắng).

     Theo cách hình dung không gian dựa trên một tiêu điểm nhất định hay một vật chuẩn như vậy thì, với người Việt Nam, “gần” bao giờ cũng có vai trò rất quan trọng. Cho nên, từ xa xưa cha ông ta đã quan niệm, trong cuộc sống hàng ngày, người gắn bó chia sẻ với ta không phải ai khác, chính là những người xung quanh mình mà ta quen gọi là “hàng xóm” hay “láng giềng”. Đây là mối quan hệ có ý nghĩa thân thiết có khi còn hơn cả anh em ruột thịt. Chính vì vậy mới có câu thành ngữ (2.3). Tuy nội dung ý nghĩa của nó là nghĩa bóng, nhưng ta vẫn có thể giải thích được con đường hình thành cấu trúc nghĩa của nó nhờ việc xem xét cách biểu đạt không gian trong thành ngữ này. “Anh em xa” ở đây được hiểu là “anh em sống ở xa”( cũng có người hiểu nhầm là “anh em có quan hệ huyết tộc xa”), “Láng giềng gần”được hiểu là người sống ở ngay cạnh nhà mình”. Lúc này, người hàng xóm quan trọng hơn anh em là vì mỗi khi có những công việc cần hỗ trợ, giúp đỡ thì người hàng xóm có thể có mặt ngay lập tức trong khi anh em ở xa không có điều kiện đến được.

     Quan niệm không gian gần gũi kiểu “hàng xóm láng giềng” chính là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Mở rộng hơn về tầm nhìn, người Việt Nam còn có ý niệm “hàng xóm láng giềng” ở mức vĩ mô: Hai nước gần nhau cũng gọi là quan hệ láng giềng. Việc mở rộng nghĩa như vậy chính là quá trình thay đổi đối tượng định vị không gian từ “nhà” sang “nước”.

     Chính vì “gần” là một khoảng cách không gian rất được coi trọng trong ý thức người Việt nên trong thành ngữ hiện đại ta bắt gặp các câu thành ngữ kiểu “Nhất cự ly, nhì cường độ”. Trường hợp (2.4) là một trường hợp khá đặc biệt. Ở đây “gần” và “xa” không được định hướng theo chiều ngang mà theo chiều thẳng đứng. Tại sao lại có sự kiện gần như vô lý: Ta đi/sống trên mặt đất, nghĩa là rất gần với đất mà lại nói “gần đất, xa trời”? Có lối nói này là vì ở đây xuất hiện một cách hình dung không gian theo kiểu khác. Cụ thể, ta hình dung, khoảng cách giữa mặt đất và “trời” là một khoảng cách ổn định, trong đó con người ta sống và tồn tại. Giả dụ, khi một người có biểu hiện “gần đất xa trời” là người đó ở trong tình trạng sẽ không duy trì được khoảng cách này nữa. Nghĩa là anh ta sắp phải xa trời hơn. “trời” theo tư duy dân gian là mặt cong hình chiếc vung úp lên mặt đất. Do đó, “xa trời” được hình dung theo chiều thẳng đứng cùng với cơ thể người.

     Một người chết, theo truyền thống bao giờ cũng phải mai táng/chôn xuống đất. Người xưa quan niệm, sống trên đời chỉ là tạm bợ. Chỉ khi chết về với đất mới là vĩnh cửu. Vậy là, ở đây xuất hiện một đối tượng dùng để định vị không gian, đó là “lòng đất”/dưới đất. Khi một người nào sắp xuống lòng đất là anh ta về gần với đất, cũng có nghĩa là xa dần trời. Cho nên, “gần đất xa trời” là thành ngữ được dùng trong sự kiêng kỵ nói về cái chết theo lối uyển ngữ. Ý nghĩa không gian được xem là cơ sở để hình thành nên nghĩa bóng của thành ngữ này. Ta có thể mô hình hóa quá trình “lan tỏa” ý nghĩa của các từ gần, xa như sau:

Gần, xa (Khoảng cách không gian) -> lan tỏa ý nghĩa gần, xa ( mức độ tình cảm, tầm vóc trí tuệ)

Vd: Gần nhà xa ngõ (Khoảng cách không gian)

     Bán anh em xa mua láng giếng gần, Nhìn xa trông rộng (mức độ tình cảm, tầm vóc trí tuệ) 

     Trong cách nhận thức của người Việt, gần còn có nghĩa là “mạnh”, là “quan trọng”; xa còn có nghĩa là “yếu”, là “mất mát”. Vì thế, có các câu thành ngữ, ca dao kiểu như sau:

– Nhất cận thị, nhị cận giang

– Quan thì xa, bản nha thì gần

– Nước xa không cứu được lửa gần.

