(Trần Thị Minh Thu, In trong "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN)

Ngôn ngữ và văn hoá: “mối quan hệ biện chứng lẫn nhau”

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người; ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác[1]. Từ định nghĩa trên, chúng ta không chỉ nhận ra được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong đời sống của con người mà bên cạnh đó, chúng ta còn nhận ra được mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa – một “mối quan hệ biện chứng lẫn nhau”[2]. Nghiên cứu ngôn ngữ nói chung dưới góc độ văn hóa đã trở nên phổ biến trong giới ngôn ngữ học hiện nay, hướng tiếp cận ngôn ngữ - văn hóa không chỉ có ý nghĩa về mặt nghiên cứu, khoa học mà nó còn đem lại nhiều giá trị về mặt nhận thức, thực tiễn.

1.Lâm Đồng có thành phố Đà Lạt, một nơi có nhiều cảnh đẹp nên trở thành một điểm du lịch nổi tiếng trên đất nước ta. Có người cho rằng, Đà Lạt chỉ có một điểm yếu là không có biển nên không có hòn đảo nào. Bù lại, Đà Lạt có cả núi, đồi, đèo, sông, hồ, thác, tức là có nhiều thắng cảnh.

(Nguyễn Công Đức, In trong "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học
của Khoa VH&NN)

1. Chương trình 135 của Chính phủ về vùng Tây Nguyên đã được triển khai thực hiện gần 4 năm qua nhằm phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo tại các xã, thôn, buôn làng đặc biệt khó khăn đã đem lại một số kết quả khích lệ ban đầu đối với đời sống kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. Đến nay, Chương trình này đang triển khai thực hiện giai đọan 3. Tuy những kết quả ban đầu do Chương trình mang lại, dù được nhìn nhận và đánh giá là tích cực, nhưng hãy còn nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra, nếu chưa thực sự giải quyết một cách căn cơ, tòan diện, thì vị tất đã có thể bảo lưu được một số kết quả ban đầu; đó là  còn chưa nói đến triển vọng sẽ đạt được những mục tiêu cơ bản về kinh tế-văn hóa-xã hội của Chương trình 135 đề ra khả dĩ đáp ứng được sự mong đợi của các tộc người Việt Nam ở Tây Nguyên, trong đó các tộc người thiểu số bản địa là hết sức quan trọng – như nhận định và đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu và các nhà quản lí xã hội trong những cuộc Hội thảo sơ kết việc triển khai thực hiện Chương trình 135 trong những giai đọan vừa qua. Rõ ràng, để đạt được kết quả một cách tất yếu và bền vững không thể không tập trung giải quyết một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, có tính nền tảng, căn nguyên, đó là vấn đề giáo dục – dân trí phát triển bền vững của mọi mặt đời sống xã hội. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà Đảng và Nhà nước đã xác định rõ : “ giáo dục là quốc sách hàng đầu ”. Tuy nhiên, trên thực tế, còn nhiều vấn đề cấp bách đặt ra, vì trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược giáo dục nói chung, chiến lược giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số nói riêng, trong đó có vùng Tây Nguyên, đã bộc lộ không ít những bất cập, nên Hội nghị Trung ương VIII, khóa XI vừa mới diễn ra, giáo dục là một trong những vấn đề trọng tâm có tính cấp thiết được đưa ra bàn thảo trong Hội nghị.

 (Nguyễn Thị Phương Trang, In trong " Những vấn đề ngữ văn " (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN))

Ý kiến đề nghị bổ sung 4 ký tự F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt mà TS. Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đưa ra 6 tháng trước đây đã làm dấy lên một làn sóng tranh luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông, nhất là trên báo mạng. Có những người vui mừng, cổ súy, cũng có những người hoang mang, lo lắng. Với bài viết này, chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói, ngõ hầu bày tỏ một cách nhìn để có thể xác định một thái độ phù hợp đối với câu chuyện “bổ sung F, J, W, Z” đang bàn.

 (Nguyễn Hữu Chương, In trong "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa Văn học và Ngôn ngữ)

1. Đặt vấn đề

Đã có nhiều nghiên cứu về nghĩa ẩn dụ của các từ trong các trường từ vựng chỉ người, bộ phận cơ thể người, động vật và thực vật tiếng Việt. Các từ điển giải thích tiếng Việt đều đã giải thích các nghĩa phái sinh ẩn dụ của từ trong các trường này. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi vào phân loại các loại nghĩa ẩn dụ của mỗi từ, mỗi trường, cũng chưa có từ điển nào ghi chú loại ẩn dụ bên cạnh lời giải nghĩa.

1.Khánh Hòa với vịnh Nha Trang từ xa xưa đã trờ thành một trong những điểm du lịch hàng đầu ở nước ta. Nha Trang được quốc tế xếp vào một trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Ngoài cảnh đẹp, Khánh Hòa còn nhiều đặc sản, ảnh hưởng của nền văn hóa Chăm và được sự quan tâm của các lãnh đạo về sự phát triển từ nhiều thế kỷ qua.

 (Bùi Khánh Thế, In trong "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa Văn học và Ngôn ngữ)

  1.    Nếu Việt Nam là bức tranh thu gọn của khu vực Đông Nam Á về trạng thái tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ và văn hóa, thì Tây Nguyên là vùng địa lý - lịch sử tiêu biểu và đặc sắc của trạng thái đó. Tuy Tây Nguyên là vùng không tiếp giáp với biển, nhưng bù vào đó nơi đây đầu nguồn của hệ thống sông ngòi. Mà dòng sông chảy xuyên qua các châu thổ dù không lớn so với đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, nhưng cũng đủ đa dạng, trù phú để tạo nên các sản phẩm nông nghiệp có thể trao đổi bổ sung với lâm sản Tây Nguyên. Điều đáng chú ý là các dòng sông này dù theo hướng tây bắc hay đông nam cuối cùng đều hướng ra biển Đông, tạo nên những thủy đạo giao lưu giao ngược. Ta có thể gặp theo hướng từ Bắc vào Nam những dòng sông nổi tiếng về mặt khảo cổ, lịch sử, cảnh quan hoặc giá trị kinh tế : Nhật Lệ, Hương Giang, Trà Khúc, Thu Bồn, Sông Hàn, Sông Vệ, Sông Cái, Sông Ba, Sông Dinh, Sông Lũy. Một đặc điểm thuận lợi cho sự đi lại là miền đệm trung du giữa Tây Nguyên và các đồng bằng nhỏ ven biển kéo dài song song với Tây Nguyên không phải là những đèo ải quá hiểm trở, mà như một dải sơn địa chuyển tiếp. Vì vậy những đường bộ từ đồng bằng lên các thượng nguồn được hình thành khá phổ biến giữa các vùng dân cư hai miền xuôi ngược có nhu cầu đổi chác sản vật địa phương. Chính cái cơ sở kinh tế trao đổi sản vật địa phương, ắt hẳn đã tồn tại từ ngàn xưa ấy và ngày nay vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi là điều kiện khách quan tạo môi trường thuận lợi cho sự giao lưu ngôn ngữ, văn hóa. Bình Định có câu ca dao “Ai về nhắn với nậu nguồn : măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Vì vậy các nhà nghiên cứu không lấy gì làm lạ khi tìm thấy trong số các hiện vật phát hiện được ở di chỉ khảo cổ Sa Huỳnh ven biển những hiện vật ngờ rằng có nguồn gốc từ miền Trung Á mà con đường trao chuyển ắt phải qua đoạn trung gian Trường Sơn.

