Theo bản đồ in ở trang 184trang 229, trong cuốn Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh, do Nguyễn Đình Đầu sưu tập và vẽ lại, ta thấy thành Bát quái Gia Định, còn gọi là thành Qui, nằm trong khung vuông giới hạn bởi các đường Lê Thánh Tôn, mặt tiền, Nguyễn Đình Chiểu (Phan Đình Phùng), mặt hậu; Nam Kỳ Khởi Nghiã (Công Lý) và Đinh Tiên Hoàng.

Để có một bức chân dung đáng tin cậy về vị vua vị vua sáng lập lại nhà Nguyễn, chúng ta cần nhiều ống kính khác nhau, từ những nguồn khác nhau, những điểm đồng quy của các nguồn tư liệu này, sẽ cho ta bức chân dung đích thực của vua Gia Long.

Nhật Lệ (thực hiện) 

Câu hỏi “Vì đâu người Việt ngày càng trở nên hung hăng” in đậm vào óc của nhiều người trong những ngày đầu xuân năm nay. Ứng xử giữa người và người trở nên căng thẳng như ngòi nổ, sẵn sàng bộc phát thành những cơn tức giận dẫn đến gây chết người, mà không vì một lý do cụ thể nào cả. Lý giải sâu xa về điều này, nhà nghiên cứu văn hóa, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm nhìn nhận:

Nói về những quyển sách và nghề làm sách, mới đây, hai nhà văn Jean-Claude Carrière và Umberto Eco có nhắc mọi người rằng “đừng mơ từ bỏ sách giấy”. Sách in đang bị thu hẹp thị phần, bị Internet và các phương tiện truyền thông đại chúng cạnh tranh khốc liệt, nhưng nó sẽ không chết và không đánh mất ưu thế của mình. Nếu chúng ta chứng kiến sách in đang tìm cách chuyển hóa thành sách điện tử và phát hành trên mạng để tiếp cận được đông đảo độc giả, thì đồng thời cũng diễn ra một quá trình ngược lại: nhiều tác phẩm đã công bố trên mạng, nay được tập hợp, chọn lọc, biên tập để “tái xuất giang hồ” trong hình thức của sách in, dưới một khuôn mặt mới và mang một giá trị mới. Trong dáng vẻ cố định của nội dung và hình thức, sách in đòi hỏi người làm sách phải xác tín về những gì hiện ra trên dòng chữ, trang giấy, hình vẽ sẽ được lưu truyền qua nhiều thế hệ, điều mà các văn bản điện tử có thể điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung phần nào dễ dàng hơn.

GS Anh hùng lao động Đặng Vũ Khiêu là một tên tuổi lớn, nhưng hình như danh quá thực tài. Ngày xưa cụ từng không chịu bản dịch Bình Ngô đại cáo của Bủi Kỷ -Trần Trọng Kim, nên đã dịch lại và công bố trong Nguyễn Trãi toàn tập, xb năm 1980 (nhân dịp UNESCO kỷ niệm 600 năm Nguyễn Trãi). Bản dịch của cụ non và nhạt quá, kết cục là cho đến nay không một ai dùng, người ta vẫn dùng bản dịch của Bùi Kỷ-Trần Trọng Kim. Gần đây cụ còn soạn văn bia khắp nơi. Ở miền Nam văn bia cụ soạn đến mấy cái mà na ná nhau về nội dung (chung chung) và ngôn từ (sáo rỗng).

Ở Việt Nam, trong tâm "bão" ngôn tình, khỏi phải nói công chúng (đặc biệt là giới trẻ) mong ngóng những bộ phim chuyển thể như thế nào. Giới phê bình lo ngại trào lưu phim chuyển thể sẽ tiếp tay cho ngôn tình bùng phát dữ dội, làm hỏng văn hóa đọc của một bộ phận công chúng. Lo ngại ấy có thích đáng? 

