Ảnh hưởng của thuyết thần vận đời Thanh vào lý luận thơ chữ Hán Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX

Thuyết thần vận đời Thanh không chỉ nổi tiếng, có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn đến thi học Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng xa ra thế giới, đặc biệt là ảnh hưởng đến các nền thi học của các nước thuộc thế giới Hán hóa như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Về sự ảnh hưởng của nó tại Nhật Bản và Triều Tiên, học giả mỗi nước đều đã chú ý nghiên cứu và đã có nhiều công trình có giá trị được công bố. Ví dụ, tại Nhật Bản có Thanh thi tại Nhật Bản của học giả nổi tiếng Thanh Thủy Mậu, tại Hàn Quốc có Triều Tiên thi học thượng đích thần vận của Cầm Tri Nhã….Riêng tại Việt Nam, chưa hề có một học giả nào nhắc tới vấn đề nói trên. Xét tính quan trọng của vấn đề, chúng tôi sau một thời gian dài chú ý, tìm hiểu và nghiên cứu, nay quyết định bắt tay vào thực hiện đề tài này.

 

 Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn đem những vấn đề được nghiên cứu trình bày một cách cụ thể, đảm bảo tính khoa học. Những quan điểm được đưa ra không chỉ có tính mới mẻ, mà ở một khía cạnh nhất định, còn là phát kiến mới trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận thơ chữ Hán Việt Nam giai đoạn cổ trung đại.Phạm vi vấn đề mà chúng tôi trình bày ngoài phần đầu giới thiệu một cách khái quát về đặc điểm của thuyết thần vận tại Trung Quốc, phần còn lại chỉ tập trung nghiên cứu quá trình ảnh hưởng của thần vận thuyết vào thi học Việt Nam, cùng những ảnh hưởng cụ thể của nó lên một số khía cạnh như lý luận phê bình, tuyển bản, bình điểm và thực tế sáng tác thơ ca.Cũng do hạn chế từ quy mô của một báo cáo, ngoài những phần thuộc báo cáo được trình bày một cách thật cụ thể, nhiều phần chúng tôi chỉ trình bày một cách tóm lược, hy vọng sẽ có điều kiện đem vấn đề triển khai một cách thật cụ thể vào dịp khác.I. THUYẾT THẦN VẬN TẠI TRUNG QUỐC1. Nguồn gốcVương Sĩ Trinh 王士禎 (1634-1711), được xem là cha đẻ của thuyết thần vận, tự Di Thượng, hiệu Nguyễn Đình, biệt hiệu Ngư Dương sơn nhân, người đất Tân Thành (nay là Hoàn Đài) tỉnh Sơn Đông. Ông đỗ tiến sĩ năm Thuận Trị thứ 12 (1655), khởi đầu làm quan với chức Tư lý Dương Châu, sau thăng tới chức Hình bộ Thượng thư, tên thụy Văn Giản. Vương Sĩ Trinh kế tiếp Tiền Khiêm Ích, Ngô Vĩ Nghiệp giữ vai trò lãnh tụ thi đàn Trung Quốc hơn 50 năm, có được thành công như thế, không chỉ dựa vào thành tựu trong sáng tác thi ca, mà quan trọng hơn, còn phải dựa vào những kiến tạo của ông ở lĩnh vực lý luận thi ca. Thành tựu sáng tác của Vương Sĩ Trinh cực kỳ phong phú, có thể kể đến một số trước tác nổi tiếng như Đái Kinh đường tập帶經堂集, Trì bắc ngẫu đàm北池偶談, Cư dị lục居易錄, Hương tổ bút ký香祖筆記, Ngư Dương thi thoại漁洋詩話, Phân can dư thoại分甘餘話, Ngư Dương văn羽洋文…. Đặc biệt, sau khi ông mất, học trò của ông là Trương Tông Nam đã tập hợp những quan điểm về thơ của thầy được ghi chép rải rác trong các sách, qua chọn lọc sắp xếp biên tập thành bộ thi thoại đồ sộ với 33 quyển, lấy tên Đái Kinh đường thi thoại帶經堂詩話. Dương Thặng Vũ trong Vương công thần đạo bi minh《王公神道碑铭》viết: “Phàm xưa nay người đời luận thi hoặc trọng phong cách, hoặc quý tài điệu, hoặc sùng phép tắc, duy chỉ mình ông ( chỉ Vương Sĩ Trinh ) nêu ra hai chữ ‘thần vận’mà thôi.[1]” Trương Tông Nam trong Đái Kinh đường thi thoại toản lệ cũng nói, thầy mình ( chỉ Vương Sĩ Trinh ) thường đem hai chữ “thần vận” để bàn luận về thơ[2], như thế, tuy thi luận của Vương Sĩ Trinh không thể gói gọn ở hai chữ “thần vận”, nhưng có thể thấy rất rõ, đương thời người đời đều có xu hướng lấy “thần vận” để khái quát toàn bộ hệ thống thi luận của ông.Vương Sĩ Trinh là người đầu tiên dùng thuật ngữ “thần vận” để luận thi, nhưng những lý thuyết về thơ của ông hoàn toàn không phải do ông tự nghĩ ra, mà nó được nảy sinh trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị có sẵn trong kho tàng văn hoá truyền thống Trung Quốc. Thông thường khi bàn đến nguồn gốc của thuyết thần vận, các học giả đều thống nhất ở ba điểm: thứ nhất, thần vận có nguồn gốc từ lý luận hội họa Trung Quốc; thứ hai, thần vận thuyết có nguồn gốc từ giáo lý Thiền tông, đặc biệt là kế thừa quan điểm “dĩ thiền ngụ thi” của Nghiêm Vũ đời Nam Tống; thứ ba, thuyết thần vận còn là sự phát triển trên cơ sở kế thừa thành tựu của thi luận Trung Quốc giai đoạn trước đó. Thực ra, lấy hai chữ “thần vận” để luận thơ không phải đến Vương Sĩ Trinh mới có, các học giả cuối Minh đầu Thanh như Hồ Ứng Lân, Khổng Thiên Duẫn, Tiết Huệ, Vương Phu Chi đã dùng hai chữ này để luận thơ, và chính bản thân Vương Sĩ Trinh cũng từng thừa nhận điều này, chỉ có điều là, chỉ có Vương Sĩ Trinh mới lấy thần vận coi là trung tâm cho lý thuyết thi học của mình, và cũng chỉ tới tay Vương Sĩ Trinh, nội hàm của hai chữ thần vận mới thật sự trở nên phong phú và rõ ràng.2. Phong cách luậnNhìn từ góc độ phong cách, thần vận thuyết yêu cầu thơ ca phải mang một số đặc trưng thẩm mỹ như sau: thứ nhất, thơ ca cần phải đạt đến chuẩn thanh viễn đạm bạc (“thanh viễn xung đạm”); thứ hai, thơ thần vận cần đạt đến chuẩn hàm súc đa nghĩa (“hàm súc uẩn tạ”); thứ ba, thơ thần vận cần phải đạt đến chuẩn tự nhiên thiên thành, không tô vẽ gọt đẽo.Để đạt đến chuẩn “hàm súc”, theo Vương Sĩ Trinh, thơ ca cần phải đáp ứng ba tiêu chuẩn khác là: vịnh vật cần phải “bất tức bất ly”, tối kỵ dùng phán đoán và quan trọng nhất thơ cần phải đạt đến chuẩn “ý tại ngôn ngoại”. 3. Sáng tác luậnSáng tác luận của Vương Sĩ Trinh được tóm lược trong bốn chữ “trữ hứng nhi tựu”. Trong Ngư Dương thi thoại, ông viết: “Vương Sĩ Nguyên viết lời tựa cho thơ của Mạnh Hạo Nhiên nói: ‘Mỗi khi trước tác, đều phải chờ hứng tới ào ạt mới cầm bút viết một mạch hoàn thành tác phẩm văn chương (trữ hứng nhi tựu).’ Ta bình sinh rất phục lời này, vậy nên chưa từng cưỡng chế mình sáng tác, cũng không dễ dãi họa thơ người khác.[3]” “Hứng” hiểu theo nghĩa hiện đại tức “linh cảm”, sáng tác thi ca không thể rời xa linh cảm, vậy nên thơ cần “trữ hứng” (chờ hứng đến) mới có thể sáng tác. Từ thực tế phê bình của Vương Sĩ Trinh, chúng ta có thể dễ dàng phát hiện, những tác phẩm được sáng tạo do tác giả “trữ hứng nhi tựu” đều là những bài thơ ngắn tả cảnh thuật tình, không qua chỉnh trang tỉa tót, tự nhiên viết ra mà lại hết sức thần vận đạm viễn, tuy bộc lộ cảm nhận chân thực của nhà thơ trong một khoảnh khắc nhất định, nhưng lại hết sức u viễn và mang ý vị bất tận. Ở đây, cái gọi “hứng” tựa như không hẹn mà đến, dường như mang hơi hướm của sự thần bí, nhưng thực ra nó cũng được kiến lập trên cơ sở cảm nhận giữa tâm và vật, nói cụ thể hơn, nó được hình thành trên cơ sở tình cảm chân thực của con người. Chính Vương Sĩ Trinh cũng từng nói “hứng hội phát ra nơi tính tình”, thế nên, ông chủ trương có tình cảm ở trong lòng rồi mới có văn chương, phản đối phong khí thù tạc xướng hòa khiên cưỡng. Trong quá trình sáng tác, Vương Sĩ Trinh đặc biệt nhấn mạnh cảm thụ chủ quan của nhà thơ, thậm chí có thể hứng hội siêu thoát, hoàn toàn không cần thiết phải quan tâm những gì viết ra có hợp với sự thực hay không. Trong Trì bắc ngẫu đàm, ông viết: “Người đời nói Vương Ma Cật vẽ ba tiêu (cây chuối) trong tuyết, thơ ông cũng vậy. Những câu như ‘Cửu giang phong thụ kỷ hồi thanh, nhất phiến Dương châu ngũ hồ bạch’ (Hàng phong nơi Cửu giang mấy hồi xanh, một dải Dương châu ngũ hồ trắng), kế đó dùng liền rất nhiều địa danh như Lan Lăng trấn, Phú Xuân quách, Thạch Đầu thành…mỗi nơi đều cách xa nhau hàng ngàn dặm, hoàn toàn không tương hợp với lời thơ. Đại để thi họa của người xưa cốt ở ‘hứng hội thần đáo’ (chỉ hứng tới đâu thì thần tới đó, cũng chỉ hứng tới như được thần trợ, tự do tự tại, chấp bút thành thiên, hoàn toàn không phí công sức tầm ý sắp xếp câu văn ), nếu cứ so đo xét nét, ‘khắc chu cầu kiếm’, ắt sẽ để lọt mất cái ý chỉ mà tác giả muốn gửi gắm.[4]Tuy nhấn mạnh “hứng hội”, nhưng Vương thị hoàn toàn không phủ nhận giá trị của học vấn đối với thơ ca. Trong Đột Tinh các thi tập tự, ông viết: “Phàm đạo thơ có hai đường, một xuất phát từ học vấn, một từ hứng hội, hai đường ấy không dễ được cả hai. Như hình tạo từ gương, như trăng in đáy nước, như sắc biểu hiện ra từ tướng, như linh dương gại sừng nơi thân cây, không để lại bất kỳ vết tích nào, ấy là hứng hội vậy.Gốc nơi Phong Nhã, truy đến Sở từ, nhạc phủ đời Hán Ngụy, thông tỏ cửu kinh tam sử lẫn các sách chư tử, ấy là học vấn vậy….Người nào kiêm thiện đôi đường có thể trở thành một nhà trong thiên hạ.[5]4. Kế thừa luậnNhìn từ góc độ kế thừa, xuất phát từ xu hướng thẩm mỹ, Vương Sĩ Trinh đặc biệt đề cao loại thơ thanh u đạm viễn của Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, dẫu rằng với tư cách một thi đàn minh chủ, nhiều khi ông phải đưa ra nhiều chủ trương khác để dẫn dắt thi đàn đi theo đường chính, nhưng chủ trương lấy Vương Mạnh thanh âm làm đỉnh cao của thi ca, là đối tượng để học tập vẫn luôn thống nhất từ đầu tới cuối.II. NHỮNG TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH THUYẾT THẦN VẬN DU NHẬP VÀ ĐƯỢC TIẾP NHẬN TẠI VIỆT NAMLiên quan đến những tiền đề cho việc du nhập của thuyết thần vận vào Việt Nam có thể kể đến rất nhiều, nay xin nêu ra một số khía cạnh như sau:Thứ nhất, sau khi Nguyễn Hoàng vào trấn giữ Thuận Hóa, các chúa Nguyễn ở phương Nam đã áp dụng một chính sách kinh tế văn hóa tương đối tiến bộ so với chính quyền Lê-Trịnh ở phía bắc Việt Nam.Về kinh tế, chú trọng phát triển kinh tế trong nước, đặc biệt là vấn đề buôn bán trao đổi hàng hóa với thế giới bên ngoài, trong đó đáng chú ý nhất là trao đổi kinh tế với vùng Hoa Nam Trung Quốc. Sách Phủ biên tạp lục《撫邊雜錄》của Lê Quý Đôn chép rằng:Xứ Thuận Hóa, có đường thủy và đường bộ liên thông với tỉnh Quảng Nam. Về phía hữu, Quảng Nam lại thông với các phiên quốc. Còn đường biển, thì hai xứ Thuận Hoá, Quảng Nam chỉ cách hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông có ba bốn ngày đường, nên các tàu buôn của Trung Quốc từ xưa đến nay thường tụ tập ở đây….Tàu Thượng Hải tới, phải nộp thuế 3000 quan. Tàu Quảng Đông tới, phải nộp thuế 3000 quan; lúc về lại phải nộp thêm 300 quan. Tàu Phúc Kiến tới, phải nộp thuế 2000 quan; lúc về lại phải nộp thêm 200 quan. Tàu Hải Nam tới, phải nộp thuế 500 quan, lúc về phải nộp them 50 quan. Tàu Tây Dương tới, phải nộp thuế 8000 quan, lúc về phải nộp thêm 800 quan. Tàu Macao tới, phải nộp thuế 4000 quan, lúc về phải nộp thêm 400 quan…. Thượng Hải có tàu Triết Giang đôi khi chở sứ quan thiên triều đến mua hàng hóa. Hải Nam có tàu Quỳnh Châu và Macao có tàu Hà Lan đều đến để mua hàng hóa….(順化處水陸連接廣南,廣南之右通諸番國,其海道則距閩、廣只三四日,故商舶從來湊集。––––––上海艚到,稅例錢三千貫。廣東艚到,稅例錢三千貫;回稅例錢三百貫。福建艚到,稅二千貫,回稅二百貫。海南艚到,稅五百貫,回稅五十貫。西洋艚到,稅八千貫,回稅八百貫。瑪羔艚到,稅四千貫,回稅四百貫––––––上海者浙江船有時天朝奉差官採買,海南者瓊州船,瑪羔者和蘭船––––––[6])Sách ấy lại chép rằng:Trong thuyền buôn tỉnh Quảng Đông có người khách họ Trần, rất quên thạo đường lối thông thương mua bán. Y nói: Từ phủ Quảng Châu theo đường biển vào Thuận Hóa, nếu thuận buồm xuôi gió thì chỉ cần 6 ngày đêm là tới. Còn vào cửa Nại Hải để đến phố Hà Thanh thuộc kinh thành Phú Xuân, hoặc vào cửa Đại Chiêm để đến phố Hội An của tỉnh Quảng Nam, hành trình cũng vậy. Từ phủ Quảng Châu đến xứ Sơn Nam (Nam Định), thuyền chỉ đi mất bốn ngày đêm, mà còn thừa một trống canh. Nhưng thuyền từ Sơn Nam trở về, người ta chỉ mua được mỗi món hàng là củ nâu mà thôi. Thuyền từ Thuận Hóa trở về cũng chỉ mua được mỗi vị hồ tiêu. Riêng thuyền từ Quảng Nam trở về, thì trăm thứ hàng hóa, thứ gì cũng có. Các thuyền từ các phiên bang trở về cũng không nhiều hàng hóa như các thuyền trở về từ Quảng Nam. Đại phàm những hóa vật được sản xuất tại các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Bình Khang…đều theo hai đường thủy bộ tụ tập về Hội An cả vậy. Nơi đây vì khách buôn Trung Quốc thường tới mua hàng để đưa về Tàu, nên trước đây hàng hóa rất nhiều, dẫu có tới trăm chiếc thuyền lớn chuyên chở hàng hóa, trong một lúc e cũng không thể chở hết được….Còn hỏi các danh mục hàng hóa, vật phẩm từ Trung Quốc đem sang đây có những thứ gì? Có thứ nào bán không chạy, đến phải ứ đọng lại hay không thì y nói: Mọi hàng hóa đều bán rất chạy, không có món hàng nào bị ế và ứ đọng cả. Bao nhiêu những hàng hóa mà y đưa sang đây như sa, đoạn, gấm, vóc ngũ sắc, vải tấm, trăm vị thuốc Bắc, vàng bạc….Kẻ có thứ này, người có thứ khác, buôn bán đổi chác cho nhau, nên ai cần dùng món gì cũng đều có cả. Còn hỏi về đường biển nên đi thế nào thì y nói: Hình thế biển trông như một cái chảo tròn. Quận Hải Nam và quận Quỳnh Nhai ở vào chính giữa cái chảo. Bên tả là tỉnh Yên Quảng, ở sau phía tả là tỉnh Hải Dương, sau tỉnh Hải Dương là tỉnh Sơn Nam. Bên hữu là Thuận Hóa, sau phía hữu là tỉnh Nghệ An, sau nữa là Thanh Hóa. Còn phủ Quảng Châu và tỉnh Quảng Tây là hai bên phía trước cái chảo ấy, cho nên đi tắt ngang đều gần cả. Còn các xứ như Gia Định, Hà Tiên, Ba Thắc thì biển lại chuyển sang phía hữu của tỉnh Quảng Nam, mà nước Xiêm La lại ở về phía hữu của vùng Hà Tiên, đều ở phân biệt ra một mặt. Người Tây Dương là ông Từ Tâm Bá vẽ lối đi đường biển cũng thế. (廣東船商客有姓陳者,慣販賣,伊言:自廣州府由海道往順化得順風只六日,夜入堧海門,至富春河清庯,入大占海門,到廣南會安亦然。自廣州往山南只四日,夜餘一更。但山南回帆,惟販禹餘糧一物,順化亦只胡椒一味。若廣南則百貨無所不有,諸番邦不及。凡升華、奠盤、歸仁、廣義、平康等府,及芽莊營所出貨物,水陸船馬,咸湊集於會安庯。此所以北客£就商販回唐,曩者貨物之盛蓋雖巨船百隻一時運£,亦不能盡。––––––問自唐帶來諸貨名目何如?到此間有滯貨否?伊聞言:轉販流通,脫貨快利,無有滯積。所帶來五色紗綢、錦綢、布疋,百味藥材,金銀––––––彼此有無,互相貿易,無不得其所欲也。問海道如何?伊言:如圓鐺然,海南、瓊崖正居鐺之中間,左則安廣,左之後則海陽,後則山南,右則順化,右之後則義安,後則清化。其廣州與廣西蓋各鐺前之兩傍,所以相徑而相近也。至如嘉定、河仙、巴忒各處,則其海又轉廣南之右邊,暹羅則在河仙之右,各別為一面云。西洋人慈心伯畫海道亦然。[7])Trong quá trình giao lưu kinh tế, hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa diễn ra đa dạng và phong phú như thế tất yếu phải có sự giao lưu một số sản phẩm văn hóa, đặc biệt là sách vở. Châu Thuấn Thủy trong An Nam cung dịch kỷ sự《安南役紀事》chép:Ông Lê (người làm phiên dịch) bảo tôi: “Vị này đam mê học vấn, trong nhà tàng trữ rất nhiều sách.” Tôi hỏi: “Phủ của ngài tàng trữ sách cổ có nhiều không?” Đáp rằng: “Cũng ít thôi, vừa đủ để xem.” Tôi hỏi các bộ như Thông giám cương mục, Tiền hậu Hán thư, Nhị thập nhất sử, Sử ký, Văn hiến thông khảo, Kỷ sự bản mạt, Tiềm xác loại thư, Phần thư, Tàng thư, Cổ văn kỳ thưởng, Hồng tảo….Đáp rằng: “Đều có, chỉ duy nhất bộ Hồng tảo là không có mà thôi.”( 黎云:此公極好學,家有多書。余問云:尊府古書多否?答曰:少少足備觀覽。余問《通鑒綱目》、《前後漢》、《廿一史》、《史記》、《文獻通考》、《紀事本末》、《潛確類書》、《焚書》、《藏書》及《古文奇賞》、《鴻藻》等書。答云:俱有。惟《鴻藻》無有。[8]”)Những ghi chép của Châu Thuấn Thủy có thể coi là những ghi chép thực được hoàn thành vào năm 1654 tại nhà ngục Thuận Hóa, như vậy, có thể thấy rằng, khi thần vận thuyết đang thịnh hành ở Trung Quốc, thì con đường truyền bá của nó tới Thuận Hóa đã được rộng mở.Về văn hóa, so với chính quyền Lê-Trịnh, các chúa Nguyễn cũng áp dụng một chính sách tương đối phóng khoáng. Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút mục Sĩ tiến chép:

Theo lệ cũ, hạng con cái nhà ca kỹ không được vào trường học và thi đỗ làm quan. Ý ban đầu là tốt nhưng tiếc rằng không rộng đường cho người tài giỏi, để thu nạp nhân tài xuất chúng. Từ khi Lộc Khê hầu vì là con nhà hát xướng mà không được đi thi nên lẻn vào Nam tìm giúp chúa Nguyễn, thì những người cầm quyền mới thấy hối vì cách kén tài như vậy là không rộng, nhưng cũng chưa công nhiên bãi bỏ lệnh cấm ấy.[9]

Như vậy, chính sách quan tâm phát triển văn hóa, không phân biệt đối xử với bất kỳ hình thức văn hóa nào đã tạo điều kiện cho các chúa Nguyễn ở phương Nam không chỉ được thêm nhân tài giúp nước mà còn đem đến cho văn học nghệ thuật phương Nam có cơ sở phát triển khi Đào Duy Từ vào Nam. Từ đây, nền văn học do những người như Đào Duy Từ từ đàng ngoài đem vào và những mầm mống văn học bản địa ở đàng trong có điều kiện phát triển và không ngừng lớn mạnh dưới sự kích thích không ngừng của các nền văn học bên ngoài, đặc biệt là văn học vùng Hoa Nam Trung Quốc.Thứ hai, tại Trung Quốc, sau khi chính quyền về tay nhà Thanh, trào lưu di dân từ Trung Quốc tới các nước Đông nam á trong đó có Việt Nam bùng nổ. Ban đầu chỉ là nhóm những người Minh hương như Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch…di cư vì nguyên nhân chính trị, nhưng sau những khám phá về tính ưu việt của vùng đất mới, từ di cư tị nạn chính trị đã biến thành di cư kinh tế, người Thanh không ngừng ồ ạt di dân tới vùng đất hứa miền nam Việt Nam. Theo một công văn của quan trấn Vĩnh Thanh (Vĩnh Long) vào ngày 23 tháng 12 năm Minh Mạng thứ 9 (1828) sức cho quan phủ Hoằng An và quan huyện Tân Minh về việc xử lý tình trạng người Thanh ồ ạt nhập cư vào trấn, trong đó có đoạn như sau:Trước nay mỗi khi thuyền buôn nước Thanh tới trấn buôn bán, mỗi thuyền thường chở tới nhiều thì năm sáu trăm khách, ít cũng ba bốn trăm, khi thuyền trở về, tất cả lái tàu, thủy thủ cũng chỉ bảy tám mươi người, còn lại đều lưu lại hoặc tìm thân quyến, hoặc tản cư nơi phố xá, thôn xã, thị tứ, hoặc buôn bán làm nghiệp, hoặc lấy việc trồng trọt mưu sinh. Cứ như thế, trong một năm, số lượng người (Thanh) nhập cư (vào trấn) không ít hơn ba bốn nghìn người.(从前清船来商城辖,常有搭客每艘多者五六百人,少者不下三四百人,迨至回帆之日,不过舵工水手柒捌拾人而已,馀皆留来访寻亲眷,散居于庯面及各社村、市肆或以商贾为业,或以农圃谋生。一年之中,不下叁肆千人。(明命玖年拾贰月贰拾叁日永清镇镇官饬弘安府新明县府县官)Cũng cần nói rằng, đây mới chỉ là số liệu của một trấn Vĩnh Thanh, tức một tỉnh Vĩnh Long ngày nay mà thôi. Người Trung Quốc tới Việt Nam ngoài về phương diện chính trị họ lệ thuộc chính quyền địa phương, còn về kinh tế, xã hội, văn hóa, tín ngưỡng, họ đều có tổ chức sinh hoạt riêng, tất cả đều hoàn bị, lấn át mọi mặt đời sống văn hóa của cư dân địa phương, thế nên nó đồng thời có ảnh hưởng cực lớn đến đời sống sinh hoạt mọi mặt của cư dân địa phương. Ở những nơi xa xôi, triều đình Thuận Hóa khó có thể quản thúc, người Hoa còn lập ra cả một thể chế riêng, như một nhà nước độc lập, và chính họ là những người cai trị nhà nước ấy. Sách Thanh triều văn hiến thông khảo清朝文獻通考mục Cảng khẩu港口có đoạn chép về trấn Hà Tiên khi ấy như sau:Nước Hải Khẩu nằm ở vùng biển tây nam, là thuộc quốc của An Nam và Xiêm La. Vua nước ấy họ Trịnh, vua hiện tại tên Thiên Tích. Thế thứ các đời vua của nước ấy nay không thể khảo được….Phong tục nước ấy trọng văn học, thích thi thư. Trong nước xây dựng văn miếu thờ Khổng Tử, cả vua và dân chúng đều tới đó cung kính lễ bái. Lại mở trường dạy lễ nghĩa, tuyển trẻ em ưu tú trong thiên hạ và những trẻ em nghèo cha mẹ không lo được đầy đủ miếng ăn vào đó để học. Những người Hán tới đó, chỉ cần thông cú độc, hiểu văn nghĩa đều được mời giảng dạy. Trẻ em nước ấy đều hết sức lễ phép. (港口國在西南海中,安南、暹羅屬國。王鄭姓,今王名天錫。其沿革世次不可考,––––––其風俗重文學,好詩書。國中建有孔子廟,王與國人皆敬禮之。有義學,選國人子弟之秀及貧而不能具修脯者絃詠其中。漢人有僦居其地而能句讀,曉文義者,則延以為師。子弟皆彬彬如也。[10])Thứ ba, sau khi nhà Tây Sơn thống nhất đất nước, hậu duệ họ Nguyễn ở đàng trong là Nguyễn Phúc Ánh vì mưu đồ khôi phục sự nghiệp, phải sống lưu vong, trải qua nhiều lần khởi nghĩa bị thất bại, cuối cùng phải dựa vào sự giúp đỡ của quân Pháp và trí thức người Hoa tại Gia Định mới tiêu diệt được Tây Sơn, khôi phục được cơ nghiệp của tổ tiên, thống nhất đất nước. Sau khi thống nhất đất nước, lập trường chính trị của Nguyễn Phúc Ánh có sự chuyển biến, từ thân Pháp, ông nghiêng hẳn sang thân Trung, tạo điều kiện cho trí thức người Hoa tại Gia Định có điều kiện tốt để tham gia vào và chiếm giữ nhiều địa vị trọng yếu trong bộ máy chính quyền trung ương đương thời. Thứ tư, sau khi Nguyễn Phúc Ánh thống nhất đất nước, đồng thời có sự thống nhất về học thuật, văn học giữa hai miền Nam Bắc. Điều này được biểu hiện rõ nhất qua mối thơ văn giữa thi nhân hai miền Nam Bắc, ví dụ, Nguyễn Du từng bình điểm Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định, lại có quan hệ thù tạc cùng Ngô Nhân Tĩnh; Ngô Thời Vị, Nguyễn Địch Cát, Cao Huy Diệu đều là thi nhân miền Bắc, đều có lời đề tựa cho tập Cấn Trai thi tập của Trịnh Hoài Đức, Ngô Thời Vị còn bình điểm tập Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định; Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu đều có quan hệ bè bạn thân thiết và thi văn với thi nhân Nguyễn Miên Thẩm….Thông qua quá trình này, học thuật văn chương trong nước được thống nhất, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của học thuật và thơ văn trong bối cảnh mới.Thứ năm, chính sách văn hóa và chủ trương học tập rập khuôn theo Trung Quốc của các vua triều Nguyễn là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Trên đây đã nói, sau khi thống nhất đất nước, Nguyễn Phúc Ánh chuyển từ thân Pháp sang thân Trung, dẫu rằng đây là một quyết định bị nhiều nhà sử học sau này phê phán chỉ trích, nhưng lựa chọn của Nguyễn Phúc Ánh khi ấy tất yếu phải như thế, vì sự mơ hồ về nước Pháp khiến ông không thể mạo hiểm ngai vàng và đất nước của mình. Điều đáng nói nhất ở đây là, lựa chọn của Nguyễn Phúc Ánh sẽ khiến triều đình nhà Nguyễn tiếp tục đi trên vết xe đổ của chế độ phong kiến Trung Quốc. Sau khi Nguyễn Phúc Ánh mất, con ông là Nguyễn Phúc Kiểu lên thay, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Minh Mạng từ nhỏ được giáo dục hoàn toàn theo quan niệm Nho giáo, lên vừa lên ngôi, ông đã áp dụng hàng loạt các chính sách mô phỏng Trung Quốc. Ông triệu Trịnh Hoài Đức từ Gia Định về kinh, giao cho ông tổ chức xây dựng chính quyền; chủ trương cho nhập hàng loạt sách vở Trung Quốc và liên tục thành lập các thư viện mang tầm cỡ quốc gia, như năm Minh Mạng thứ 2 (1821) lập thư viện Quốc sử quán, năm Minh Mạng thứ 6 (1825), thành lập Tàng thư lâu, năm Minh Mạng thứ 7 (1826), thành lập thư viện Nội các. Là một người giỏi văn chương, ông không chỉ có chính sách thúc đẩy sự phát triển của thơ văn trong nước, mà còn chỉ thị cho hơn một trăm người con của mình lấy thơ phú hàm dưỡng tính tình, không chỉ có thế, ông còn dám buông lời chê bai thơ của các vị vua Bắc triều như Khang Hy, Càn Long. Sang triều Thiệu Trị, Tự Đức, xu hướng bắt chước Trung Quốc càng mạnh, thậm chí còn xuất hiện tư tưởng tranh giành hơn thua với những thành tựu văn hóa của Trung Quốc, mà bộ Văn quy được chủ trương biên soạn dưới triều Thiệu Trị là một minh chứng.Những nguyên nhân trên đây đều tạo điều kiện thuận lợi cho thần vận và nhiều quan điểm thi học khác truyền bá vào Việt Nam. Vậy, thần vận thực sự được tiếp nhận và truyền bá vào Việt Nam từ khi nào? Nguyễn Miên Thẩm, con trai thứ mười của vua Minh Mạng, trong Thương Sơn thi thoại《倉山詩話》có đoạn viết như sau:Phan Lương Khê nói: “Cái gọi tương cảm trong trời đất, hoàn toàn không có đầu mối căn nguyên gì nhưng lại hết sức sâu sắc.” Lý lẽ này không thể giải thích rõ được. Nhớ hồi nhỏ, cùng Tùng Trai tiên sinh học thơ, một hôm thấy trên thư án có bài từ mới viết như sau: “Dã ngoại phiêu bồng phong ngoại nhứ, bán sinh bình ngạnh hải trung ương, thanh sam hồng lệ sự Tầm Dương. Giang thiên vân mạc mạc, phong thụ mộng thương thương.   Hán nguyệt Tần quan thu nhạn đoạn, đoản ca đối tửu hà lương, tây phong ban mã ngọc tiên trường. Nhất tôn liêu phục túy, ly hợp hải mang mang.” Lạc khoản đề rằng: “Bài từ nhỏ điệu Giá cô chưa được sửa hoàn chỉnh của Hồ Hải tản nhân Lâm Duệ.” Từ khí buồn thảm, bút ý phiêu dật, thích thú không nỡ rời tay. Tiên sinh dùng tay chỉ vào bài từ và bảo tôi rằng: Người bạn này thuở trẻ tài cao, giỏi thơ họa, du ngoạn khắp nơi, ghé chơi mấy bữa lại bỏ đi Xiêm La (Thái Lan) rồi. Tôi quanh quẩn bên tiên sinh đến mấy ngày liền, một hôm thấy ông lấy ra tờ hoa tiên dài, tự tay dùng mực tàu vẽ lên đó một đóa cúc, bên dưới đề rằng: “Ngưng hương họa các trú thanh u, tẩy nghiên tây trì mặc lãng phù. Tự tiếu toan hàn vô biệt tặng, vi quân liêu tả nhất chi thu.” (). Phía sau đề rằng: “Mong mỗ huynh lưu giữ làm thú thanh nhàn, thân ái tương tặng. ” Tôi được chữ, quý như được ngọc, đem về cất giữ cẩn thận trong rương, ngày ngày mở ra xem, nhưng sau cũng bị người khác lấy đi. Tùng Trai tiên sinh không còn gặp lại, mà cuộc chia tay đó khác nào trận mưa, tính đến nay đã gần 50 năm. Mỗi khi rảnh rỗi, cất tiếng cuồng ngâm, bất giác “thu ý hàn hương” (ý thu hương lạnh, chỉ vẻ đẹp tinh khiết thoát tục) đều đến, chỉ cần tĩnh lặng suy tư là có thể cảm nhận được vậy. Tùng Trai họ Tô, tên Phấn Dương, người đất Quảng Đông. ( 潘梁溪云:天地間相感,無根枝端緒而深。此理甚不可解。憶少辰,從松齋先生學詩,一旦往見書案上有新詞一闋云:野外飄蓬風外絮,半生萍梗海中央,清衫紅淚事潯陽。江天雲漠漠,楓樹夢蒼蒼。   漢月秦關秋雁斷,短歌對酒河梁,西風斑馬玉鞭長。一樽聊復醉,離合海茫茫。款題:《鷓鴣》小詞,湖海散人林裔鈐未成章。辭氣蒼涼,筆意遒逸,玩味不能釋手。先生指謂:此友英年妙才,能詩善畫,遊散天涯,無所定著,不日行往暹去矣。僕與之幾日盤桓,一日拿出長箋,手寫墨菊一枝,題云:凝香畫閣晝清幽,洗硯西池墨浪浮。自笑酸寒無別贈,為君聊寫一枝秋。筆致飛動,忽來滿坐涼飆。後書:以為某兄清玩,親捧相授。僕得書,珍同拱璧,歸藏箧笥,辰出玩度,後為人持去。松齋不可復見,而伊一別如雨,迨今幾五十年。每公餘獨坐,矢口狂吟,不覺秋意寒香,穆然神遇矣。松齋姓蘇,名奮揚,東粵人。[11])Cả bài từ và bài thơ trên đây đều đậm chất thanh viễn xung đạm, từ ngữ cực kỳ nhu nhã, vẽ ra một cảnh giới vừa điển nhã vừa mông lung u tịch, đọc xong mà dư vị còn đọng mãi nơi tâm khảm. Nguyễn Miên Thẩm học thơ cùng Tùng Trai tiên sinh từ khi nào, nay không thể khảo rõ thời điểm cụ thể, chỉ biết rằng rất sớm. Miên Thẩm sinh năm 1819, mất năm 1872, thọ 52 tuổi, đoạn văn nói trên lại nói xa cách Tùng Trai đã gần 50 năm, chứng tỏ khi ấy ông còn rất nhỏ. Trong Tùng Thiện Quận vương thi tấu, Nguyễn Miên Thẩm viết: “Cuối đời Minh, Từ Tăng lấy Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy định làm tam tài trong thơ. Thần lúc nhỏ từng lấy lời này, tuyển lục thơ ba nhà, đặt tên sách là Tam tài hợp biên.” (明末,徐增以李白、杜甫、王維為三才。臣少日嘗取其語,選錄三才詩,號《三才合編》。[12])Từ Tăng, hiệu Nhi Am, người Trường Châu , tác phẩm Nhi Am thi thoại cũng như quan điểm đưa Vương Duy vào một trong “tam tài” của ông được coi là quan điểm tiêu biểu của các nhà chủ trương thần vận. Bộ Tam tài hợp biên do Nguyễn Miên Thẩm soạn nay đã mất, trong các bộ mục lục cuối triều Nguyễn vẫn thấy ghi chép về sách này, nhưng hoàn toàn không nhắc tới năm tác giả hoàn thành, nên dù biết Miên Thẩm soạn nó khi còn rất trẻ, cũng không có cách nào xác định rõ thời gian cụ thể. Lại xét trong Nhĩ Hinh tập, hai bài thơ sớm nhất còn truyền của Miên Thẩm được viết năm Minh Mạng thứ 11 (1830), tác giả 12 tuổi. Trong đó bài Sơn gia cửu nhật có câu: “Phản cảnh phong loan phù tử thúy, cao thu quất dữu mãng đan hoàng” (Ánh mặt trời phản chiếu làm màu xanh tím của núi non như nổi lên, khí thu trong trẻo cam quýt một màu vàng rực); bài Nam khê tuyệt cú có câu: “Nhất lộ thanh sơn vô vũ khí, hành nhân khước tại thủy thanh trung” (Trên đường trước mắt chỉ toàn núi xanh không chút mây mưa, hành nhân như đi trong tiếng suối reo róc rách). Thật khó có thể tượng một đứa bé 12 tuổi có thể viết được những câu thơ tả cảnh thác tình, đậm nét thần vận như thế, nhưng đây là sự thật. Bài thơ Viên cư viết năm Minh Mạng thứ 12 (1831), tác giả 13 tuổi, được Phan Lương Khê (Thanh Giản) bình bằng hai chữ “viễn đạm” (xa xăm đạm bạc); bài Định Môn quy châu được bình là “hồn viễn thanh thâm, trực bức Ma Cật” (hồn hậu xa xăm, thanh đạm sâu sắc, theo sát thơ Vương Ma Cật). Còn rất nhiều thơ và lời bình kiểu như thế này ở giai đoạn này, nay tạm không liệt kê ra đây. Một bài thơ khác đánh dấu nhận thức sâu sắc về thần vận trên phương diện lý luận của ông đó là bài Đề Đường hiền tam muội tập題唐賢三昧集:Tuyệt mạo khứ châu duyên, phương tâm huýnh tự nhiên.Thần thê Biểu Thánh luận, tinh giản Thịnh Đường hiền.Thủy nguyệt sơ vô tích, thiên hoa bất trước thiền.Dục tri huyền ngoại diệu, Ma Cật hợp cư tiên.絕貌去朱鉛,芳心迥自然。神棲表聖論,精揀盛唐賢。