 (Huỳnh Thị Hồng Hạnh, In trong " Những vấn đề ngữ văn " (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN)

 

Nhà văn Nguyễn Chánh Sắt (nguồn: Google)

 

Nói đến văn xuôi Nam Bộ đầu thế kỷ XX, người ta hay nhắc đến Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản… Mặc dù không phải là nhà văn đóng vai trò tiên phong như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản và cũng không thu được nhiều thành tựu như Hồ Biểu Chánh nhưng Nguyễn Chánh Sắt thực sự được biết tới như một cây bút tiểu thuyết quốc ngữ Nam Kỳ nổi bật ở thời kỳ đầu. Trong khoảng thời gian từ năm 1915 đến năm 1930, nhiều tác phẩm của ông như Trinh hiệp lưỡng nữ (1915), Gái trả thù cha (1920), Tình đời ấm lạnh (1922), Lòng người nham hiểm (1925), Giang hồ nữ hiệp (1928)… đã được độc giả Nam Kỳ ưa chuộng, hâm mộ. Đặc biệt tiểu thuyết Nghĩa hiệp kỳ duyên (Chăng Cà Mum) được viết vào năm 1920 của Nguyễn Chánh Sắt đã trở thành một tác phẩm tiêu biểu của văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ trong thời kỳ đầu tiên của một dòng văn học mới, mở đầu cho thể loại tiểu thuyết xã hội rất được ưa chuộng ở Nam Kỳ lục tỉnh. Cuốn tiểu thuyết từng được đánh giá là “một tác phẩm tiêu biểu của bộ môn tiểu thuyết được hình thành bằng kết hợp những truyền thống về truyện có sẵn của văn học Việt Nam với những đặc tính của tiểu thuyết phương Tây”[1]. Tác phẩm này còn được xem là một cột mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển theo chiều hướng hiện đại trong lĩnh vực ngôn ngữ văn xuôi và đặc biệt chất Nam Bộ thể hiện đậm nét qua từ ngữ, văn phong trong sáng, bình dị, mộc mạc. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu những nét đặc sắc trong ngôn ngữ văn xuôi Nam Bộ đầu thế kỷ XX trong Nghĩa hiệp kỳ duyên của Nguyễn Chánh Sắt.

(Nguyễn Hoàng Trung,

1. Dẫn nhập

 

      Trong ngữ pháp tiếng Pháp, thái (voix) thường được xem là một hệ thống đối lập hai hình thức đánh dấu hai cách nhìn khác nhau về sự tình do một vị từ chuyển tác biểu thị: thái chủ động (Le ministre a inauguré l’exposition/ Ngài bộ trưởng khai mạc buổi triển lãm) và thái bị động (L’exposition a été inaugurée par le ministre/ Buổi triển lãm do ngài bộ trưởng khai mạc.). Trong khi vẫn xem thái là một phạm trù của vị từ, các nhà phân tích ngữ pháp thường xử lý thái trong tiếng Pháp (và nhiều thứ tiếng Ấn-Âu khác) như một hiện tượng cú pháp ngữ nghĩa ở cấp độ cú hoặc cấp độ câu liên quan đến cách thức mà các tham tố ngữ nghĩa của một vị từ được phóng chiếu dựa trên chức năng cú pháp, với việc chủ ngữ trở thành tiêu điểm ngữ nghĩa.         

      Kết cấu [être + participe passé par complément d’agent] được xem là kết cấu điển hình cho thái bị động tiếng Pháp, mặc dù bên cạnh kết cấu này còn có một số cách biểu đạt ý nghĩa bị động (sens passif) như hình thái như verbes pronominaux (Ce livre se vend bien = Ce livre est bien vendu/ Quyển sách này bán chạy) hoặc kết hợp Faire – Verbe à l’infinitif – COD (Les forces de police ont fait évacuer l’hôtel = L’hôtel a été évacué par les forces de police = Lực lượng cảnh sát sơ tán những người cư trú trong khách sạn), hoặc Se faire - Verbe à l’infinitif (Mon père s’est fait opérer par le professeur Legrand = Cha tôi được/do giáo sư Legrand mổ). Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu tập trung vào dạng thức bị động điển hình của tiếng Pháp.

      Khái niệm thái gắn liền với khái niệm chuyển tác (transitivité)[1] và với sự phát triển của ngữ pháp hình thức khái niệm này trở thành một khái niệm hình thức, nghĩa là một vị từ có bổ ngữ đối tượng theo sau đều được xem là vị từ chuyển tác (verbes transitifs). Thái bị động được miêu tả như một hiện tượng cú pháp dựa trên khái niệm chuyển tác hình thức này, nghĩa là nếu trong một câu vị từ có một bổ ngữ đối tượng theo sau, đặc biệt là bổ ngữ đối tượng trực tiếp, câu đó có thể hoán chuyển sang cấu trúc/câu bị động. Quirk  và các tác giả khác (1985:159-171) cho rằng câu có vị từ chuyển tác có thể hoặc là câu chủ động, hoặc là câu bị động và phần lớn các vị từ có bổ ngữ đối tượng đều có thể hoán chuyển sang cấu trúc bị động :

1.      a. Les ouvriers ont construit le pont. (Công nhân xây chiếc cầu này)

b. Le pont a été construit par les ouvriers. (Chiếc cầu này do những công nhân ấy xây)

c. L’arbitre a sifflé la fin du match. (Trọng tài thổi cói  kết thúc trận đấu)

d. La fin du match a été sifflé par l’arbitre. (Trận đấu kết thúc sau hồi còi của trọng tài)

 

Như vậy, dựa trên tiêu chí hình thức, có thể nói rằng câu có vị từ chuyển tác (trực tiếp) hay câu chuyển tác có khả năng hoán đổi bị động như trong (1a) và (1c). Tuy nhiên, người ta có thể thấy rất nhiều câu chuyển tác trực tiếp không thể hoán đổi bị động do những ràng buộc ngữ nghĩa của chính bản thân vị từ:

2.   a. Marie possède une BMW. (Cha tôi có một chiếc BMW)

b. Mon père a pris le train pour Paris. (Cha tôi đáp tàu đi Paris)

c. Pierre pèse quatre-vingt kilos. (Pierre nặng 80 ký)

d. Pierre a épousé Marie. (Pierre cưới Marie)

e. Pierre a perdu mon vélo. (Pierre mất xe đạp)

f. Pierre a enduré les injures. (Pierre phải chịu đựng những lời lăng mạ)

Tất cả các câu trong (2) đều không thể hoán đổi bị động mặc dù đáp ứng tiêu chí hình thức như trong (1), tức các vị từ chuyển tác trực tiếp đều có các bổ ngữ theo sau. Như vậy, để lý giải vì sao những câu như trong (2) không thể hoán đổi từ chủ động sang bị động, tiêu chí hình thức không còn đủ sự thuyết phục để lý giải vì sao một số bổ ngữ đối tượng trực tiếp của vị từ chuyển tác hoán chuyển từ cấu trúc chủ động sang bị động được, còn số khác thì không. Các nhà ngữ pháp như Quirk (1985) và Huddleston & Pullum (2002, tr. 1431) phải viện đến các tiêu chí ngữ nghĩa như tính [± động] hoặc tính bất khả ly về mặt ngữ nghĩa (inséparabilité des traits sémantiques) của vị từ để  lý giải, như trong (2b) và (2c). Ý nghĩa hỗ tương (sens réciproque) của vị từ (épouser, renconter, v.v.) như trong (2d) cũng triệt tiêu khả năng hoán đổi bị động của kết cấu. Các câu trong (2e) và (2f) có thể xem là minh hoạ rõ ràng nhất về sự hạn chế của các định nghĩa hình thức về thái. Về hình thức, (2e) và (2f) là câu chủ động, nhưng chủ ngữ của những câu này lại là đối tượng chịu tác động chứ không phải là người gây ra hành động. Ngoài ra, tầm tác động của phủ định từ và lượng từ cũng làm thay đổi nghĩa của câu bị động so với câu chủ động: câu chủ động: Un seul étudiant n’a pas vu le film / Chỉ một em sinh viên không xem phim (= Tous les étudiants, sauf un seul, ont vu le film), và câu bị động tương ứng: Le film n’a pas été vu par un seul étudiant / Không sinh viên nào xem phim (=Aucun étudiant n’a vu le film).