1. Không phải ngẫu nhiên trong hệ thống từ vựng tiếng Việt lại xuất hiện cụm từ “ăn Tết” mà không gọi là chơi Tết, vui Tết. Thế nên, những người sống tha hương bao giờ cũng mong đến cuối năm được về quê ăn Tết chứ không phài về quê vui Tết, chơi Tết. Tâm thức văn hóa này phản ánh một thực tế trong đời sống của cư dân nông nghiệp Việt Nam vốn quanh năm sống trong đói nghèo. Sự thiếu ăn, thiếu mặc luôn ám ảnh họ như một tâm thức hiện sinh. Vì vậy, để có một bửa ăn đàng hoàng với đầy đủ dưỡng chất là điều mơ ước của người nông dân ngày xưa. Và điều ấy chỉ có thể được thỏa mãn trong những ngày lễ Tết.

bun2-8475-1433737917.jpg

            Sóc Trăng là xứ sở hiền hòa, con người giản dị và chất phác, nơi hội tụ và giao thoa văn hóa của 3 dân tộc Việt, Hoa và Khmer. Đến với Sóc Trăng, du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn tuy dân dã mà độc đáo, nổi tiếng gần xa của địa phương như món bún nước lèo, bánh cống Đại Tâm, lẩu mắm, cháo Quảng, bún gỏi dà, bò nướng ngói Mỹ Xuyên,…Nhưng có lẽ không thể không nhắc đến món bún vịt nấu tiêu đậm đà, nếu ai đã từng ăn thì chắc khó quên.

 

Tóm tắt:

            Bài viết này tập trung giới thiệu diện mạo văn hóa cộng đồng người Hoa ở Cà Mau. Nhìn chung, thông qua các hình thức văn hóa tiêu biểu: Tổ chức cộng đồng và gia đình, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa nghệ thuật đã cho thấy cộng đồng người Hoa ở Cà Mau vừa bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống vừa tiếp nhận nhiều yếu tố mới để góp phần làm phong phú bức tranh văn hóa của mình.

Vẫn biết rằng, cuộc đời là bể khổ, vấn đề đặt ra con người có đủ kiên nhẫn, vượt qua tự ti, sợ hãi, đủ năng lực, năng lượng để thoát khổ hay không, hay là cứ an tường thủ phận tin theo số phận. Thực tế, bất cứ ai hiện hữu ở đời cũng mong cầu cho mình đạt sự hạnh phúc, nhưng cuộc đời không bao giờ như ý muốn của con người! Có người sinh ra, lớn lên trưởng thành và sống trong môi trường hạnh phúc và ngược lại có người thì luôn sống trong môi trường khổ đau lầm than. Và như thế, con người luôn tự đặt ra câu hỏi có nên tin vào số mệnh hay không? Nếu có sự thay đổi số phận, thì bằng cách nào? Từ xưa đến nay có rất nhiều ý kiến này. Thế nên trong bầu không khí xuân về tết đến, hãy cùng nhau ngẫm về điều này dưới cái nhìn giáo lý nhà Phật.

 

Đoàn Trọng Huy (*)

Từ lâu,  Hồ Chí Minh đã xứng đáng được  tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới. Điều ấy có nghĩa là Người có phẩm cách cao đẹp vượt trội của một nhà văn hóa lớn và có ảnh hưởng văn hóa lớn lao phạm vi toàn cầu, có đóng góp xuất sắc cho văn hóa, văn minh nhân loại.

Trong các loài gia súc, con dê là loài có ý nghĩa tinh thần phong phú và có giá trị biểu tượng cao. Nó thể hiện vai trò gần gũi mà quan trọng, tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ, đa dạng, tích cực tới đời sống văn hoá của nhiều nước. Trong văn hóa phương Đông dê là một trong 12 con giáp, đại biểu cho địa chi (Mùi), và cũng nằm trong tam sinh lục súc (三牲六畜), trong văn hóa phương Tây, dê nằm trong 12 cung Hoàng đạo với hình tượng Ma Kết, dê còn xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp, Bắc Âu và đặc biệt là trong Kitô giáo với hình tượng con dê gánh tội.

( (Phan Thị Yến Tuyết, In trong " Những vấn đề ngữ văn " (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa VH&NN)

(Nguồn: http://www.baoxaydung.com.vn)

             Về lịch sử tộc người, theo các nhà khảo cổ học, miền Đông xưa kia là địa bàn của  cư dân thuộc Văn hóa Đồng Nai. Đó là một nền văn hóa cổ, đã có mặt ở Đông Nam Bộ từ 4.000 năm – 2.5000 trước và được được xác định như là bước mở đầu cho truyền thống văn hóa bản địa ở Nam bộ.