水月初無迹,天花不著禪。欲知絃外妙,摩詰合居先。[13]

Tạm dịch là:Tuyệt mạo là bỏ đi tất cả màu sắc sặc sỡ,Tình cảm biểu đạt trong các tác phẩm hết sức tự nhiên.Vương Sĩ Trinh đã lấy quan điểm thi học của Tư Không ĐồLàm tiêu chí cho việc tinh tuyển các nhà thơ Thịnh Đường.Thủy nguyệt ban đầu hoàn toàn không có hình tích,Thiên hoa hoàn toàn không liên hệ gì tới thiền.Muốn biết sự huyền diệu bên ngoài câu chữ,Xin hãy bắt đầu bằng cách đọc thơ của Vương Ma Cật. Bài thơ này được viết năm Thiệu Trị thứ 3, tác giả 25 tuổi, ngoài phần chính văn còn có lời tự chú như sau: “Vương Nguyễn Đình tiên sinh chủ yếu lấy quan điểm thi học của Tư Không Đồ kiêm ý chỉ “dĩ thiền dụ thi” của Nghiêm Thương Lang làm tiêu chí, tuyển thơ Thịnh Đường tổng cộng 43 nhà, trong đó thơ Vương Duy được tuyển nhiều nhất và được đặt ở đầu sách.” (王阮亭先生取司空圖論詩之要兼以滄浪禪喻之旨錄盛唐四十三人右丞為首) Tư Không Đồ từng nói, thơ có vị, vị ở đây hiểu là “chí vị”, không liên quan đến những chua cay mặn đắng của cuộc sống. Miên Thẩm cũng nói, “phàm thơ thuộc về hứng hội (hứng đến thơ đến, hứng đi thơ đi), không thể yêu cầu thật hoàn chỉnh về mặt hình thức; người đời thường chỉ thích đem thơ gắn liền với những chua cay mặn đắng của cuộc đời.” (夫詩者,屬之興會,篇豈盡工;譬則酸鹹,人惟所嗜。[14]) Trong bài thơ thứ 13 thuộc chùm thơ Đồng chư huynh đệ du Thuý sơn kỷ sự thập ngũ thủ phân đắc hạ bình thập ngũ vận, ông viết “Thiền tâm thi cảnh diệu năng tham禅心诗境妙能参”, ý là “Lòng thiền có thể thâm nhập vào cảnh giới tuyệt diệu của thơ[15]”. Quan điểm thi học của Miên Thẩm rõ ràng có sự thống nhất với quan điểm thi học của Tư Không Đồ và Nghiêm Thương Lang, nên bài thơ trên đây tuy chỉ là quan điểm của ông về bộ thi tuyển Đường hiền tam muội tập của Vương Sĩ Trinh, nhưng cũng có thể coi đó là một tuyên ngôn nghệ thuật của Miên Thẩm.Miên Thẩm còn có chùm thơ bốn bài Phụng sắc phê tuyển Thẩm Quy Ngu thi tập, nhị nguyệt thập nhị nhật khởi, lục nguyệt cửu nhật thủy hoàn, khứ nhật trình lãm, hựu tư sao đắc sổ quyển, kim dạ trùng duyệt, phục gia khuyên điểm đồ tước, nhi dĩ bỉ ý vi đề từ tứ chương, dĩ thẩm chư thẩm âm giả, hạnh thùy hòa nhi tứ giáo yên奉敕批選〈沈歸愚詩集〉,二月十二日起,六月九日始完,去日呈覽,又私鈔得數卷,今夜重閱,復加圈點塗削,而以鄙意為題辭四章,以諗諸審音者,幸垂和而賜教焉[16] ( Phụng sắc phê tuyển Thẩm Quy Ngu thi tập, bắt đầu từ ngày 12 tháng 2, hoàn thành vào ngày 9 tháng 6, hôm qua đã dâng vua, lại tự sao lại được vài quyển, đêm nay đọc lại, lại thêm khuyên điểm tẩy xoá, lại theo bỉ ý viết thành 4 bài tứ tuyệt, để thấy được cái khó của kẻ thẩm âm, mong có người họa lại và có ý chỉ giáo), được viết năm Tự Đức thứ 4 (1851), khi ấy tác giả 33 tuổi, trong đó bài số 2 được viết như sau:Tài kiêm thể bị Thanh Khâu tử, cốt trọng thần hàn Tàm Vĩ ông.Dục bả Trường Châu luận khí lực, hận cừ Tuyên Vũ tự Tư Không.才兼體備青丘子,骨重神寒蠶尾翁。若把長洲論格力,恨渠宣武似司空。Tạm dịch là:Cao Khải (Minh) tài cao, thơ ông kiêm sở trường của mọi nhà;Thơ Vương Sĩ Trinh cốt trọng thần hàn, cực giàu tính biểu cảm.Muốn đem khí lực trong thơ Thẩm Đức Tiềm tăng thêm khí lực cho thơ,Hận nỗi thơ ông vẫn chưa thoát khỏi sự mô phỏng quá mức.Ở đây “cốt trọng thần hàn” không chỉ khái quát phong cách thơ Vương Sĩ Trinh, mà còn khái quát cả phong cách thơ thần vận. Nhìn từ nội dung bài thơ, có thể thấy rất rõ, Miên Thẩm hoàn toàn không đề cao thơ cũng như quan điểm thi học của Thẩm Đức Tiềm, cùng với việc đề cao thơ của Cao Khải và thuyết thần vận của Vương Sĩ Trinh, ý định muốn lấy khí lực nơi thơ Thẩm Đức Tiềm để bổ sung về mặt khí cách cho thơ cũng chỉ là hình thức, vì ai cũng biết khí lực rất có thể sẽ phá vỡ lối thơ thần vận. Cũng như Vương Sĩ Trinh, thần vận tuy không thể bao quát toàn bộ hệ thống quan điểm thi học của Miên Thẩm, nhưng nó là phần quan trọng nhất, nên không có gì lạ khi vừa nhấn mạnh thần vận thi của Vương Sĩ Trinh, vừa chủ trương “chuyển ích đa sư” (học tập sở trường thơ của mọi nhà) của Cao Khải.Như vậy, có thể tạm khẳng định, Nguyễn Miên Thẩm là người đầu tiên tại Việt Nam có ý thức tiếp nhận thần vận thuyết và đem nó ứng dụng vào thi đàn Việt Nam.III. NHỮNG BIỂU HIỆN CỤ THỂ CỦA THUYẾT THẦN VẬN TẠI VIỆT NAM1.     Ảnh hưởng trên phương diện lý luận phê bìnhSau khi có ý thức tiếp nhận và đem thần vận truyền vào Việt Nam, Nguyễn Miên Thẩm cũng đem kiến giải của mình bàn về nhiều khía cạnh khác nhau thuộc phạm trù lý luận thơ ca.Nhìn từ nguồn gốc của thơ ca, Miên Thẩm cho rằng, thơ ca chính phát sinh từ trong lòng con người, và công dụng của nó chính dùng để biểu đạt tư tưởng tình cảm trong lòng con người. Trong Phạm Dần Khanh sách thi tập nhân dữ chi thư, ông viết:Phàm con người ta có sinh có mệnh, cũng có tính có tình, thơ dùng để bày tỏ tư tưởng tình cảm trong lòng, nên có thể dùng để “hứng”, để “quan”, cũng có thể dùng để “quần”, để “oán”; tuy nói thơ còn dùng để nhận biết phân biệt danh xưng của các loài cầm thú cây cỏ, nhưng nghĩa ắt phải quy về ôn nhu đôn hậu.(夫人之為物,既有生有命,則有性有情,詩以寫心,故可興可觀,亦可群可怨,名雖識鳥獸草木,義要歸溫柔敦厚。[17]Trong Tùy viên thi thoại bổ di quyển tự, ông nói:Thơ dùng để biểu đạt tư tưởng tình cảm trong lòng con người, chỉ cần lấy từ chính bản thân mình là đủ. Miễn sao lời thơ cảm động lòng người, màu sắc thơ cuốn hút tầm nhìn, vị thơ hợp khẩu vị, âm hưởng thơ làm người nghe cảm thấy thoải mái, như thế đủ coi là thơ hay.(詩者,人之性情也近取諸身而足矣。其言動心,其色奪目,其味適口,其音悅耳便是佳詩。[18] )Tuân tử nói: “Đặc tính của con người là: đói thì muốn được ăn, lạnh thì muốn được ấm, mệt thì muốn được nghỉ ngơi, ấy cũng gọi là tính tình của con người今人之性,饑而欲飽,寒而欲暖,勞而欲休,此人之情性也”. “Tính tình” hiểu theo cách hiểu của Tuân tử, là một thứ tình cảm hết sức tự nhiên, có thể nói là bẩm sinh của con người, nhưng cái gọi “tính tình” mà Miên Thẩm đề cập không chỉ bao gồm có thế, nó còn bao gồm cả “hứng”, “quan”, “quần”, “oán”, hay nói cách khác, đó là thứ tư tưởng tình cảm bị ràng buộc bởi yêu cầu “đôn nhu đôn hậu” của thi giáo hiểu theo quan niệm của Nho gia. Nói điều này dường như có vẻ mâu thuẫn khi chính Miên Thẩm luôn đề cao cái gọi “tự nhiên” trong thơ. Thực ra điều này thuộc vấn đề quan niệm, Nho gia một mặt chủ trương tự nhiên, chủ trương “tình động ư trung nhi hình ư ngôn” (tình động trong lòng và biểu hiện ra lời), phản đối sự mô phỏng khiên cưỡng trong sáng tác thơ văn, nhưng mặt khác, họ lại đưa ra yêu cầu kiểm soát cũng như cưỡng chế thứ tình cảm được biểu hiện trong thơ văn, từ đây có thể thấy rõ quan niệm không triệt để về cái gọi “tự nhiên” của Nho gia, Miên Thẩm là một trong số các nhà Nho, ắt không thể vượt ra ngoài phạm vi nói trên.Nhìn từ góc độ thẩm mỹ, trong Thương Sơn thi thoại《倉山詩話》, Miên Thẩm viết:“Phong lai phiến tự nhàn” (Gió tới quạt tự nhàn), câu này của Dật Trang huynh, được Trương Quảng Khê tiên sinh đặc biệt tán thưởng. Hàn Ngụy công sau khi bãi tướng, những kẻ mới lên thường lên mặt coi thường ông, cũng từng có câu: “Hoa khứ hiểu tùng phong điệp loạn, vũ quân xuân phố kết cao nhàn.” (Hoa tàn trước lùm buổi sáng ong bướm bay loạn; mưa thuận gió hoà guồng kéo nước trở nên nhàn nhã). Đương thời người đời thường khen câu thơ mang ẩn ý sâu xa, Ôn công cũng đưa vào Thi thoại. Nếu đem câu ấy so sánh với câu của Dật Trang huynh, không biết câu nào tự nhiên hơn.(風來扇自閑,逸莊兄句也,張廣溪先生亟稱之。按:韓魏公罷相後,新進多陵慢之,亦有句云:花去曉叢蜂蝶亂,雨勻春圃桔槔閑。辰(時)人稱其微婉,溫公采入《詩話》。使舉兄句較之,不知誰近自然。[19] )Lại viết:Bài thơ Hoa hương của Lê Ngô Đình (Công Nhuận) viết: “Y thường đa phảng phất, tông tích đại thanh kỳ; đạm đạm tầm nan kiến, phiêu phiêu tĩnh thuỷ tri.”  Cũng thật bình dị thanh đạm đáng yêu. (黎梧亭(自註:名公潤)《花香》詩:衣裳多仿彿,踪跡大清奇。淡淡尋難見飄飄靜始知。亦復平淡可喜。[20])Lại viết:Vương Hữu Quang tự Dụng Hối, hiệu Tế Trai, người Gia Định, đậu hương trường năm Minh Mạng, làm quan đến chức Tuần phủ, tính tình cứng cỏi thẳng thắn, dù gặp bất cứ khó khăn nào cũng không hề khuất phục. Về già thích thiền, lòng đạm tựa nước. Từng có câu rằng: “Tuế dữ nhân vi khách, quan phi bệnh bất nhàn.”(Năm với người là khách, quan không bệnh không nhàn.) Câu thơ mang ý vị gửi ngoài câu chữ. (王有光字用晦,號濟齋,嘉定人,明命中領鄉薦,曆官至巡撫,爲人勁直,百折不少屈。暮年事禅說,胸次泊如也。嘗有句云:歲與人爲客,官非病不閑風致可想。[21] )Lại viết:Câu “Tịch dương minh tế vũ, lạc diệp sái cô chu” (Ánh tà rọi sáng từng giọt mưa phùn, lá vàng rơi đầy con thuyền cô độc) trong bài Vãn bạc của tôi, ngẫu nhiên viết ra (ngẫu nhiên niêm đắc), tự cho rằng đã nắm bắt được cái thần của sự vật khi tả cảnh. Hai chữ “minh” và “sái” như có thần trợ, chỉ dựa vào sức người thì không thể viết ra được. Lao Sùng Quang cũng rất thích hai câu này. (余《晚泊》詩夕陽明細雨,落葉灑孤舟,偶然拈得,自謂寫景入神。而字、字,疑非力所能也。勞辛階亦甚嗟賞。[22])Đem những đoạn trích trên đây kết hợp với bài thơ đề từ Đề Đường hiền tam muội tập đã nêu ở phần trên, có thể thấy rõ yêu cầu của Miên Thẩm đối với thơ ca từ góc độ thẩm mỹ.Nhìn từ góc độ lý luận sáng tác thơ ca, Miên Thẩm quan niệm, sáng tác thơ ca tất yếu phải có sự hậu thuẫn của linh cảm, hay nói cách khác là, cần phải có hứng, một khi hứng tới, tâm hồn như được thăng hoa, đầu bút như có thần trợ, tác giả sẽ chấp bút thành chương, sáng tác trong tâm thái tự nhiên, tự do tự tại, không hề bị câu thúc gò bó bởi bất cứ điều gì. Trong Dữ mỗ đệ Quận công thư, ông viết: Nên chuẩn bị thi liệu trước để đến lúc cần dùng sẽ dùng, không nên sáng tác một cách gò ép khiên cưỡng, mà nên chờ đợi hứng đến.(但储材而须辰用,不致力而伫兴来[23]). Trong Thương Sơn thi thoại, ông viết:Câu “Tịch dương minh tế vũ, lạc diệp sái cô chu” (Ánh tà rọi sáng từng giọt mưa phùn, lá vàng rơi đầy con thuyền cô độc) trong bài Vãn bạc của tôi, ngẫu nhiên viết ra (ngẫu nhiên niêm đắc), tự cho rằng đã nắm bắt được cái thần của sự vật khi tả cảnh. Hai chữ “minh” và “sái” như có thần trợ, chỉ dựa vào sức người thì không thể viết ra được. Lao Sùng Quang cũng rất thích hai câu này. (余《晚泊》詩夕陽明細雨,落葉灑孤舟,偶然拈得,自謂寫景入神。而字、字,疑非力所能也。勞辛階亦甚嗟賞。[24])Trong Lịch đại thi tuyển, quyển 8, Miên Thẩm bình bài Tảo phát Bạch Đế thành《早發白帝城》của Lý Bạch李白viết: “Bút mặc gian nghi hữu thần trợ筆墨間疑有神助” (Bút mực như có thần trợ giúp). Ở quyển 14, Miên Thẩm bình bài Đăng Thái sơn 《登泰山》của Trương Dưỡng Hạo張養浩viết: “Thuần dĩ thần hành純以神行” (Lời văn thông thoáng như có thần trợ giúp). Ở quyển 17, Miên Thẩm bình bài Đan đồ hành điếu Tống Vũ đế《丹徒行弔宋武帝》của Vương Sĩ Trinh viết: “Tùng sáng kiến cập vong quốc ngôn, dĩ giản thắng. Mạt lộ phi tùng khổ tâm sưu sách nhi đắc, thị viết thần lai從創建及亡國言,以簡勝。末路非從苦心搜索而得,是曰神來” (Từ việc kiến lập nói đến việc mất nước, lấy giản dị làm hay. Đoạn cuối không cần khổ tâm tìm kiếm cân nhắc mà tự nhiên có được, điều này gọi là có thần tới giúp vậy.) Miên Thẩm bình bài Ức mai《憶梅》trong Diệu Liên thi tập妙蓮詩集của Mai Am viết: “Ẩn hầu sở vị chỉ vật trình hình, bất giá đề thự, thử tác túc dĩ đương chi隱侯所謂指物呈形,不假題署,此作足以當之” (Ẩn hầu (Thẩm Ước) nói nhìn vật rồi tự nhiên viết ra, không cần nêu rõ đề bài, tác phẩm này đáng được xếp vào hàng các tác phẩm như vậy. [25]) Lại bình bài Hoa chúc từ đại ngoại Kế Chi nạp cơ花燭詞代外繼之納姬của Mai Am viết: “Tín thủ niêm lai, tự nhiêu phong thú, tuyệt hữu thi nhân thiện hước chi trí信手拈來,自繞風趣[26]” (Tự nhiên viết ra, tự giàu phong vị).Nhìn từ góc độ kế thừa luận, Miên Thẩm chủ trương thông qua thần vận thuyết của Vương Sĩ Trinh để truy về Thạnh Đường với lối thơ sơn thủy thanh âm của Vương Mạnh, thế nên có thể thấy, đích tới của Miên Thẩm hoàn toàn không phải Vương Sĩ Trinh, ở điểm này quan điểm của Miên Thẩm và Vương Sĩ Trinh là hoàn toàn thống nhất với nhau.Sau khi thần vận thuyết được Miên Thẩm tiếp nhận và truyền bá, rất nhiều nhà thơ đương thời đã nhiệt tình tiếp nhận và học theo, trong số đó nổi bật nhất phải kể đến thuyết trọng “tĩnh” của Miên Trinh. Miên Trinh trong Tĩnh Phố thi tập tự tự《靜圃詩集自序》viết:Có một ông khách tới hỏi tôi rằng: “Phàm người ta đối với thơ, cũng như núi có sương, nước có sóng, chim có tiếng hót, hoa cỏ có mùi thơm, ấy đều bởi lòng người xúc động mà phát ra cả. Lòng người xúc cảm bởi đau thương, thì phát ra âm thanh bi thảm; mừng rỡ thì thanh âm nồng nàn; vui sướng thì thanh âm quyến rũ, tức giận thì thanh âm hùng tráng. Cho nên cái quý của thơ là ở chỗ ‘động’, (cái động ấy) có thể là hoạt động, là lưu động, là linh động, là biến động, thực không có gì ngoài cái ‘động’ vậy. Thơ của cổ nhân cũng phần nhiều lấy ‘động’ làm sở trường, ví như Tạ Linh Vận sở đắc cái linh diệu của ‘động’, Tào A Man sở đắc cái hùng vĩ của ‘động’, Thẩm Thuyên Kỳ sở đắc cái anh hoa của ‘động’, Tống Chi Vấn sở đắc cái tinh tuý của ‘động’, Lý Thái Bạch sở đắc lẽ huyền ảo của ‘động’, Đỗ Tử Mỹ đạt tới tột đỉnh của ‘động’. Chỉ bấy nhiêu cũng chứng tỏ được ‘động’ đối với thơ có sự quan trọng đến mức nào. Vậy thì sao ngài lại cứ thủ lấy cái ‘tĩnh’, lấy ‘tĩnh’ để đặt tên vườn là Tĩnh Phố, lại lấy hai chữ Tĩnh Phố đặt tên cho tập thơ. Phải chăng ngài có ý đồ riêng, mong được ngài bảo cho.”Tôi trả lời: “Đúng là có cái ‘động’ trong thơ, nhưng tôi thì không làm được thế, cũng không muốn học nó. (Còn ông) tại sao lại coi thường cái ‘tĩnh’ như thế? Liên quan đến cái ‘tĩnh’, thơ xưa cũng không hiếm, ví như cái thần của Đào Uyên Minh, cái cao khiết của Tả Thái Xung, cái khoáng đạt của Vương Ma Cật, cái xa vời của Mạnh Hạo Nhiên, cái thanh đạm của Vi Ứng Vật, cái đôn hậu của Trữ Quang Hy, tất cả chẳng phải ‘tĩnh’ đấy sao? Sóng nước, tiếng chim, cố nhiên do ‘động’ mà ra, nhưng sương núi, hương hoa há cũng từ ‘động’ mà sinh ra ư? Như vậy có thể thấy điều mà cái ‘động’ không thể đạt tới, thì cái ‘tĩnh’ không phải không chứng tỏ được sự ưu tú của mình. Nhưng bản thân tôi, đâu dám tự nhận đã sở đắc được cái ‘tĩnh’ của  cổ nhân, chỉ nguyện học theo mà thôi. Tôi là kẻ thô vụng, chỉ cần hơi ‘động’ một cái là phạm lỗi, chi bằng chọn tĩnh để dưỡng vụng, vừa bớt được lỗi lầm.Vì lẽ đó mới lấy ‘tĩnh’ đặt tên vườn, lấy Tĩnh Phố để đặt tên cho tập thơ, há chẳng hợp lý sao? Khách nghe xong gật gù cáo lui, tôi bèn đem giấy bút ra ghi lại đoạn đối thoại giữa chúng tôi và đặt nó ở đầu sách.” (客有問於余曰:夫人之於詩者,猶山之有岚,水之有波,鳥之有聲,花之有香也,皆因其心之動,發之爲聲。心動於哀,其聲爲悽;心動於喜,其聲爲濃;心動於樂,其聲爲淫;心動於怒,其聲爲雄。故詩之可貴在動,或爲活動,爲變動,爲靈動,爲流動,無非動也。古人之詩,亦多以動見長。謝靈運得動之萌也,曹阿暪得動之雄也,沈佺期得動之華也,宋之問得動之精也,李太白得動之幻也,杜子美得動之極也。此數者亦足徵也。足下何取於靜,而以靜名圃,以靜圃名詩乎,抑有所說乎?敬將洗耳。予曰:有詩之動也,固予不能,然亦不願學也。子何抑靜之甚耶?古人亦有之也。陶淵明之神也,左太沖之高也,王摩诘之曠也,孟浩然之遠也,韋應物之淡也,儲光羲之厚也,非靜耶?即水之於波,鳥之於聲,固其動也。山之於岚,花之於香,亦動而生耶?此可見,動之不能擅長,而靜非不佳妙也。然予惡得古人之靜乎,亦願學之耳。予性魯而拙,動辄見尤,不如靜之以藏拙而寡尤也。其以名圃,以靜圃名詩,不亦宜乎?[27])Trong Luận thi trát tử, Miên Trinh còn viết:

Anh thần là Tùng Quốc công Miên Thẩm có thơ rằng: “Thơ Thanh Khâu tử (Khải) cách cao thể bị, thơ Tàm Vĩ ông (Vương Sĩ Trinh) cốt trọng thần hàn. Muốn đem khí lực trong thơ Trường Châu (Thẩm Đức Tiềm) để trợ khí lực cho thơ, ghét nỗi ông ta quen thói bắt chước.” Thần cho đó là lời tri ngôn vậy.[28]