Con gái mà lấy chồng gần

Có bát canh cần mẹ để dành cho.

Con gái mà lấy chồng xa

Trước là mất giỗ sau là mất con…

     Trong tiếng Hán, chúng ta gặp các thành ngữ kiểu như vậy.Ví dụ: -远亲不如近邻 (Phiên âm tiếng Hán “Viễn thân bất như cận lân”) giống với “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, nhưng về mặt ngữ nghĩa thì nhẹ hơn. -远水不救近火(Phiên âm tiếng Hán “Viễn thuỷ bất cứu cận hoả”) hoàn toàn giống với “nước xa không cứu được lửa gần”. Ngoài ra trong thành ngữ tiếng Hán còn có một thành ngữ khác với ngữ nghĩa giống nhau như远水不解近渴Viễn thuỷ bất giải cận khát (Nước xa không đỡ khát nước). Trong tiếng Hán thì không có thành ngữ nào đối ứng với “gần đất xa trời” để miêu tả trạng thái một người sắp qua đời bằng lối uyển ngữ.

      Chúng tôi phải lưu ý đến một hiện tương biểu thị không gian so sánh đối chiếu với khái niệm “xa” và “gần”. Ví dụ như 舍近求远 (phiên âm tiếng Hán “Xả cận cầu viễn”), 远交近攻 (phiên âm tiếng Hán “Viễn giao cận công”),v.v

     Bên cạnh đó, trong tiếng Hán còn có một loại thành ngữ khác, 远在天边,近在眼前(phiên âm tiếng Hán “Viễn tại thiên biên, cận tại nhãn tiền”) hình dung những sự vật hoặc người mà mình đang tìm ngay ở trước mắt. Ở đây, vất chuẩn tắc hình như rơi vào cách tri nhận không gian xa xôi, nhấn mạnh ý nghĩa khoảng cách gần với đối tượng.

Tác giả bài viết: Hữu Đạt1Phùng Siêu2
(1Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN)
(2Trường Đại học SISU Trung Quốc)

Nguồn: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 1-9

--------

Tài liệu tham khảo

     [1] M.D.Akhundov (1982), Konsepsjii prostranstva ivremeni, Istoki. Evoliusjii, perspektivư, M.

     [2] N.M.Sanskjii (1963), Phrazeologija sovremennogo russkogo jazưka, Vưssaja skola, M.

     [3] Mahesh Srinivasan, Do classifiers predit differences in cognitive processing? A stuy of nominal classification in Mandarin Chinese, Language and Cognition 2-2 (2010), DOI 10.1515/LANGCOG. 2010.007.

     [4] Lawrence J. Taylor and Rolf A. Zwaan (2009), Action in cognition: The case of language, Language and Cognition 1-1 (2009), DOI 10.1515/LANGCOG. 2009.003.

     [5] Nguyễn Đăng Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ), Nxb KHXH.

     [6] Nguyễn Đức Dân (2009), Tri nhận thời gian trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 12.

     [7] Hữu Đạt (2007), Thử áp dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận vào việc phân tích nhóm từ chỉ sự vận động “rời chỗ” trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11.

     [8] Hữu Đạt (2007), Nghĩa biểu vật, biểu niệm của từ và việc phân tích chúng…,Tạp chí ĐHQG HN, số 1.

     [9] Hữu Đạt (2010), Sự hình dung không gian trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1.

     [10] Hữu Đạt (2011), Con đường tạo nghĩa của các thành ngữ liên quan đến văn hóa ăn và văn hóa mặc trong tiếng Việt, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, số 1.