      Ở phần (2), chúng tôi khảo sát các thuộc tính ngữ nghĩa của một kết cấu chuyển tác để xác định mối quan hệ giữa vị từ và tham tố bổ ngữ của nó trong quy tắc bị động hóa trong tiếng Pháp.

      2. Ý nghĩa chuyển tác và bị động hóa

      Ý nghĩa chuyển tác trong các nghiên cứu ngôn ngữ truyền thống được xem là một hiện tượng ngữ nghĩa: câu chuyển tác là những câu miêu tả những sự tình có quá trình dịch chuyển năng lượng (un transfert d’énergie) từ chủ ngữ sang bổ ngữ (chẳng hạn, ‘Il a tué un homme’). Về mặt cấu trúc, đó là những câu có một chủ ngữ ngữ pháp và một bổ ngữ trực tiếp đối cách. Ngữ pháp hình thức đã biến ý nghĩa chuyển tác thành một khái niệm hình thức. Vị từ nào có một bổ ngữ trực tiếp đều được xem là vị từ chuyển tác, và vị từ nào không có bổ ngữ này được xem là vị từ phi chuyển tác. Sự phân loại này không dựa trên bất kỳ thuộc tính ngữ nghĩa nào của vị từ. Câu chuyển tác mang tính hình thức này được xem là câu chuyển tác điển mẫu, tuy nhiên mức độ điển mẫu này không được xác định một cách rõ ràng. Sự phát triển của loại hình học ngôn ngữ, cũng như sau này là ngữ học tri nhận đã bổ sung nhiều tiêu chí ngữ nghĩa để xác định tính chuyển tác điển mẫu của câu. 

Langacker (2000: 69) cho rằng thành tố trọng yếu của quan hệ chuyển tác là sự tương tác giữa các tham tố. Croft (2001: 136) khẳng định các mối quan hệ như quan hệ chuyển tác cần phải được xác định trên các thuộc tính ngữ nghĩa của chúng, rồi mới xét đến quan hệ cú pháp. DeLancey (1987:60) cho rằng cơ sở của ý nghĩa chuyển tác điển mẫu thật ra là quan hệ nhân – quả (cause–effet), nghĩa là có một tác động được hoán chuyển từ tác nhân (causateur) sang một thực thể và làm cho nó biến đổi và sự biến đổi đó được xem là kết quả của quá trình tác động. Lakoff (1977: 244) đưa ra gestalt chuyển tác, đó là bộ các thuộc tính ngữ nghĩa mà các vị từ chuyển tác điển hình đều có[2]:

3.     

a.       Có một tác thể, tác thể này tạo ra một hành động.

b.      Có một đối tượng chiụ sự biến đổi sang trạng thái mới (trạng thái mới này thường bất thường hoặc không được mong đợi).

c.       Sự thay đổi của đối tượng nảy sinh từ hành động của tác thể.

d.      Hành động của tác thể là có chủ ý.

e.       Tác thể kiểm soát hành động do mình thực hiện.

f.       Tác thể chịu trách nhiệm về điều xảy ra (hành động và kết quả của hành động).

g.      Tác thể là nguồn năng lượng trong hành động, đối tượng là đích của nguồn năng lượng đó.

h.      Chỉ có một biến cố duy nhất (sự trùng lắp không gian và thời gian giữa hành động của tác thể  và trạng thái của đối tượng)

i.        Chỉ có một tác thể duy nhất và xác định.

j.        Chỉ có một đối tượng duy nhất và xác định.

k.      Tác thể dùng tay, cơ thể hay một dụng cụ nào đó.

l.        Sự thay đổi của đối tượng là khả tri.

m.    Tác thể nhận thức được sự thay đổi.

n.      Tác thể sở thị sự thay đổi.

 

 

Theo Hopper & Thompson (1980:252) ý nghĩa chuyển tác cần được đặc định như một khái niệm thang độ phức thể (a complex scalar notion) nảy sinh từ việc có  mặt hay vắng mặt của một loạt tham số chỉ khả năng tác độngcường độ tác động mà qua đó hành động được chuyển từ một tham tố này sang một tham tố khác, thường là từ tác thể sang bị thể:

4.     

 

 

Cao

Thấp

a.      

Tham tố

2 hoặc hơn 2 tham tố

1 tham tố

b.     

Tính truyền động (Kinesis)

[+hành động]

[-hành động]

c.      

Thể

Hữu đích

Vô đích

d.     

Tính điểm

Điểm tính

Phi điểm tính

e.      

Tính chủ ý

Chủ ý

Phi chủ ý

f.      

Xác định

Khẳng định

Phủ định

g.     

Thức

Hiện thực

Phi hiện thực

h.     

Tính tác động

Cao

Thấp

i.       

Mức độ chịu tác động của O

O chịu tác động hoàn toàn

O không chịu tác động

j.       

Tính phân lập của O

O phân lập cao

O không phân lập

 

 Tyler (1995:207) dựa trên các tham số của Lakoff (1977:244) và của Hooper&Thompson (1980:252) tổng hợp và bổ sung thành một bộ tham số xác định câu chuyển tác như sau :

5.     

a.       Kết cấu miêu tả sự tình gồm hai và chỉ hai tham tố, được biểu thị bằng danh ngữ chủ ngữ và danh ngữ bổ ngữ.

b.      Hai tham tố phải là hai thực thể phân lập, riêng biệt (do đó cả hai DN trong kết cấu phải có sở chỉ riêng biệt), phân biệt với chu cảnh nền.

c.       Hành động do sở chỉ của DN chủ ngữ, tức tác thể, gây ra. Vì vậy, trách nhiệm đối hành động hoàn toàn thuộc về tác thể. Hơn nữa, DN chủ ngữ là đề của câu nên chủ đề của câu là điều mà câu nói về.

d.      Tác thể hành động có ý thức và có chủ ý, do đó kiểm soát được hành động. Tính ý thức và tính chủ ý là những đặc trưng của con người, vì vậy tác thể phải là con người.

e.       Câu phải miêu tả  điều xảy đến với đối tượng – kết quả của hành động của tác thể, sở chỉ của danh ngữ bổ ngữ. Tác động đến đối tượng do tác thể nhắm đến. Thông thường, đối tượng là vô sinh, dù không nhất thiết phải vậy.

f.       Sau khi hành động xảy ra, đối tượng ở một trạng thái khác với trước khi hành động xảy ra. Sự thay đổi trạng thái này thường rõ ràng với người quan sát từ bên ngoài.

g.      Sự tình được xem là điểm tính dù cho nó chắc chắn kéo dài về thời gian, tức có cấu trúc thời gian nội tại, trạng thái tức thời và khởi điểm của nó không rõ ràng.

h.      Hành động của tác thể với đối tượng là một sự tiếp xúc vật lý trực tiếp và tác động với đối tượng là tức thời.

i.        Hành động có một thành tố gây khiến – hành động của tác thể khiến đối tượng phải thay đổi.

j.        Tác thể và đối tượng không chỉ là hai thực thể khác nhau mà còn thường nằm trong thế đối lập nhau.

k.      Cuối cùng sự tình do kết cấu biểu thị phải hiện thực.

Nếu có toàn bộ thuộc tính trên, một kết cấu chuyển tác được gọi là kết cấu chuyển tác điển mẫu. Vì vậy (1a) và (1c) là hai ví dụ minh họa cho kết cấu chuyển tác điển mẫu vì những câu này có tất cả các thuộc tính của câu chuyển tác ở trên và vì vậy, chúng ta có thể cho rằng mức độ chuyển tác của hai câu này cao dựa trên thang độ chuyển tác của Hopper & Thompson (1980). Xét các câu sau:

6.      a. Le séisme a ravagé le nord-ouest du Japon.