Không chỉ Miên Trinh và một số người em của Miên Thẩm, không ít người không tiếc lời ca ngợi thuyết thần vận mà Miên Thẩm nêu ra, cũng như những thành tựu ở lĩnh vực sáng tác thơ ca mà ông đạt được. Thậm chí Nguyễn Hàm Ninh, một nhà thơ nổi tiếng đương thời, là người lớn tuổi hơn Miên Thẩm còn nguyện làm học trò thơ suốt đời của Miên Thẩm.Có khen ắt hẳn có chê, ắt có sự không đồng thuận, thậm chí bất mãn. Cảm nhận địa vị của thi giáo có thể lung lay trước sức ảnh hưởng to lớn từ thần vận thuyết, một số nhà thơ kiên trì lập trường thi giáo, đứng đầu là Dực Tông Hoàng đế đã chủ trương thông qua thuyết cách điệu của Thẩm Đức Tiềm để khôi phục vị trí bất khả lung lay của Đỗ Phủ trên thi đàn, đây cũng là lý do cho sự xuất hiện cách điệu thuyết bên cạch thần vận thuyết tại Việt Nam. Hai thuyết này đương thời ắt hẳn có sự tranh chấp qua lại để mở rộng phạm vi ảnh hưởng lẫn nhau, điều này thể hiện rất rõ trong chủ trương chiết trung của Nguyễn Miên Tuấn trong bài tự đề tựa của ông trong Nhã Đường thi tập《雅堂詩集自序》:…Nhưng nói đến thơ Đường ắt phải đề cập đến thơ Thịnh Đường, Thịnh Đường ắt phải đề cập đến Vương Duy, Đỗ Phủ trước, sau đó thiện mỹ mới thật sự đầy đủ. Thượng thư triều Thanh Vương Nguyễn Đình chỉ thích thơ Vương Duy, ông đem quan điểm luận thơ của Tư Không Đồ và Nghiêm Vũ làm tiêu chí, tuyển biên bộ Đường hiền tam muội tập; Thượng thư Thẩm Quy Ngu lại chỉ thích thơ Thiếu Lăng, tôn chỉ của ông thể hiện rõ trong bộ tuyển tập nổi tiếng thiên cổ Đường thi biệt tài. Tôi thì kiêm cả hai nhà ấy, chẳng dám nghiêng hẳn về nhà nào, lại đưa ra quan điểm “ngã dụng ngã pháp” (mình dùng quan điểm của chính mình). Nghĩa là sao? Nói chung Vương Duy mạnh ở khía cạnh thung dung thanh nhã, Đỗ Phủ mạnh ở khía cạnh hùng khoát cao sâu, xu hướng thẩm mỹ của hai người là hoàn toàn khác nhau vậy. Thế nên lúc cần Đỗ phải theo Đỗ, lúc cần Vương ắt theo Vương. (詩正而葩,吾無間然矣。……第唐必至盛唐,盛唐必至王、杜而後美善兼焉。乃清王阮亭尚書偏重右丞,故取表聖、滄浪之談而著於《唐賢三昧》;沈歸愚尚書又偏重少陵,故謂千古讓渠獨步而詳於《唐詩別裁》等書。吾則兼之,不敢偏袒,而自有我用我法者在也。何則?蓋舂容清雅爲王,高深雄闊爲杜,是各胸襟相別者。時而可杜杜之;可王,王之。[29])  Từ những điều đã trình bày ở trên, sự ảnh hưởng của thần vận thuyết vào thi học Việt Nam thể hiện trên bình diện lý luận phê bình đã rõ.2.     Ảnh hưởng đến việc biên tuyển các tuyển bản thơ ca đương thờiNhìn từ góc độ tuyển bản thơ ca, trong số những tuyển bản trong quá trình biên tuyển chịu ảnh hưởng của lý thuyết thần vận, cần nêu ra một số bộ như sau:1.1. Tam tài hợp biên《三才合編》Tam tài hợp biên, không rõ số quyển, Tùng Quốc công Miên Thẩm soạn.Tân thư viện thủ sách新書院手冊, Tập bộ集部, phần Quốc thư loại國書庫chép: “Tam tài hợp biên, ba bản (nghi là 3 quyển), Tùng Quốc công tuyển, bản viết tay, chỉ tuyển thơ ba nhà là Vương Duy, Lý Bạch và Đỗ Phủ.” (《三才合編》,參本,從國公選,寫本,只有王、李、杜,刪混入集。[30]) Căn cứ Miên Thẩm được phong Tùng Quốc công năm Minh Mạng thứ 19 (1838), năm ấy tác giả 20 tuổi; vào năm Tự Đức thứ 7 (1854), ông được tấn phong tước Tùng Thiện công. Sách ghi Tùng Quốc công biên tuyển, như vậy có thể kết luận, sách được hoàn thành ở một thời điểm nhất định trong khoảng thời gian từ năm 1838 đến năm 1854.Trong Tùng Thiện Quận vương thi tấu, Nguyễn Miên Thẩm viết: Cuối đời Minh, Từ Tăng lấy Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy định làm tam tài trong thơ. Thần lúc nhỏ từng lấy lời này, tuyển lục thơ ba nhà, đặt tên sách là Tam tài hợp biên.” (明末,徐增以李白、杜甫、王維為三才。臣少日嘗取其語,選錄三才詩,號《三才合編》。[31])Từ Tăng, hiệu Nhi Am, người Trường Châu , tác phẩm Nhi Am thi thoại cũng như quan điểm đưa Vương Duy vào một trong “tam tài” của ông được coi là quan điểm tiêu biểu cho các nhà chủ trương thần vận. Như vậy lập trường thi học của bộ tuyển tập này đã rõ.1.2. Tam tài hợp biên trích tuyên三才合編摘鐫Tam tài hợp biên trích tuyên, không rõ số quyển, do các hoàng tử triều Nguyễn biên tuyển. Sách Tân thư viện thủ sách新書院手冊, Tập bộ集部, phần Quốc thư khố國書庫chép: “Tam tài hợp biên trích tuyên, một bộ sáu bản (nghi là sáu quyển), các hoàng tử bản triều biên tuyển.” (《三才合編摘鐫》,壹部陸本,本朝諸皇子輯。[32]) “Các hoàng tử bản triều” chỉ anh em Miên Thẩm. Sách tuy dùng hai chữ “trích tuyên”, nhưng căn cứ vào ghi chép của Tân thư viện thủ sách, e không phải phần lược bớt trên cơ sở của Tam tài hợp biên của Miên Thẩm. Sách này nghi là sách khác được biên tuyển với số lượng lớn hơn nhưng theo tiêu chí thi học của Miên Thẩm trong Tam tài hợp biên.1.3. Lịch đại thi tuyển《歷代詩選》Lịch đại thi tuyển, 17 quyển, do Miên Thẩm phụng sắc biên soạn, tuyển thơ ca Trung Quốc từ Nghiêu Thuấn đến niên hiệu Càn Long đời Thanh, số lượng khoảng hơn 1000 bài, không tuyển Thi kinhSở từ, sau mỗi bài đều phụ thêm chú âm, chú thích và bình điểm. Nhìn từ góc độ phân quyển, Tiên Tần 1 quyển, Hán 1 quyển, Ngụy 1 quyển, Tấn 1 quyển, Nam Bắc triều 1 quyển, Đường 5 quyển, Tống 3 quyển, Nguyên 1 quyển, Minh 2 quyển và Thanh 1 quyển. Từ tỷ lệ thơ ca như trên, có thể thấy rõ quan điểm thi học “người người có thơ, đời đời có thơ” của Miên Thẩm, ngoài ra cũng thấy rõ địa vị cao thấp giữa thơ các đời, và cụ thể nhất là chủ trương thơ Đường hay hơn thơ Tống của ông.Đường hiền tam muội tập là tuyển tập thơ Thịnh Đường có giá trị được Vương Sĩ Trinh để tâm biên tuyển. Sách không chỉ tổng kết quan điểm một đời luận thơ của Vương Sĩ Trinh, mà còn là tuyển tập mang tính chất giáo khoa thư về thần vận. Về mục đích biên soạn của sách, Vương thị từng nói với học trò của mình là Hà Thế Cơ như sau:Ta ghét người đời dựa dẫm Thịnh Đường, chỉ biết học câu “cửu thiên xương hạp” (cửa trời lồng lộng), “vạn quốc y quán” rồi tự cho mình cao đẹp, tráng lệ, thực tế hoàn toàn không chút sinh khí, cho nên làm bộ Tam muội tập, đem khuôn mặt thật của thơ ca Thịnh Đường đưa ra cho mọi người biết, để họ thấy rằng thơ Thịnh Đường không phải là cái vỏ không, là những lời vô bổ không thiết thực, mà trong đó những bài hàm súc, hàm chứa tất cả thần thái phong vị liên quan đến đối tượng miêu tả đủ kiêm cái hay của mọi nhà trước và sau đó. Người đời chăm chắm vào học tập lối thơ cao vĩ hùng hồn, kiểu như “cửu thiên xương hạp”, “vạn quốc y quán”, đó là tinh thần của thơ Đường chăng? Chẳng qua chỉ như Ưu Mạnh, Thúc Ngao mà thôi. (吾蓋疾夫世之依附盛唐者,但知學爲九天阊阖萬國衣冠之語,而自命高華,自矜爲壯麗,按之其中,毫無生氣,故有《三昧集》之選,要在剔出盛唐真面目與世人看,以見盛唐之詩,原非空殼子、大帽子話,其中蘊藉風流,包含萬物,自足以兼前後諸公之長。彼世知學爲九天阊阖萬國衣冠等語,果盛唐之真面目真精神乎?抑優孟、叔敖也。[33] )Như vậy, có thể thấy rõ, Vương thị soạn sách không chỉ muốn chỉnh lý phong khí học thơ không lành mạnh, mà còn muốn chỉ ra cho người đời thấy cái hay, giá trị thật sự của thơ Thịnh Đường. Điều đáng nói ở đây là Nguyễn Miên Thẩm khi soạn Lịch đại thi tuyển, ở phần tuyển thơ Thịnh Đường, ông đã tiếp thu toàn bộ tư tưởng thi học này của Vương Sĩ Trinh. Lịch đại thi tuyển tuyển thơ Đường tổng cộng 5 quyển, từ quyển 6 đến quyển 10, trong đó thơ Thịnh Đường chiếm 2 quyển, đó là quyển 7 và quyển 8. Quyển 8 chỉ tuyển thơ Lý Bạch và Đỗ Phủ, trong đó Lý Bạch tuyển 27 bài, Đỗ Phủ 41 bài; quyển 7 tuyển 31 nhà thơ, số bài thơ của mỗi nhà không hoàn toàn giống nhau, đây cũng là quyển chịu ảnh hưởng từ Đường hiền tam muội tập của Vương thị rõ nét nhất. Đường hiền tam muội tập chủ yếu tuyển thơ của các nhà thơ Thịnh Đường, tổng cộng 42 nhà với hơn 400 bài thơ, trong đó thơ Vương Duy được tuyển nhiều nhất với chiếm hơn một phần tư với hơn 100 bài, sau Vương Duy những người được tuyển trên 30 bài có Mạnh Hạo Nhiên, Sầm Tham, Lý Kỳ và Vương Xương Linh, những nhà thơ khác được tuyển hoặc trên 10 bài, hoặc vài bài không giống nhau. Lịch đại thi tuyển, quyển 7 từ 42 nhà thơ nói trên chọn tuyển 28 vị, có thứ tự từ Vương Loan đến Nguyên Kết, tuy thứ tự các nhà thơ bị đảo lộn, nhưng thứ tự của các thiên dưới tên mỗi tác giả vẫn được giữ y nguyên. Trong 28 nhà thơ, Vương Duy thơ được tuyển với số lượng nhiều nhất 16 bài, tiếp đó là Mạnh Hạo Nhiên 5 bài, Lý Kỳ 6 bài, Vương Xương Linh 7 bài, Sầm Tham 6 bài, các nhà thơ còn lại đều tuyển từ 1 đến 3 bài không giống nhau. Vương Sĩ Trinh trong Đường hiền tam muội tập tự viết: “Không tuyển thơ hai nhà Lý Bạch, Đỗ Phủ, mô phỏng theo thể lệ của bộ Đường bách gia thi tuyển của Vương Giới Phủ vậy. Trương Khúc Giang (Cửu Linh) là người mở đầu cho thơ Thịnh Đường, Vi Tô Châu (Ứng Vật) là người kết thúc, nay đều không tuyển, vìđã tuyển trong tuyển tập thơ ngũ ngôn của tôi rồi vậy.” (不錄李、杜二公者,仿王介甫《百家》例也。張曲江開盛唐之始,韋蘇州殿盛唐之終,皆不錄者,已入予五言選詩,故不重出。[34]) Tuy nói thế nhưng ai cũng biết Vương Sĩ Trinh cố ý tạo lập một diện mạo thơ Thịnh Đường hoàn chỉnh, bằng cách đưa Lý, Đỗ quy thuộc Trung Đường, tạo hai giới hạn mở đầu và kết thúc để khu biệt với các giai đoạn khác. Trong Lịch đại thi tuyển, Miên Thẩm tuyển thơ Trương Cửu Linh và Vi Ứng Vật mỗi người 11 bài, nhưng không đưa vào quyển 7 mà đặt một cuối quyển 6, một đầu quyển 9, cách xử trí này thực ra đều ảnh hưởng từ cách xử trí của Vương Sĩ Trinh. Riêng hai nhà Lý Đỗ, Miên Thẩm đặt riêng ở quyển 7, vì những sáng tác quan trọng của Lý Đỗ đều ở giai đoạn Trung Đường, đặc biệt Đỗ Phủ còn là người khởi nguồn cho thi học Trung Đường, nên cũng giống như Vương Sĩ Trinh lấy cớ không tuyển Lý Đỗ, Miên Thẩm đem Lý Đỗ tách biệt khỏi Thịnh Đường “thanh âm”. Miên Thẩm trong bài Đề Đường hiền tam muội tập題唐賢三昧集viết:Tuyệt mạo khứ châu duyên, Phương tâm huýnh tự nhiên.Thần thê Biểu Thánh luận, Tinh giản Thịnh Đường hiền.Thủy nguyệt sơ vô tích, Thiên hoa bất trước thiền.Dục tri huyền ngoại diệu, Ma Cật hợp cư tiên.絕貌去朱鉛,芳心迥自然。神棲表聖論,精揀盛唐賢。

水月初無迹,天花不著禪。欲知絃外妙,摩詰合居先。[35]