     [11] Nguyễn Lai (2001), Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt hiện đại. Nxb KHXH, Cứ liệu về từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt và mối quan hệ không gian- thời gian trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.

     [12] Lý Toàn Thắng (2006), Ngôn ngữ học tri nhận Từ lý thuyết đến thực tiễn, Nxb KHXH.

     [13] Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt ( trong sự so sánh với các dân tộc khác), Nxb ĐHQG Hà Nội.

     [14] Từ điển thành ngữ Việt Nam(1994), Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, Nxb VHTT.

     [15] Từ điển tiếng Việt thông dụng (1995), Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang…, NxbGD

      [16] 唐雪凝、许浩:《现代汉语常用成语的语义认知研究》,北京:社会科学文献出版社,2010年版。

     [17] StephenC.Levinson:《语言与认知的空间:认知多样性探索》,北京:世界图书出版公司,2008年版。

     [18] 王涛等编著:《中国成语大辞典》,上海辞书出版社,1996版。

 

TÓM TẮT

     Trong tiếng Việt và tiếng Hán, cặp từ “gần-xa” và “trong-ngoài” có một vị trí khá quan trọng trong việc tạo ra các đơn vị thành ngữ. Tuy nhiên, khi hoạt động với vai trò là “cái khung” của loại đơn vị này, ở mỗi ngôn ngữ, các cặp từ này lại biểu thị cách tri nhận khác nhau về không gian. Để có thể thấy được những đặc điểm nổi bật về cách tri nhận không gian qua ngôn ngữ, bài báo tiến hành miêu tả và phân tích so sánh những điểm giống nhau và khác biệt trong việc sử dụng các cặp này của người Hán và người Việt . Từ các kết quả phân tích, bài báo chỉ ra mối quan hệ gần gũi giữa tiếng Việt và tiếng Hán cũng như những khác biệt mang tính bản sắc của tư duy dân tộc.

Từ khóa: khung, tri nhận, thành ngữ, không gian, quan hệ, bản sắc.

 

Tổng bình:

近日劉勰《文心》,鍾嶸《詩評》,異議蜂起,高談不息。

(盧照鄰《南陽公集序》)

 

Gần đây, Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, Thi bình (tức Thi phẩm) của Chung Vinh ra đời, nghị bình nổi lên, tranh luận không dứt.

(Lư Chiếu Lân, Nam Dương công tập tự)

 

Đọc lại câu văn này, bèn vỗ đùi cái đét rồi tủm tỉm cười: "Lạ gì thói đàn ông! Chẳng qua nhờ môi miệng, chim được cô ả tầm phơ thì cũng gỡ gạc chơi. Tội gì không! Phải xa vợ quanh nào thì anh nào chẳng giống anh nào? Vả lại có thiệt gì! Mỗi tháng mất năm hào để thuê nhà, đi giải phiền một lần cũng mất đến thế rồi. Mà lại lắm thứ lo. Đằng này vừa rẻ, vừa chắc chắn". Ông nhà văn Nguyễn Công Hoan nói "trúng tim đen" của nhiều đấng mày râu.

Về chữ nghĩa, cơn cớ gì từ ả lại xuất hiện? Ta hãy so sánh với đoạn ngắn trong một lá thư in trong tập “Hoàng hậu Nam Phương” qua một số tư liệu chưa công bố (NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh - 2023) của nhà sưu tầm Phạm Hy Tùng: "Bà Hoàng có gửi thư cho Ả, bà nói muốn về nước để thăm Ả và con kẻo nhớ quá nhưng sợ con không cho nên bà không dám… Còn Ả xin con trong giai đoạn này rất khó khăn nguy hiểm. Con nên thận trọng. Không nên săn bắn và chơi nhởi. Ả lấy làm lo quá. Con nên thương Ả" (tr.156). Ả là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba? Ả là danh từ riêng? Nếu không phải, vậy ả có nghĩa là gì?