(Trận động đất tàn phá miền đông bắc Nhật Bản)

b. Paul a traversé la Manche à la nage. (Paul bơi qua biển Manche)

c. Pierre a creusé de la terre. (Pierre đào đất)

d. Je portais la valise. (Tôi xách vali)

e. Marie a aidé Pierre. (Marie giúp Pierre)

f. Les nouvelles m’ont étonné. (Những tin tức ấy khiến tôi ngạc nhiên)

g. Marie et Hélène se sont battues. (Marie và Hèlen đánh nhau)

Trong (6a), tác thể le séisme là vô sinh, và hành động của tác thể không có chủ ý và tác thể cũng không ý thức về hành động nên (6a) vi phạm ((3d, 4e và 5d). Trong (6b), hành động không mang thuộc tính [+điểm] và tác thể không làm cho đối tượng la Manche phải thay đổi trạng thái thông qua hành động của mình; đối tượng giữ nguyên trạng như trước khi hành động diễn ra, vì vậy, (6b) không thỏa (3b, 3c), (4b, 4d, 4i) và (5f, 5g, 5i). Trong (6c), tác thể Je tác động chỉ một phần của đối tượng de la terre, vì vậy, chỉ một phần của đối tượng thay đổi dưới tác động của tác thể.  Mặt khác, bổ ngữ trực tiếp de la terre về mặt ngữ pháp không được đánh dấu bằng một danh ngữ phân lập, xác định[3]. Vì vậy, (6c) không thỏa (3j, 4j). Dựa trên hạn lệ ngữ nghĩa này, có thể nói tính chuyển tác của (6c) thấp hơn tính chuyển tác của những có câu miêu tả việc tác thể tác động lên toàn bộ đối tượng. Câu (6d) miêu tả một sự tình đoạn tính, vậy không thỏa (5g). (6e) không cho thấy thế đối lập (adversative component) giữa tác thể và đối tượng, như vậy không thỏa (5j). Trong (6f), chủ ngữ les nouvelles không phải là một tác thể mà chỉ là một tác nhân kích thích (stimulus) nên vi phạm hạn lệ (3d, 4e và 5d). Đại từ phản thân se trong (6g) có cùng sở chỉ với chủ ngữ là Marie và Hélène nên không thỏa các tham số (4j và 5j). Như vậy, nếu xét mức độ chuyển tác của các câu trong (6) trên thang độ của Hopper & Thompson, các câu trong (6) đều là những câu chuyển tác có mức độ thấp.

      Tuy nhiên, sự khác biệt của các câu trong (6) chỉ xuất hiện khi được hoán chuyển bị động. Các câu trong (6) có thể được phân thành hai nhóm: nhóm có thể hoán chuyển bị động và nhóm không thể hoán chuyển bị động :

 

7.      a. Le nord-ouest du Japon a été ravagé par le séisme.

(Miền Đông Bắc Nhật Bản bị một trận động đất tàn phá.)

b. *La Manche a été traversée par Paul. (*Biển Manche do Pierre bơi qua)

c. * De la terre a été creusée par Pierre. (*Đất do Pierre đào)

d. ? La valise était porté (par moi). (Vali do tôi xách)

e. Pierre a été aidé par Marie. (Pierre được Marie giúp)

f. J’ai été étonné par les nouvelles. (Tôi ngạc nhiên vì nhữn gtin tức ấy)

g. *Se ont été battues par Marie et Hélène.

Các câu (7b), (7c) và (7g) là câu có tính chuyển tác thấp do không thỏa mãn các tham số chuyển tác, và không thể hoán chuyển bị động. Tuy nhiên, những câu còn lại cũng là những câu có tính chuyển tác thấp, nhưng lại có thể hoán chuyển bị động.

            Tương tự, các câu từ (8-11a) dưới đây không được xem là câu chuyển tác điển mẫu. Đó là những câu nằm ngoài rìa của ý nghĩa chuyển tác so với những câu trong (6), vì hầu như những câu này chỉ miêu tả quan hệ giữa chủ ngữ và bổ ngữ, mà không có bất kỳ sự tác động nào của tác thể đối với đối tượng. Vì vậy, không đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào trong (3,4,5). Do vậy, chúng ta có thể chắc chắn khẳng định mức độ chuyển tác của những câu kiểu này là thấp nhất trong số các câu chuyển tác. Do không thỏa những tiêu chí trong (3,4,5), không có bất kỳ câu nào có thể chuyển sang kết cấu bị động được:

8.      a. Cette voiture coûte vingt milles euros. (Chiếc xe này giá 20 ngàn euros)

b.*Vingt milles euros sont coûté par cette voiture.

9.      a. Ce boxeur pèse 100kg. (Võ sĩ này cân nặng 100kg)

b.*100kg sont pesé par ce boxeur.

10.  a. Pierre a reçu un coup de pied. (Pierre bị đá một cú)

b.* Un coup de pied a été reçu par Pierre.

11.  a. Nous avons monté l’escalier. (Chúng tôi lên cầu thang)

b. *L’escalier a été monté (par nous).

      a. La classe supérieure habitaient le quartier de Santa Teresa au XVIIIe siècle.

(Tầng lớp thượng lưu sống ở khu phố Santa Teresa vào thế kỷ XVIII)

b. Le quartier de Santa Teresa étaient habité par la classe supérieure…

(Khu phố Santa Teresa là nơi cư trú của tầng lớp thượng lưu vào thế kỷ XVIII)

Nếu dựa trên mức độ chuyển tác, có thể nói monter/đi lên (11a) là có tính chuyển tác cao hơn habiter/sống ở trong (12a) vì miêu tả hành động của tác thể, tuy nhiên, habiter là có khả năng hoán chuyển bị động cao hơn monter. Như vậy, thang độ chuyển tác không phải là tham số quyết định khả năng hoán chuyển bị động của vị từ hay ở cấp độ cao hơn là của câu. Vì vậy, cần phải tìm một tham số được xem điển mẫu giúp xác định khả năng hoán chuyển bị động trong các tham số chuyển tác mà Lakoff (1977), Hopper&Thompson (1980) và Tylor (2005).

      3. Tính bị tác động của bổ ngữ - Tham số xác định khả năng hoán chuyển bị động

       Tính bị tác động (Affectedness) là một trong những tham số quan trọng mà Hopper&Thompson (1980) đưa ra để xác lập thang độ chuyển tác và là khái niệm trung tâm để xác định bổ ngữ trực tiếp (Fillmore 1968, Anderson 1971, Dowty 1990, Beavers 2010). Tính bị tác động được miêu tả như thuộc tính của một tham tố chuyển thái trong diễn tiến của một biến cố do vị từ biểu thị. Theo Beavers (2010), thuộc tính này cũng được xác định trên một thang độ tương ứng với thang độ chuyển tác. Mức độ bị tác động của tham tố COD càng cao thì mức độ chuyển tác của câu càng cao.

      Khái niệm ‘tính bị tác động’ miêu tả một sự thay đổi có khả năng quan sát được của tham tố bổ ngữ trực tiếp trong quá trình chịu tác động của tác thể. Tính bị tác động tương liên với khái niệm chuyển thái (changement d’état). Sự chuyển thái này của tham tố bổ ngữ trực tiếp cần được hiểun dưới hai góc độ vật chất và tâm lý. Dưới góc độ vật chất, sự chuyển thái được tạo ra bời hai loại tác động ngược nhau: tạo tác (création) và tiêu huỷ (consommation/destruction). Xét các ví dụ trong (13) :

12.  a. Pierre a déchiré ma chemise. (Pierre xé rách cái áo sơn mi của tôi)

b. Pierre a composé ces deux poèmes. (Pierre sáng átc hai bài thơ)

 

13.  a. Les soldats ont traversé la forêt. (Những người lính băng rừng)

b. Pierre a quitté son pays natal. (Pierre rời xa quê hương)

Các tham tố bổ ngữ trực tiếp (COD) trong (13) là những tham tố chịu tác động của các hành động nhằm tạo ra sự chuyển thái do tác thể thực hiện. Tham tố ma chemise trong (13a) dịch chuyển từ trạng thái ‘còn nguyên’ sang trạng thái ‘rách’ dưới tác động của hành động ‘xé’ do tác thể thực hiện, còn tham tố ce poème trong (13b) là kết quả (effected) của một quá trình tạo tác do vị từ biểu thị. Các câu trong (13) hội đủ các điều kiện trong (3, 4, 5) vì vậy, các câu trong (13) hoàn toàn hoán chuyển bị động mà không cần bất kỳ lý giải ngữ nghĩa nào như trong (15).