Tạm dịch là:Tuyệt mạo là bỏ đi tất cả màu sắc sặc sỡ,Tình cảm biểu đạt trong các tác phẩm hết sức tự nhiên.Vương Sĩ Trinh đã lấy quan điểm thi học của Tư Không ĐồLàm tiêu chí cho việc tinh tuyển các nhà thơ Thịnh Đường.Thủy nguyệt ban đầu hoàn toàn không có hình tích,Thiên hoa hoàn toàn không liên hệ gì tới thiền.Muốn biết sự huyền diệu bên ngoài câu chữ,Xin hãy bắt đầu bằng cách đọc thơ của Vương Ma Cật.Theo chúng tôi, bài đề từ này là lời giải thích tốt nhất tốt nhất cho quan niệm về Thịnh Đường của Miên Thẩm.1.4. Nguyễn Đình thi tuyển《阮亭詩選》Sách tuyển thơ Vương Sĩ Trinh, do đình thần (Cổ học viện thư tịch thủ sách ghi là Tùng Thiện vương Miên Thẩm soạn ) triều Nguyễn phụng sắc vua biên tuyển. Theo ghi chép của Tân thư viện thủ sáchCổ học viện thư tịch thủ sách, sách gồm hai bộ với số lượng thơ tuyển khác nhau, một bộ 5 quyển và một bộ 2 quyển. Sách nay đã thất lạc.1.5. Đường thi tuyển《唐詩選》Đường thi tuyển, 10 quyển, do Mai Xuyên Phan Thanh Giản tuyển bình những bài thơ hay đời Đường, sách nay đã thất lạc.3.     Ảnh hưởng trên phương diện bình điểm    Từ phương diện bình điểm, cũng có thể thấy sự ảnh hưởng rõ nét của thần vận thi học ở phương diện bình điểm thơ văn dưới triều Nguyễn, điều này thể hiện đặc biệt rõ nét ở việc sử dụng những thuật ngữ, khái niệm phê bình, có thể nêu ra một số điểm nổi bật như sau:Thứ nhất, trong quá trình bình luận, thích dùng các từ ngữ như “thần vận神韻”, “Đường hiền tam muội唐賢三昧”, “Đường hiền唐賢”, “Thạnh Đường di hưởng盛唐遗响”, …để phê bình.Ví dụ:ž Lịch đại thi tuyển[36], quyển 10, Miên Thẩm bình bài Lạc nhật trướng vọng《落日怅望》của Mã Đới 馬戴viết: “Khí cách thần vận, tại Khai Nguyên Đại Lịch chi gian氣格神韻,在開元大曆間” (Xem khí cách thần vận, bài thơ này có thể xếp vào thể giữa hai đời Khai Nguyên và Đại Lịch).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 11, Miên Thẩm bình bài Hành thứ Thọ Châu ký nội 《行次壽州寄內》của Âu Dương Tu 歐陽修viết: “Thần vận du trường神韻悠長” (Thần vận xa xăm).ž Trong Ngọa du sào tập《臥遊巢集》của Nguyễn Thông, Miên Thẩm bình bài Long Hồ vãn phiếm龍湖晚泛viết: “Hạ bán thâm đắc Đường hiền thần vận下半深得唐賢神韻” (Nửa sau bài thơ đạt đến chuẩn Đường hiền thần vận) [37].ž Vẫn ở tập thơ nói trên, Miên Thẩm bình bài Tống nhân chi Gia Định 《送人之嘉定》viết: “Đường hiền tam muội唐賢三昧[38]”.ž Trong Huệ Phố thi tập蕙圃詩集, Miên Thẩm bình bài Tịch thượng phân đề tương vũ đắc tương tự席上分題將雨得將字viết: “Dĩ đáo Đường hiền已到唐賢[39]” (Đã đạt đến cảnh giới tuyệt diệu của thơ Thịnh Đường). ž Nguyễn Nhâm Sơn (Hàm Ninh) bình bài Nộn trúc嫩竹trong Diệu Liên thi tập viết: “Thần vận song tuyệt神韻雙絕” (Cả thần lẫn vận đều đạt đến đỉnh cao nhất[40]).ž Trương Quảng Khê (Đăng Quế) bình Nga pha vãn tọa đồng Uyên Sồ tác鵝陂晚坐同鵷雛作trong Diệu Liên thi tập viết: “Thạnh Đường di hưởng盛唐遺響” (Âm hưởng thơ Thạnh Đường còn truyền lại).ž Nguyễn Văn Siêu bình bài Bạch liên《白莲》 trong Huệ Phố thi tập viết: “Phong vận bất phàm风韵不凡”.ž Quân Bác bình bài số 5 trong chùm thơ Nguyệt dạ quá Chi Uyển thuỷ đình nhàn thoại《月夜过芝畹水亭闲话五首》viết: “Tình vận song tuyệt情韵双绝” (Tình vận đều đạt đến đỉnh cao nhất).Thứ hai, nhìn từ góc độ phong cách, thích dùng những khái niệm như “thanh viễn清遠”, “đạm viễn淡遠”, “thanh tuyệt清絕”… để phê bình. Ví dụ:ž Lịch đại thi tuyển, quyển 7, Miên Thẩm bình bài Túc nghiệp sư sơn phòng đãi Đinh Đại bất chí《宿業師山房待丁大不至》của Mạnh Hạo Nhiên孟浩然viết: “Đạm xứ nhi hữu viễn thần淡處而有遠神” (thanh đạm mà ý chỉ sâu xa)ž Lịch đại thi tuyển, quyển 7, Miên Thẩm bình bài Mạnh thành ao《孟城坳》của Vương Duy 王維viết: “Đạm nhi bi淡而悲” (Thanh đạm nhưng đượm buồn)ž Lịch đại thi tuyển, quyển 7, Miên Thẩm bình bài Biệt Võng Xuyên biệt nghiệp 《別輞川別業》của Vương Tấn王缙 viết: “Đạm đạm ngữ tự thắng, thử Thạnh Đường nhân thân phận淡淡語自勝,此盛唐人身分” (Lời đạm bạc tự hay, đây là nét đặc trưng của thơ Thạnh Đường).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 9, Miên Thẩm bình bài Ký Toàn Tiêu sơn trung đạo sĩ《寄全椒山中道士》của Vi Ứng Vật 韋應物viết: “Thanh tuyệt清絕” (Thanh thoát tuyệt vời).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 10, Miên Thẩm bình bài Hoài thượng dữ nhân biệt 《淮上與友人別》của Trịnh Cốc 鄭谷viết: “Đạm đạm ngữ, tự nhiên thần thắng淡淡語,自然神勝” (Lời thơ đạm bạc, tự nhiên mà có thần nên tự hay).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 10, Miên Thẩm bình bài Thục trung tống nhân du Lư sơn 《蜀中送人遊廬山》của Thích Linh Loan釋靈巒viết: “Đạm viễn chi cực淡遠之極” (Cực kỳ thanh đạm xa xăm).ž Trong Diệu Liên thi tập妙蓮詩集, Miên Thẩm bình bài thơ Bạch cúc《白菊》 của Mai Am 梅菴viết: “đạm viễn淡遠” (Đạm bạc xa xăm).ž Miên Thẩm bình bài Thuật ý《述意》trong Huệ Phố thi tập viết: “Thanh tuyệt清绝” (Thanh thoát tuyệt vời).ž Nguyễn Thông bình bài Cửu nhật Diệu Liên sơn phòng 九日妙蓮山房trong Diệu Liên thi tập của Mai Am viết: “Ngữ đạm nhi bi tuyệt语淡而悲绝” (Lời đạm bạc mà đượm buồn).ž Phan Lương Khê bình bài Viên cư《園居》của Miên Thẩm trong Nhĩ Hinh tập viết: “Viễn đạm遠淡 (Xa xăm đạm bạc).ž Lại bình bài Định Môn quy châu《定門歸舟》là “hồn viễn thanh thâm, trực bức Ma Cật渾遠清深,直逼摩诘” (hồn hậu xa xăm, thanh đạm sâu sắc, theo sát thơ Vương Ma Cật).ž Lại bình bài Ức tích hành《憶昔行》viết: “Triêm vọng bất khả tức, thanh cao chi cực瞻望不可即,清高之極” (Quan sát nhưng không thể tiếp cận, thanh cao tuyệt vời).ž Lại bình bài Thuật ý《述意》trong Huệ Phố thi tập viết: “Thanh viễn清远” (Thanh đạm xa xăm).ž Trương Quảng Khê bình bài Tiểu viên dữ Tĩnh Phố tiếp cận cố hữu thị tặng 《小園與靜圃接近故有是贈》trong Nhĩ Hinh tập của Miên Thẩm viết: “Cao nhã khả địch Vương Mạnh chân đạm高雅可敵王孟真淡” (Thanh cao nhã đạm, có thể sánh cùng chất thanh đạm thật sự trong thơ Vương Duy và Mạnh Hạo Nhiên).ž Miên Triện bình bài Thu dạ ức biệt《秋夜忆别》trong Huệ Phố thi tập viết: “Nhã đạm雅淡” (Nhu nhã đạm bạc).Thứ ba, nhìn từ góc độ ngôn ngữ thi ca, thích dùng những khái niệm như “nhạc phủ樂府”, “bản sắc本色”, “thuần phác純樸”… để phê bình. Ví dụ:ž Lịch đại thi tuyển, quyển 1, Miên Thẩm bình bài Lỗ Liên tử 《魯連子》viết: “Khả đương nhất thiên nhạc phủ độc可當一篇樂府讀 (Có thể coi như một thiên nhạc phủ để đọc).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 1, Miên Thẩm bình Hựu cổ ngữ《又古語》 viết: “Phác trực thậm chí, thi văn hữu dĩ trực trí nhi tự giai giả, thử loại thị dã樸直甚至,詩文有以直致而自佳者,此類是也” (Hết sức chất phác thoải mái, trong thơ văn có loại thoải mái bộc lộ bản chất của mình mà tự hay, bài này thuộc loại đó vậy)ž Lịch đại thi tuyển, quyển 4, Miên Thẩm bình bài Dữ Ân Tấn An biệt《與殷晉安別》của Đào Uyên Minh陶淵明 viết: “Cực phổ cực nguyên, giao phát thâm tình, cao nhân thông thích極樸極原,交發深情,高人通識” (Hết sức thuần phác bản nguyên, tình cảm sâu sắc bộc lộ ra từ đây, bậc cao sĩ xưa nay đều vậy).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 13, Miên Thẩm bình bài Bại xa hành《敗車行》của Lưu Nghênh劉迎 viết: “Thiển phác xứ, túc dĩ tỉnh nhân淺樸處,足以醒人” (Chỗ thô vụng chất phác cũng đáng làm người ta phải chú ý).Thứ tư, nhìn từ góc độ phong cách, thích dùng những khái niệm như “hàm súc含蓄”, “uẩn tạ蘊藉” (chỉ hàm súc đa nghĩa)…để phê bình. Ví dụ:ž Lịch đại thi tuyển, quyển 7, Miên Thẩm bình bài Lũng Đầu ngâm《隴頭吟》 của Vương Duy viết: “Cảm khái uẩn tạ感慨蘊藉” (Cảm khái ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 9, Miên Thẩm bình bài Diêm Châu quá Hồ nhi ẩm mã tuyền《鹽州過胡兒飲馬泉》của Lý Ích 李益viết: “Hàm súc vô hạn含蓄無限”.ž Lịch đại thi tuyển, quyển 10, Miên Thẩm bình bài Xuân cung oán 《春宮怨》của Đỗ Tuân Hạc杜荀鶴 viết: “Kết ngữ vô hạn hàm súc結語無限含蓄 ž Lịch đại thi tuyển, quyển 12, Miên Thẩm bình bài Mạt Lăng đạo trung《秣陵道中》của Vương An Thạch王安石 viết: “Uẩn tạ chi cực蘊藉之極” (Vô cùng hàm súc đa nghĩa). ž Phan Lương Khê bình bài Thanh minh chu trung tức sự 《清明舟中即事》trong Huệ Phố thi tập viết: “Uẩn tạ蕴藉” (Hàm súc đa nghĩa).ž Nguyễn Thông bình bài thơ thứ ba trong chùm thơ Nam Hán cung từ《南汉宫词》của Mai Am trong Diệu Liên thi tập viết: “Uẩn tạ蕴藉” (Hàm súc đa nghĩa).Thứ năm, nhìn góc độ phong cách, thích dùng các khái niệm “du nhiên悠然”, “dư vận餘韻”, “vị ngoại vị味外味”, “huyền ngoại chi âm”(弦外之音)… để bình phẩm. Ví dụ:ž Lịch đại thi tuyển, quyển 7, Miên Thẩm bình bài Thính đàn phong nhập tùng khuyết tặng Dương Bổ Khuyết 《聽彈風入松阕贈楊補阙》của Vương Xương Linh王昌齡viết: “Nghiêm Thương Lang sở vị huyền ngoại chi âm嚴滄浪所謂弦外之音” (Bài thơ này đúng như Nghiêm Thương Lang nói là ý chỉ ở ngoài lời vậy).