Với câu hỏi này, tôi đồ rằng hầu hết những ai yêu thích “Truyện Kiều”, ngay lập tức nhớ đến câu: "Đầu lòng hai ả tố nga/ Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân"; hoặc thơ Hàn Mặc Tử có câu: "Tôi ưng ả thuyền quyên/ Cốt để dò xem ý lạ". Ả trong ngữ cảnh này là chỉ cô gái trẻ. Cách nói này trung tính, chỉ phản ánh những gì mắt thấy tai nghe, không bình phẩm, không thể hiện sự đánh giá chủ quan.

20240102 2Phụ nữ Việt thế kỷ XIX (ảnh tư liệu)

Thật ra, trong một câu thơ, một đoạn văn, ngay cả giao tiếp hằng ngày, tùy vào trường hợp cụ thể, ta sẽ thấy tác giả/ người nói cũng bộc lộ thái độ rõ ràng khi sử dụng từ ả cho nhân vật nào đó. Thí dụ, "Bên thì mấy ả mày ngài/ Bên thì ngồi bốn năm người làng chơi", dù không hiểu "mày ngài" nghĩa là gì, Nguyễn Du sử dụng theo điển tích, điển cố gì nhưng một khi nó "đối xứng" với từ "làng chơi" đã cho thấy sự chung chạ, đàn đúm của một nhóm người không đàng hoàng, đứng đắn cũng là loại "Mèo mả gà đồng". Từ ả ở đây ta hiểu là "Nói những đàn bà con gái không có giá trị" - theo “Việt Nam từ điển” (1931), tức cách nói đánh giá thấp tư cách những người ấy.

Vậy, ả trong câu tục ngữ "Ăn như thuyền chở mã, làm như ả chơi trăng/ Ăn như thợ ngõa, làm như ả chơi trăng", ta cũng hiểu ả như trên? Khoan vội trả lời. Xin giải thích "mã/ chở mã" là chở hàng mã - những thứ đồ dùng để đốt khi cúng cho người dưới cõi âm - nó được đan bằng nan tre, bề ngoài dán giấy nên nhẹ hều, do đó, chở bao nhiêu cũng không khẳm; còn thợ ngõa, là thợ lợp ngói, nói chung là thợ xây, thợ nề làm công việc nặng nề, vất vả. Ngõa là từ Hán Việt nghĩa là ngói. Cả hai câu này, hiểu theo nghĩa bóng nhằm phê phán, cười chê ai đó tham ăn, lười làm.

Nếu "ả mày ngài" đi chung với bọn "làng chơi" nhằm chỉ cùng một giuộc, một phường không ra gì thì "thuyền chở mã/ thợ ngõa" chỉ những việc chính đáng/ những người lương thiện, vì thế một khi sánh cùng với "ả chơi trăng" thì ả chính là từ chỉ đàn bà con gái nói chung. Hoàn toàn khác với cách nói về mấy ả ở lầu xanh trong câu thơ Kiều. Rõ ràng, từ ả dùng chỉ hai hạng người khác nhau, hoặc xem thường hoặc không tỏ thái độ gì.

Tuy nhiên, ả không chỉ có những nghĩa như thế. Chẳng hạn, trong tiểu thuyết “Đống rác cũ” của nhà văn Nguyễn Công Hoan có mẩu đối thoại: "Tôi chúa ghét đàn ông hay lăng nhăng, bạc tình, chỉ làm hại đàn bà con gái". "Chà! Tại anh, tại ả, tại cả đôi bên. Bụt trên tòa, gà nào dám mổ mắt". Ta chú ý đến cụm từ "Tại anh, tại ả" và dễ dàng liên tưởng đến câu cửa miệng: "Việc ấy chẳng phải tại ai/ Tại anh, tại ả tại cả đôi bên". 

Cả hai câu này với từ "anh, ả" đều là tình huống ai đó nói về/ đánh giá về nhân vật thuộc ngôi thứ 3. Ả trong trường hợp này lại là chị, ta hiểu là ý muốn nói chuyện đó/ sự việc đó của anh chị đó là do hai người đó gây ra, chứ không phải do tác động của ai khác. Anh ả tức anh chị, còn có thể tìm thấy trong câu: "Xứng anh xứng ả, xứng cả một đôi".