Ngày nay, người ta quá quen thuộc hình ảnh có ông già Noel xuất hiện trên mọi phố phường để phát quà và đem đến nhiều điều ước nguyện cho mọi người nhân dịp mừng lễ Giáng sinh và đón mừng Tết Dương lịch trong văn hoá của cộng đồng phương Tây. Thật ra, từ lâu lắm rồi, trong văn hoá của cộng đồng phương Đông, hầu hết các nước có người dân theo Phật giáo cũng đã có hình ảnh Bồ tát Bố Đại (tiền thân của Bồ tát Di Lặc), hằng ngày thường dùng gậy để gánh một túi vải, chứa đựng các phần quà đi phân phát cho mọi người, nhất là trẻ em. Ngài đi đến đâu trẻ em quanh quần đến đó, người lớn thì hân hoan chào mừng vui vẻ, bởi vì bao ước nguyện cầu phúc, cầu lộc, cầu bình an trong tâm linh con người được Ngài khai mở để hoá thành hiện thực. Do đó, cứ mỗi lần Ngài xuất hiện, người ta thấy Ngài chỉ đem đem đến chuyện phúc lộc dồi dào, sự an lành, hoan hỷ trước những biến động vô thường của cuộc sống thường nhật.

Hà Minh Châu*

 Là nhà báo,người dẫn chương trình của đài phát thanh trước khi trở thành  nhà văn, Hân Nhiên (sinh năm 1958) bắt đầu sáng tác khá muộn và sáng tác không nhiều nhưng được đánh giá là một trong số những nhà văn nữ thành công nhất của văn học Trung Quốc đương đại. Đề tài nổi bật trong sáng tác của bà là phụ nữ, trẻ em và đất nước Trung Hoa. Thiên táng(2004), cuốn sách thứ hai của bà, được ấp ủ suốt mười năm đằng đẵng từ câu chuyện đầy ám ảnh về người phụ nữ Trung Quốc gian truân đi tìm chồng ở Tây Tạng. Dưới góc nhìn văn hoá, Thiên táng không chỉ là câu chuyện về tình yêu, về niềm tin và nghị lực của con người, mà còn chứa đựng những điều lạ lùng, kì bí về đất nước, con người, tôn giáo, phong tục,… trên xứ sở thảo nguyên Tây Tạng–vùng đất thánh của những người giàu đức tin và hướng thượng.

Cách gọi Mùi là một dữ kiện ngôn ngữ quan trọng để tìm lại âm cổ hơn của Vị (cách đọc 'chuẩn/hàn lâm'). Đi xa hơn nữa là khả năng nhái lại âm thanh phát ra từ loài thú này (âm *mwei >  me  be) hay tượng thanh để cho ra các dạng Mùi, Vị, bê, dê ... Các dạng này vẫn còn tồn tại trong các ngôn ngữ dân tộc ở Nam TQ, âm Hán Việt và tiếng Việt, khiến ta phải đặt lại vấn đề về nguồn gốc tên gọi 12 con giáp; không phải từ TQ mà ra như nhiều người lầm tưởng qua bao ngàn năm nay và từ Đông sang Tây! Sự tiến hoá từ nghĩa cụ thể (tiếng động vật kêu, tên gọi loài vật) cho đến cách ghi thời gian (năm, tháng, ngày, giờ) và phó từ phủ định (trừu tượng) là một quá trình rất tự nhiên và dễ hiểu. Những cống hiến âm thầm này vào văn hoá Hán đã đến lúc cần được đưa ra ánh sáng qua các lăng kính ngôn ngữ, lịch sử và khoa học khách quan. Một hệ luận từ các dữ kiện ngôn ngữ trong bài này là hiện tượng kị huý, có thể hiểu được phần nào từ khuynh hướng quân bằng lại sự biến hoá rất bình thường của ngôn ngữ loài người (âm cổ và âm mới hơn)..."

Thông tin truy cập

60940437
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
3536
9732
60940437

Thành viên trực tuyến

Đang có 426 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá: 80.000đ

    Giá: 80.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website