14.  a. Ma chemise a été déchirée par Pierre. (Chiếc áo tôi do Pierre xé rách)

b. Ces deux poèmes ont été composés par Pierre. (Hai bài thờ này do Pierre sáng tác)

Trong khi đó, những câu trong (14) do không thỏa mãn những tham số chuyển tác, đặc biệt là tham số ‘tính bị tác động’ của Hopper & Thompson (1980) nên không phải là câu chuyển tác điển mẫu mà chỉ là những câu chuyển tác nằm ngoài rìa thang độ chuyển tác. Các câu trong (14) không miêu tả quá trình tác động của chủ ngữ (les soldats) với tư cách là tác thể  nhắm đến tham tố COD, không được định danh về mặt ngữ nghĩa là bị thể hay đối tượng chịu tác động, mà biểu thị vai nghĩa con đường trong (14a) và nguồn trong (14b). Sự vắng mặt của thuộc tính chịu tác động của các tham tố COD đã triệt tiêu khả năng bị động hóa của các câu trong (14).

15.  a.*La forêt a été traversée par les soldats. (*Khu rừng này do lính băng qua)

b.*Son pays natal a été quitté par Pierre. (*Quê hương do Pierre rời xa)

Dưới góc độ tâm lý, sự thay đổi của bị thể thường được suy đoán hay mặc định theo người nói hay người viết. Xét các câu trong (17) dưới đây :

16.  a.  Marie a aidé Pierre. (Marie giúp Pierre)

b. L’accident sur la route nationale N014 qui a fait la mort de 34 personnes nous ont          bouleversés. Tai nạn trên quốc lộ 14 làm 34 người chết khiến chúng tô bàng hoàng)

c.  Les étudiants apprécient leur professeur. (Sinh viên đánh giá tốt giảng viên)

 

Trong (17a), sự giúp đỡ của Marie khiến Pierre có thể cảm thấy hàm ơn mình, như vậy sự giúp đỡ của Marie đã có một sự tác động về mặt tâm lý đối với Pierre. (17b) cũng tương tự như (17a) dù cho Lakoff (1977), Hopper & Thompson (1980) và Shibatani (1985) cho rằng hoán chuyển bị động là không thể nếu như chủ ngữ không phải là tác thể[4]. Như vậy, những câu có chủ ngữ là tác thể hay tác nhân kích thích (stimulus) làm cho bị thể biến đổi (vị trí, trạng thái, trạng thái tâm lý…) có thể hoán chuyển bị động. 

17.  a. Pierre a été aidé par Marie. (Pierre được Marie giúp)

b. Nous avons été bouleversés par l’accident sur la route nationale N014 qui a fait la mort…

(Chúng tôi bàng hoàng khi biết tai nạn trên quốc lộ 14 khiến 34 người chết)

c. Le professeur est apprécié par ses étudiants.

(Giảng viên được sinh viên đánh giá tốt)

Tuy nhiên, tham số ‘tính bị tác động’ tỏ ra không có hiệu lực với vị từ tĩnh như aimer, détester, admirer, respecter… và một số vị từ động như accompagner, suivre, escorter…

18.  a. Marie aime Pierre[5]. (Marie thích Pierre)

b. Marie respecte Pierre. (Marie tôn trọng Pierre)

 

19.  a. La police a suivi le suspect. (Cảnh sát theo dõi kẻ tình nghi)

b. Mes amis m’ont accompagné à l’aéroport. (Bạn tôi đưa tôi ra sân bay)

Các câu trong (19), mặc dù không thỏa mãn các tiêu chí ngữ nghĩa của câu chuyển tác, chẳng hạn như vị từ trong (19) không miêu tả hành động (action), mà miêu tả mối quan hệ tâm lý giữa chủ ngữ và bổ ngữ trực tiếp, ngoài ra, hai câu trong (19) không miêu tả một sự tình hoàn thành (perfectif) như trong (3,4,5), có thể hoán chuyển bị động như trong (21) :

20.   a. Pierre est aimé de Marie. (Pierre được Marie thích)

 b. Pierre est respecté par/de Marie. (Pierre được Marie tôn trọng)

Khả năng hoán chuyển bị động của các câu như trong (19) cũng được lý giải trên cơ sở ‘tính bị tác động’: Pierre là đối tượng mà tình cảm (yêu, tôn trọng) của Marie nhắm đến và điều này cũng tạo ra một sự chuyển biến tâm lý của Pierre. (Riêng về giới từ de/par dùng đánh dấu tác thể chúng tôi sẽ bàn ở phần sau). Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, loại câu kiểu này không phải là câu bị động chính danh vì nó không thỏa mãn những ràng buộc ngữ nghĩa đối với câu chuyển tác điển mẫu.

      Tương tự, các câu trong (20) cũng đều có khả năng hoán chuyển bị động mặc dù tham tố bổ ngữ trực tiếp không thỏa tiêu chí ‘bị tác động’: Trong (20a), tham tố le suspect không chịu bất cứ sự tác động nào từ tác thể la police, mà chính tham tố le suspect lại có thể tác động đến tác thể, chẳng hạn, trong quá trình theo dõi đối tượng, bất kỳ hành động nào của cảnh sát cũng phụ thuộc vào hành động của đối tượng. Còn (20b) miêu tả sự song hành của cả tác thể lẫn bị thể, như vậy cũng không có bất kỳ sự tác động nào của tác thể nhằm vào bị thể để tham tố này thay đổi.

21.  a. Le suspect a été suivi par la police. (Kẻ tình nghi bị cảnh sát theo dõi)

b. J’ai été accompagné de mes amis. (Tôi được bạn đưa đi…)

      Ngoài ra, có một số loại câu chuyển tác mặc dù đáp ứng đầy đủ các tiêu chí ngữ nghĩa về chuyển tác nhưng vẫn không có khả năng hoán chuyển bị động theo câu trúc [Sp+ être + participe passé + par/de = Agent] được như trong (23)

22.  a. Nous sortons le cousin de province ce soir. (Chúng tôi đưa em họ ở quê ra đi chơi)

a’.*Le cousin de province est sorti (par nous) ce soir.

b. Ils ont entré des marchandises en fraude. (Họ lén lút đưa hàng hóa vào)

b’.*Des marchandises ont été entrées en fraude (par eux).

c. Ils ont monté une malle sur le toit de la voiture. (Họ đưa một miếng ngói lên mái nhà)

c’. Une malle a été montée sur le toit de la voiture.

d. Il a descendu un peu la table. (Anh ta hạ cái bàn xuống một chút)

d’.* La table a été descendue un peu (par lui).

Trong tiếng Pháp, những vị từ [±chuyển tác] như sortir kết hợp với avoir để tạo thành hình thái kép (formes composées) khi nó là vị từ chuyển tác trực tiếp (verbes transitifs directs) như trong (23), còn với être khi nó là vị từ vô tác (verbes intransitifs). Sự ràng buộc cú pháp ngữ nghĩa này đã triệt tiêu khả năng hoán chuyển bị động theo kết cấu [Sp+ être + participe passé + par/de + Agent] như trong (23a’-d’). Trong tiếng Pháp, kết cấu se faire + infinitif cũng được dùng để biểu thị ý nghĩa bị động và có thể dùng để hoán chuyển những câu như (23a) : Le cousin de province se fait sortir ce soir.