Có hiểu như thế, ta mới dễ dàng giải thích câu tục ngữ "Làm anh, làm ả thì ngả mặt lên". Ngả ở đây nghĩa là ngửa. Đã làm anh làm chị trong nhà/ tổ chức/ cơ quan/ công ty thì phải sống thế nào cho đáng mặt, xứng với uy quyền, chớ nên làm sai trái điều gì để rồi vì mắc cỡ, hổ thẹn phải lịt mặt, cúi gằm mặt không dám ngửa mặt nhìn khi gặp người vai vế thấp hơn. Với từ ả có nghĩa là chị, tìm về “Từ điển Việt-Bồ-La” (1651), ta thấy hàng trăm năm trước người Việt đã sử dụng: "Ả, chị ả: Người chị sinh đầu tiên".

Trở lại với bức thư trên, ngoài từ Ả, ta còn bắt gặp từ nhởi/ chơi nhởi, tập sách này chú thích: "Nhởi tức chơi đùa (phương ngữ)". Cụm từ này xuất hiện trong câu: "Không nên săn bắn và chơi nhởi. Ả lấy làm lo quá", ta sẽ  thấy chú thích này không hợp lý ở chỗ nếu con chỉ chơi đùa tức đùa chơi, chơi giỡn một cách vui vẻ, vậy, có gì Ả phải lo?

Thật ra Ả lo là đúng vì chơi nhởi tức là chơi bời - “Đại Nam quấc âm tự vị” (1895) giải thích. Chơi bời ở đây là hiểu theo nghĩa mê đắm những thú tiêu khiển không lành mạnh, tiêu xài phung phí, ăn chơi trác táng, có những mối quan hệ phức tạp… Một khi nói đến chơi bời, ta thường nghe nói đến một vài cụm từ liên quan như "chơi bời hút xách", "chơi bời lêu lổng"… Thế thì Ả lo nên dặn dò là phải rồi.

Không chỉ có "ả" mà còn có "cái ả", có thể tìm thấy trong ca dao:

Thằng Ngô lắm nhẫn nhiều vòng

Làm cho cái ả phải lòng thằng Ngô

Một khi từ "cái/ cái ả" xuất hiện ở đây, cho thấy người nói đang đánh giá kẻ thấp hơn mình, ít ra về tuổi tác, tỏ ý xem thường, tương tự cách nói "cái thằng nọ", "cái con mẹ kia". Nay, ta thử tách riêng từ "cái" để bàn thêm, thí dụ, trong phép ăn uống của người Việt có câu: "Khôn ăn cái, dại ăn nước". Nếu nắm rõ về một trong những cấu trúc đặc thù của tục ngữ, ta thừa biết rằng, trong câu này có hai vế đối với nhau: khôn - dại; cái - nước là từ trái nghĩa. Cấu trúc này cũng tương tự như "Khôn làm văn tế, dại làm văn bia", "Khôn nhà, dại chợ", "Miệng khôn, trôn dại", "Hết khôn dồn đến dại" v.v… Dù không giải thích nhưng ai cũng thừa biết trong ngữ cảnh "Khôn ăn cái, dại ăn nước", nước - chất lỏng khi nấu món ăn nào đó. Vậy, trái nghĩa với nước là cái - phần đặc còn lại, chất lương nhất, tùy theo nấu món gì.

Thế thì, ta hiểu làm sao với câu "Con dại cái mang"? Nếu nắm rõ về một trong những cấu trúc đặc thù của tục ngữ, ta thừa biết rằng, từ nguyên nhân sẽ dẫn tới kết quả, thí dụ như "Bụng làm dạ chịu", "Tham thực cực thân", "Bé chẳng vin, cả gẫy cành"… Lẽ ra con dại thì con phải chịu lấy, phải mang lấy, nhưng không, lại cái. Vậy cái là gì? Cái là từ Việt cổ dùng để chỉ người mẹ. Câu tục ngữ này nhấn mạnh đến vai trò giáo dục của người mẹ dành cho con, bởi thế mới có câu: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà".