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 10, Miên Thẩm bình bài Trung thư cấm trực 《中秋禁直》của Hàn Ốc韓偓viết: “Kết ngữ vô hạn thâm trường, nại nhân tầm vị結語無限深長,耐人尋味” (Lời kết ý vị vô cùng, rất đáng thưởng thức).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 11, Miên Thẩm bình bài Đăng Quảng Giáo viện các《登廣教院閣》của Hàn Kỳ韓琦viết: “Ngũ lục thù hữu vị ngoại vị五六殊有味外味 (Hai câu 5 và 6 có ý ở ngoài lời).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 11, Miên Thẩm bình bài Hạ ý《夏意》của Tô Thuấn Khâm蘇舜欽viết: “Dư vận馀韻” (Lời đã hết mà ý còn dư).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 12, Miên Thẩm bình Nam phố 《南浦》của Vương An Thạch viết: “Bất tận不盡” (Ý vị vô cùng vô tận).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 12, Miên Thẩm bình bài Tây thôn 《西邨》của Quách Tường Chính 郭祥正viết: “Khứ lộ du nhiên去路悠然” (bút pháp uyển chuyển, ý vận vượt ra ngoài lời).    ž Lịch đại thi tuyển, quyển 13, Miên Thẩm bình bài Đề họa quyển《題畫卷》của Phạm Thành Đại 范成大viết: “Nghiêm Thương Lang sở vị ngữ tận nhi ý bất tận, thử loại thị dã嚴滄浪所謂語盡而意不盡,此類是也” (Nghiêm Thương Lang nói lời hết mà ý không hết, bài thơ này thuộc loại này vậy.)ž Miên Thẩm bình bài thơ Phùng miên y ký ngoại tặng dĩ thi縫棉衣寄外贈以詩trong Huệ Phố thi tập蕙圃詩集viết: “Tình vận song tuyệt情韻雙絕” (Tình và vận đều đạt đến đỉnh cao nhất).ž Trương Quảng Khê bình bài Thụy khởi《睡起》của Miên Thẩm trong Nhĩ Hinh tập viết: “Dư vận du nhiên馀韻悠然” (Vận vượt ra bên ngoài câu chữ).Thứ sáu, nhìn từ góc độ phong cách, thích dùng những thuật ngữ như “tự nhiên自然”, “thiên nhiên天然”, “thiên lại天籟”… để bình phẩm. Ví dụ:Lịch đại thi tuyển, quyển 7, Miên Thẩm bình bài Lộc trại《鹿柴》của Vương Duy viết: “Tự nhiên自然”.ž Lịch đại thi tuyển, quyển 9, Miên Thẩm bình bài Tân thu dạ ký chư đệ 《新秋夜寄諸弟》của Vi Ứng Vật viết: “Thiên lại天籁” (Tiếng trời).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 10, Miên Thẩm bình bài Nguyệt trung quế《月中桂》của Trương Kiều張喬viết: “Khắc họa trung bút trí tự nhiên刻畫中筆致自然” (Trong khi viết bút pháp hết sức tự nhiên).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 12, Miên Thẩm bình bài Vọng hải lầu vãn cảnh 《望海樓晚景》của Tô Thức蘇軾viết: “Thuần thị thiên lại純是天籁” (Đều là tiếng trời).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 16, Miên Thẩm bình bài Tuế mộ biệt chư sinh《歲暮別諸生》của Quy Tử Mộ歸子慕viết: “Cực tự nhiên chi thú極自然之趣” (Cực kỳ tự nhiên).ž Miên Triện bình bài Toạ nguyệt《坐月》 trong Huệ Phố thi tập viết: “Diệu ư tự nhiên妙于自然” (Hay ở chỗ tự nhiên). Thứ bảy, nhìn từ góc độ sáng tác, thích dùng những từ ngữ như “tín thủ niêm lai信手拈來”(tự do tự tại viết ra), “thần trợ神助”(như được thần giúp)… để phẩm bình. Ví dụ:ž Lịch đại thi tuyển, quyển 8, Miên Thẩm bình bài Tảo phát Bạch Đế thành《早發白帝城》của Lý Bạch李白viết: “Bút mặc gian nghi hữu thần trợ筆墨間疑有神助” (Bút mực như có thần trợ giúp).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 14, Miên Thẩm bình bài Đăng Thái sơn 《登泰山》của Trương Dưỡng Hạo張養浩viết: “Thuần dĩ thần hành純以神行” (Lời văn thông thoáng như có thần trợ giúp).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 17, Miên Thẩm bình bài Đan đồ hành điếu Tống Vũ đế《丹徒行弔宋武帝》của Vương Sĩ Trinh viết: “Tùng sáng kiến cập vong quốc ngôn, dĩ giản thắng. Mạt lộ phi tùng khổ tâm sưu sách nhi đắc, thị viết thần lai從創建及亡國言,以簡勝。末路非從苦心搜索而得,是曰神來” (Từ việc kiến lập nói đến việc mất nước, lấy giản dị làm hay. Đoạn cuối không cần khổ tâm tìm kiếm cân nhắc mà tự nhiên có được, điều này gọi là có thần tới giúp vậy.)ž Miên Thẩm bình bài Ức mai《憶梅》trong Diệu Liên thi tập妙蓮詩集của Mai Am viết: “Ẩn hầu sở vị chỉ vật trình hình, bất giá đề thự, thử tác túc dĩ đương chi隱侯所謂指物呈形,不假題署,此作足以當之” (Ẩn hầu (Thẩm Ước) nói nhìn vật rồi tự nhiên viết ra, không cần nêu rõ đề bài, tác phẩm này đáng được xếp vào hàng các tác phẩm như vậy. [41])ž Cũng trong tập thơ trên, Miên Thẩm bình bài Hoa chúc từ đại ngoại Kế Chi nạp cơ花燭詞代外繼之納姬của Mai Am viết: “Tín thủ niêm lai, tự nhiêu phong thú, tuyệt hữu thi nhân thiện hước chi trí信手拈來,自繞風趣[42]” (Tự nhiên viết ra, tự giàu phong vị).ž Quân Bác bình bài Tuế mộ《岁暮》trong Huệ Phố thi tập viết: “Tín thủ niêm lai, bất giá sưu sách, sở vị trước thủ thành xuân信手拈来,不假搜索,所谓着手成春” (Tự nhiên viết ra, không nhờ cậy vào bất cứ phương thức nào khác, đúng như cái gọi “bất trước nhất tự, tận đắc phong lưu” ).Thứ tám, nhìn từ góc độ quan hệ giữa thơ và họa, thích dùng những khái niệm như “như họa如畫”, “thi trung hữu họa詩中有畫”… để phẩm bình. Ví dụ:ž Lịch đại thi tuyển, quyển 10, Miên Thẩm bình bài Tầm tăng《尋僧》của Triệu Hỗ趙嘏viết: “Họa hữu sở bất đáo畫有所不到”(Họa không vẽ ra được.)ž Lịch đại thi tuyển, quyển 12, Miên Thẩm bình bài Du Chung sơn《遊鍾山》của Vương An Thạch viết: “Họa gia sở bất năng đáo畫家所不能到”(Họa gia không thể vẽ ra được).ž Lịch đại thi tuyển, quyển 13, Miên Thẩm bình bài Giang xuân vãn thiếu《江春晚眺》của Đái Phục Cổ戴復古viết: “Lưu Tùng Niên họa bản sở vị đáo劉松年畫本所未到” (Bức vẽ của Bùi Tùng Niên không thể vẽ ra được.)ž Miên Thẩm bình bài Ngư ông漁翁trong Huệ Phố thi tập viết: “Họa cảnh畫景” (Như bức vẽ).ž Phan Lương Khê bình bài Thứ vận Quách Thiên Tích vũ hậu vãn hành《次韻郭天錫雨後晚行》của Miên Thẩm trong Nhĩ Hinh tập viết: “Họa ý khả tưởng畫意可想” (Họa ý có thể tưởng tượng ra được).ž Lại bình bài Chu trung nhàn vọng《舟中闲望》trong Huệ Phố thi tập viết: “Họa cảnh画景” (Tranh vẽ).Từ những thuật ngữ, khái niệm phê bình được sử dụng trên đây, có thể thấy rõ nét ảnh hưởng của thần vận thi học vào lĩnh vực này, điều này càng được thể hiện rõ nét nếu chúng ta có điều kiện đem hệ thống khái niệm phê bình này so sánh với hệ thống khái niệm phê bình thi ca ở giai đoạn trước đó, ví dụ giai đoạn Lê sơ hoặc Lê trung hưng.4.     Ảnh hưởng vào thực tế sáng tác thơ caSáng tác thơ ca có thể coi là mục đích cuối cùng, cũng là duy nhất cho nhu cầu tiếp thu thần vận, việc tiếp thu có thành công hay không trên thực tế đều phải xem xét ở bình diện sáng tác thơ ca. Có thể nói không ngoa rằng, sau khi thần vận được Miên Thẩm có ý thức tiếp thu và truyền bá vào Việt Nam (chủ yếu thông qua hoạt động của Tùng Vân thi xã), thi đàn Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt, lối thơ thần vận không chỉ lấp đầy khoảng trống mà thi học Việt Nam bấy lâu nay không phát triển, hay nói đúng hơn là vẫn thiếu, mà nó còn có công lao to lớn trong việc đem thi học Việt Nam truyền ra thế giới, đáng chú ý nhất là việc nó gây được sự kinh ngạc thích thú, gây xôn xao dư luận tại Trung Quốc khi nó được truyền bá ngược lại Trung Quốc, nơi mà nó đã được chính thức sinh ra. Cho đến nay, nói một cách thật công tâm, bàn đến thành tựu thơ ca cổ trung đại Việt Nam, giới nghiên cứu Trung Quốc thường chỉ nhắc đến thơ ca của anh em Tùng Tuy hoặc một số nhà thơ đương thời có quan hệ văn chương cùng họ. Sự nổi tiểng của anh em Tùng Tuy tại Trung Quốc không chỉ vạn nhà nghe tiếng, mà thơ từ của họ còn được sao chép, phê điểm, in ấn và truyền bá tại đây, chính trên đất nước được mệnh danh là đất nước của thi ca này. Thơ ca của anh em Tùng Tuy tại sao làm được điều mà thi ca Việt Nam trước đó không thể làm được, theo quan điểm của chúng tôi, phần nhiều là do họ có cặp mắt sáng suốt khi phát hiện ra cái mà thi học Việt Nam đang thiếu, đồng thời có sự linh hoạt trong thái độ tiếp nhận đối với lý thuyết thần vận. Để thấy được sự thành công của các nhà thơ Việt Nam khi vận dụng lý thuyết thần vận vào thực tế sáng tác thi ca, dưới đây chúng tôi xin dẫn ra một số ví dụ để làm minh chứng.Nguyễn Miên Thẩm được coi là chủ xướng thi đàn Việt Nam dưới hai triều Thiệu Trị, Tự Đức, cũng là người đầu tiên có ý thức tiếp thu đồng thời đem thuyết thần vận truyền bá vào Việt Nam. Nay từ Thương Sơn thi tập, tập thơ đồ sộ với 54 quyển hiện còn của ông, chúng ta có thể cảm nhận chất thần vận thấm đẫm trong từng câu thơ. Bài thơ Thụy khởi viết:Thụy khởi ngũ canh sơ, tiêu nhiên tịch chư tưởng;Khước vĩ hương vị tiêu, nhất đình thu diệp hưởng.(睡起五更初,蕭然寂諸想。鵲尾香未削,一庭秋葉響。)Ngủ dậy đầu canh năm, thản nhiên lắng tư tưởng;