      Quá trình bị động hóa không chỉ liên quan chặt chẽ đến tính bị tác động của tham tố COD, mà nó còn phụ thuộc vào cấu trúc ngữ nghĩa của tham tố COD và cấu trúc ngữ nghĩa của cả sự tình. Nếu tham tố danh ngữ COD là một danh ngữ lũy tích (syntagme nominal cumulatif) được đánh dấu bằng article partitif, nó không thỏa mãn các tiêu chí (3j, 4j) :

24.  a. Pierre a mangé du fromage. (Pierre ăn phô mai)

a’. *Du fromage a été mangé par Pierre.

b. Pierre a bu de l’eau. (Pierre uống nước)

b’.* De l’eau a été bu par Pierre.

Tương tự, câu chuyển tác điển mẫu miêu tả một sự tình đang diễn tiến, tức không thỏa mãn tiêu chí (4c, 4d) của Hopper & Thompson :

25.  a. Le chat mange la souris. (Con mèo đang ăn con chuột)

b. Pierre dessine un bateau. (Pierre đang vẽ một chiếc tàu)

c. Pierre est en train de peindre les murs de sa chambre.

(Pierre đang sơn lại tường trong phòng ngủ)

26.  a. La souris est mangée par le chat. (Chuột bị mèo ăn)

b. Un bateau est dessiné par Pierre. (Một chiếc tàu do Pierre vẽ)

c. Les murs de sa chambre sont en train d’être peints par Pierre.

(Tường phòng ngủ đang được sơn bởi Pierre)

(25a) miêu tả một sự tình đang diễn tiến, tức chưa hoàn thành. (Thậm chí, (25a) miêu tả thuộc tính tự nhiên của loài mèo là ăn chuột). Như vậy, (25a) không thỏa (4c), trong khi đó, câu bị động như trong (26a) phải có câu chủ động tương ứng Le chat a mangé la souris / Con mèo đã ăn hết con chuột. Các câu (25b, 25c) cũng không đáp ứng đòi hỏi ngữ nghĩa tương tự. Vì vậy, các câu trong (26), theo chúng tôi, là những câu không đúng ngữ pháp nếu xem chúng là những câu bị động tương ứng của các câu trong (25).

      Như vậy, ‘tính bị tác động’ cũng chưa phải là tiêu chí ngữ nghĩa bao quát để lý giải khả năng hoán chuyển bị động của các câu chuyển tác kể trên. Mặc dù thuộc tính ngữ nghĩa này giúp giải thích tại sao một số câu có thang độ chuyển tác thấp hay nằm ngoài rìa thang độ không có khả năng bị động hóa. Ngoài thuộc tính ngữ nghĩa này, cũng cần phải chú ý đến cấu trúc ngữ nghĩa của tham tố COD, cũng như cấu trúc ngữ nghĩa của sự tình do câu liên quan miêu tả.

      4. Sự khác biệt giữa par  de trong kết cấu bị động

      Nói chung, tác thể trong câu bị động tiếng Pháp được đánh dấu bằng giới từ par như trong các ví dụ trên. Các bổ ngữ biểu thị bằng par đều đánh dấu tác thể (agent) hoặc tác nhân (cause, stimulus) như trong (27).

27.  a. Ses deux gardes du corps sikhs (tác thể) assassinèrent Indira Gandhi (bị thể).

   (Hai cận vệ người Sikhs ám sát Indira Gandhi)

b. Indira Gandhi fut assassinée par ses gardes du corps sikhs (tác thể).

   (Indira Gandhi bị hai cận vệ ám sát)

28.  a. Jean (tác thể) a gratifié Luc (tiếp thể) d’un sourire.

(Jean ban cho Luc một nụ cười)

b. Luc a été gratifié d’un sourire par Jean (tác thể).

(Luc được Jean ban phát một nụ cười)

29.  a. Ces évènements (nguyên nhân) ont profondément affecté Pierre (trải nghiệm thể).

(Những biến cố này tác động đến Pierre một cách sâu sắc)

b. Pierre a été profondément affecté par ces évènements (nguyên nhân)

(Pierre bị những biến cố này tác động sâu sắc)

 

Ngoài ra, giới từ de cũng được sử dụng trong kết cấu/câu bị động và de xuất hiện sau các vị từ tình cảm (être aimé/ được yêu, admiré/ được cảm phục, respecté/được tôn trọng …) hay vị từ miêu tả (être composé/được cấu thành, couvert/bao phủ, décoré/trang hoàng, entouré/bao quanh…). Tuy nhiên, trong tiếng Pháp, giới từ par có khuynh hướng được dùng thay thế cho de. Trong một câu bị động cả hai giới từ cùng xuất hiện và mỗi giới từ đánh dấu một loại bổ ngữ nhưng par mới chính là giới từ đánh dấu tham tố tác thể:

30.  Le ministre fut assailli de questions par les députés.

(Ông bộ trưởng bị các nghị viên chất vấn tới tấp)

Câu bị động (30) chỉ được xem là phái sinh từ câu chủ động (31a), chứ không phải từ câu (31b) :

31.  a.  Les députés assaillirent le ministre de questions.

(Các nghị viên chất vấn bộ trưởng dồn dập)

b. Des questions assaillirent le ministre (*par les députés)

(Mấy câu hỏi khiến  vị bộ trưởng bối rối)

Trong (30), giới từ de đánh dấu tham tố công cụ/phương tiện (instrument/moyen), chứ không dánh dấu tác thể/tác nhân. Việc giải thích tham tố được dánh dấu bằng de như tham tố tác thể không phải là hiếm. Chúng tôi trích các ví dụ trong (32) từ quyển Nouvelle Grammaire du Français: Cours de Civilisation Francaise de la Sorbonne (2004:106):

32.  a. Le parc était entouré d’un très haut mur.

(Công viên ấy có một bức tường rất cao bao quanh)

b. Le tiroir du bureau est rempli de vieux papiers.

(Cái hộc bàn đầy giấy tờ cũ)

c. Ce puzzle est composé de 1500 pièces.

(Trò chơi đố chữ này gồm 1500 mảnh)

Các tác giả của quyển sách này đều cho rằng un très haut mur, vieux papiers, 1500 pièces là tác thể, tuy nhiên nhận định này thiếu chính xác và gây ra nhiều hệ lụy cho người học. Tương tự như các câu trong (30), tham tố được đánh dấu bằng de không được xem là tác thể nên không thể trở thành chủ ngữ ngữ pháp trong câu chủ động tương ứng trong (33):

33.  a.*Un très haut mur entourait le parc.

(On entourait le parc d’un très haut mur/ Người ta bao quanh công viên bằng một bức tường cao/ Người ta xâu một bức tường cao bao quanh công viên.)

b.*Des vieux papiers remplissent le tiroir du bureau.

(On remplit le tiroir du bureau de vieux papiers/Người ta chất giầy tờ cũ đầy hộc bàn)

 

c.*1500 pièces composent ce puzzle.

(On compose ce puzzle de 1500 pièces/ Người ta tạo ra trò chơi đố chữ này bằng 1500 mảnh)

Thật ra, các câu bị động (32) đều khuyết tham tố tác thể, thường là on (người ta), và được xem là kết cấu bị động chưa hoàn chỉnh có giá trị kết quả (à valeur résultative). Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một số không nhiều câu bị động có tác nhân (thường miêu tả hiện tượng thiên nhiên) được đánh dấu bằng de: Le sol était couvert d’une épaisse couche de neige /Mặt đất phủ một lớp tuyết dày được xem là phái sinh từ câu chủ động Une épaisse couche de neige couvrait le sol/Một lớp tuyết dày phủ lên mặt đất.