Nhằm chỉ về mẹ, không chỉ có từ "cái" mà còn có dăm từ khác nữa. “Từ điển Việt-Bồ-La” của A. de Rhodes (1651) ghi nhận cách nói của người Việt từ hơn 300 năm trước: "Áng ná: Cha và mẹ". Về sau từ "ná" đã dần dần chuyển thành "nạ", ta có thể tìm thấy trong câu "Sẩy nạ quạ tha", "Đòng đòng theo nạ, quạ theo gà con"… Theo năm tháng từ "nạ" không còn phổ biến nữa, nếu còn chăng chính là "nạ/ nạ dòng" nhằm chỉ người đàn bà lớn tuổi, đã có chồng. Do không hiểu từ nạ nên người ta đã thay đổi bằng từ khác, chẳng hạn "Quen nhà mạ, lạ nhà chồng" hoặc "Chờ được vạ, má đã sưng"…

Không rõ, từ lúc nào tiếng "cái" biến mất trong cách gọi về mẹ? Khảo sát từ ca dao, tục ngữ, ta biết ở thế kỷ XVIII vẫn còn xuất hiện: "Em về nuôi cái cùng con/ Anh đi trẫy hội nước non Cao Bằng"; "Dấu Bố Cái rêu in nền miếu/ Cảnh Bà Đanh hoa khép cửa chùa" (Phú Tây Hồ).  Nếu lấy “Từ điển Việt-Bồ-La” (1651) làm mốc thì ta biết trong thời điểm đó, "cái" không còn sử dụng để dùng chỉ người mẹ nữa, mà dùng để chỉ… con/ con gái. Ngộ nghĩnh chưa? "Con cái: Con trai và con gái, chỉ dùng cho người". Cách hiểu này vẫn tồn tại đến nay, thí dụ một người đến chơi bạn đã hỏi: "Dạo này con cái học hành thế nào?" là hỏi con trai lẫn còn gái. "Con cái: Con, thế hệ con nói chung: Con cái đã trưởng thành, chăm lo việc học hành của con cái" - theo “Đại từ điển tiếng Việt” (1999).

Đừng tưởng, "cái" nhằm chỉ con gái như “Từ điển Việt-Bồ-La” ghi nhận, nay đã mất đi. Không đâu. Vẫn còn đó. "Cái" lại dùng để chỉ thân mật bạn bè cùng trang lứa, chẳng hạn, "Kìa, cái Thúy vừa tậu chiếc xe mới". Nhưng gọi "cái con mẹ Thúy", "cái ả Thúy" lại hàm nghĩa xem thường, khinh bỉ, miệt thị.

Tóm lại, ta hiểu từ Ả trong bức thư như thế nào?

Ta biết, thư này là mẹ viết cho con. Cụ thể bà Từ Cung viết cho con là cựu hoàng Bảo Đại vào ngày 22/12/1949, khi ông trở về nước và sống ở Đà Lạt. Hiểu "ả" có nghĩa là "mẹ" trong trường hợp này hoàn toàn chính xác, có điều tôi còn phân vân vì sao không một từ điển nào ghi nhận? Có thể đây là trường hợp cá biệt bởi lẽ người viết thư cho "thiên tử" dẫu do mình sinh ra nhưng họ vẫn nói trớ đi, chỉ dám xưng "ả" hiểu theo nghĩa là "chị"? Cũng không hợp lý, vì như ta biết vợ chồng Bảo Đại vẫn gọi bà Từ Cung là "mẫu hậu/ Đức Thái hậu" kia mà?

Suy luận này là thừa, đơn giản, "ả" còn đóng vai trò đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất.

Lê Minh Quốc

Nguồn: An ninh thế giới giữa và cuối tháng, ngày 15.12.2023.

Việc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa được cho phép chuyển đổi thành Đại học Bách khoa Hà Nội đã dấy lên một số thắc mắc về nội hàm ý nghĩa của từ “Đại học” và “Trường đại học” có gì khác nhau. Đồng thời, trước khi có quyết định chuyển đổi thì trường này cũng đã sử dụng bảng tên là Đại học Bách khoa Hà Nội

20221211 5

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa được cho phép chuyển đổi thành Đại học Bách khoa Hà Nội.

Có ý kiến cho rằng, lâu nay nhiều “Trường đại học” nhưng ghi ngoài bảng hiệu đặt ở cổng trường là “Đại học” nhìn lâu rồi thành quen. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng việc chuyển từ "Trường đại học" lên thành "Đại học" không đơn giản là việc đổi tên gọi mà bản chất là trường này chính thức thay đổi mô hình quản trị...