Hương “đuôi khách” chưa tan, đầy sân lá thu vang.[43]

Bài thơ được viết năm Minh Mạng thứ 17 (1835), Miên Thẩm 17 tuổi; “đuôi khách” chỉ lò hương có tay cầm dài hình đuôi khách. Ở đây thi nhân diễn tả một buổi sáng tinh sương, thức dậy lúc đầu canh năm, khi ấy khoảng ngoài ba giờ sáng, thi nhân thức dậy trong trạng thái tinh thần tĩnh lặng, không chút gợn của tư tưởng, trong khoảnh khắc ấy, hứng thơ chợt tới, tác giả cất bút tự nhiên viết ra cảnh tình diễn ra trước mắt. Bài thơ nhỏ không chút phán đoán, “Nhất đình thu diệp hưởng” kết thúc tạo dư âm bất tận cho bài thơ, chả trách Trương Quảng Khê bình bài thơ này viết: “Dư vận du nhiên餘韻悠然” (Dư âm vượt ra ngoài câu chữ). Bài thơ Ý trung nhân意中人[44]viết năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) như sau:Thùy thùy dương liễu bán đình âm, nguyệt độ tà lang dạ lậu trầm.Bất quản đồ mi hoa lạc tận, bích sa song lý tọa thâm thâm.(垂垂楊柳半庭陰,月度斜廊夜漏沉。不管酴醿花落盡,碧紗窗裡坐深深。)Đồ mi hoa là loài hoa nở khi hết mùa xuân, khí thơ trầm trầm, ý gửi xa xăm, vịnh ý trung nhân mà không một lời nhắc đến đối tượng được vịnh. Bài thơ được Phan Lương Khê phê “vận viễn thần thanh韻遠神清”, còn học giả Trung Quốc Lý Hư Cốc李虛谷thì phê “phong thần tuyệt thế豐神絕世”, nói chung đều được đánh giá cực cao. Bài thơ Điếu Trần sơn nhân《吊陳山人》[45]viết:Vũ hiết không sơn thạch kính hàn, thanh khê bách chiết trúc đàn loan.Sơn nhân tử hậu vân vô chủ, nhất phó hành nhân quá trúc khan.(雨歇空山石徑寒,清溪百折竹檀欒。山人死後雲無主,一付行人過竹看。)Mưa dứt núi không đường đá lạnh, suối thanh trăm khúc trúc màu tươi.Sơn nhân đi mất mây đâu chủ, mặc kệ hành nhân ngắm nhìn thỏa thích khi ngang qua bờ trúc.Bài thơ có tựa đề là “điếu” nhưng lại trong trẻo thanh thoát tuyệt vời, chất siêu thoát có được nơi bài thơ có lẽ không chỉ đến từ lý thuyết thần vận, mà còn đến từ những chiêm nghiệm thấu triệt của tác giả về nhân sinh. Miên Thẩm từng đem bốn chữ “cốt trọng thần hàn骨重神寒” để bình phẩm về thơ của Vương Sĩ Trinh, bài thơ này có thể nói đã đạt phẩm nói trên.Bài thơ Đề họa題畫viết năm Tự Đức thứ 21, Miên Thẩm 50 tuổi, tức hai năm trước khi ông mất như sau:Sổ gia liêu lạc đái không lâm, lưu thủy xuyên kiều cổ án trầm;Yên vũ vi vi ba sắt sắt, khê sơn đạm xứ tối thu thâm.數家寥落帶空林,流水穿橋古岸沉。煙雨微微波瑟瑟,溪山淡處最秋深。Bài thơ là lời đề từ cho một bức họa sơn thủy vẽ theo phong cách bình viễn, bức tranh vẽ mấy ngôi nhà nhỏ bên rừng thu, có nước chảy dưới cầu, có mưa khói mông lung và núi xanh chạy tít tới tận cùng của tầm mắt. Toàn bộ bức tranh toát lên vẻ vừa mơ hồ mông lung, vừa thanh đạm xa xăm. Họa gia đời Thanh Đái Hy nói, cảnh giới của họa phải “thâm trầm mông lung như gió mưa tụ hội; lại phiêu lãng xa xăm tựa mây khói bồng bềnh giữa thái không ” (âm âm trầm trầm, nhược phong vũ tạp đạp nhi sậu chí; phiêu phiêu diểu diểu, nhược vân yên thôn thổ ư thái không陰陰沈沈,若風雨雜遝而驟至;飄飄渺渺,若雲煙吞吐于太空。[46]) Lời này của Đái thị không chỉ thích hợp với cảnh giới của họa, đồng thời cũng hợp với cảnh giới của thơ. Vương Sĩ Trinh luận thơ đặc biệt chú trọng “thanh viễn”, cảnh giới trên đây hoàn toàn phù hợp để giải thích cho hai chữ này. Từ những ví dụ đã nêu, thơ của Miên Thẩm phải chăng là thứ thơ thần vận đã rõ.Miên Thẩm trong Thương Sơn thi tập còn có một số bài viết theo hình thức mô phỏng thơ của Vương Duy khá thành công. Bài thơ Phú đắc thanh tuyền thạch thượng ngũ luật đắc minh tự《賦得清泉石上流五律得鳴字》viết:Phi tuyền vũ hậu thanh, thạch thượng ngọc xung tranh.Tố tuyết phiên không tả, dao cầm trụy giản minh.Dạ đào sơn nguyệt toái, xuân hoán đặng hoa minh.Ma Cật di biên tại, lâm lưu vô hạn tình.   (飛泉雨後清,石上玉瑽琤。素雪翻空瀉,瑤琴墜澗鳴。    夜淘山月碎,春浣磴花明。摩诘遺編在,臨流無限情。)Chùm thơ 5 bài Nghĩ Vương Hữu Thừa Võng Xuyên tiểu thi ngũ thủ擬王右丞辋川小詩五首[47], trong đó bài Hoa Tử cương華子岡viết:Dạ đăng Hoa Tử cương, thanh hứng du nhiên phát;Võng Xuyên đạm vô ba, trừng trừng ngũ canh nguyệt.(夜登華子岡,清興悠然發。辋水澹無波,澄澄五更月。)Bài Văn Hạnh quán文杏館viết: Cô quán bức xuân ải, bán bích hàm tịch dương;Phong khởi sơn hoa vũ, bạch vân không tế hương.(孤館逼春霭,半壁含夕陽。風起山花舞,白雲空際香。)Bài Lộc trại鹿柴viết:Tịch mịch đình vũ ngoài, ly lạc bán y tà;Pháp lữ cửu vị đáo, tịch dương nhiên lạc hoa.(寂寞庭宇外,籬落半欹斜。法侶久未到,夕陽燃落花。) Những bài thơ này thật không ngoa khi dùng lời bình của Vương Sĩ Trinh “sắc tướng giai không色相俱空” để bình phẩm, đó chính là cảnh giới mà nhà thiền gọi là “núi không không người, nước chảy hoa nở” (không sơn vô nhân, thủy lưu hoa khai空山無人,水流花開), thi gia gọi là “bất trước nhất tự, tận đắc phong lưu不著一字,盡得風流”.Có thể nói rằng, sau khi thần vận thuyết được truyền bá, Tùng Vân thi xã của Miên Thẩm lập tức trở thành lãnh địa của thần vận thuyết ở Việt Nam, phong khí này dần lan rộng và có ảnh hưởng cực lớn đến thực tế sáng tác thơ ca tại Việt Nam. Số lượng nhà thơ và tác phẩm chịu ảnh hưởng của thần vận thuyết cụ thể là bao nhiêu cho đến nay vẫn chưa thể thống kê, chỉ biết là rất nhiều, này xin nêu ra đây một vài ví dụ. Trong Diệu Liên thi tập của Mai Am có bài Nộn trúc嫩竹[48] (Măng tre) được viết như sau:Tạc dạ xuân lôi khởi thác long, sâm si tân lục vị cấm phong.Tiêu Tương bất viễn tam thiên lý, di nhập sinh tiêu nhất phiến trung.(昨夜春雷起箨龙,参差新绿未禁风。潇湘不远三千里,移入生绡一片中。)Đêm qua trong tiếng sấm xuân một chồi măng như con rồng trỗi dậy,Chồi non dài ngắn xanh xanh chưa chịu nổi làn gió xuân;Tiêu Tương không còn cách xa ba ngàn lý nữa,Chuyển về thu gọn nơi bẹ lá xanh xanh như miếng vải lụa.Bài thơ này không chỉ thành công ở sự tưởng tượng độc đáo của tác giả, mà còn thành công ở chỗ vịnh măng tre nhưng không bị quá câu thúc bởi đối tượng, tạo được độ thoáng nhất định cho ý tưởng bay bổng, nhưng cũng không vì thế mà không chú ý đến sự tinh tế của đối tượng. Bình phẩm về bài thơ này, Nguyễn Hàm Ninh dùng bốn chữ “thần vận song tuyệt神韻雙絕” (cả hai mặt thần và vận đều đạt tới trình độ tuyệt diệu). Mai Am còn bài Ức Mai忆梅nức tiếng làng thơ Việt Trung như sau:Lâm đường tạc dạ sóc phong xuy, tiểu các thanh hàn độc tọa trì.Địch lý quan san sầu cựu khúc, thủy biên ly lạc nhận tiền kỳ.Hương nam tuyết bắc vô phương tấn, nguyệt địa vân giai hữu mộng tư.Dục bả tân từ viễn tương tặng, mỹ nhân uyển tại thủy mi. 林塘昨夜朔風吹,小閣清寒獨坐遲。笛裏關山愁舊曲,水邊籬落認前期。香南雪北無芳訊,月地雲階有夢思。欲把新詞遠相贈,美人宛在水枝湄。Bài thơ ngay sau khi ra đời đã được rất nhiều người phẩm bình, và nhìn chung đều không ngớt lời tán thưởng, nay xin trích dẫn một số quan điểm trong số đó. Quảng Khê nói: “Tài tình phong điệu đủ giành một chỗ nơi chiếu thơ đời Đường才情风调足以分唐人之席”. Lại nói: “Cả thiên đều xứng đáng đặt vào hàng Trạng nguyên全篇俱称当作状头”. Thương Sơn bình viết: “Thẩm Ước nói, thơ viết theo kiểu chỉ vật trình hình thì không cần thiết phải ghi rõ đầu đề nữa, bài thơ này đủ để làm như thế隐侯所谓指物呈形,不假题署,此作足以当之”. Nguyễn Hàm Ninh nói: “Chữ ‘ức’ kỳ diệu ở chỗ bất tức bất ly, thật sự là biện pháp hữu hiệu trong phép vịnh vật忆字妙在不即不离之间,真咏物法中龙象”. Lại nói: “Câu 5 và 6 là hai câu hay nhất五六身份极高”. Nguyễn Thuật bình: “Ngâm đến Ức mai thanh vận tuyệt, thật không thẹn với biệt hiệu là Mai Am吟到憶梅清韻絕,不妨別號作梅庵.” Bài Thuật ức trong Huệ Phố thi tập viết:Kê xướng tây viên khởi, cao lâu độc ỷ lan;Cô bồ dạ lai vũ, u mộng đại giang hàn.(鸡唱西园起,高楼独倚栏。菰蒲夜来雨,幽梦大江寒。[49])Phan Lương Khê bình bài thơ này viết: “Thanh viễn清远”(thanh thoát u viễn). Nguyễn Miên Thẩm bình viết: “Thanh tuyệt清绝” (thanh thoát tuyệt vời). Nguyễn Thông trong Ngọa du sào thi tập có bài Tống nhân chi Gia Định送人之嘉定viết:Bạc hoạn thành danh vãn, tần niên vị nghĩ quy.Văn quân hạ Đông Phố, thử địa cận sài phi.Bạch xã hàn giao tại, thanh vân quá khách hy.Ân cần tấn tiêu tức, tuế yến uỷ khuê vi.(薄宦成名晚,频年未拟归。闻君下东浦,此地近柴扉。白社寒交在,清云过客稀。慇懃讯消息,岁晏慰暌违。[50])Quan nhỏ bởi thành danh muộn, liền năm chưa nghĩ tới ngày trở về.Nghe ông vào Đông Phố, chốn ấy cũng gần nơi ẩn dật (của tôi).Bạn nghèo nơi làng cũ vẫn còn đó, khách qua lại hiếm kẻ làm quan.Nhờ ông hỏi thăm tin tức cặn kẽ, để an ủi lòng kẻ xa nhà vào lúc cuối năm.Bài thơ được Nguyễn Miên Thẩm bình bằng bốn chữ “Đường hiền tam muội唐贤三昧” (Đạt đến cảnh giới tuyệt diệu của thơ Thạnh Đường). Quân Bác trong Tuần Cai biệt dã thi hợp tập có bài Thu liễu《秋柳》[51]viết:Thu liễu như tiễn vũ nhu ti, kiều bắc kiều nam liễu tự thùy;Lục ý tiêu tiêu hoàng ý mãn, do nghi xuân sắc tại chi chi.(秋風如剪雨如絲,橋北橋南柳自垂。綠意蕭蕭黃意滿,猶疑春色在枝枝。)Bài thơ tuy không đạt đến chất cao viễn bay bổng như Thu liễu của Vương Sĩ Trinh, nhưng bằng ngôn ngữ bình dị dễ hiểu, chất nhạc phủ thấm đẫm, nó tạo nên một không khí vừa đúng vừa gần gũi đáng yêu, đọc đến trăm lần cũng không chán. Bài Đề họa《題畫》của Quân Bác viết:Bi phong tại thu thụ, tà dương lạc giang chử;Độc hữu cơ thượng nhân, thùy luân tọa bất ngữ.(悲風在秋樹,斜陽落江渚;獨有磯上人,垂綸坐不語。[52])Cảnh trong thơ là hình ảnh một ông chài ngồi trên mỏm đá thả câu trong ánh chiều tà đang xuống cùng gió lạnh heo hút, quên cả ý niệm không gian thời gian, cũng như chính hình hài của mình. Chất thanh đạm thoát tục, tiêu hồn mà xa xăm, đọc xong bài thơ mà ý vị đến từ hình ảnh siêu thoát của cảnh giới trong thơ như còn đọng mãi. Nguyễn Miên Bảo trong Khiêm Trai thi tập《謙齋詩集》[53]có bài thơ viết:Thập lý trường giang nhất diệp chu, điếu xa trà cụ dã tình u;Bồng song chiếu kiến chân sơn thủy, bất dụng đan thanh túc ngọa du.(十裏長江一葉舟,釣車茶具野情幽。蓬窗照見真山水,不用丹青足臥遊。)Bài thơ như một bài thơ đề tranh sơn thủy, chỉ có điều sơn thủy ở đây là thật, không phải tranh vẽ mà thôi. Sơn thủy thật theo cảm nhận của tác giả, tuy không thông qua lăng kính nghệ thuật của họa gia, nhưng vẫn gợi nơi lòng người đọng nhiều hứng thú thẩm mỹ.Những bài thơ kiểu này có thể thấy khắp nơi trong đa số các tập thơ của các tác giả dưới triều Nguyễn, tình trạng này sẽ càng rõ ràng nếu chúng ta có dịp so sánh với những tác phẩm thơ ở giai đoạn trước đó. KẾT LUẬNVới những vấn đề đã được trình bày một cách thứ tự ở trên, chúng tôi đi đến một số kết luận như sau: Thứ nhất, thần vận thuyết là một hệ thống lý luận thi học quan trọng trong nền phê bình văn học Trung Quốc. Hệ thống lý thuyết ấy vào khoảng nửa đầu thế kỷ 19 từng được tiếp nhận và truyền bá vào Việt Nam, đem lại nhiều biến chuyển to lớn trong nội bộ phê bình văn học Việt Nam. Thứ hai, chúng tôi tin rằng, việc triển khai nghiên cứu về bản thân thần vận thuyết, quá trình ảnh hưởng cũng như những ảnh hưởng cụ thể của nó vào lĩnh vực lý luận thơ chữ Hán triều Nguyễn sẽ gợi mở rất nhiều vấn đề lý luận lý thú, có giá trị bổ trợ to lớn, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu văn học và phê bình văn học Việt Nam giai đoạn cổ trung đại, một giai đoạn còn rất nhiều vấn đề cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Thứ ba, đây là một vấn đề lớn, rất cần có sự phối hợp nghiên cứu của nhiều học giả, nhiều thế hệ học giả trong nước và trên thế giới. Chúng tôi cũng tự nhận thấy khả năng có hạn, phần viết trên đây không tránh khỏi sai sót, nhất là phần dịch từ Hán văn ra Việt văn và một số phán đoán được đưa ra trong quá trình trình bày, rất mong nhận được sự chỉ giáo của các vị thức giả gần xa. 