      Như vậy, giới từ de được dùng trong kết cấu/câu bị động đánh dấu tham tố [-tác thể], tức chủ ngữ bị động không chịu tác động của sự tình do vị từ biểu thị. Vì lẽ đó, de thường dùng trong kết cấu bị động có các vị từ tình cảm hay miêu tả kể trên. Tuy nhiên, các nét nghĩa khác nhau của cùng một vị từ có thể quy định sự xuất hiện của de hay par trong câu bị động:

34.  a. Le ministère a été envahi par les manifestants. (envahir = occuper: chiếm đóng)

(Văn phòng của Bộ bị người biểu tình chiếm giữ)

b. Le bureau est envahi de papiers. (envahir = couvrir: phủ)

(Văn phòng vương vãi đầy giấy)

c. La cargaison a été saisie par les douanes. (saisir: prendre: tịch thu)

(Tàu hàng bị hải quan thu giữ)

d. Ils furent saisis du même trouble, mais lui seul en eut conscience. (R.Martin du Gard)

     (saisir: toucher:tác động)

(Họ đều chịu cùng một tác động, nhưng chỉ có anh ta là cảm nhận được)

Các vị từ trong (34b) và (34d) thuộc nhóm các vị từ tình cảm-tâm lý (34d) hay nhóm vị từ miêu tả-định vị (34b), mà câu bị động với vị từ thuộc hai nhóm này chủ yếu dùng với giới từ de.

      5. Từ vựng hóa ý nghĩa bị động

     Ngoài kết cấu bị động chính danh hay điển mẫu gắn chặt với hình thái vị từ, ý nghĩa bị động tiếng Pháp còn được biểu thị bằng nhiều cách thức khác nhau.

Kết cấu phản thân biểu thị ý nghĩa bị động áp định một số ràng buộc ngữ nghĩa cú pháp sau: (i) chủ ngữ là tham tố [-hữu sinh], (ii) chủ ngữ là tham tố chịu tác động, (iii) đại từ phản thân không đảm nhận bất kỳ chức năng cú pháp nào trong kết cấu và (iv) sự vắng mặt của tác thể được ngữ pháp hóa:

 

35.  a. La maison se voit  de loin. (Ngôi nhà nhìn từ xa)

b. La maison est vue de loin. (Ngôi nhà nhìn từ xa)

c. Le vin d’Alsace se boit jeune (*par les connaisseurs)

(Rượu vang Alsace rót ra uống ngay)

d. Le vin d’Alsace est bu jeune par les connaisseurs.

(Rượu vang Alsace rót ra được những người thủ rượu uống ngay)

 

     Kết cấu vô tác (construction intransitive) của một số vị từ khiển cách (verbes ergatifs) được xem là chuyển tải ý nghĩa bị động :

36.  a. Le vent casse les branches. (Gió thổi gãy cành)                

b. Les branches cassent (sous l’effet du vent). (= Les branches sont cassées par le vent)

(Cành cây gãy do gió thổi)

 

37.  a. Pierre a ouvert la porte. (Pierre mở cửa)

b. La porte ouvre. (=La porte est ouverte par Pierre)

(Cửa mở)

     Thông thường, đây là những vị từ khiển cách biểu thị sự chuyển thái (tourner/chuyển đổi, fondre/tan chảy, frire/nướng, crever/đào, casser/làm gãy, bouger/di dời, guérir/chữa khỏi, cuire/nấu chín, ouvrir/mở, fermer/đóng, …) hoặc những vị từ phái sinh từ tính từ (brunir/ sậm đi, durcir/cứng cáp ra, grossir/béo ra, vieillir/già đi…).

     Ngoài ra, những kết cấu mà trong đó vị từ nguyên dạng xuất hiện sau một số hình thái pronominales như se faire, se laisser, se voir, s’entendre cũng biểu thị ý nghĩa bị động và kết cấu này chấp nhận sự có mặt của tác thể:

38.  a. Le ministre s’est fait/laissé/vu insulter par des agriculteurs en colère.

(Vị bộ trưởng bị những người nông dân giận dữ lăng nhục)

b. Il s’est vu fermer la porte au nez par le concierge.

(Anh ta bị người gác cổng đóng sập cửa)

Hai vị từ faire và laisser có mặt trong kết cấu là những vị từ gây khiến. Kết cấu [se faire + infinitif par agent] nhấn mạnh trách nhiệm của chủ ngữ : Il a tout fait  pour se faire remarquer (Anh ta làm mọi thứ để được chúy ý)Il s’est fait opérer par charlatan (Anh ta bị một tay lang băm mổ). Trong khi đó, kết cấu [se laisser +infinitif] lại nhấn mạnh đến tính ‘thụ động’ của chủ ngữ : Il s’est laissé frapper sans réagir par sa femme (Anh ta để cho vợ đánh mà không phản ứng gì)

     Mặc dù được xem là phương tiện biểu hiện ý nghĩa bị động, nhưng ba kết cấu trên vẫn không được xem là kết cấu bị động. Có thể nói ý nghĩa bị động ba kết cấu này biểu thị được từ vựng hóa: Ý nghĩa bị động trở thành một trong những nét nghĩa của lớp vị từ pronominaux hay của những vị từ khiển cách. 

     Thái bị động, thoạt tiên, được xem như một phạm trù ngữ pháp của vị từ do việc hình thức hóa mối quan hệ ngữ nghĩa giữa vị từ và bổ ngữ trực tiếp của nó. Tuy nhiên, việc hoán chuyển bị động hay quá trình bị động hóa lại không đơn giản như bản thân định nghĩa về thái bị động. Sự bế tắc của hình thức hay cấu trúc luận trong việc lý giải khả năng [± bị động hóa] của nhiều vị từ chuyển tác trực tiếp đã buộc các nhà nghiên cứu phải dùng đến nhiều công cụ mới, trong đó phải kể đến hướng tiếp cận tri nhận nhằm xác lập mối quan hệ ngữ nghĩa-cú pháp giữa vị từ và bổ ngữ trực tiếp của nó và sự liên quan của mối quan hệ này đối với qua trình bị động hóa. Từ các phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng bị động không phải là một phạm trù của vị từ mà là một hiện tượng ngữ nghĩa-cú pháp ở cấp độ câu. Để lý giải hiện tượng này, mọi tham số ngữ nghĩa, cú pháp liên quan đến các tham tố trong câu phải được huy động, thậm chí cả tham số ngữ dụng. Chúng tôi xin mượn ý kiến của Bolinger (1977:10) để kết thúc bài viết này:

« Tôi cho rằng bị động hóa không thể được xác định dựa trên một nhóm vị từ cụ thể nào mà phải tiếp cận được với ý muốn của người nói, và với việc có hay không một sự tác động được tạo ra.»

 

THƯ MỤC THAM KHẢO

1.      Bolinger, Dwight. Meaning and form.London; NewYork: Longman, 1977.

2.      Croft, William. Radical Construction Grammar. Oxford: Oxford U Press, 2001.

3.      Delancey.S. “Transivity in Grammar and Cognition” trong R. Tomlin (ed.) Coherence and Grounding in Discourse, Amsterdam: John Benjamins, tr. 53-68, 1987.

4.      Hopper. P.J. & Thompson. S.A., «Transivity in grammar and discourse, » Language, 56, 251-299, 1980.

  1. Huddleston, Rodney & Pullum, Geoffrey. The Cambridge Grammar of the English Language. Cambridge: Cambridge University Press. 2002.

6.      Langacker, Ronald. Grammar and Conceptualization. Berlin: Mouton de Gruyter, 2000.

7.      Lazard.G, « transitivity and markedness: the antipassive in accusative languages, » trong Olga Mišeska Tomié, ed., Markedness in synchrony and typology, 309-331, Berlin/Newyork: Mouton de Gruyter, 1989.