Khởi nguồn của từ “Đại học” ra đời vào thập niên 1990

Trong quá trình phát triển của đại học, để tăng cường sức mạnh, tính độc lập, sáng tạo, đột phá của giáo dục đại học, năm 1996 hai Đại học Quốc gia Hà Nội và TP.HCM ra đời. Mỗi đại học này là sự ghép lại của nhiều trường đại học như: ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn và một số trường thành viên khác. Từ đó trong giấy tờ có sự phân biệt giữa “Đại học” là từ chỉ cơ sở có quy mô lớn, tập hợp nhiều “Trường đại học” với “Trường đại học” là các trường thành viên của “Đại học” hoặc các trường đại học độc lập trực thuộc bộ. Ít năm sau có ba trường đại học vùng ra đời: Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng.

Một biển hiệu của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM nhưng ghi là Đại học Công nghệ TP.HCM.

Từ “Đại học” hay “Trường Đại học” chỉ là sự phân biệt của tiếng Việt, chứ tiếng Anh đều là University. Mô hình “Đại học” này học theo mô hình Hoa Kỳ, châu Âu vì ở đó có nhiều University thuộc một University lớn hơn. Đơn cử như University of California người ta thường dịch là “Hệ thống đại học” hay “Viện đại học” vì ở dưới có nhiều trường thành viên như: UC Berkeley, UC Merced, UC San Francisco…

Dù học theo mô hình Hệ thống/ Viện đại học nhưng tiếng Việt không dùng sự phân biệt “Hệ thống/ Viện đại học” với “Trường đại học” mà dùng “Đại học” với “Trường đại học” để phân biệt. Sự phân biệt “Đại học” (lớn) với “Trường đại học” (nhỏ) là sự phân biệt giả tạo (cách nói của ngôn ngữ học) có tính duy ý chí, cưỡng bức, vì không có truyền thống trong tiếng Việt, có thể coi nó như một trường hợp dùng từ sai hay lỗi tiếng Việt. Vì sao? Thông thường từ “Đại học” có 2 nghĩa:

- Thứ nhất là cấp học: Tiểu học, Trung học, Đại học…

- Thứ hai: Cơ sở giáo dục dạy học, tức là trường đại học được nói gọn lại. Ví dụ: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng giống như ĐH Bách Khoa Hà Nội, tương tự: Trường ĐH Khoa học Huế - ĐH Khoa học Huế, Trường ĐH Cần Thơ - ĐH Cần Thơ.

Không ai phân biệt “Đại học” với “Trường đại học”. Cho đến tận hôm nay, sau gần 30 năm xã hội vẫn còn rất nhiều người không biết có sự phân biệt đó.

Do đó, chuyện "Trường Đại học Bách khoa Hà Nội" bỗng chốc có quyết định trở thành "Đại học Bách khoa Hà Nội", đã đẩy sự bất cập trong phân biệt "Trường Đại học" với "Đại học" lên đỉnh điểm, khiến dư luận đưa ra nhiều thắc mắc.

Một bảng hiệu của Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhưng ghi là Đại học Tôn Đức Thắng.

Từ đó nhiều ý kiến đề cập đến những “lỗi dùng từ” như “Bộ Giáo dục và Đào tạo” thì thừa chữ "và Đào tạo", vì Giáo dục nào mà không đào tạo hay đào tạo nào mà không qua giáo dục? Ít ai biết cái đuôi ấy là dấu tích của việc ghép Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp vào, vì dẫu ghép vào nó vẫn không muốn bị mất dấu hẳn!  

“Đại học” cần phải thay đổi để làm gương cho việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Sự đối lập giả tạo giữa “Đại học” (lớn) và “Trường Đại học” (nhỏ) cần phải chấm dứt. Nhưng phân biệt bằng cách nào? Phó Giáo sư Ngôn ngữ học Nguyễn Hồng Cổn có đề nghị phân biệt Đại học (lớn) với Học viện (nhỏ, chuyên ngành). Như vậy thì hàng loạt các trường phải đổi tên: “Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn” thành: “Học viện Khoa học xã hội và Nhân văn”, tương tự: Học viện Khoa học tự nhiên, Học viện Y Khoa, Học viện Luật… Đây là điều tối kỵ vì danh tiếng của các đại học là rất quan trọng, không thể bỗng chốc mất đi được.