 

[1] Dẫn từ Vương Chấn Viễn…trước, Thanh đại văn học phê bình sử清代文學批評史, Thượng Hải cổ tịch, 1995, tr.308.[2] Vương Sĩ Trinh trước, Trương Tông Nam biên, Đái Kinh đường thi thoại帶經堂詩話, quyển thượng, Nhân Dân văn học xuất bản xã, 1982, tr.1.

[3]  Vương Sĩ Trinh trước, Trương Tông Nam biên, Đái Kinh đường thi thoại帶經堂詩話, quyển thượng, Nhân dân Văn học xuất bản xã, 1982, tr. 67.

[4] Vương Sĩ Trinh trước, Trương Tông Nam biên, Đái Kinh đường thi thoại帶經堂詩話, quyển thượng, Nhân dân Văn học xuất bản xã, 1982, tr. 68.[5] Vương Sĩ Trinh trước, Trương Tông Nam biên, Đái Kinh đường thi thoại帶經堂詩話, quyển thượng, Nhân dân Văn học xuất bản xã, 1982, tr.78.[6] Lê Quý Đôn soạn, Phủ biên tạp lục撫邊雜錄, bản chữ Hán viết tay, Thư viện Viện Khoa học Xã hội Nhân văn tp. HCM tàng bản, ký hiệu VD.9.[7] Lê Quý Đôn soạn, Phủ biên tạp lục撫邊雜錄, bản chữ Hán viết tay, Thư viện Viện Khoa học Xã hội Nhân văn tp. HCM tàng bản, ký hiệu VD.9.[8] Châu Thuấn Thủy trước, An Nam cống dịch kỷ sự安南供役紀事, Châu Thuấn Thủy văn tập朱舜水文集, quyển 2, Trung Hoa thư cục, 1990, tr.27-28.[9] Phạm Đình Hổ, Vũ trung tuỳ bút雨中隨筆, bản chữ Hán chép tay, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu A. 145.[10] Thanh Cao Tông sắc soạn, Thanh triều văn hiến thông khảo清朝文獻通考, quyển 297, Tứ di khảo ngũ四夷考五, Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán, 1937 ấn ảnh.[11] Nguyễn Miên Thẩm trước, Thương Sơn thi thoại倉山詩話, bản chữ Hán viết tay, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu VHv. 105.[12] Nguyễn Miên Thẩm phụng sắc biên soạn, Tùng Thiện Quận vương thi tấu從善郡王詩奏, bản khắc năm Thành Thái thứ 16 (1904), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu A. 2983.[13] Nguyễn Miên Thẩm trước, Thương Sơn thi tập倉山詩集, quyển 8, bản khắc in năm Tự Đức thứ 25 (1872), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tàng, ký hiệu VHb. 183/2.[14] Nguyễn Miên Thẩm, Phục mỗ khách thư某客書, in trong Thương Sơn ngoại tập倉山, quyển 10, bản khắc gỗ, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tàng, ký hiệu VHv.119/5.[15] Nguyễn Miên Thẩm trước, Thương Sơn thi tập倉山詩集, quyển 46, bản khắc in năm Tự Đức thứ 25 (1872), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tàng, ký hiệu VHb. 183/6.[16] Nguyễn Miên Thẩm trước, Thương Sơn thi tập倉山詩集, quyển 27, bản khắc in năm Tự Đức thứ 25 (1872), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tàng, ký hiệu VHb. 183/4.[17] Nguyễn Miên Thẩm, Phạm Dần Khanh sách thi tập nhân dữ chi thư《范寅卿索詩集因與之書》, in trong Thương Sơn ngoại tập倉山, bản khắc gỗ, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tàng, ký hiệu VHv.119/5.[18] Nguyễn Miên Thẩm trước, Tuỳ Viên thi thoại bổ di quyển tự《隨園詩話補遺卷序》, chép trong Thư tự trích lục, bản chép tay, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tàng, ký hiệu VHv.350.[19] Thương Sơn thi thoại《倉山詩話》, Nguyễn Miên Thẩm soạn, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu VHv.105.[20] Thương Sơn thi thoại《倉山詩話》, Nguyễn Miên Thẩm soạn, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu VHv.105.[21] Thương Sơn thi thoại《倉山詩話》, Nguyễn Miên Thẩm soạn, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu VHv.105.[22] Thương Sơn thi thoại《倉山詩話》, Nguyễn Miên Thẩm soạn, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu VHv.105.[23] Nguyễn Miên Thẩm, Dữ mỗ đệ Quận công thư《与某弟郡公书》, in trong Thương Sơn ngoại tập倉山, bản khắc gỗ, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tàng, ký hiệu VHv.119/5.[24] Thương Sơn thi thoại《倉山詩話》, Nguyễn Miên Thẩm soạn, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu VHv.105.[25] Xem Mai Am trước, Diệu Liên thi tập妙莲诗集, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu VHv.686.[26] Xem Mai Am trước, Diệu Liên thi tập妙莲诗集, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu VHv.686.[27] Vĩ Dã hợp tập葦野合集, Nguyễn Miên Trinh soạn, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu A.781/3.[28] Vĩ Dã hợp tập葦野合集, Nguyễn Miên Trinh soạn, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu A.781/3.[29] Nhã đường thi tập《雅堂詩集》, Nguyễn Miên Tuấn soạn, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu VHb.7.[30] Căn cứ bản viết tay do Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu A .1024.[31] Nguyễn Miên Thẩm phụng sắc biên soạn, Tùng Thiện Quận vương thi tấu從善郡王詩奏, bản khắc năm Thành Thái thứ 16 (1904), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu A. 2983.

[32] Căn cứ bản viết tay do Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu A .1024.

[33] Vương Sĩ Trinh giảng, Hà Thế Cơ ghi chép, Nhiên đăng ký văn然鐙記聞, in trong Thanh thi thoại清詩話, thượng sách, Thượng Hải cổ tịch, 1982, tr. 122. [34] Ngô Huyên, Hồ Đường tập chú, Đường hiền tam muội tập tiên chú唐賢三昧集箋注, bản khắc do Thính vũ trai khắc in năm Càn Long thứ 52, Thư viện đại học Nam Kinh điển tàng, ký hiệu 07977. [35] Nguyễn Miên Thẩm trước, Thương Sơn thi tập倉山詩集, quyển 8, bản khắc in năm Tự Đức thứ 25 (1872), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tàng, ký hiệu VHb. 183/2.[36] Nguyễn Miên Thẩm biên tuyển, Lịch đại thi tuyển《歷代詩選》, Thư viện Viện Khoa học Xã hội Tp. HCM điển tàng, ký hiệu HNv.241. [37] Nguyễn Thông soạn, Ngọa Du sào tập《臥遊巢集》, bản khắc năm Tự Đức thứ 35 (1882), Thư viện Viện Khoa học Xã hội Tp. HCM, ký hiệu HNv.24.[38] Nguyễn Thông soạn, Ngọa Du sào tập《臥遊巢集》, bản khắc năm Tự Đức thứ 35 (1882), Thư viện Viện Khoa học Xã hội Tp. HCM, ký hiệu HNv.24.  [39] Huệ Phố soạn, Huệ Phố thi tập《蕙圃詩集》, bản chép tay, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tang, ký hiệu A.1163.

[40] Xem Mai Am trước, Diệu Liên thi tập妙莲诗集, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu VHv.686.

[41] Xem Mai Am trước, Diệu Liên thi tập妙莲诗集, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu VHv.686.[42] Xem Mai Am trước, Diệu Liên thi tập妙莲诗集, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu VHv.686.[43] Nguyễn Miên Thẩm trước, Thương Sơn thi tập倉山詩集, bản khắc in năm Tự Đức thứ 25 (1872), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tàng, ký hiệu VHb. 183/1.[44] Nguyễn Miên Thẩm trước, Thương Sơn thi tập倉山詩集, bản khắc in năm Tự Đức thứ 25 (1872), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tàng, ký hiệu VHb. 183/2.[45] Nguyễn Miên Thẩm trước, Thương Sơn thi tập倉山詩集, bản khắc in năm Tự Đức thứ 25 (1872), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tàng, ký hiệu VHb. 183/3[46] Đái Hy trước, Thứ Nghiên trai đề họa ngẫu lục《賜硯齋題畫偶錄》, in trong Hoàng Tân Hồng …biên tập, Mỹ thuật tùng thư《美術叢書》, đệ nhất sách, Giang Tô cổ tịch, 1997, tr.20. [47] Nguyễn Miên Thẩm trước, Thương Sơn thi tập倉山詩集, bản khắc in năm Tự Đức thứ 25 (1872), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tàng, ký hiệu VHb. 183/2.[48] Xem Mai Am trước, Diệu Liên thi tập《妙蓮詩集, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu VHv.686.[49] Huệ Phố soạn, Huệ Phố thi tập《蕙圃詩集》, bản chép tay, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm điển tang, ký hiệu A.1163.

[50] Nguyễn Thông soạn, Ngọa Du sào tập《臥遊巢集》, bản khắc năm Tự Đức thứ 35 (1882), Thư viện Viện Khoa học Xã hội Tp. HCM, ký hiệu HNv.24.

[51] Xem Tuần Cai biệt thự hợp tập《循陔別墅合集》, Nguyễn Hồng Y soạn, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu A.2985/1-4.[52] Xem Tuần Cai biệt thự hợp tập《循陔別墅合集》, Nguyễn Hồng Y soạn, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội điển tàng, ký hiệu A.2985/1-4.[53] Xem Khiêm Trai thi tập《謙齋詩集》, Nguyễn Miên Bảo soạn, Thư viện Viện Khoa học Xã hội Tp. HCM điển tàng, ký hiệu HNv.013, q.12.

Thông tin truy cập

62495786
Hôm nay
Hôm qua
Tổng truy cập
9490
20575
62495786

Thành viên trực tuyến

Đang có 421 khách và không thành viên đang online

Sách bán tại khoa

  • Giá: 98.000đ

    Giá: 98.000đ

  • Giá: 85.000đ

    Giá: 85.000đ

  • Giá: 190.000đ

    Giá: 190.000đ

  • Giá:140.000đ

    Giá:140.000đ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Liên hệ mua sách:
Cô Nguyễn Thị Tâm
Điện thoại: 0906805929

Danh mục website