  1. Lazard, G. L’Actance. Paris : PUF. 1994.

9.      Palmer. F.R., Grammatical roles and relations, Cambrodge Unniversity Press, 1994.

10.  Poisson-Quinton.S, Mimran.R, Michèle-Mahéo-Le Coadic, Grammaire expliquée du Français, 2002.

  1. Quirk, Randolph & al. A Comprehensive Grammar of the English Language. London: Pearson Longman. 1985.

12.  Riegel.M. and al, Grammaire méthodique du Français, 1994

  1. Riviere, Claude. Transitivité et types de proces. Cahiers de Charles V 23. 1997.

14.  Siewierska, Anna. The Passive: A Comparative Linguistic Analysis. London: Croom Helm. 1984.

15.  Shibatini.M, « Passive and related constructions: a prototype analysis, » Language, 61, 821-848, 1985.



[1] Trong tiếng Pháp, câu có vị từ chuyển tác trực tiếp (verbes transitifs directs) mới có khả năng hoán chuyển bị động.

[2] Ungerer & Schmid (1996) cho rằng ý tương này giống với khái niệm gestalt của các nhà tâm lý, những người đã đưa ra các nguyên tắc gestalt:

-           Nguyên tắc cận tính (proximity): các yếu tố riêng rẻ nằm gần nhau được xem có một mối quan hệ nào đó với nhau.

-           Nguyên tắc tương tự (similarity): các yếu tố riêng rẻ giống nhau thường được xem là thuộc cùng một chiết đoạn

-           Nguyên tắc hoàn chỉnh (closure): một hình chưa hoàn chỉnh với một điểm thường được xem là hoàn chỉnh.

-           Nguyên tắc liên tục (continuation): các yếu tố được xem như những chỉnh thể nếu chúng chỉ gián đoạn đôi chút (few interruptions)

[3] Thuộc tính phân lập của bổ ngữ do Hopper&Thompson (1980:253) được xác định qua các thuộc tính cú pháp-ngữ nghĩa của danh ngữ bổ ngữ: [số ít], [xác định], [đếm được], [cụ thể]…

[4]  Những tác giả này, tác thể phải có thuộc tính [+hữu sinh], thậm chí Lakoff,  thông qua các tham số chuyển tác, còn cho rằng tác thể phải là người.

[5] Theo Halliday (2004: 201), chủ ngữ ngữ pháp Marie trong Marie aime Pierre có vai nghĩa là bị thể (thuật ngữ Halliday dùng là goal bao hàm cả patient), còn tham tố COD Pierre mới là tác thể (actor). 

 

 

Ở bất cứ nơi đâu trên đất nước ta, nếu là người không tìm tòi, chúng ta cũng bắt gặp một số địa danh khó hiểu và khi đã biết, ta cũng thấy vô cùng thú vị. Trong bài này, chúng tôi xin cung cấp một số địa danh mà các nhà nghiên cứu đã xác định nguồn gốc và ý nghĩa của chúng.

 

 

          1. Khởi đi  từ lý thuyết nghiệm thân, một lý thuyết xuất phát từ nhiều trường phái ngôn ngữ học khác nhau, với những cách kiến giải rất phức tạp [8], nhưng giữa các kiến giải ấy, lại có đặc điểm chung, các tác giả đều cho rằng, cách thức tư duy của con người có liên quan đến những trải nghiệm cơ thể và con người dùng những kinh nghiệm ấy để tương tác với môi trường vật chất chung quanh, dưới sự chi phối của một nền văn hóa nhất định.

 (PGS.TS. Trịnh Sâm, Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội, Vol.30,No.1S, 2014, tr. 1- 6)

          1.Dựa vào lý thuyết của những nhà ngôn ngữ học Xô – Viết, các nhà nghiên cứu, từ những năm 60 của thế kỷ trước, đã tiến hành nhận diện, phân loại và miêu tả các đặc điểm ngôn ngữ của các phong cách chức năng tiếng Việt dựa vào các cấp độ: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Thành tựu nghiên cứu đã được vận dụng để giảng dạy ở tất cả các cấp học một thời gian khá dài.

Do nhiều lý do khác nhau, sông nước và những thực thể liên quan đến sông nước (từ đây gọi tắt là sông nước) có một vai trò to lớn trong đời sống tinh thần và vật chất của người Việt. Theo tri nhận quan, trong tư duy của con người, thực thể nào gần gũi nhất thì xuất hiện trước nhất, gần gũi nhất thì xuất hiện nhiều nhất và gần gũi nhất thì có tầm tác động lớn nhất. 

(Lê Thị Minh Hằng, In trong cuốn "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN)

Trong việc tiếp nhận tiếng Việt như một ngoại ngữ, đại từ là một hệ thống khó nắm bắt đối với người nước ngoài, đặc biệt là các đại từ có khả năng sử dụng đa dạng như thế/ vậy. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích thế/ vậy dưới góc độ thực hành tiếng, nghĩa là trình bày các biểu hiện hình thức của nó để từ đó rút ra những nhận xét có tính nguyên tắc trong việc dạy tiếng. Chúng tôi tiếp cận thế/ vậyở hai biểu hiện: thế/ vậy dùng trong liên kết câu (hồi chỉ cái đã đề cập trước đó trong văn bản) và thế/ vậy dùng trong liên kết tình huống (chỉ cái đã biết trong tình huống thực tế chứ không có mặt trong văn bản).

 

Cũng như ở Nam Bộ và Trung Bộ, địa danh Bắc Bộ mang tên cầm thú khá phong phú. Một số mang từ thuần Việt, một số mang từ Hán Việt và nhiều nhất là mang từ của các ngôn ngữ dân tộc. VHNN xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Lê Trung Hoa, đăng trên báo Kiến thức Ngày nay, số ra số 882, ngày 10-2-2015, tr. 13-15  

(Trần Văn Tiếng, In trong cuốn "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN) 

1. Mở đầu

Do nhiều nguyên nhân khách quan, đặc biệt là trong tiến trình tiếp xúc ngôn ngữ và giao lưu văn hoá, hiện tượng tiếp nhận và sử dụng những từ ngữ có nguồn gốc khác vào trong hệ thống của một ngôn ngữ nào đó là một hiện tượng phổ biến. Thực tế, khái niệm “từ vay mượn”, “từ ngoại lai”, “từ ngoại nhập” vẫn chưa phản ánh hết bản chất của hiện tượng này trong hoạt động nói năng của một cộng đồng sử dụng ngôn ngữ bản địa. Cách gọi “từ ngữ nước ngoài” có lẽ là cách gọi khá phổ biến của những người quan tâm nghiên cứu vì nó mang tính khái quát hơn cả.

1.Trong địa danh Việt Nam có hàng chục đơn vị có thành tố Ba ở trước. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ khảo sát một số địa danh có nguồn gốc tương đối rõ ràng. Số còn lại tạm thời gác để tìm hiểu thêm.

2. Yếu tố Ba này có nhiều nguồn gốc khác nhau.

2.1. Trước hết, vì kiêng húy hoặc vì biến âm, Hoa biến thành BaBa biến thành .

  (Cao Tự Thanh, Tạp chí Văn hóa & Du lịch , số 18 (72), tháng 7.2014)

TÓM TẮT

Nhìn từ phương diện ngôn ngữ, hệ thống địa danh Nam Bộ chủ yếu bao gồm các địa danh gốc Việt, gốc Việt Hán, gốc Khmer Việt hóa, trong đó mảng địa danh hành chính thời phong kiến phần nhiều là từ Việt Hán hay được Việt Hán hóa để đáp ứng các yêu cầu chuẩn hóa trong công văn của chính quyền. Bài viết này đi vào tìm hiểu nguồn gốc và cách thức hình thành các loại địa danh đó.

Thông tin truy cập

60535145
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
16638
10018
60535145

Thành viên trực tuyến

Đang có 315 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website