Một bảng hiệu của Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM nhưng ghi là Đại học Kinh tế-Tài chính TP.HCM.

Theo tôi, nên dùng từ VIỆN ĐẠI HỌC thay cho ĐẠI HỌC, còn các "trường đại học" hay các "đại học" không còn phân biệt nữa. “Viện Đại học” ra đời khi thành lập Viện Đại học Đông Dương năm 1906, sau đó được dùng rộng rãi trong hệ thống giáo dục đại học miền Nam từ 1954 đến 1975. Ví dụ:

- Viện Đại học Sài Gòn có nhiều phân khoa, hay cũng gọi là trường đại học như: Khoa học Đại học đường, Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn… Các phân khoa/ trường thành viên có đây đủ quyền như một trường đại học.

- Viện Đại học Huế có nhiều phân khoa, tức là các trường đại học, như: Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Y Khoa, Trường Đại học Luật khoa…

Nếu thay đổi như thế, chúng ta sẽ trả từ “Đại học”, “Trường đại học” đúng nghĩa của nó là một cấp học hay/ và một cơ sở đào tạo đại học. Trường Đại học Y khoa hay Đại học Y khoa, Trường Đại học Bách Khoa và Đại học Bách khoa…là như nhau. Như vậy chỉ có mấy Đại học mới ra đời cần phải đổi tên thôi như: Đại học Quốc gia Hà Nội thành Viện Đại học Quốc gia Hà Nội, tương tự: Viện Đại học Quốc gia TP.HCM, Viện Đại học Huế, Viện Đại học Đà Nẵng... Còn Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có muốn thành Viện Đại học Bách khoa Hà Nội hay không thì tùy. Như thế sẽ không còn chuyện khôi hài: Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội nữa.

Một bảng hiệu của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhưng ghi là Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Bộ Giáo dục nên đi trước trong việc chuẩn hóa chữ nghĩa. Danh chính thì ngôn thuận. Tên gọi không chỉ là danh từ mà còn phản ánh tư duy. Việc thay đổi cũng là bình thường trong quá trình phát triển. Việc học các từ có sẵn hợp lý trong tiếng Việt dù thời Pháp thuộc hay miền Nam trước 1975 cũng là bình thường, vì dù ở thời nào thì cũng là tiếng Việt, từ nào đúng, hay thì học, từ nào dùng sai thì bỏ. Đơn cử "trường cấp I, II, III" như cách nói của miền Bắc trước 1975 đã thành "trường tiểu học, trung học” (cơ sở, phổ thông) như cách nói thời Pháp thuộc hay miền Nam trước 1975.  

Việc thay đổi ấy sẽ khiến cho danh từ có tính hệ thống, tránh nhầm lẫn, tránh được một trường hợp tạo từ sai, và đó là cách nêu gương bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.  

Đề nghị tiếp theo: Từ đây trở đi việc tạo ra các từ mới phải có một hội đồng chuyên môn quyết định và phải hỏi ý kiến dư luận rộng rãi nếu chuyện ấy liên quan đến nhiều người, chứ không thể là ý kiến bất chợt của một vài vị quản lý hành chính nào đó dù có bằng cấp nhưng không có trình độ tiếng Việt tốt được. Quốc hội chỉ thông qua về mặt chủ trương, còn chọn danh từ nào thì phải do hội đồng ấy quyết định. Đó cũng là cách khiến cho các cơ quan công quyền không bị xã hội đàm tiếu, giữ được sự tôn nghiêm và tôn trọng của xã hội. 

PGS.TS. Đoàn Lê Giang 

(nguyên Trưởng khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -ĐHQG-TP.HCM)

Nguồn: Khoa học phổ thông, ngày 9.12.2022.

Thông tin truy cập

60754360
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
8984
9281
60754360

Thành viên trực tuyến

Đang có 247 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website